You are on page 1of 6

Nguyễn Cẩm Linh - 11192878

Câu 1:

Nhà tư bản có thu được giá trị thăng dư vì theo học thuyết kinh tế của Mác, lao động thặng
dư thường là để chỉ những lao động không được trả công. Công nhân khi bán sức lao động
nhận được giá trị sức lao động ( tiền công trong thỏa thuận ). Tuy nhiên, sức lao động của
công nhân khi ấy thường tạo ra cho nhà tư bản giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động của họ.
Mặc dù giá cả hàng hóa bằng với giá trị hàng hóa nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa giá trị
hàng hoá và sức lao động của công nhân.

 Ý nghĩa :

Xét thuần túy trong lĩnh vực kinh tế, công thức trên cho thấy bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào
có tiền (vốn) được đưa vào trong quá trình sản xuất và kinh doanh trực tiếp hay gián tiếp như
thông qua đầu tư chứng khoán, thậm chí gửi ngân hàng sẽ sinh lời. Đồng tiền chỉ trở thành
công cụ sinh lời nếu đầu tư vào sản xuất hay kinh doanh. Mỗi cá nhân đều có thể trở thành
nhà tư bản nếu biết sử dụng hợp lý tiền của mình trong đầu tư kinh doanh. Nếu chỉ để tích lũy
thuần túy thì đó là đồng tiền chết, không những không có lợi cho cá nhân đó mà còn không
có lợi cho những người khác cần vốn để sản xuất.
Trong bất kì xã hội nào cũng cần phải tìm cách tăng giá trị thặng dư, nếu áp dụng được các
công nghệ sản xuất tiên tiến, sử dụng được tri thức, trí tuệ vào trong quá trình sản xuất sẽ làm
tăng giá trị thặng dư mà không cần phải kéo dài thời gian lao động hay cường độ lao động
ảnh hưởng đến những người sản xuất.
Công thức cũng chỉ ra cách thức tích lũy làm tăng số tiền, là cơ sở để tái sản xuất mở rộng,
phát triển quy mô sản xuất, tăng trưởng kinh tế.

Từ việc nghiên cứu Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác, chúng ta thấy rõ ít nhất ba vấn đề
lớn trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước:

1. Trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào đó, quan hệ
bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo điều và xơ cứng cũ.

2. Trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay,
mọi phương án tìm cách định lượng rành mạch, máy móc và xơ cứng về mức độ bóc
lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách, cũng như có thái độ phân biệt đối
xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa rời thực tế và không thể thực hiện được.

3. Phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao động lẫn giới chủ sử dụng lao
động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và
bền vững

 Bài học rút ra:


Nguyễn Cẩm Linh - 11192878

Qua đây, sinh viên rút ra được bài học về quy luật và bản chất của nhà tư bản cũng như hiểu
được ý nghĩa của giá trị thặng dư, để từ đó áp dụng vào đời sống đặc biệt trong kinh doanh để
thu lại lợi ích và lợi nhuận tối đa cho bản thân và xã hội.

Đồng thời, khi hiểu được giá trị lao động của bản thân, giá trị của sự lao động, sinh viên có
thể tránh trường bị các nhà tư bản lợi dụng, bóc lột và trong tương lai có thể có đóng góp
giúp giảm tình trạng công nhân bị bóc lột sức lao động.

Câu 2:

a. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:

Sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại dựa trên hai điều kiện:

Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điêu kiện sau đây:
1) Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác
nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đên
chuyên môn hóa sản xuất. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo
ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến
rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, đòi hòi họ phải có mối liên hệ
phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau.
Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để sản xuất
hàng hóa ra đời và tồn tại. C.Mác viết: "Trong công xã Ấn Độ thời cổ đại, lao động đã có
sự phân công xã hội, nhưng các sản phẩm lao động không trở thành hàng hóa... Chỉ có
sản phẩm của nhũng lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện
với nhau như là những hàng hóa". Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại phải
có điều kiện thứ hai.
2) Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế
độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở
hữu sản phẩm lao động.
Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản
xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã
hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này
muốn tiêu dùng sản phẩm cùa người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức là
phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng
thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất
hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.

b. Ý nghĩa của việc nghiên cứu và liên hệ thực tế:


Nguyễn Cẩm Linh - 11192878

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, để tăng khả năng
cạnh tranh bình đẳng trong môi trường tự do hóa thương mại thế giới thì đòi hỏi các nhà sản
xuất phải:

- Đẩy mạnh phân công lao động để phát triển kinh tế hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đa dạng và
phong phú của xã hội.

- Phải coi trong hai thuộc tính của hàng hóa để không ngừng cải tiến mẫu mã, tạo ra hàng hóa
phong phú đa dạng cả về số lượng, chất lượng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu.

- Để tạo động lực cho sự phát triển sản xuất kinh doanh, buộc các nhà sản xuất phải chủ
động, sáng tạo nhạy bén trong tổ chức quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới sản xuất,
nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đẹp hơn, giá cả ổn định, có
thể hạ giá thành để giành ưu thế trên thị trường.

- Phải vận dụng hai thuộc tính hàng hóa bằng các qui định về kinh tế, qui định nhà sản xuất
sao cho phù hợp trên cơ sở khoa học nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu kinh tế xã
hội đã đề ra.

Câu 3:

Khái niệm:

- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông
qua trao đổi, mua bán, có thể cho một cá nhân sử dụng hoặc nhiều người cùng sử dụng. Hàng
hoá là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hoá, đồng thời sản
phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. Karl
Marx định nghĩa hàng hoá trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thoả mãn nhu cầu
con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hoá cần phải có: Tính hữu
dụng đối với người dùng , giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động và độ khan
hiếm.

- Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình).

- Một số ví dụ:

+ Hàng hóa hữu hình: Các loại sản phẩm đồ ăn đóng hô ̣p, trang phục và đồ may mặc,
các loại đồ dùng văn phòng phẩm như máy tính, sách vở,…

+ Hàng hóa dịch vụ vô hình: Dịch vụ hướng tổ chức tour du lịch, Dịch vụ giáo dục
như học tiếng anh online…
Nguyễn Cẩm Linh - 11192878

Hai thuộc tính của hàng hóa


Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị. Giữa hai thuộc tính này có mối
quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì không phải là hàng hoá.
Giá trị sử dụng của hàng hoá. 
Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của
con người. 
Nhu cầu trực tiếp như: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại… 
Nhu cầu gián tiếp như: các tư liệu sản xuất… 
Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng (tính có
ích) đó làm cho nó có giá trị sử dụng 
Ví dụ về hai thuộc tính của hàng hóa: Gạo để ăn, áo để mặc, nhà để ở, máy móc để sản xuất,
phương tiện để đi lại… 
Ví dụ về giá trị sử dụng của hàng hóa: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc. 

Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa:

Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với
nhau.

Mặt thống nhất giữa hai thuô ̣c tính: Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng
hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai
thuộc tính đó vật phẩm sẽ không phải là hàng hóa. Chẳng hạn, một vật có ích (tức có giá trị
sử dụng), nhưng không do lao động tạo ra (tức không có kết tinh lao động) như không khí tự
nhiên thì sẽ không phải là hàng hóa.

Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa:

Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. Nhưng
ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là "những cục kết
tinh đồng nhất của lao động mà thôi", tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã
được vật hoá.

Thứ hai, tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa, nhưng quá trình thực
hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian: giá trị được thực hiện trước
trong lĩnh vực lưu thông, còn giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. Do
đó nếu giá trị của hàng hoá không được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất.
Nguyễn Cẩm Linh - 11192878

Câu 4:
Trong cùng một khoảng thời gian, khi năng suất lao đông xã hội tăng lên sẽ ảnh hưởng như
sau:

a. Giá trị của 1 đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống vì năng suất lao động tăng lên có nghĩa
là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra đã tăng
lên làm cho thời gian lao động của hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao
động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuất và ngược lại.

b. Yếu tố quan trọng nhất (yếu tố căn bản) quyết định giá cả hàng hóa chính là giá trị
của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa tỉ lệ thuận với giá cả của hàng hóa. Giá cả sẽ cao
hơn giá trị của hàng hóa nếu số lượng cung thấp hơn cầu và ngược lại. Giá trị hàng
hóa là nội dung của giá cả, là nhân tố quyết định nên giá cả.

 Khi năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá trị của 1 đơn vị hàng hóa sẽ giảm
xuống. Do đó dẫn đến giá cả của 1 đơn vị hàng hóa cũng giảm xuống.

c. Tổng số giá trị của khối lượng hàng hóa được sản xuất ra sẽ tăng lên. Bởi lẽ, khi đó số
lượng hàng hóa sản xuất ra sẽ lớn hơn rất nhiều, nên dù giá trị của 1 đơn vị hàng hóa
có giảm đi thì nó không đáng kể so với tổng giá trị của số lượng hàng hóa lớn.
d. Giá trị sử dụng của một vật phẩm là bao gồm các tính chất có ích, công dụng của vật
thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá
nhân. Tính có ích của một vật làm cho vật đó trở thành một giá trị sử dụn
Nguyễn Cẩm Linh - 11192878

You might also like