You are on page 1of 10

* Đề 1:

- Câu 1: Tại sao nói mâu thuẫn giữa hai thuộc tính hàng hoá lại tiềm ẩn nguy cơ khủng
hoảng sản xuất thừa ? DN cần làm gì để hạn chế nguy cơ sx thừa.
- Câu 2: Tại sao nói hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt và là chìa khoá giải quyết
mâu thuẫn của CTC của TB

* Đề 2:
- Câu 1 : Tại sao nói quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sx hàng hóa. Lấy ví dụ về mỗi
tác động của quy luật giá trị (trong sách+ vở)
- Câu 2 : Chứng minh bản chất lợi nhuận là giá trị thặng dư. Tại sao tỷ suất lợi nhuận có xu
hướng giảm (GT tr 111 112 113 ý 2 tr114 2nd giữa)
Đề lẻ:
Câu 1: tại sao phải lấy thời gian lao động xã hội cần thiết lm thước đo giá trị hàng hoá (3 đ)
Câu 2: nếu nhà tư bản mua đc hàng hoá sức lao động với giá cả bằng giá trị và bán hàng
hoá công nghiệp với giá cả bằng giá trị thì nhà tư bản có thu được m k? Vì sao? 4d
Câu 3: tại sao ns hàng hoá slđ là hàng hoá đbiet 3d

Đề chẵn:
Câu 1: phân tích tác động của quy luật giá trị đến tăng năng suất, thúc đẩy phát triển,...( ns
chung là tác động t2 của quy luật gtri) (3d) (vở)
Câu 2: giống đề lẻ
Câu 3: so sánh p vs m để kết luận p là hình thức biến tướng của m ( tr111)

gk ktct cô giang đề 1
Câu 1: Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính vì sao dẫn đến sản xuất thừa. Doanh nghiệp Việt
Nam cần làm gì để giảm nguy cơ khủng hoảng sx thừa trong tình hình hiện nay?
Câu2: Giá cả = giá trị hàng hoá thì có tạo ra thặng dư không?

gk ktct cô giang đề 2
Câu 1: Tại sao sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội
cần thiết?
Câu 2: Hãy so sánh 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Theo em, nhà tư bản công nghiệp
cần phải làm gì để thu được giá trị thặng dư tối đa. ãy liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam trong thời
kỳ đại dịch Covid-19? ( có trong đề cô quỳnh hà)
Câu hỏi: Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt? Tại sao nói hàng hóa sức lao
động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của chủ nghĩa tư bản?
Bài làm
Cũng như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử
dụng. Nhưng trong cả 2 thuộc tính đó của hàng hóa sức lao động đều tồn tại những khía cạnh
khác biệt để có thể khẳng định rằng: hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt. Trong thuộc
tính “ giá trị”: là hàng hóa đặc biệt, giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông
thường ở chỗ nó còn bao gồm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Điều đó có nghĩa là ngoài những
nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa... Những nhu
cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kỳ, đồng thời nó còn phụ thuộc
vào cả điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó. Trong thuộc tính “ giá trị sử dụng”: cũng giống như
hàng hóa thông thường khác giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, tức là quá trình lao động
của người công nhân. Nhưng quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa sức lao động khác với
hàng hóa thông thường ở chỗ: hàng hóa thông thường sau quá trình tiên dùng hay sử dụng thì cả
giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian. Trái lại, quá trình tiêu dùng
hàng hóa sức lao động, đó lại là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là quá
trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động. Phần lớn hơn đó
chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản đã chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức
lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân nó. Nói cách khác, hàng hóa sức lao động tạo ra giá trị thặng dư khi
được đem vào sử dụng và chỉ có hàng hóa sức lao động mới có thể tạo ra giá trị thặng dư.
 Chính vì vậy mà hàng hóa sức lao động là một hàng hóa đặc biệt khác hẳn với những hàng hóa
thông thường khác.
Hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản:
T - H - T’ với T’ = T + AT. Điều đặt ra là giá trị thặng dư (AT) do đâu mà có? Trong lưu thông,
dù người ta trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra giá trị mới, do đó cũng
không tạo ra giá trị thặng dư. Trao đổi ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ
tiền thành hàng và từ hàng thành tiền, còn tổng giá trị của hàng hóa trong xã hội cũng không tăng
lên. Ngoài lưu thông cũng không tạo ra giá trị thặng dư. Nếu người trao đổi vẫn đứng một mình
với hàng hóa của anh ta, thì giá trị của những hàng hóa ấy không hề tăng lên một chút nào. Ở
ngoài lưu thông, nếu người sản xuất muốn sáng tạo thêm giá trị mới cho hàng hóa thì phải bằng
lao động của minh. Vậy giá trị thặng dư không xuât hiện từ lưu thông cũng không xuất hiện
ngoài lưu thông, vậy giá trị khặng dư tạo ra từ đâu? Đó chính là từ hàng hóa sức lao động. Bởi vì
quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình sản xuât ra một loạt hàng hóa nào đó,
đông thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động.
Phân lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. Từ đó cho thấy hàng hóa sức lao động là chia khóa để
giài quyet mau thuan trong cong thire chung cia tur ban. Chính hàng hóa sức lao động trong quá
trình được sử dụng đã tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản và việc nghiên cứu hàng hóa sức lao
động đã chi rõ bàn chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản

C1
Giá trị có mối quan hệ khăng khít với giá trị sử dụng.
- Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng hàng hóa
đều có 2 thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng, 2 thuộc tính này thống nhất với nhau, nhưng là sự
thống nhất của 2 mặt đối lập.
• Mặt thống nhất: Hai thuộc tính này tồn tại đồng thời trong một sản phẩm, hàng hóa. Phải có đủ
hai thuộc tính này sản phẩm, vật phẩm đó mới được gọi là hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai
thuộc tính, thì sản phẩm, vật phẩm không được coi là hàng hóa
• Mâu thuẫn giữa 2 thuộc tính của hàng hóa:
Người sản xuất hàng hóá là để bán, cho nên mục đích của họ là giá trị chứ không phải giá trị
sử dụng; trong tay họ có giá trị sử dụng nhưng cái mà họ quan tâm lại không phải là nó mà là giá
trị của hàng hóá. Nếu họ chú ý đến giá trị sử dụng thì cũng chính là để đạt mục đích giá trị.
Ngược lại, người mua thì cần giá trị sử dụng nhưng nếu giá trị của nó quá cao, không
phù hợp với mức yêu cầu của xã hội thì hàng hóa đó cũng không tiêu thụ được. → Như vậy quá
trình thực hiện giá trị và quá trình thực hiện giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về thời
gian và không gian. Quá trình thực hiện giá trị được tiến hành trên thị trường hàng hóá, còn quá
trình thực hiện giá trị sử dụng được tiến hành trong lĩnh vực tiêu dùng. Trước khi thực hiện giá
trị sử dụng của hàng hóá cần phải thực hiện giá trị của nó, nếu không thực hiện được giá trị thì
cũng không thực hiện được giá trị sử dụng. Đó chính là mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng.
→ Giá trị không được thực hiện -> Giá trị sử dụng không được thực hiện
Đối với tư bản, mâu thuẫn này biểu hiện rõ nhất trong các cuộc khủng hoảng kinh tế sản
xuất thừa. Hàng triệu người thất nghiệp, đói rét trong lúc lương thực vẫn nằm trong kho hoặc bị
đem đổ xuống sông. Họ không thực hiện được giá trị của hàng hóá nên không thể chi phối được
giá trị sử dụng của nó
Mâu thuẫn giữa hai mặt dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa:
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá vừa là lao động cụ thể vừa là lao động
trừu tượng có quan hệ với tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hoá.
Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, người sản xuất sản xuất cái gì, sản xuất bao
nhiêu là việc riêng của mỗi người, không ai có quyền can thiệp vào.Họ là người sản xuất độc lập.
Lao động sản xuất của họ, do đó có tính chất tư nhân và lao động cụ thể của họ là biểu hiện của
lao động tư nhân của họ.
Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, phản
ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của một lao động thống nhất.
• Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa bởi việc sản
xuất cái gì, ở đâu, bao nhiêu, bằng công cụ nào... là việc riêng của mỗi người.
• Ngược lại, lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng
hóa, bởi lao động của mỗi người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân
công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau giữa
những người sản xuất thông qua trao đổi.
Việc trao đối hàng hóa không thể căn cứ vào lao động cụ thể mà phải quy về lao động chung
đồng nhất là lao động trừu tượng.
Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi:
• Sản xuất của người sản xuất hàng hóa nhỏ và nhu cầu của xã hội không ăn khớp với
nhau. Hoặc sản xuất không đủ cung cấp cho xã hội, hoặc sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ của
xã hội Trong trường hợp sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ của xã hội thì sẽ có một số hàng
hóa không bán được, tức là không thực hiện được giá trị. Sở dĩ có tình hình đó là do sản xuất dựa
trên chế độ tư hữu làm cho người sản xuất không thể biết được xã hội cần những gì và cần bao
• Mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa không phù hợp với mức tiêu
hao lao động mà xã hội có thể chấp nhận được. Nếu tiêu hao quá mức, xã hội không có khả năng
thanh toán, tất nhiên hàng hóa sẽ không bán được.
Khi đó sẽ có một số hàng hóa không bán được hoặc bán thấp hơn mức hao phí lao động đã bỏ ra,
không đủ bù đắp chi phí. Nghĩa là có một số hao phí lao động cá biệt không được xã hội thừa
nhận, hay nói khác đi, lao động tư nhân không trở thành lao động xã hội.
=> Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong
nền sản xuất hàng hóa. Chính những mâu thuẫn đó làm cho sản xuất hàng hóa vừa vận động phát
triển lại vừa tiềm ần khả năng khủng hoàng "sản xuất thừa"
Mâu thuẫn tiềm ẩn trong nguy cơ khủng hoảng sản xuất thừa:
Mâu thuẫn mục đich:
- Sản xuất vượt quá nhu cầu của xã hội (cung-cầu)
- Tình trạng sản xuất tự phát, không theo quy hoạch; Sản xuất ở ạt chạy theo số lượng khi giá
lên cao mà không quan tâm đến quy luat cung ca น
- chỉ chạy theo giá trị sản phẩm mà không quan tâm, nghiên cứu cải tiến sản phẩm phù hợp với
nhu cầu ngày một tăng cao của người tiêu dùng
- Không cạnh tranh được về giá cả
Mâu thuẫn trong thời gian :
Bỏ lỡ khách hàng tiềm năng (những người có nhu cầu nhưng chưa có khả năng thanh toán)
Mâu thuẫn không gian:
-Hàng hóa bị hư hại trong trình vận chuyên và bào quản
- Bán hàng trực tuyến trở nên phồ biến trong thời kỳ COVID-19 nhưng tiềm ần nguy cơ hình ảnh
quảng cáo sản phẩm ảo, khác xa ngoài đời thực

Câu 1: tại sao phải lấy thời gian lao động xã hội cần thiết lm thước đo giá trị hàng hoá (tr
67)
Giá trị hàng hoá được xác định bằng thời gian lao động xã hội cần thiết vì giá trị hàng
hoá cần có sự ổn định và hạn chế cạnh tranh về giá. Thời gian lao động xã hội cần thiết
là quy ước chung để đảm bảo chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
Trong khi đó thời gian lao động cá biệt lại tuỳ thuộc vào trình độ, điều kiện môi trường,
cường độ của từng người để xác định nên đương nhiên sẽ có sự chênh lệch với nhau
giữa từng người. Nếu xác định giá trị theo thời gian lao động cá biệt thì giá cả của hàng
hoá không được cân bằng và cạnh tranh không lành mạnh. Hơn nữa sự cạnh tranh này
không được bền vững trong nền kinh tế.
Ví dụ: người A làm ra cái túi mất 3 giờ, người B mất 2 giờ, người C mất 1 giờ. Nếu giá
trị hàng hoá xác định theo thời gian của từng người thì sẽ rất chệnh lệch với nhau và
gây mất bình ổn giá.
Tuy nhiên thì khi xác định giá trị hàng hoá theo thời gian xã hội cần thiết thì những
người có thời gian lao động cá biệt ít hơn thì sẽ được hưởng lợi nhuận nhiều hơn còn
với người có thời gian lao động cá biệt nhiều hơn thì ngược lại.

Câu 2: nếu nhà tư bản mua đc hàng hoá sức lao động với giá cả bằng giá trị và bán hàng
hoá công nghiệp với giá cả bằng giá trị thì nhà tư bản có thu được m k? Vì sao? (tr111)

- Khi xét tới các tư liệu sx cấu thành nên giá trị hàng hóa, tư bản bất biến sẽ chuyển hóa toàn bộ
vào sản phẩm, còn tư bản khả biến qua quá trình sản xuất sẽ tạo ra một giá trị mới, giá trị mới
này sẽ lớn hơn giá trị sức lao động bởi vì hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, nó
tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, sự chênh lệch này là một phần giá trị thặng dư mà
nhà tư bản thu được. Vì vậy, nếu tư bản trả lương theo đúng giá trị lao động của công nhân thì tư
bản vẫn thu được giá trị thặng dư
Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng chênh lệch, cho
nên sau khi bán hàng hóa (giả định: giá cả = giá trị), nhà tư bản không những bù đắp đúng số tư
bản ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi
nhuận, ký hiệu là p.
Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư
bản ứng truớc sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận.
Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức:
G = c + v + m = k + m bây giờ sẽ chuyển thành:
G=k+p
Vậy giữa p và m có gì giống và khác nhau?
Giống nhau: cả lợi nhuận (p) và gá trị thặng dư (m) đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao
động không công của công nhân.
Khác nhau:
Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả của sự chiếm
đoạt lao động không công của công nhân.
Phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư. C.Mác viết:
“giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra ấy của giá trị hàng hóa so với chi
phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa
so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hóa”. Vì vậy, phạm trù lợi nhuận
phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho
người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra.

Câu 3: so sánh p vs m để kết luận p là hình thức biến tướng của m ( tr111)
So sánh giá trị thặng dư và lợi nhuận
a. Khái niệm giá trị thặng dư: Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động
do CN tạo ra bị nhà TB chiếm không (ký hiệu là m)
b. Khái niệm lợi nhuận: Lợi nhuận là số tiền lời mà nhà tư bản thu được do có sự chênh lệch giữa
giá trị hàng hoá và chi phí tư bản. (ký hiệu là p)
(Hay lợi nhuận chính là giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là
con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước)
c. So sánh giá trị thặng dư và lợi nhuận
+ Về mặt lượng: lợi nhuận và giá trị thặng dư thường không bằng nhau,lợi nhuận có thể cao hơn
hoặc thấp hơn giá trị thặng dư tuỳ thuộc vào giá cả hàng hoá do quan hệ cung - cầu quy định.
Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội, tổng số lợi nhuận luôn ngang bằng tổng số giá trị thặng dư
+ Về mặt chất: Thực chất lợi nhuận và giá trị thặng dư đều là một, lợi nhuận chẳng qua chỉ là một
hình thái thần bí hoá của giá trị thặng dư. Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ
sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta tưởng rằng giá trị thặng dư
không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra mà là do toàn bộ Tb ứng trước sinh ra.

So sánh hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Rút ra ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với nước ta hiện nay?
1.1So sánh hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trưởng tư bản chủ
nghĩa
1.1.1/ Giá trị thặng dư là gì?
Giá trị thặng dư là mức độ dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhận tạo ra và bị nhà
tư bản chiếm không, giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành lên thu nhập của các nhà tư bản và
các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.
2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất
giá trị thặng dư tương đôi.
1.1.2/ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Sản xuât giá trị thặng dư tuyệt đôi là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực
hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đôi ngày-lao động qua công nhân trong điêu kiện thời gian lao động
tất yếu không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị
thặng dư tuyệt đối.
Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tât yêu và 4 giờ là thời
gian lao động thặng dư.
Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là: m'= (t'/t).100% = (4h 4h). 100% = 100%
Gia sử, nhà tư bản kéo đài ngày lao động thêm 2 giờ, trong khi thời gian tất yếu không
thay đồi, vẫn là 4 giờ. Khi đó ngày lao động được chia như sau: tỷ suất giá trị thặng đư là: m'
=(t'/t).100% =(6h/4h).100% =150%
Như vậy, khi kéo dài tuyệt đôi ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu
không thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên.
Trước đây, tỷ suât giá trị thặng đư là 100% thì bây giờ là 150%.
1.1.3/ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Sản xuất giá trị thặng dừ tương đôi là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dự được thực
hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo đài một cách tương ứng thời gian
lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suât lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động
không đồi. Giá trị thặng dư được sản xuât ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư
tương đôi.
Giá sử ngày lao động là 8 giờ và nó được chia thành 4 giờ là thời gian lao động tât yêus
và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư
Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là: m'= (t/t).100% = (4h/4h).100% = 100%
Giả định răng ngày lao động không thay đổi, nhưng bây giờ công nhân chỉ cần 3 giờ lao
động đã tạo ra được một lương giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình. Do đó, tỷ lệ
phân chia ngày lao động sẽ thay đổi: 3 giờ là thời gian lao động tất yếu và 5 giờ là thời gian lao
động thặng dư. Vị vậy nên ty suất giá trị thặng dư là: m' = (5/3)*100%=166%. Như vậy, tỷ suất
giá trị thặng dư đã tăng tử 100% lên 166%.
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bãn sử dụng kết hợp
với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của chủ
nghĩa tư bản.
Tóm lại, hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản
chủ nghĩa có những điểm giống và khác nhau như sau:
Giòng nhau:
- Nhằm mục đích tăng tỷ suất và khôi lượng giá trị thặng dư và tăng thời gian lao động
thặng dư của công nhân, không chi đủ nuôi sông mình mà còn tạo ra phần thặng du.
- Nhà tư bãn sử dụng để bóc lột công nhân nhằm tạo giá trị thặng đư.
- Dựa trên cơ sở thời gian lao động thặng dư được kéo đài
- Đòi hôi độ đài ngày lao động nhất định, cường độ lao động và năng suất lao động nhât
định.
Khác nhau:
Pp sx gtri thặng dư tuyệt đối Tương đối
Được áp dụng phổ biên khi lao động tiên bộ Được áp dụng phô biên khi công nghiệp cơ
còn thấp, kỹ thuật chậm chạp khí, kỹ thuật đã tiến bộ
Ngày lao động phải đài hơn thời gian lao Thời gian lao động tất yêu giảm, năng suất
động tất yếu. Năng suất, giá trị, thời gian lao lao động tăng
động tât yêu không đổi. Bóc lột băng cách hạ thâp giá trị sức lao động,
-Bóc lột băng cách kéo dài tuyệt đôi ngày lao thông qua giảm giá trị tư liệu sinh hoạt và dvu
động, tăng cường độ lao động cần thiết cho ng cnhan

1.2 Rút ra ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với nước ta hiện nay?
Về ý nghĩa:
- chúng ta cần vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư của các nhà tư
bản đã sử dụng để phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế kết hợp
với thực hiện phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho người lao động.
- Gạt bỏ tính chất và mục đích của tư bản chủ nghĩa. Vận dụng các phương pháp
vào các doanh nghiệp nhằm kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội; thúc đẩy
phát triển kỹ thuật mới, tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Giúp ích đối với quá trình phát triển đất nước: Thúc đẩy tăng của cải phát triển
kinh tế; tăng năng suất lao động xã hội; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ý thức
rằng nước ta có xuất phát điểm thấp nên ra sức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vận dụng các
nguồn lực tạo đà phát triển mạnh. Góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã
hội
Về thực tiễn:
- Học tập để quản lý các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế
nước ta sao cho vừa có thể khuyến khích phát triển, vừa hướng các thành phần kinh tế này
đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
- Thông qua những sai lầm, bóc lột của chủ nghĩa tư bản để đạt được giá trị thặng
dư, nước ta sửa chữa những sai lầm trong xây dựng kinh tế. Làm rõ hơn bản chất bóc lột
của chủ nghĩa tư bản ngay trong thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay (nhờ biết
rõ về sự giàu có của nhà tư bản là kết quả của sự bóc lột giá trị thặng dư).
- Hiểu rõ được bản chất của chủ nghĩa tư bản, nước ta sẽ có những chính sách đúng
đắn để phát triển kinh tế tư bản tư nhân và giúp doanh nghiệp vận dụng quy luật hợp lí để
đảm bảo định hướng chủ nghĩa xã hội
2.1 Bằng lý luận và những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ nội dung và tác dụng
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất ở nước ta hiện nay:
Nhìn lại quá trình dựng xây đất nước, ta nhận thấy công nghiệp hóa hiện đại hóa
đóng một vai trò to lớn và toàn diện đối với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Miền
Bắc Việt Nam được giải phóng năm 1954 và bước vào thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Với
chủ trương xác định công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm,
mặc dù trong điều kiện phải tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng sản
xuất ở miền Bắc đã tăng gấp nhiều lần về cơ sở vật chất-kỹ thuật. Trong suốt những năm
xây dựng chế độ Chủ nghĩa xã hội, dù phải đối mặt với chiến tranh và những tổn thất hay
cả khi bị cấm vận lực lượng sản xuất vẫn phát triển vượt bậc; nước ta hoàn thành hàng
nghìn công trình vừa và nhỏ, hàng trăm công trình lớn, trong đó có một số công trình
quan trọng từ dệt, xi măng, dầu khí, điện, cơ khí đến đường, thủy lợi và giao thông. Ví dụ
là các công trình thủy điện Trị An, Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại, công trình thủy lợi Kẻ
Gỗ, Dầu Tiếng, các nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, cầu lớn Chương Dương,
Thăng Long, kênh Hồng Ngự. Qua năm tháng, với những thành tựu của khoa học và công
nghệ tư liệu sản xuất nước ta đã có những phát triển đáng kể, đầu tiên là thay đổi những
công cụ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Cải biến từ những công cụ
lao động đơn giản mang tính chất tiểu thủ công nghiệp sang những dây chuyền máy móc
thiết bị hiện đại, tối tân. Sức lao động của con người được giải phóng, lao động chân tay
dần được thay thế bởi lao động trí óc, lao động giản đơn dần được thay thế bằng các
chuyên môn hóa ngày càng cao. Theo Báo cáo chỉ số đổi mới toàn cầu năm 2014 của Tổ
chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chỉ số đổi mới công nghệ của Việt Nam đứng thứ 4
trong số các nước thuộc khối ASEAN. Theo số liệu thống kê năm 2015, có 9,99 triệu
người lao động đã qua đào tạo, chiếm 18,6% trên tổng số lao động trên cả nước, trong đó
ở khu vực thành thị là 33,7%, gấp 3 lần tỷ lệ này ở vùng nông thôn là 11,2%. Trong
những năm gần đây, tỉ lệ lao động có trình độ đại học của lực lượng lao động trực tiếp
tăng lên không ngừng. Năm 2012, trung bình cả nước có 4,7%, năm 2013 là 5,8%, năm
2014 là 6,2%.
2.2 Cần làm gì để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Phát triển những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên
tiến, đặc biệt công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và tự động hóa (trí tuệ nhân tạo),
tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức độ cao hơn và phổ biến hơn những thành
tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Phải nắm bắt thời cơ, khẩn trương chuẩn bị mọi điều kiện để phát triển kinh tế,
từng bước tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để được như vậy thì tri thức và công
nghệ mới của thời đại phải được áp dụng triệt để, các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa
vào tri thức cũng cần đẩy mạnh phát triển.
Chủ động hội nhập quốc tế kết hợp với năng lực nội sinh của dân tộc. Yếu tố quyết
định đối với năng lực nội sinh là văn hóa, giáo dục, khoa học, cũng tức là sức mạnh tinh thần và
trí tuệ dân tộc. Ngoài ra còn phải ưu tiên trong việc phát triển công nghệ thông tin,
nó là chìa khóa để đi vào kinh tế tri thức và công nghiệp 4.0.
Tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới vào nước ta phải
chọn lọc và vận dụng phù hợp với hoàn cảnh của nước nhà, nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã
hội cao nhất
Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ, nội địa hóa các sản phẩm hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
từ các nước phát triển phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Như trường hợp
Samsung là một điển hình, doanh nghiệp trong nước phải tranh thủ đáp ứng những đòi hỏi
của Samsung để trở thành nhà cung cấp linh kiện cấp 1 cho tập đoàn.
Các chương trình nghiên cứu khoa học phải tập trung vào những vấn đề cơ bản và
có tính đặc thù của Việt Nam để có thể tiếp thu nhanh và làm chủ các công nghệ
nhập. Chuyển giao công nghệ là khâu quan trọng để nâng cao trình độ công nghệ trong
nước, vì vậy việc chuyển giao cần được tổ chức thật tốt, có phương pháp, đảm bảo hiệu
quả cao.

You might also like