You are on page 1of 2

Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Đề trả lời cho câu hỏi “Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính” chúng ta sẽ đi vào phân
tích mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa:

 Mặt thống nhất: Hai thuộc tính này tồn tại đồng thời trong một sản phẩm,
hàng hóa. Phải có đủ hai thuộc tính này sản phẩm, vật phẩm đó mới được
gọi là hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính, thì sản phẩm, vật phẩm
không được coi là hàng hóa.
 Mặt mâu thuẫn: Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán, mục đích của họ là
mặt giá trị (tức là lợi nhuận) chứ không phải là giá trị sử dụng. Trong tay
người bán có giá trị sử dụng, tuy nhiên cái mà họ quan tâm là giá trị hàng
hóa. Ngược lại, đối với người mua, họ lại rất cần giá trị sử dụng. Nhưng để
có giá trị sử dụng, trước hết họ cần thực hiện giá trị hàng hóa sau đó mới có
thể chi phối giá trị sử dụng. Vì vậy mâu thuẫn giữa hai thuộc tính này chính là
quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa là hai quá trình khác
nhau về thời gian và không gian. Quá trình thực hiện giá trị được thực hiện
trước (trên thị trường), quá trình thực hiện giá trị sử dụng diễn ra sau (trong
tiêu dùng). Nếu giá trị của hàng hóa không được thực hiện thì sẽ dẫn đến
khủng hoảng sản xuất.

Đặc trưng của lao động cụ thể


– Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều loại thì càng
tạo ra nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
– Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa
học công nghệ, các hình thức lao động cụ thể ngày đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát
triển của phân công lao động xã hội.
– Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn, vì vậy,
lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền với vật phẩm đó, nó là một điều kiện không
thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế – xã hội nào.
– Các hình thức phong phú và đa dạng của lao động cụ thể phụ thuộc vào trình độ phát triển và sự áp
dụng khoa học công nghệ vào nền sản xuất, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu trình độ phát
triển kinh tế, khoa học ở mỗi một thời đại.
– Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng do nó sản xuất ra, giá trị sử
dụng của các vật thể hàng hóa bao giờ cũng có hai nhân tố hợp thành đó là vật chất và lao động. Lao
động cụ thể của con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất làm nó thích ứng với nhu cầu
của con người.
Đặc trưng của lao động trừu tượng
– Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa làm cơ sở cho sự ngang bằng trao đổi.

– Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử, do đó lao động trừu tượng tạo ra hàng hóa cũng là một phạm trù lịch sử,
nó chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.

Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng
Lao động cụ thể và lao động trừu tượng có sự thống nhất với nhau thể hiện ở chỗ là cả lao động cụ thể và lao động
trừu tượng đều nằm trong lao động của người sản xuất hàng hóa.

Giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng có những mâu thuẫn với nhau: lao động cụ thể là biểu hiện của lao
động tư nhân, còn lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội. Mẫu thuẫn thể hiện ở chỗ:

– Sản phẩm của người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không ăn khớp với nhu cầu xã hội, có thể thừa
hoặc thiếu, sinh ra khủng hoảng kinh tế.
– Nếu mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa cao hơn mức tiêu hao lao động mà xã hội có thể
chấp nhận, khi đó hàng hóa cũng không bán được hoặc bán bị lỗ.

Hãy chọn một loại hàng hóa và đóng vai trò người sản xuất ra loại hàng hóa đó để thảo luận về
thuộc tính và chỉ ra tầm quan trọng của hàng hóa đó đối với xã hội? Phân tích trách nhiệm xã hội
của mình đối với người tiêu dùng, cảm nhận tác động của quy luật cạnh tranh và đề ra phương án
để duy trì vit trí sản xuất của mình trên thị trường?
Tầm quan trọng : phục vụ đời sống con người ,nhu cầu mong muốn

phân tích trách nhiệm xã hội  đối với người tiêu dùng: phải bán đồ ăn sạch ko dùng hóa chất, ko dùng hàng giả, chất
lượng kém, không đảm bảo an toàn

đánh giá tác động của quy luật cạnh tranh: ko bôi nhỏ hay chỉ ra điểm xấu của loại hàng hóa khác. Phương án để
duy trì vị trí sản xuất trên thị trường: đồ phải sạch sẽ, chất lượng tốt, đc qua kiểm định

Với tư cách là người tiêu dùng, từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, hãy thảo
luận và chỉ ra vai trò và biện pháp của người tiêu dùng cần phải làm để bảo vệ
quyền lợi của mình đặt trong mối quan hệ với người sản xuất và xã hội khi tiêu
dùng hàng hóa?.
Để bảo vệ được lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng thì sẽ còn rất nhiều việc phải làm. Ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
như đã nói ở trên thì vấn đề là có luật rồi chúng ta sẽ thực thi như thế nào và phải có bộ máy để quản lý hữu hiệu hàng hóa, thị
trường. Phải xây dựng được phong trào bảo vệ người tiêu dùng trong mọi người, mọi cơ quan, đoàn thể, vì bảo vệ người tiêu
dùng là trách nhiệm của toàn xã hội. Phải xây dựng các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng đủ mạnh, được sự đầu tư, quan tâm hơn
nữa của Nhà nước. Theo tôi, ngoài Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng ở Trung ương, cần tổ chức hệ thống các hội bảo vệ
người tiêu dùng tới tất cả các tỉnh, thành phố, thậm chí phải có phân hội bảo vệ người tiêu dùng trong từng lĩnh vực, hàng hóa...
Chúng ta cũng cần học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới. Như ở Pháp có Luật Bảo vệ người tiêu dùng và theo luật này
tội làm hàng giả sẽ bị bỏ tù ít nhất 2 năm kèm theo mức phạt tới 2 triệu phơ-răng (trước đây). Hay như ở Trung Quốc, ngày 15-3
hằng năm là ngày Quyền Người tiêu dùng Thế giới, được chọn là ngày “Thượng đế phán xử”, đài truyền hình Trung ương và các
phương tiện thông tin đại chúng đều đăng tải những thông tin về những cơ sở có hàng giả, hàng kém chất lượng, đối xử không tốt
với người tiêu dùng để người tiêu dùng biết và “cạch mặt” những cơ sở này. Ở Ấn Độ có một hình thức tổ chức chống gian lận
thương mại rất được dư luận hoan nghênh là “Tòa án người tiêu dùng” được lập ở các thành phố, thị xã, giúp xử lý tất cả các vụ
kiện liên quan đến hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng rất hiệu quả. Ở Thái Lan, có chính sách khuyến khích người tố cáo làm
hàng giả sẽ được hưởng 35% số tiền mà tòa án tuyên phạt các cơ sở làm hàng giả.

You might also like