You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC QUỐCGIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN LÝ XUÂN THANH


MSSV: 2157051024
LỚP: CLC – NVĐ 2021
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THÙY DUYÊN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2022


1
NỘI DUNG THỰC HIỆN

CÂU HỎI:
1. Hàng hoá và sản xuất hàng hoá là gì?
Minh hoạ quá trình sản xuất hàng hoá của nhân loại để chứng minh ưu thế của nền
kinh tế hàng hoá so với nền kinh tế tự nhiên?
2. Phân tích giá trị sử dụng và Giá trị của một hàng hoá mà bạn chọn. Tính hai mặt
của lao động sản xuất hàng hoá được thể hiện như thế nào trong hàng hoá đó? Phân
tích lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá đó.
Từ đó, chỉ ra tác dụng của Quy luật Giá trị đến việc sản xuất hàng hoá mà bạn lựa
chọn ở trên.
3. Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động.
Các phương pháp sản xuất giá trị Thặng dư có được áp dụng trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay không? Nếu có, hãy minh
hoạ từng phương pháp ở đơn vị cụ thể mà bạn thấy và phân tích tác dụng của những
phương pháp ấy.
4. Tích luỹ tư bản là gì? Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản là gì? Minh hoạ.
BÀI LÀM:
1.
Hàng hóa là sản phẩm lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người trong
trao đổi, lưu thông hàng hóa.
Hàng hóa tồn tại ở hai dạng chủ yếu. Dạng hữu hình như sắt, thép, lương thực, thực
phẩm...Và dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo
viên, y, bác sĩ…
Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra những sản phẩm để có thể đưa ra thị trường để
buôn bán. Hay nói một cách khác, sản xuất hàng hóa là một cách thức tổ chức sản
xuất mà trong đó các sản phẩm làm ra dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của một
2
bộ phận hoặc đa số bộ phận người dân sử dụng, chứ không phải để đáp ứng cho chính
người trực tiếp sản xuất ra hàng hóa.
Minh họa: Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu
tổ chức kinh tế khác nhau, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa. Trong
kinh tế tự cấp tự túc, sản phẩm làm ra không được trao đổi mua bán nên không mang
hình thái giá trị. Khi kinh tế hàng hóa phát triển thì sản phẩm thặng dư mang hình
thái hàng hóa, cũng có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị của sản phẩm
thặng dư là giá trị thặng dư (giá trị mới dôi ra ngoài hao phí sức lao động do
công nhân làm thuê sản xuất ra sản phẩm thặng dư cho xã hội, đây là cơ sở của sự
tích lũy và giàu có
2.
Giá trị sử dụng của vải là để may quần áo, chăn, mền, làm khan trải bàn, khăn tay.
Giá trị của vải thì tùy vào loại vải thì sẽ có giá tiền khác nhau. Có một giai đoạn con
người dung gạo để đổi vải để đổi 1m vải thì người ta dùng 5kg gạo vậy 1m vải có
giá trị tương đương 5kg gạo
Sản phẩm vải vóc có thể hiện tính hai mặt của sản xuất hàng hóa
+Lao động cụ thể: mục đích của người thợ dệt chính là dệt nên những tấm vải có
chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu của xã hội. Đối tượng lao động là những cuộn tơ
vải. Phương tiện lao động là các loại máy dệt, cắt. Người thợ dệt có tay nghề càng
cao thì vải được tạo ra càng tốt, càng đẹp
+Lao động trừu tượng: một tấm vải tạo ra thì phải đổ mồ hôi công sức và chất xám
của người thợ dêt. Loại vải càng đắc tiền thì nó càng thể hiện được trình độ và chất
lượng của tấm vải. Để làm ra một loại vải mới, người thợ phải đầu tư chất xám, suy
nghĩ. Vài năm gần đây vải tơ sen được nhiều người biết đến nhưng để tạo ra được
loại vải đẹp và đắc tiền ấy thì tốn rất nhiều công sức và chất xám của nghệ nhân Phan
Thị Thuận.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới vải:
3
+ Lượng giá trị được được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết. Nếu thời gian
hao phí để sản xuất ra vải lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết thì loại vải sản
xuất ra sẽ ít hơn nhu cầu xã hội làm giá tiền bán ra phải cao hơn các loại vải khác.
Dẫn đến sự khan hiếm và đắt đỏ. Nếu thời gian hao phí nhỏ hơn thời gian lao động
xã hội cần thiết thì sẽ đáp ứng được nguồn cung và làm giá thành bình ổn. Loại vải
này sẽ dễ đến tay người tiêu dung
+Ngoài ra cũng có một số nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của vải như: nguồn
nguyên liệu, nhân công, máy móc,… Nguồn nguyên liệu càng khó tìm và có giá trị
cao thì giá thành vải càng cao và số lượng càng ít. Nếu nguồn tiền đầu tư vào nhân
công quá cao cũng dẫn đến giá trị của sản phẩm bị đội lên. Để làm được loại vải chất
lượng và giá rẻ thì việc đầu tư máy móc là cần thiết.
Quy luật giá trị tác động đến việc sản xuất vải:
Nếu như một mặt hàng vải nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi
cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất. Mặt khác, những người thợ
khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng vải này, do đó, tư liệu sản xuất và
sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
Nếu như một mặt hàng vải nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình
đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng vải này hoặc chuyển
sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở việc dệt vải
này giảm đi, ở việc dệt vải khác lại có thể tăng lên.
Còn nếu như mặt hàng nào vải đó giá cả bằng giá trị thì người nghệ nhân có thể tiếp
tục sản xuất mặt hàng này.
3.
Hai thuộc tính của lao động là: giá trị sử dụng và giá trị.
Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Hàng hóa theo
nghĩa hẹp là những chất tồn tại ở một hình dạng nhất định trong không gian và có

4
thể trao đổi, mua bán. Nói một cách khái quát, hàng hóa là bất cứ thứ gì có thể được
trao đổi, mua hoặc bán.
Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của hàng hoá nhằm đáp ứng một nhu cầu
nhất định của con người. Ví dụ, mục đích của cái kéo là để cắt, thì mục đích của nó
là để cắt; để viết bằng bút, vì vậy giá trị sử dụng của nó là để viết. Hàng hóa có thể
có một hoặc nhiều công dụng, do đó có thể có nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
Giá trị hàng hoá là kết tinh sức lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá đó. Cả
quần áo và ăn uống đều là sản phẩm của quá trình lao động sản xuất, là sản phẩm
của lao động mà sức lao động kết tinh. Sản xuất ra chúng cần thời gian, sức lực và
trí tuệ của con người.
Trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, chúng ta cân nhắc vận
dụng một cách linh hoạt và hợp lý những thành tựu mà Chủ nghĩa tư bản đã đạt được,
cần thiết phải phát triển kinh tế hàng hóa, phát triển nên kinh tế thị trường, thừa nhận
sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh
nghiệp nhiều hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh, thừa nhận sự bóc lột, thừa
nhận phạm trù giá trị thặng dư. Chúng ta cần thiết phải sử các phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư - cách thức mà các nhà tư bản, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (TBCN)
đạt đến sự giàu có vào điều kiện cụ thể của đất nước, nhằm xây dựng một nước Việt
Nam XHCN “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: đây là phương pháp được sử
dụng chủ yếu trong giai đoạn đầu phát triển của sản xuất (các nhà máy dệt, công
xưởng cơ khí), khi trình độ kỹ thuật còn thấp, lao động thủ công, thô sơ thì phương
pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân làm
thuê. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được thực hiện bằng cách kéo
dài ngày lao động (hay tăng cường độ lao động) trong khi năng suất lao động không
đổi, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi nhờ đó kéo dài thời
gian lao động thặng dư (tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên).
5
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: được thực hiện bằng cách rút
ngắn thời gian lao động cần thiết trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội. Giá trị
của lực lượng lao động hàng hoá giảm xuống, trong khi độ dài của ngày lao động
không đổi, và thời gian lao động thặng dư tăng lên tương ứng. Thường thấy ở các
công ty hiện đại, các Agency trẻ ở Việt Nam. Làm cho giá trị sản phẩm tăng lên
nhưng vẫn đảm bảo thời gian làm việc cho nhân viên.
4.
Tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Muốn mở
rộng sản xuất nhà tư bản không thể tiêu dùng hết giá trị thặng dư mà chia thành 2
phần: một phần tích luỹ để mở rộng sản xuất, một phần để tiêu dùng cá nhân và gia
đình nhà tư bản.
Bản chất và động lực của tích lũy tư bản:
+ Tái sản xuất là nhu cầu khách quan của xã hội loài người. Có hai hình thức chính:
tái sản xuất đơn giản và mở rộng. Dưới chủ nghĩa tư bản, để tái sản xuất mở rộng
nhà tư bản phải tăng thêm tư bản ứng trước một phần giá trị thặng dư. Sự chuyển hoá
một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản được gọi là tích luỹ tư bản.
+ Động lực thúc đẩy tích lũy tư bản là quy luật kinh tế tuyệt đối. Để đạt được mục
tiêu này, nhà tư bản tiếp tục tích lũy và mở rộng sản xuất, muốn tích lũy được nhiều
thì phương tiện cơ bản là tăng cường bóc lột người làm công ăn lương. Có thể nói
“số vốn ban đầu chỉ là giọt nước tràn ly, số vốn tích lũy được là cả một dòng sông
mênh mông”.
Minh họa: Một nhà tư bản có số tiền dư ra là 120 triệu USD, anh ta dùng 40 triệu
còn 80 triệu dùng để đầu tư thêm mở rộng sản xuất, 80 triệu đó đã trở thành tư bản,
khi đó đã có sự tích lũy và 80 triệu đầu tư thêm gọi là tích lũy.

6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế - Chính trị Mác - Lênin, Toàn tập, tập 23, tr 873.
2. Những nhận thức về kinh tế chính trị trong giai đoạn đổi mới ở Việt Nam,
NXb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1998, tr5, 8, 34
3. Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020. NXB Thống kê. Tr 9,45.
4. Thông báo Khoa học và Công nghệ số 2-2013, Ths Võ Xuân Hội.
5. Mác, C. và Ăngghen, F. (1995), Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Toàn tập, Tập
IV, Nxb CTQG, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Dân. Những vấn dề toàn cầu hóa kinh tế, Nxb KHXH, HN 2001.
7. PGS.TS. Vũ Thanh Sơn (chủ biên). Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin.
Tập II những vấn đề kinh tế trị chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Nxb
TT&TT, 2013.
8. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội XII của Đảng.
9. Đảng cộng sản Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.
10.Đảng cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) năm 2011.
11.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
VII, VIII, IX, X và XI, XII. Nxb. CTQG, Hà Nội.

7
8

You might also like