You are on page 1of 10

Câu 1: So sánh làm rõ sản xuất hàng hoá cao hơn về chất so với sản xuất tự cung tự cấp?

(lập
bản so sánh)

Tiêu chí Sản Sản xuất hàng hoá


so sánh xuất tự
cung
tự cấp

1. Hoàn ra đời XH chiếm hữu nô lệ


cảnh lịch
sử ra đời -do sự phân công lao động XH

-Do nhu cầu CS đòi hỏi phải có nhiều sản phẩm khác nhau để thoả
mãn nhu cầu họ phải có MQH phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi
sản phẩm cho nhau.

-Xuất hiện chế độ tư hữu. Làm cho lao động của người sx tách biệt
thành lao động tư nhân, độc lập và quy định quyền định đoạt của
mỗi người với quyền tài sản của mình. Nên có quyền đem nó trao
đổi với vật phẩm của người khác.

=>Như vậy, phân công LĐXH làm cho những người sx phụ thuộc
vào nhau, xòn chế độ tư hữu lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập
nhau, đây chính là mâu thuẫn. Để giải quyết mâu thuẫn này thì
kinh tế hàng hoá ra đời sẽ giải quyết mâu thuẫn này.

2. Mục Tiêu Trao đổi, mua bán


đích dùng
bản
thân
người
sản
xuất

3. Nội
dung
4. Hạn -SXHH nhằm thoả mãn nhu cầu của người khác, của thị trường.
chế(sxtctc Nhu cầu lớn và không ngừng tăng lên tạo lực thúc đẩy SXHH phát
) và ưu triển.
thế(sxhh)
-Do cạnh tranh vì vậy người sx phải năng động sx, phải thường
xuyên cải tiến kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng, tăng lợi
nhuận từ đó thúc đẩy LLSX phát triển.

-Trao đổi hàng hoá giao lưu kinh tế phát triển, từ đó tạo điều giao
lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương trong nước và quốc tế.
Nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

Khái ni​ệm:

Sản xuất hàng hóa là:

-​ ​ Kiểu tổ chức kinh tế

-​ ​ Sản phẩm sản xuất để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.

Điều kiện ra đời và tồn tại:

-​ ​ Phân công lao động xã hội.

-​ ​ Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.

1. Phân công lạo động xã hội:

-​ ​ Sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau.

-​ ​ Tạo ra sự chuyên môn hóa lao động à chuyên môn hóa sản xuất.

2. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất

-​ ​ Quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.

- ​ gười sản xuất độc lập nhau nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu
N
dùng do nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội à trao đổi hàng hóa.

Ưu thế và đặc trưng

1. Đặc trưng

-​ ​ SXHH là sản xuất để mua bán không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng.
-​ ​ Lao động của người SXHH vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội.

Mâu thuẫn lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống khủng khoảng
trong kinh tế hàng hóa.

-​ ​ Mục đích SXHH là giá trị, lợi nhuận không phải giá trị sử dụng.

2. Ưu thế

- Phát triển SXHH làm phân công lao động xã hội sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp

tác hóa ngày càng tăng, mỗi liên hệ giữa các ngành các vùng càng chặt chẽ.

è ​Giúp xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá
trình xã hội hóa sản xuất và lao động.

- Tính tác biệt về kinh tế đòi hỏi người SXHH năng động trong sản xuất – kinh

doanh.

è ​Đòi hỏi sự cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản uất, nâng cao chất lượng, cải tiễn
quy trình, mẫu mã hàng hóa, tổ chức tốt quá trình tiêu thụ,…

è​ T
​ ăng năng suất xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

- ​SXHH quy mô lớn ưu thế hơn về quy mô, trình độ kỹ thuật, công nghệ, khả năng
thỏa mãn nhu cầu, … so với tự cấp tự cung.

è​ H
​ iện đại phù hợp với xu thế thời đại.

- Mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao lưu văn hóa, tạo điều kiện

nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xẫ hội.

Câu 2(HK): Phân tích những tác động của quy luật giá trị trong nền SXHH? Trong quá trình
đổi mới kinh tế ở nước ta Đảng ta đã vận dụng những tác động trên như thế nào để phát triển
kinh tế HH?

Khái niệm: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hh. Bất cứ ở đâu đã có
sản xuất và trao đổi hh thì đều có sự tồn tại và hoạt động của quy luật giá trị.
Nội dung quy luật giá trị: sản xuất và trao đổi hh dựa trên cơ sở hao phí lao động XH cần thiết.

Tác động của quy luật giá trị

Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng
sản xuất xã hội phát triển.
Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người
nghèo.

1. Điều tiết SX và lưu thông hàng hóa:

-​ Đ
​ iểu tiết sản xuất: điều tiết nguồn lực sản xuất giữa các ngành trong nền KT.

- Sự tác động này của quy luật giá trị thông qua biến động của giá cả của hàng hóa trên thị

trường dưới tác động của quy luật cung – cầu.

- Cung < cầu à giá cả tăng, lợi nhuận tăng và các doanh nghiệp sẽ mở rộng SX. Các doanh

nghiệp khác gia nhập ngành.

- Cung > cầu à giá cả giảm, lợi nhuận giảm, doanh nghiệp thu hẹp SX, doanh nghiệp rút ra

khỏi ngành.

-​ Đ
​ iều tiết lưu thông hàng hóa: thông qua giá cả trên thị trường.

- Hàng hóa vận động từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao. Quy luật giá trị có tác động điều

tiết hàng hóa giữa các vùng, miền, quốc gia với nhau.

2. Kích thích cải tiến:

- Trong nền KT hàng hóa, người SX nào có hao phí LĐ cá biệt nhỏ hơn hao phí LĐXH cần

thiết thì ở thế có lợi và ngược lại.

- Để tránh lỗ, vỡ nợ, phá sản, buộc phải hạ thấp hao phí LĐ cá biệt của mình, phải cải tiến

kĩ thuật, hợp lý hóa SX, đào tạo người LĐ à tăng năng suất LĐ.

3. Sự phân hóa giữa người SXHH:

-​ T
​ hực hiện sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, phát huy các nhân tố tích cực.

Từ việc cạnh tranh sẽ dẫn đến phân hóa giàu (người thành công), nghèo (người thất bại).

Vận dụng quy luật giá trị vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam

Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta phủ nhận sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị, nên không khai thác
được các nguồn lực, nền kinh tế kém phát triển, rơi vào khủng hoảng.

Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phát triển nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị hoạt động, tạo nên
sự cạnh tranh, phát triển kinh tế… Bên cạnh đó, cũng nảy sinh những mặt trái như: phân hóa giàu -
nghèo, buôn bán gian lận…

Hiện nay nước ta đang hội nhập theo nền kinh tế thế giới với chính sách mở cửa hợp tác với các nước.
Đảng ta đã đưa ra quan điểm "​Một nền kinh tế phát triển theo mô hình nền kinh tế nhiều thành phần,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa và dưới sự quản lý của nhà nước". Trong quá trình phát triển nền
kinh tế, nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan, một trong những nhân tố khách quan chủ
yếu là quy luật giá trị.

Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, dưới tác động của quy luật giá trị và vai trò quản lý kinh tế của
Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt
là về kinh tế. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã
xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và
bền vững.

Trong đó, tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá cao trong khu vực và trên thế giới. Năm 2017, tăng
trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây.Lạm phát được kiểm soát tốt
giúp kinh tế vĩ mô phát triển ổn định.

Câu 3: Tư bản là gì? Tại sao nói công thức chung của tư bản có mâu thuẫn? vì sao phân tích
hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn đó?

Tư bản là tiền hay các hình thức giá trị khác được sử dụng nhằm mục đích thu về một
số tiền lớn hơn bằng cách bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê.

Công thức chung của tư bản:

-Tiền được coi là tiền thông thường thì vận động theo công thức: H-T-H
(Hàng-tiền-hàng)

-Tiền được coi là tư bản vận động theo công thức: T-H-T (tiền - hàng- tiền)

So sánh hai công thức:

*Giống nhau: Về hình thức

+ Cả hai vận động do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành.

+ Trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố đối diện nhau là tiền và hàng.

+ Hai người có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán.

*Khác nhau: về chất

+Công thức H-T-H có nghĩa là một giá trị sử dụng này đổi lấy một giá trị sử dụng
khác. Điểm bắt đầu và điểm kết thúc đều là H. T ở giữa chính là trung gian là phương tiện lưu
thông cho H , rõ ràng mục đích của quá trình trao đổi H là giá trị sử dụng.
+Công thức T-H-T, điểm bắt đầu và điểm kết thúc đều là T. Nếu công thức trên có
nghĩa là bán để mua thì công thức này có nghĩa là mua để bán. Mục đích của lưu thông tư bản
không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị hơn nữa là giá trị tăng thêm.

=> Công thức vận động đầy đủ của tư bản là: T-H-T’

Trong đó: T’=T+△T, △T là số tiền trội hơn được gọi là giá trị thặng dư và ký hiệu
bằng m (số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hóa thành tư bản).

-Nếu tiêu dùng cho cá nhân giá trị sử dụng và giá trị đều biến mất

-Nếu được tiêu dùng cho sản xuất tức là đóng vai trò là tư liệu sản xuất. Chủ hàng hóa
có thể tạo ra giá trị nhưng không phải là giá trị tăng lên.

Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

“ Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu
thông. Nhưng nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông.”

Giá trị thặng dư (m) được sinh ra từ đâu?

Thoạt nhìn công thức T-H-T’, hình như m do lưu thông (qua quá trình mua – bán) sinh ra.

Điều này mâu thuẫn với lý luận giá trị của Mác bởi vì theo lý luận giá trị: giá trị hàng hoá do
lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa tạo ra, như vậy là giá trị hàng hóa được tạo ra
trong sản xuất.

è Vậy thực sự lưu thông có tạo ra giá trị, giá trị thặng dư hay không?

Nếu mua bán ngang giá: thì không làm tăng thêm m vì giá trị chỉ thay đổi hình thái từ tiền
sang hàng hoá và ngược lại, còn tổng giá trị trong tay mỗi người tham gia trước và sau trao
đổi không thay đổi.

Nếu mua - bán không ngang giá (hàng hoá có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị).

+ Trường hợp bán với giá cả cao hơn giá trị: người bán được lợi, người mua bị thiệt.

+ Trường hợp bán với giá cả thấp hơn giá trị: người bán bị thiệt, người mua được lợi.

Tuy nhiên trong sản xuất hàng hoá, mỗi người sản xuất vừa là người mua, vừa là
người bán. Do đó, cái lợi mà họ có được khi bán sẽ bù lại cái thiệt khi mua hoặc ngược lại.

+ Giả định có những kẻ bịp bợm, luôn mua được rẻ, bán được đắt, thực tế số tiền mà hắn thu
được là số tiền mà người khác đã bị mất đi. Xét trên phạm vi toàn bộ xã hội tổng số giá trị
không thay đổi, không thể có giá trị thặng dư.
à​Vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không tạo ra giá trị, giá trị thặng
dư.

Nếu lưu thông không tạo ra giá trị, giá trị thặng dư. Vậy phải chăng giá trị thặng dư được sinh
ra ngoài lưu thông?

* Xét ngoài lưu thông:

Ở ngoài lưu thông, nếu để tiền và hàng đứng yên, không tiếp xúc với lưu thông thì giá trị của
tiền và hàng không thể tăng lên được, tức là không thể có giá trị thặng dư (m)

​ Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông


Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy: “
và cũng không thể xuất hiện bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng
thời không phải trong lưu thông”.

Đó chính là “Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản”

Để giải quyết mâu thuẫn này thì nhà tư bản phải tìm thấy được ở trên thị trường 1 thứ HH đặc
biệt đó là HH sức lao động.

Câu 4: Phân tích HH sức lao động, so sánh sự giống nhau và khác nhau của HH này với HH
thông thường(Lập bảng để so sánh).

- Khái niệm: "Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh
thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận
dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó". (C.Mác)

- Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định sau đây:

* Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể của mình, phải có khả năng chi phối
sức lao động ấy, và chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất định.

* Thứ hai​, người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất. (Không có TLSX cần thiết để tự
mình thực hiện lao động và cũng không có của cải gì khác) Muốn sống chỉ còn cách bán sức
lao động cho người khác sử dụng.

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính giống như tất cả các hàng hóa khác đó là: giá
trị và giá trị sử dụng.

- ​Giá trị hàng hoá sức lao động


Giá trị của hàng hóa sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và
gia đình họ.

Giá trị hàng hoá sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:

Một là,​ giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao
động, duy trì đời sống công nhân;

Hai là​, phí tổn đào tạo huấn luyện người lao động;

Ba là, g​ iá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái công nhân và
đảm bảo cung ứng sức lao động liên tục.

- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:

Hàng hoá sức lao động khi được sử dụng thì có khả năng sáng tạo ra một lượng giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân nó.

Hàng hoá sức lao động là nguồn gốc của giá trị thặng dư và nó cũng chính là chìa khoá để
giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của TB.

Là hàng hoá đặc biệt, giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở chỗ nó
bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.

So sánh hàng hoá sức lao động với hàng hoá thông thường

+ Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng

+ Khác nhau:

Hàng hoá sức lao động :

Là hàng hóa đặc biệt,bao hàm cả yếu tố lịch sử và yếu tố tinh thần

Hàng hóa sức lao động gắn liền với cơ thể sống của con người

Người mua có quyền sử dụng, ko có quyền sở hữu, người bán phải phục tùng người mua

Mua bán có thời hạn Mua đứt, bán đứt

Giá cả nhỏ hơn giá trị Giá cả có thể tương đương với giá trị
Giá trị sử dụng đặc biệt : là nguồn gốc sinh ra giá trị,tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản
thân nó,

Quá trình sử dụng hay tiêu dùng,là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời
tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động.

Hàng hóa thường:

Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau

Giá trị: cả yếu tố tinh thần, vật chất và lịch sử Chỉ thuần tuý là yếu tố vật chất

Giá trị trao đổi,giá trị sử dụng thông thường

Là nguồn gốc của giá trị trao đổi:Biểu hiện của của cải

Hàng hóa thông thường có thể đem ra trao đổi

Sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất
theo thời gian.

Câu 5: Anh(Chị) phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Tại sao nói
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị
thặng dư tương đối?

Bản chất của TB là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê.

Tư bản bất biến là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất giá trị của nó được bảo toàn và
chuyển vào sản phẩm tức là không đổi về lượng giá trị trong quá trình sản xuất.(kí hiệu c)

Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông
qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng về lượng giá trị trong quá trình sản
xuất. (kí hiệu là v)

Tỷ suất giá trị thặng dư (m') là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả
biến để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.

m'=(m/v).100%

công thức khác: m'= tg lao động thặng dư/tg lao động tất yếu .100%

Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê

Khối lượng giá trị thặng dư (M) là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến
đã được sử dụng.
Câu 6: Sự giống và khác nhau giữa các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối,
tương đối và siêu ngạch? ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?

You might also like