You are on page 1of 2

Lợi ích kinh tế

* Khái niệm lợi ích kinh tế


Để tồn tại, phát triển, con người cần được thỏa mãn các nhu cầu vật chất (ăn, mặc, ở)
cũng như nhu cầu tinh thần (giải trí, yêu thương, hạnh phúc). Lợi ích thu được khi con
người được thỏa mãn nhu cầu của mình. Lợi ích có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi
ích tinh thần.
Vd:
 Trong thời kỳ nạn đói 1945, nhu cầu vật chất cụ thể là lương thực, thực phẩm
ăn uống vô cùng quan trọng. Do đó lợi ích vật chất đặt lên hàng đầu.
 Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhu cầu làm đẹp, giải trí lại được
hưởng ứng nhiều hơn, thậm chí còn có vài trường hợp nhịn ăn để làm đẹp.
Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải
được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất
định của nền sản xuất xã hội đó.
Trong mỗi điều kiện lịch sử, tùy từng bối cảnh mà vai trò quyết định đối với hoạt
động của con người là lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần. Nhưng xuyên suốt quá
trình tồn tại của con người và đời sống xã hội thì lợi ích vật chất đóng vai trò quyết
định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức cũng như xã hội.
 Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt
động kinh tế của con người.

* Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế


Về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các
chủ thể trong nền sản xuất xã hội.
Vd: Trong hoạt động đánh bắt thủy hải sản thì lợi ích kinh tế là sản lượng thủy hải sản
đánh bắt được.
Các thành viên trong xã hội xác lập các quan hệ kinh tế với nhau vì trong quan hệ đó
hàm chứa những lợi ích kinh tế mà họ có thể có được. Về khía cạnh này, Ph.
Ăngghen viết: “Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện
trước hết dưới hình thức lợi ích”.
Vd: Trong hoạt động đánh bắt thủy hải sản, người ngư dân phải gắn với những mối
quan hệ của chủ thể kinh tế khác như những hiệp hội thuyền cá, các chính sách ngân
hàng (để vay mượn chuẩn bị trang thiết bị), các doanh nghiệp thu mua sản phẩm (chợ
đầu mối)
 Dù các chủ thể kinh tế có khác nhau về tính chất công việc thì mục đích và
động cơ hợp tác của họ vẫn hướng tới lợi ích kinh tế.
Các quan hệ xã hội luôn mang tính lịch sử, do vậy, lợi ích kinh tế trong mỗi giai đoạn
cũng phản ánh bản chất xã hội của giai đoạn lịch sử đó.
Vd: Hoạt động đánh bắt cá thời kỳ bao cấp sẽ có sự khác biệt so với thời kỳ kinh tế thị
trường.
 Ở thời bao cấp, chúng ta xóa bỏ thành phần kinh tế tư nhân, chỉ thấy các hợp
tác xã đánh bắt cá dựa trên sở hữu tổng thể về tư liệu sản xuất, sản lượng đánh
bắt được sẽ được nhà nước thu mua theo giá quy định và phân phối bao cấp lại
cho xã hội
 Lợi ích kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích kinh tế tập thể.
 Chính vì lẽ đó, điều này sẽ không tạo động lực cho người lao động vì họ
không được hưởng trực tiếp thành quả lao động do chính bản thân tạo ra.
 Ở thời kỳ kinh tế thị trường, xuất hiện nhiều hình thức sản xuất tư nhân mới
như các tàu cá tư nhân, các ngân hàng tín dụng quỹ vay tư nhân, các công ty
chế biến thủy hải sản tư nhân,…
 Lợi ích kinh tế độc lập, tách biệt, không cần phải gắn liền với lợi ích tập
thể như trước kia
Video tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=sX19yF9PKtc

You might also like