You are on page 1of 3

4.

Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường:
-Một là, quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động: Lợi ích kinh tế của
NLĐ và người sử dụng lao động có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất lại vừa mâu
thuẫn. (ghi slide phần phân tích thuyết trình ngoài, ví dụ lồng hình)
+Thống nhất ở chỗ: người sử dụng lao động (doanh nghiệp) thu được lợi nhuận thì sẽ tiếp tục
thuê công nhân (NLĐ) làm việc. NLĐ sẽ đạt được lợi ích kinh tế của mình sẽ tiếp tục lao
động, làm việc đem lại lợi nhuận cho NSDLĐ.
+Mâu thuẫn ở chỗ: tiền công là chi phí SX của NSDLĐ. Do đó, NSDLĐ sẽ tìm cách cắt giảm
tiền công xuống mức thấp nhất có thể để thu được lợi nhuận cao. Và NLĐ, vì quyền lợi của
mình cũng sẽ vùng lên đấu tranh, biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mâu thuẫn nếu kéo
dài và không được giải quyết sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh tế của XH.
VD: Chẳng hạn gần đây ta luôn thấy các kênh thông tin, đặc biệt là VTV thường đưa tin về
việc Gen Z nhảy việc liên tục. Trả lời phỏng vấn của VTV, hầu hết các bạn Gen Z cho rằng
giá trị họ nhận lại không xứng với công sức bỏ ra nên muốn nhảy việc. Tụi mình là gen Z,
hầu như tất cả chúng mình đều không hề muốn cầm tấm bằng cử nhân ĐH ra để đi làm với
mức lương 3-4tr/1 tháng phải không nào? Vậy nên thay vì biểu tình như xưa thì giờ chúng
mình lựa chọn nhảy việc để nhận lại giá trị tương xứng. Quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ xét
đến cùng là QH lợi ích kinh tế vừa thống nhất vừa mâu thuẫn. Vậy nên nếu không đem lại lợi
ích kinh tế như mong muốn thì MQH này rất dễ xảy ra xung đột.
-Hai là, quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động:(ghi slide)
+Trong cơ chế thị trường những người sử dụng lao động vừa là đối tác vừa là đối thủ của
nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ. Trong cơ chế thị
trường do chạy theo lợi ích kinh tế của mình nên những người sử dụng lao động cạnh tranh
với nhau rất quyết liệt, dẫn đến hiện tượng có doanh nghiệp phá sản, có doanh nghiệp phát
triển, thường xuyên diễn ra.

VD: Ví dụ giữa Coca Cola và Pepsi thì đã quá phổ biến rồi nên team mình sẽ đưa đến 1 ví dụ
mới mẻ hơn. Đó là MQH lợi ích kinh tế giữa 2 NSDLĐ quen thuộc là Samsung và Apple.
Việc Samsung và Apple kèn cựa với nhau như bún đậu mắm tôm với bún đậu nước mắm thì
quã đá quen thuộc với tụi mình rồi. Nhưng ít ai biết được rằng giữa Samsung và Apple cũng
có cái bắt tay thế kỷ. “Cú bắt tay” tỷ đô giữa Apple và Samsung chính là minh chứng rõ nét
cho lợi ích của chiến lược hợp tác với đối thủ. Đây vốn là hai hãng smartphone thường xuyên
đối đầu và đã không ít lần kéo nhau ra tòa để giải quyết, tuy nhiên, cả hai cũng là những kẻ
rất hiểu thời cuộc, họ giận nhưng không mất khôn. Năm 2017, Apple đã cho ra mắt iPhone X
cùng với một tính năng mới mà không một chiếc iPhone nào trước đó có được. Đó là màn
hình OLED. Đây chính là sự hợp tác tuyệt vời giữa Apple và Samsung khi OLED - màn hình
được sản xuất bởi Samsung - là một yếu tố quan trọng giúp iPhone X trở thành dòng điện
thoại bán chạy nhất lúc bấy giờ. Với Samsung, họ “âm thầm” thu được một nguồn tiền khổng
lồ từ thương vụ này vì với mỗi chiếc iPhone X được bán ra, Samsung bỏ túi tận 110 USD.
Vậy là trong vòng chỉ 20 tháng sau đó, Apple đã mang về cho Samsung 14 tỷ USD. Đó là
chưa kể, những thế hệ Iphone tiếp theo của Apple vẫn liên tục hái ra tiền cho Samsung, chẳng
hạn năm 2021, Apple tiếp tục phải đặt hàng Samsung khoảng 110 triệu chiếc màn hình
OLED và Samsung lại có cho mình hàng chục tỷ đô từ Apple.

=> MQH giữa những NSDLĐ với nhau xét đến cùng đều xuất phát từ lợi ích kinh tế. Vậy nên dù có là
đối thủ nhưng khi cả 2 đều đạt được lợi ích mình muốn thì họ cũng sẽ không ngại hợp tác với nhau.
Hợp tác với đối thủ nghe có vẻ nguy hiểm nhưng thực chất lại là sự cạnh tranh dưới một hình
thức khác và mục tiêu hướng tới là các lợi ích đầy hấp dẫn cho cả đôi bên.
-Ba là, quan hệ lợi ích giữa những người lao động: (ghi slide)
+Trong kinh tế thị trường người lao động phải bán sức lao động của mình, vì thế họ phải
cạnh tranh với nhau dẫn đến tiền lương của họ giảm xuống, thậm chí có một bộ phận người
lao động bị thất nghiệp. Nếu họ thống nhất được với nhau, họ có thể thực hiện được yêu sách
của mình (ở một chừng mực nhất định) đối với người sử dụng lao động. Vì thế, để hạn chế
những mâu thuẫn lợi ích kinh tế trong nội bộ và bảo vệ được lợi ích của mình, những người
lao động thành lập những tổ chức riêng trên cơ sở những quy định của pháp luật.
-Bốn là, quan hệ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội: Trong kinh tế thị trường mỗi
chủ thể kinh tế đều có lợi ích cá nhân, nhưng đều là bộ phận cấu thành xã hội nên đều có
quan hệ chặt chẽ với lợi ích của xã hội. (ghi slide)
+Khi các chủ thể thực hiện lợi ích cá nhân đúng theo các quy định của pháp luật thì họ góp
phần phát triển nền kinh tế, thực hiện lợi ích kinh tế của xã hội.
+Khi lợi ích kinh tế của xã hội được thực hiện (xã hội phát triển) sẽ tạo lập môi trường thuận
lợi cho cá nhân thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế của mình. Ngược lại, nếu cá nhân chỉ
chạy theo lợi ích kinh tế của mình, xâm phạm vào lợi ích kinh tế của xã hội (làm hàng giả,
trốn thuế…) sẽ làm cho nền kinh tế phát triển chậm, chất lượng cuộc sống giảm… từ đó ảnh
hưởng xấu đến lợi ích kinh tế của các chủ thể.
VD: Vụ kit test xét nghiệm Việt Á. Doanh nghiệp Việt Á chỉ tập trung vào lợi ích của cá
nhân doanh nghiệp mình nên đã khống giá các kit test ngay trong lúc XH khó khăn để trục lợi
cho cá nhân doanh nghiệp mình. Hành vi này nghĩa là dùng lợi ích cá nhân để tổn hại lợi ích
xã hội. Việc này nhìn ở bề ngoài thì như là đạt được lợi ích kinh tế cá nhân chủ thể nhưng sâu
bên trong thì lại tổn hại tới lợi ích kinh tế của toàn XH làm cho lợi ích kinh tế của các chủ thể
cá nhân khác bị ảnh hưởng theo.
+Khi các cá nhân, tổ chức hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực… nhưng có mối liên
hệ với nhau, liên kết với nhau sẽ hình thành nên lợi ích nhóm.
5. Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu:
Mặc dù có nhiều quan hệ lợi ích đan xen, tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, có hai phương thức cơ bản để thực hiện lợi ích kinh tế gồm :
- Thứ nhất, thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường.
Ví dụ : phân phối thu nhập theo lao động, theo hiệu quả sản xuất … Đây là phương thức phổ
biến trong mọi nền kinh tế thị trường.
-Thứ hai, thực hiện lợi ích kinh tế theo chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức
xã hội nhằm tạo sự bình đẳng và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Ví dụ : các chính sách điều tiết thu nhập của chính phủ như : thuế thu nhập, tiền lương tối
thiểu, bảo hiểm xã hội, trợ cấp …. Sở dĩ phải có nguyên tắc thứ hai này là vì nếu chỉ căn cứ
theo nguyên tắc thị trường, sẽ dẫn đến những hạn chế về mặt xã hội như : bất bình đẳng thu
nhập, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, cạnh tranh không lành mạnh …

You might also like