You are on page 1of 3

CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế.


a. Lợi ích kinh tế.
-Dẫn chứng: -Hiện nay Việt Nam trong giai đoạn “đang phát triển”
cùng với một vị trí đắc địa nằm trong ngã tư đường hàng hải quốc
tế, đây là nơi giao thương với thị trường khu vực và quốc tế.
------> thấy được tiềm năng phát triển của Việt Nam và hiện nay
có rất nhiều quốc gia mong muốn “hợp tác” để cùng phát triển.
Điển hình gần đây nhất, trong 4 ngày diễn ra Hội nghị cấp cao
ASEAN lần thứ 40,41 từ ngày 10/11 đến trưa 13/11 Thủ tướng
Phạm Minh Chính đã có 17 cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo với các
nước như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ,....thủ tướng đã đề ra nhiều nội
dung hợp tác quan trọng giữa các nước. Vậy thì mục đích của sự
hợp tác ở đây là gì ? ---------> đó là vì 2 chữ “lợi ích”, hợp tác mang lại
lợi ích song phương tức 2 bên đều có lợi. Vậy “lợi ích” là gì?
-Khái niệm: -----> Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà
sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thức và đặt trong mối
quan hệ ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã
hội đó.
- Lợi ích có thể là lợi ích vật chất, có thể lợi ích tinh thần.
- lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các
hoạt động kinh tế của con người
VD: Chủ quản lí của một nhóm nhạc Hàn nổi tiếng với ước muốn
thu được nhiều lợi nhuận đã tiến hành mở 1 concert để bán vé,
người mua vé với mục đích đi xem idol của mình hát live, chụp ảnh
để thỏa ước muốn của mình. Mối quan hệ ở đây là gì? -----> bán vé
thu lợi nhuận đó chính là lợi ích vật chất (cũng là lợi ích kinh tế),
được xem idol biểu diễn, chụp ảnh là lợi ích tinh thần.
--------> Từ ví dụ trên ta thấy được lợi ích kinh tế đóng vai trò quyết
định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức.

-Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế.


+ về bản chất:
o Lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các
quan hệ giữa các chủ thể trong nền sản xuất kinh tế.
o Lợi ích kinh tế phản ánh bản chất quan hệ kinh tế(quan
hệ kinh tế là quan hệ phát sinh trong quá trình sản xuất
kinh doanh, tổ chức -quản lí sản xuất kinh doanh, sử
dụng lao động, phân phối sản phẩm,....)-----> lợi ích
kinh tế càng ít thì quy mô, quan hệ kinh tế càng nhỏ.
VD: Trao đổi mua bán giữa người nông dân trồng lúa với người thu
mua lúa (quan hệ kinh tế trong nước), xuất khẩu nông sản Việt
Nam qua các quốc gia khác (quan hệ kinh tế quốc tế ).
o Lợi ích kinh tế trong mỗi giai đoạn phản ánh bản chất
xã hội của giai đoạn lịch sử đó.
VD: Ngày xưa khi chưa có máy móc hiện đại, người nông dân thu
hoạch lúa bằng tay rất mất thời gian, năng suất thấp nhưng ngày
nay thời đại công nghệ hóa-hiện đại hóa đã sản xuất ra máy gặt
đập liên hoàn với 1 cánh đồng bao la chỉ thu hoạch trong vòng vài
giờ đồng hồ mà không mất quá nhiều sức, lại năng suất cao.
o Ph. Ăngghen viết: “Những quan hệ kinh tế của một xã
hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới hình
thức lợi ích”.
+ Biểu hiện:
o Hệ thống QHSX của mỗi một chế độ xã hội nhất định sẽ
quy định hệ thống lợi ích của kinh tế đó. Trong thời kì
quá độ lên CNXH ở nước ta vẫn tồn tại nhiều QHSX, mà
trước hết là nhiều quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX,
nhiều thành phần kinh tế -----> lợi ích kinh tế cũng
mang tính đa dạng, gắn với chủ thể kinh tế khác nhau
là những lợi ích tương ứng: Doanh nghiệp ----> lợi
nhuận, Người lao động ----> thu nhập.

o Trong một mối quan hệ về kinh tế, mỗi vai trò sẽ có


được những lợi ích tương ứng ------> đây là nguyên tắc
đảm bảo lợi ích phù hợp với vai trò các chủ thể.
VD: Một tập đoàn sẽ có nhiều cổ đông, nếu góp nhiều
thì khi có lời thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận, góp ít thì
thu ít tùy vào số tiền mà họ đã đầu tư vào, nhân viên
làm việc trong tập đoàn sẽ có những thu nhập khác
nhau tùy theo năng lực (làm theo năng lực hưởng theo
nhu cầu). Nhưng nếu trong trường hợp những cổ đông
đầu tư vào không có lợi nhuận họ sẽ mất động lực kinh
doanh và sẽ rút vốn đầu tư.
Tóm lại: Trong nền kinh tế thị trường, ở đâu có hoạt động sản xuất kinh
doanh, lao động, ở đó có quan hệ lợi ích và lợi ích kinh tế.

You might also like