You are on page 1of 13

Chương 1: TỔNG QUAN THUẾ NHÀ NƯỚC

Mục tiêu chương 1: Nhận biết được tính tất yếu khách quan và vai trò của thuế
đối với nền kinh tế; trình bày được các yếu tố cấu thành nên một sắc thuế; phân biệt
được các sắc thuế trong nền kinh tế hiện nay.

1.1. Một số vấn đề về thuế

1.1.1. Sự ra đời và phát triển của thuế

Sơ lược lịch sử phát triển các hình thái kinh tế xã hội loài người có 5 hình thái:

+ Xã hội Công xã nguyên thủy: Học thuyết tiến hóa của Darwin cho thấy khởi
thủy của con người là loài vượn người. Ban đầu sống bầy đàn, săn bắt và hái lượm.
Cuộc sống đã dạy cho họ biết tích trữ lương thực. Do đó dẫn đến việc phân công lao
động. Mặt khác, do dự trữ lương thực nên nghề trồng trọt, chăn nuôi ra đời… Năng
suất lao động ngày càng tăng, nên sản phẩm dự trữ ngày càng nhiều. Bắt đầu xuất hiện
ý thức chiếm hữu tài sản làm của riêng.

+ Xã hội Chiếm hữu nô lệ: Để chiếm hữu tài sản họ phải có được quyền phân
phối sản phẩm, mà muốn có được quyền này, họ phải giành lấy quyền thống trị, buộc
người khác phải phục tùng. Từ đó xã hội phân hóa: xuất hiện giai cấp thống trị và giai
cấp bị thống trị. Ở hình thái xã hội sơ khai này, họ không chỉ thống trị về sản phẩm mà
còn thống trị cả về con người.

+ Xã hội Phong kiến: Sự chiếm hữu về con người đến một giai đoạn nào đó xã
hội không còn được thừa nhận, nên Xã hội phong kiến ra đời.

+ Xã hội Tư bản chủ nghĩa: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển đã
xuất hiện giai cấp công nhân, hình thức bốc lột mời về giá trị thặng dư- Chiếm hữu Tư
bản chủ nghĩa.

+ Xã hội Xã hội chủ nghĩa: Sự phát triển tất yếu theo nhận định của các nhà
chính trị.

- Sự ra đời của Nhà nước: Khi có sự xuất hiện giai cấp thống trị và giai cấp bị
trị, số người trong giai cấp thống trị dần hình thành nên bộ máy tổ chức dùng để cai trị
xã hội, đó là Nhà nước. Nhà nước xét ở khía cạnh phân công xã hội là một tổ chức bộ

1
máy với nhiều hệ thống cơ quan có chức năng, nhiệm vụ khác nhau để tổ chức, cai
quản xã hội.

Nhà nước ra đời và tồn tại, có những nhu cầu chi tiêu để duy trì và củng cố tổ
chức bộ máy nhà nước và chi cho những công việc thuộc chức năng của Nhà nước như
quốc phòng, an ninh, chi xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng… Do đó, nguồn thu của
nhà nước có được từ 3 nguồn chủ yếu: quyên góp của dân, vay của dân và bắt buộc
đóng góp của dân.

+ Quyên góp: Tùy vào khả năng và sự tự nguyện của dân, do đó không công
bằng, không lâu dài, không đảm bảo nhu cầu chi tiêu lớn của Nhà nước. Quyên góp
thường được sử dụng trong những tình huống đặc biệt.

+ Vay: Về nguyên tắc vay phải trả, kể cả lãi. Nếu vay không tạo được thu nhập
sẽ không có khả năng trả nợ.

+ Dùng quyền lực Nhà nước buộc dân đóng góp là cơ bản nhất và đây cũng là
đặc trưng cơ bản của Nhà nước. Hình thức dùng quyền lực Nhà nước buộc dân phải
đóng góp mà chủ yếu là THUẾ.

Như vậy, Thuế ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước, do
Nhà nước và vì Nhà nước. Nhà nước ra đời là một sự tất yếu khách quan, vì vậy thuế
cũng là một tất yếu khách quan với chức năng chủ yếu và đầu tiên là đảm bảo nguồn
thu và phục vụ nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước. Thuế luôn gắn chặt với
sự ra đời và phát triển của nhà nước, bản chất của nhà nước quy định bản chất giai cấp
của thuế.

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế

* Các khái niệm về thuế:

- Adam Smith (1723 – 1790) Các công dân của mỗi nước phải đóng góp cho
chính phủ theo tỉ lệ khả năng của mỗi người, nghĩa là tỉ lệ với lợi tức mà họ được thụ
hưởng do sự bảo vệ của Nhà nước.

- David Ricardo (1772 – 1823) Thuế được cấu thành từ phần của Chính phủ
lấy trong sản phẩm đất đai và lao động trong nước và xét cho cùng thì thuế được lấy
từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế.

2
- Kark Marx (1818 – 1883) Khoản đóng góp nghĩa vụ cần thiết để nuôi dưỡng
bộ máy nhà nước pháp quyền. Thuế là nguồn sống … đối với nhà nước hành pháp.
Chính phủ mạnh và thuế cao là hai khái niệm đồng nhất.

Tóm lại, Thuế là số tiền thu từ các công dân, các hoạt động và các đồ vật (như
giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu
nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội.

Đóng thuế vừa là quyền lợi được thực thi trách nhiệm công dân nhằm đóng góp
cho sự phát triển phồn vinh của đất nước, vừa là nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công
dân.

* Đặc điểm của thuế:

- Không thể tách rời giữa thuế và nhà nước. Thuế là công cụ chủ yếu để tạo lập
nguồn thu cho ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Nếu không có
thuế, nhà nước không thể tồn tại.

- Thuế bao giờ cũng là khoản đóng góp bắt buộc theo nghĩa vụ do luật định và
là khoản thu không được hoàn trả trực tiếp ngang giá. Các pháp nhân và thể nhân chỉ
phải nộp cho nhà nước các khoản thuế đã được pháp luật qui định.

- Thuế là hình thức mà nhà nước sử dụng để phân phối và phân phối lại một
phần của cải xã hội, nằm trong tay các thể nhân hoặc pháp nhân.

Ngoài khoản thu về thuế, ngân sách còn có những khoản thu về phí, lệ phí:

- Phí là khoản thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng không thuần
túy theo quy định của pháp luật và là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi sử
dụng các dịch vụ công cộng đó. Như vậy, các dịch vụ thu phí có thể do nhà nước dầu tư
hoặc do tư nhân đầu tư cung cấp như: kiểm dịch động vật, đo đạc lập bản đồ, chứng nhận
xuất xứ hàng hóa, …

- Lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành
chính pháp lý của nhà nước cho các thể nhân, pháp nhân nhằm phục vụ cho công việc
quản lý hành chính Nhà nước theo quy định của pháp luật. Các dịch vụ gắn với công
việc quản lý nhà nước được phép thu lệ phí như: đăng ký kết hôn, cấp giấy phép kinh
doanh, công chứng, …

3
Phí và lệ phí đều thuộc ngân sách nhà nước, song phí và lệ phí là khoản thu
mang tính chất hoàn trả trực tiếp với việc thụ hưởng các dịch vụ do nhà nước đầu tư
cung cấp.

1.1.3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế

- Công cụ huy động nguồn lực vật chất: Lúc nền kinh tế thị phần tăng trưởng
mạnh mẽ, Thuế sẽ trở nên 1 phương tiện góp rất nhiều trong nguồn ngân sách Nhà
Nước. Nó sẽ là nguồn lực chính tạo nên vật chất cho Nhà nước. Thuế sẽ là phương tiện
cốt yếu huy động nguồn lực tài chính tụ hội nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà
nước. Và cũng là nguồn thu chính của Ngân sách nhà nước. Nền kinh tế phát triển và
đạt hiệu suất hoạt động càng cao thì nguồn thu được từ Thuế càng nhiều.

- Công cụ điều tiết kinh tế: Bên cạnh là nguồn lực nguồn vốn của Nhà nước,
Thuế còn là một phương tiện giúp Nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô. Đối với nền kinh
tế thị phần, chính sách về thuế chính là công cụ mà Nhà nước có thể sử dụng để điều
tiết vĩ mô kinh tế. Điều này được xuất phát từ chính chức năng điều chỉnh của thuế; từ
lợi ích phố hội mà Nhà nước có thể thực hiện nâng cao giảm thuế đối với thu nhập của
cá nhân, Tổ chức. Giải pháp này nhằm mục đích kích thích hay tránh sự tăng trưởng
của lĩnh vực chuyên ngành nghề khác nhau.

Không những thế điều chỉnh chính sách thuế còn góp phần hình thành nên cơ
cấu ngành nghề hợp lý theo đề xuất nền kinh tế trong từng giai đoạn tăng trưởng khác
nhau. Căn cứ theo đấy, Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách thuế để thúc đẩy sự phát
triển ngành quan trọng hay giữ vị mũi nhọn then chốt hay điều tiết tốc độ phát triển
giữa các đơn vị quản lý với nhau để san bằng thị phần kinh tế.

- Công cụ điều hoà thu nhập:

+ Dùng vai trò của thuế và chính sách thuế còn giúp điều hoà thu nhập hay thực
hiện công bằng phường hội.

+ Căn cứ theo chính sách và vai trò của Thuế, Nhà nước đã ảnh hưởng đến
cung cầu thị phần. Từ đó điều chỉnh lại giai đoạn phân phối đầu vào đầu ra của nguồn
lực hàng hoá thị trường, từ đó làm đổi thay thu nhập, phân phối công bằng phường hội.
Thuế đã góp phần trực tiếp đến điều này. Chính sự đồng đẳng trong chính sách thuế

4
của Nhà nước sẽ mang lại điều kiện tiện dụng hơn cho đa số mọi thành viên trong
phường hội làm ăn, kinh doanh có hiệu quả và năng suất hơn.

+ Thuế thể hiện vai trò phân phối, thực hiện lại thu nhập thông qua việc sử
dụng tiền thuế để đưa vào sản xuất hàng hoá dịch vụ công nhằm dùng cho tiêu chuyên
dụng cho phường hội. ngoài ra, 1 phần tiền thuế được nhà nước sử dụng để trợ cấp,
điều hoà thu nhập trong thị trấn hội.

- Công cụ rà soát, kiểm soát: Bên cạnh những vai trò của thuế nêu ở trên,
Thuế còn là công cụ hữu hiệu để rà soát, kiểm soát các Doanh nghiệp. Bằng việc kê
khai thuế, cơ quan thuế có thể thuận tiện kiểm soát được tình hình hoạt động sản xuất,
kinh doanh của Doanh nghiệp. Từ đó cơ quan thuế có thể phát hiện được những vấn đề
ăn gian trong thương mại hay tình trạng trốn thuế, lậu thuế hay khai báo sai tình hình
thực tế sản xuất. Thông qua công cụ này giúp góp phần tránh những trái luật, chấn
chỉnh lại hoạt động SXKD, nâng cao vai trò rà soát, giám sát của cơ quan thuế đối với
những cá nhân, Công ty.

1.2. Các yếu tố cấu thành nên một sắc thuế

Khi nhà nước ban hành 1 luật thuế (sắc thuế) có hiệu quả phải bao gồm các yếu
tố mà trong đó phải được quy định rõ ràng, đơn giản theo mục đích, yêu cầu riêng. Các
yếu tố cấu thành nên một sắc thuế phải bao gồm:

1.2.1. Tên gọi

Mỗi một loại thuế đều phải có tên riêng, tên gọi của thuế phải ngắn gọn, dễ nhớ,
dễ hiểu và thể hiện được đối tượng tác động của sắc thuế hoặc mục tiêu áp dụng của
sắc thuế. Ví dụ: thuế nhà đất, thuế thu nhập, thuế Giá trị gia tăng, …

1.2.2. Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế)

- Là những pháp nhân, thể nhân được nhà nước công nhận về mặt pháp lý, có
các hoạt động, tài sản, thu nhập chịu thuế theo luật định. Theo thuật ngữ chuyên ngành
thuế, chủ thể chịu sự điều chỉnh của một loại thuế thường được gọi là đối tượng nộp
thuế.

- Đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật về 1 loại thuế là thể nhân,
pháp nhân có trách nhiệm trả loại thuế đó cho nhà nước. Người có trách nhiệm trả thuế
theo pháp luật không nhất thiết là người phải chịu thuế.

5
Ví dụ: Trong luật thuế Giá trị gia tăng, người chịu thuế là người tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ nhưng người nộp thuế phải là doanh nghiệp bán.

- Là đối tượng nộp thuế của một loại thuế nghĩa là cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ
phải kê khai loại thuế để xác định nghĩa vụ nộp thuế, cho dù đối tượng nộp thuế đó sẽ
được miễn thuế toàn bộ hoặc cơ sở tính thuế bằng không. Đối tượng nộp thuế của một
loại thuế nếu không thực hiện kê khai nộp thuế sẽ bị xử phạt.

1.2.3. Đối tượng chịu thuế (đối tượng đánh thuế hay còn gọi là cơ sở thuế)

Đối tượng chịu thuế là đối tượng được đưa ra để tính thuế, là nguồn dẫn trực
tiếp của thuế (thuế nhằm vào cái gì). Đối tượng chịu thuế thường được xác định là thu
nhập, hàng hóa hay tài sản và mỗi sắc thuế bắt nguồn từ đối tượng chịu thuế của sắc
thuế đó.

1.2.4. Giá tính thuế

Trong xác định cơ sở tính thuế, giá tính thuế cần được quy định cụ thể. Trong
nền kinh tế thị trường, các khoản thuế đều được thu bằng tiền, nên để xác định được số
tiền thuế phải nộp, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế phải được tính bằng tiền. Thông
thường giá tính thuế là giá của hàng hóa dịch chưa có loại thuế đó. Tùy theo tính chất
của từng loại thuế mà trong giá tính thuế của loại này có thể có thuế của loại kia, hoặc
giá mua vào hoặc bán ra, hoặc có kèm các loại phụ thu hay không.

1.2.5. Biểu thuế - Thuế suất

a. Biểu thuế: là bảng tổng hợp các thuế suất, các mức thuế được chia thành từng
nhóm, từng bậc.

b. Thuế suất: Là yếu tố quan trọng nhất của một sắc thuế, là linh hồn của mỗi
sắc thuế, vì nó thể hiện nhu cầu cần tập trung nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước
và biểu hiện chính sách phân phối tài chính, điều chỉnh kinh tế xã hội của nhà nước,
đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế.

Tùy theo quy định của từng loại thuế mà người ta áp dụng các loại thuế suất
khác nhau:

b.1. Thuế suất tuyệt đối: Là loại thuế suất được ấn định bằng số tuyệt đối cho
mỗi đơn vị của đối tượng nộp thuế. Ví dụ thuế môn bài, thuế sử dụng đất nông nghiệp
quy định đơn vị tính kg thóc/ha theo từng hạng đất.
6
Loại thuế suất này rõ ràng, đơn giản dễ tính và nhà nước dễ kiểm soát nguồn
thu ngân sách. Tuy nhiên, trong điều kiện lạm phát thuế suất không theo kịp sự biến
động về giá, nên ngày càng ít được sử dụng.

b.2. Thuế suất tương đối (tỉ lệ): là số thuế được tính bằng tỉ lệ phần trăm quy
định cho mỗi đối tượng chịu thuế.

- Thuế suất tỉ lệ cố định: Được ấn định tỉ lệ % cho mỗi đơn vị của đối tượng
chịu thuế và nó không thay đổi. Ví dụ thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu từ 20 độ
là 50%; GTGT quy định 3 mức thuế suất: 0% cho hàng xuất khẩu, 5% cho hàng hóa,
dịch vụ thiết yếu và 10% cho hàng hóa dịch vụ thông thường.

- Thuế suất lũy tiến: Là loại thuế suất được ấn định bằng tỉ lệ % trên đối tượng
tính thuế và tỉ lệ này tăng dần theo độ lớn của đối tượng chịu thuế. Có 2 loại lũy tiến:

+ Lũy tiến từng phần (theo bậc): Là loại thuế mà căn tính thuế được chia làm
nhiều bậc và tương ứng với mỗi bậc được áp dụng 1 thuế suất nhất định, hay nói khác
hơn là thuế điều tiết trên từng phần tăng thêm của đối tượng chịu thuế. Cách tính thuế
này khá phức tạp nhưng đảm bảo thuế tăng từ từ cùng với tốc độ tăng của căn cứ tính
thuế.

Ví dụ biểu thuế chuyển nhượng bất động sản trong thừa kế tài sản của Pháp

Giá trị Thuế suất

(1) (2) (3) (4)

Dưới 7.600 5 5 35 55

Trên 7.600 đến 11.400 10 10 35 55

Trên 11.400 đến 15.000 15 10 35 55

Trên 15.000 đến 23.000 20 15 35 55

Trên 23.000 đến 30.000 30 15 45 55

Trên 30.000 đến 520.000 20 20 45 55

…………..

7
(1) Cháu chắt được thừa kế (2) Thừa kế của vợ chồng

(3) Thừa kế của anh, chị, em (4) Thừa kế của người khác

Ông A được thừa kế từ người vợ quá cố của mình 1 bất động sản trị giá
180.000.

Theo bảng thuế trên, ông A sẽ phải nộp một số tiền thuế = 33.370

(7.600 x 5% + (11.400 – 7.600) x 10% + (15.000 – 11.400) x 10% + (23.000 –


15.000) x 15% + (30.000 – 23.000) x 15% + (180.000 – 30.000) x 20%)

+ Lũy tiến toàn phần: Là loại thuế suất điều tiết trên toàn bộ đối tượng chịu
thuế. Cách tính thuế này khá đơn giản, dễ tính toán nhưng không đảm bảo công bằng,
không khích người lao động làm hết khả năng để có thu nhập cao, tạo tâm lý trốn thuế.

Ví dụ biểu thuế lợi tức (hiệu lực từ năm 1983 đến 1986) tại VN như sau:

Bậc Lợi tức chịu thuế 1 tháng (đ) Thuế suất (%)

1 Đến 500 24

2 Đến 1.000 30

3 Đến 1.500 38

4 Đến 2.000 46

5 Đến 2.500 54

6 Đến 3.000 60

Nếu có 2 hộ A và B cùng kinh doanh như nhau, và A có lợi tức là 2.520đ và B


là 1.900đ.

Hộ A phải chịu thuế lợi tức = 2.520 x 60% = 1.512đ, lợi nhuận còn lại = 1.008đ

Hộ B phải chịu thuế lợi tức = 1.900 x 46% = 874đ, lợi nhuận còn lại = 1.026đ

Như vậy, hộ A kinh doanh giỏi hơn B, nhưng thu nhập còn lại sau thuế lại thấp
hơn B.

8
Thuế suất lũy thoái: Đồng thời với thuế suất lũy tiến, ở một số nước ở châu Âu
như Hà Lan, người ta còn áp dụng biểu thuế lũy thoái, tức là thuế suất giảm dần tương
ứng với cách tính thuế tăng lên, căn cứ tính thuế càng lớn, sẽ có biểu thuế càng thấp.

1.2.6. Chế độ giảm thuế, miễn thuế

Miễn giảm thuế là một yếu tố ngoại lệ được quy định trong luật thuế. Một số
loại thuế quy định cho phép người nộp thuế không phải thực hiện nghĩa vụ nộp toàn bộ
số thuế gọi là miễn thuế, hoặc chỉ nộp một phần thuế theo quy định gọi là giảm thuế.
Thông thường, những lý do để được nhà nước miễn, giảm thuế là:

- Do nguyên nhân khách quan mà người nộp thuế gặp khó khăn trong hoạt động
SXKD hoặc bị giảm sút thu nhập (thiên tai, dịch bệnh, …)

- Thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế của nhà nước như: khuyến
khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư vào các ngành trọng điểm, địa bàn có điều kiện
kinh tế khó khăn.

Tuy nhiên, việc thực hiện miễn giảm thuế có tính 2 mặt, vừa kích thích, tạo điều
kiện thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, nhưng đồng thời cũng chứa
đựng các yếu tố tiêu cực, có thể làm méo mó những ý tưởng ban đầu khi thiết lập luật
thuế.

Trong giai đoạn hội nhập, việc miễn giảm thuế là công cụ quan để ưu đãi, phát
triển sản xuất trong nước khi rào cản thuế quan bị bãi bỏ. Tuy nhiên việc miễn giảm
thuế nếu không đúng với thông lệ quốc tế, không được các tổ chức kinh tế quốc tế
chấp nhận, sẽ bị xem là một khoản trợ cấp và sẽ bị áp dụng các biện pháp đối kháng
hoặc trả đũa.

1.2.7. Thủ tục kê khai nộp, thu thuế

Thủ tục thu nộp thuế gồm các quy định về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế,
nộp thuế ở đâu, nộp cho ai, xử lý các trường hợp vi phạm luật thuế, thuế có hiệu lực từ
thời điểm nào, thời hạn hiệu lực truy tố trách nhiệm trong trường hợp vi phạm luật
thuế.

Chế độ thu thuế là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, luật thuế
quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan như hải quan, kho bạc, thuế, …

9
1.2.8. Chế độ xử lý vi phạm và khen thưởng

Để đảm bảo cho pháp luật về thuế được thực hiện một cách triệt để, tập trung
đúng, đủ, kịp thời nguồn thu thuế, các luật thuể đều có các quy định các biện pháp chế
tài của nhà nước đối với các thể nhân, pháp nhân vi phạm luật thuế, hoặc khen thưởng
đối với thể nhân, pháp nhân hoàn hành tốt nhiệm vụ thuế.

Mỗi luật thuế sẽ quy định cụ thẻ cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp
cưỡng chế hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình áp dụng luật thuế.

1.2.9. Các phương pháp tính thuế

Có nhiều phương pháp tính thuế, chủ yếu được phân thành 4 loại:

a. Phương pháp chỉ số hoặc đánh giá hành chính

Phương pháp dựa trên việc sử dụng các dấu hiệu bên ngoài hoặc các chỉ số.
Phương pháp này mang tính khách quan khi các dấu hiệu bên ngoài được khi được xác
định thì không còn phải tranh cãi, và thông thường nó được nhân viên thuế thực hiện
một cách đơn phương – nên còn được gọi là đánh giá hành chính. Ví dụ thuế môn bài.

b. Phương pháp tính thuế áp đặt

Đây là trường hợp cán bộ thuế áp đặt một mức thuế phải nộp do đối tượng nộp
thuế không thực hiện nghiêm các quy định về thuế.

c. Phương pháp thuế khoán

Thuế Khoán là việc người kinh doanh và cán bộ thuế thỏa thuận ký một bản
quy ước hay biên bản được lập ra trên cơ sở các yếu tố khách quan do người đóng thuế
cung cấp và tài liệu kiểm tra của cán bộ thuế sẽ thống nhất một mức thuế nào đó trong
1 khoảng thời gian nhất định thường là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.

d. Phương pháp tính thuế theo kê khai có kiểm tra

Việc kê khai phải do người nộp thuế chịu trách nhiệm kê khai trung thực chính
xác, đúng thời hạn quy định của cơ quan thuế. Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra theo
dịnh kỳ hoặc đột xuất các tờ khai, đối chiếu sổ sách kế toán với thực tế hàng hóa tồn
kho, … để kịp thời phát hiện sai sót và xử lý vi phạm của người nộp thuế.

10
1.3. Phân loại thuế

1.3.1. Phân loại theo đối tượng chịu thuế

Hệ thống thuế được chia thành 3 loại thuế: Thuế đánh vào tiêu dùng, thuế đánh
vào thu nhập, và thuế đánh vào tài sản.

a. Thuế đánh vào tiêu dùng: Được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là thuế
GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu.

Thuế đánh vào tiêu dùng do những người hoạt động SXKD nộp và tính vào giá
bán, thực chất đây là thuế do người tiêu dùng chịu. Thuế đánh vào tiêu dùng dễ điều
chỉnh mức thu vì người tiêu dùng chịu thuế thường không rõ thấy gánh nặng về thuế
phải chịu.

Thuế này lại ít công bằng giữa người giàu và người nghèo, vì cùng phải chịu
một mức thuế như nhau.

b. Thuế đánh vào thu nhập: Được sử dụng phổ biến hiện nay là thuế thu nhập
DN (thuế lợi tức) và thuế thu nhập cá nhân. Về lý thuyết, thuế này công bằng hơn so
với thuế đánh vào tiêu dùng vì nó cho phép tính đến những yếu tố độc lập với thu nhập
như hoàn cảnh cá nhân, tình trạng gia đình, …

c. Thuế đánh trên tài sản: Bao gồm thuế đánh trên quyền sở hữu một số tài
sản hoặc chuyển nhượng tài sản như thuế tài sản, thuế trước bạ, thuế thừa kế tài sản.
Thuế đánh trên vốn cho phép tính đến toàn bộ khả năng của người nộp thuế một cách
đầy đủ nhất và khích thích khuyến khích người sử dụng vốn một cách hiệu quả.

1.3.2. Phân loại theo phương thức đánh thuế

Căn cứ vào phương thức đánh thuế là đánh thuế một cách trực tiếp hay gián tiếp
vào thu nhập, có thể chia hệ thống thuế thành hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu.

a. Thuế trực thu: Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc
tài sản của ngườinộp thuế. Theo đó, đối tượng nộp thuế theo luật quy định đồng nhất
với người phải chịu thuế. Về nguyên tắc, loại thuế này mang tính chất thuế luỹ tiến, vì
nó tính đến khả năng của người nộp thuế, người có thu nhập cao hơn phải nộp thuế
nhiều hơn, còn người có thu nhập thấp thì nộp thuế ít hơn. Ở Việt Nam, các sắc thuế

11
trực thu bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế tài nguyên;
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp,…

b. Thuế gián thu: Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập
hay tài sản củangười nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá,
dịch vụ. Theo đó, người nộp thuế theo luật và người chịu thuế không đồng nhất với
nhau, người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chính là người chịu thuế. Thuế gián thu là
một bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá, dịch vụ, trong giá hàng hoá, dịch vụ người tiêu
dùng mua đã bao gồm cả thuế. người sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sẽ “nộp
thay” người tiêu dùng số thuế này vào NSNN. Về nguyên tắc, thuế gián thu mang tính
chất luỹ thoái vì nó không tính đến khả năng thu nhập của người chịu thuế, người có
thu nhập cao hay thấp đều phải chịu thuế như nhau nếu cùng mua một loại hàng hoá,
dịch vụ. Tuy nhiên, nếu so với tổng thu nhập trong kỳ thì tỷ lệ thu nhập nộp thuế của
những người có thu nhập thấp sẽ cao hơn tỷ lệ nộp thuế của người có thu nhập cao. Ở
Việt Nam, các sắc thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụđặc biệt,
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,…

1.3.3. Phân loại theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế

Căn cứ vào khả năng nộp thuế có thể chia hệ thống thuế thành 2 loại:

a. Thuế thực: Thuế thực là loại thuế không dựa vào khả năng của người nộp
thuế. Thuế thực bao gồm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế tài sản.

b. Thuế cá nhân: Thuế cá nhân là loại thuế dựa trên khả năng của người nộp
thuế, là thuế đánh vào thu nhập của người nộp thuế và được thu ngay từ khâu phát sinh
thu nhập hoặc do khai báo. Các loại thuế cá nhân bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân,
thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.3.4. Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế

Theo tiêu thức phân loại nay thì hệ thống thuế có thể được chia thành hai loại:

a. Thuế trung ương: Do nhà nước chịu trách nhiệm thu thuế trên cả nước theo
một chính sách thuế thống nhất. Thuế này chủ yếu đánh vào các hoạt động kinh doanh
trên toàn quốc, hoặc có khả năng di chuyển trên toàn quốc nhằm tránh việc đánh thuế
trùng hoặc bỏ sót giữa các địa phương.

12
13

You might also like