You are on page 1of 18

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương

Khoa kế toán – tài chính ngân hàng


-----------

TIỂU LUẬN

KẾT THÚC HỌC PHẦN − THUẾ

GVHD: THS. TRƯƠNG VĂN CƯỜNG


SVTH : NGUYỄN VĂN NỞ
LỚP : D20N01A
MSSV : D20N01A5307

Bình Dương, ngày 16 tháng 07 năm 2021


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: ĐĂNG KÝ THUẾ VÀ CẤP MÃ SỐ THUẾ......................................................... 1


1.1. ĐĂNG KÝ THUẾ............................................................................................................. 1
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 1
1.1.2. Đặc điểm và tác dụng của thuế ............................................................................. 1
1.1.2.1. Đặc điểm ........................................................................................................... 1
1.1.2.2. Tác dụng ........................................................................................................... 2
1.1.3. Đối tượng đăng ký thuế. ........................................................................................ 3
1.2. CẤP MÃ SỐ THUẾ ......................................................................................................... 3
1.2.1. Mã số thuế là gì? .................................................................................................... 3
1.2.2. Các loại mã số thuế hiện nay................................................................................. 4
1.2.2.1. Mã số thuế của doanh nghiệp ......................................................................... 4
1.2.2.2. Mã số thuế của cá nhân ................................................................................... 4
1.2.2.3. Mã số thuế của người phụ thuộc .................................................................... 4
1.2.3. Cấp mã số thuế ....................................................................................................... 4
1.2.4. Cơ quan nào cấp mã số thuế cho doanh nghiệp? ............................................... 5
1.2.5. Tra cứu mã số thuế ................................................................................................ 6
1.3. CÁCH ĐĂNG KÝ MÃ SỐ THUẾ CÁ NHÂN.................................................................... 6
1.3.1. Hạn nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân ........................................................ 6
1.3.2. Thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân .................................................................... 6
1.3.3. Cách đăng ký mã số thuế các nhân ...................................................................... 7
CHƯƠNG 2:THUẾ MÔN BÀI .............................................................................................. 11
2.1. KHÁI NIỆM ................................................................................................................... 11
2.2. MỨC THUẾ, BẬC THUẾ MÔN BÀI PHẢI NỘP NĂM 2021 .......................................... 11
2.3. THỜI HẠN NỘP LỆ PHÍ MÔN BÀI NĂM 2021 ............................................................. 12
2.4. CÁCH NỘP LỆ PHÍ MÔN BÀI ...................................................................................... 12
2.5. CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT CHẬM NỘP LỆ PHÍ MÔN BÀI VÀ TỜ KHAI LỆ PHÍ MÔN
BÀI ...................................................................................................................................... 13
LỜI MỞ ĐẦU

Luật thuế là công cụ chủ yếu và lâu dài của Nhà nước nhằm huy động tập trung
một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. Ngân sách có thể huy
động bằng nhiều cách khác nhau như đi vay, bán tài nguyên thiên nhiên, nhận viện trợ,
in tiền nhưng không có nguồn thu nào mang tính chất bền vững như thuế. Thuế chính là
công cụ tác động vào sự phân bổ nguồn lực trong xã hội. Thuế gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của nhà nước và là công cụ quan trọng mà bất cứ quốc gia nào cũng sử dụng.
Thuế là khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của nhà nước đối với các tổ chức
cá nhân nhằm trang trải mọi chi phí về mục đích chung. Doanh thu từ thuế sẽ được sử
dụng để trang trải cho các hoạt đông đầu vào cần thiết để sản xuất các hàng hóa và dịch
vụ công của chính phủ.
Mặt khác:
Nhà nước ban hành pháp luật thuế và ấn định các loại thuế áp dụng đối với các
pháp nhân và thể nhân trong xã hội. Việc các chủ thể nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước;
Cũng như pháp luật nói chung, Pháp luật thuế có chức năng điều chỉnh các quan
hệ xã hội. Mục đích chủ yếu và quan trọng nhất của sự điều chỉnh quan hệ pháp luật thu
- nộp thuế là nhằm tạo lập quỹ ngân sách Nhà nước. Hầu hết ở các quốc gia, thuế là hình
thức chủ yếu mà pháp luật quy định để thu ngân sách Nhà nước;
Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của
nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất phát từ phạm vi hoạt
động mà đòi hỏi Nhà nước phải ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật thuế để tập
trung nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước, từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chi
ngày càng tăng.
***
Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng
ký kinh doanh các thông tin định danh của mình (đây là các thông tin cơ bản để phân
biệt người nộp thuế với những người nộp thuế khác).
Với cá nhân thì đó là các thông tin về họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ…
Với tổ chức kinh doanh thì đó là các thông tin về tên tổ chức, trụ sở chính, địa
chỉ các cơ sở sản xuất và cửa hàng, vốn kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, người đại
diện theo pháp luật…
Sau khi người nộp thuế thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, cơ quan thuế sẽ cấp
cho người nộp thuế một mã số thuế. Mỗi người nộp thuế có một mã số thuế duy nhất.
Người nộp thuế là doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế theo Luật doanh nghiệp.
Theo đó, mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp.
Mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp.
Mã số thuế cá nhân là một mã số thuế duy nhất với mục đích kê khai cho mọi
khoản thu nhập. Việc đăng ký để cấp mã số thuế thu nhập cá nhân được thực hiện tại cơ
quan chi trả thu nhập, hoặc tại cơ quan thuế.
***
Thuế môn bài được quy định lần đầu tiên tại Pháp lệnh sửa đổi một số điều về
thuế Công thương nghiệp của Hội đồng nhà nước ngày 26 tháng 2 năm 1983. Cụ thể,
Điều 1 của pháp lệnh này sửa đổi Điều 3 của Điều lệ thuế công thương nghiệp ban hành
theo Nghị quyết số 200 NQ/TVQH ngày 18 tháng 1 năm 1966 của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội. Chi tiết quy định “Thuế công thương nghiệp nói trong Điều lệ này gồm có
thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế buôn chuyến và thuế môn bài…. Các
tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng đều phải nộp
thuế môn bài”.
CHƯƠNG 1:
ĐĂNG KÝ THUẾ VÀ CẤP MÃ SỐ THUẾ
1.1. ĐĂNG KÝ THUẾ
1.1.1. Khái niệm
Thuế là một khoản thu bắt buộc vào quỹ nhà nước, nguồn thu này từ cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp nào đó để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, nộp thuế là một
nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của chủ thể thuộc đối tượng phải đóng thuế do pháp
luật quy định. Một số loại thuế ở nước ta:
− Thuế nhập khẩu
− Thuế xuất khẩu
− Thuế tiêu thụ đặc biệt
− Thuế giá trị gia tăng
− Thuế thu nhập doanh nghiệp
− Thuế thu nhập cá nhân
− Thuế môn bài
− Thuế tài nguyên
− Thuế bảo vệ môi trường…
Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng
ký kinh doanh các thông tin định danh của mình (các thông tin cơ bản để phân biệt người
nộp thuế với những người nộp thuế khác). Đăng ký thuế bao gồm các hoạt động sau:
– Đăng ký thuế lần đầu;
– Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
– Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh;
– Chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
– Khôi phục mã số thuế.
1.1.2. Đặc điểm và tác dụng của thuế
1.1.2.1. Đặc điểm
Trong thực tế, thuế có rất nhiều loại thuế nhưng về cơ bản đặc điểm của thuế đều
có điểm chung như sau:
− Thuế là một khoản của chủ thể thu nhập bắt buộc phải nộp vào khoản ngân
sách nhà nước.

1
− Thuế là khoản tiền cần thiết để thực hiện tiến hành duy trì tính quyền lực của
chính trị và các chức năng, thi hành nhiệm vụ của nhà nước.
− Nguồn đóng vào thuế có thể tăng hoặc giảm theo quy định pháp luật phụ thuộc
vào nền kinh tế như GDP, thu nhập, lãi suất, chỉ số của giá tiêu dùng, chỉ số
của giá sản xuất,…
− Thuế là khoản được hoàn trả không trực tiếp mà khoản thuế này sẽ được điều
chỉnh phân bổ vào các công trình dựng như cầu đường, trường học,… ngoài
ra cả các vấn đề xã hội.
− Thuế là một khoản thu không mang tính đối giá, bởi chủ thể nào đáp ứng đủ
các điều kiện thuộc quy định pháp luật quy định phải đóng thuế đều phải nộp
thuế.
1.1.2.2. Tác dụng
Hiện nay, thuế là một khoản nguồn thu vào ngân sách nhà nước, theo đó thuế
đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người, cụ thể tác dụng của thuế như
sau:
– Tăng khoản tiền vào ngân sách của nhà nước, từ đó khoản ngân sách này sẽ
giải quyết các vấn đề để đảm bảo các phúc lợi về xã hội cho các đối tượng theo
chính sách của nhà nước. Đồng thời, các dự án hạ tầng công cộng được phát
triển tiến hành thực hiện xây dựng, phục vụ nhu cầu cần thiết nhất cho cuộc
sống người dân.
– Tối đa hỗ trợ việc cân bằng về mức độ giàu nghèo theo đó tránh sự phân biệt
sự giàu nghèo trong xã hội hiện nay. Vì chủ thể phải nộp hầu hết là những chủ
thể có mức thu nhập từ công việc, kinh doanh,… cao vượt khỏi khoản mức
quy định phải tính chịu thuế của pháp luật.
– Không chỉ dừng ở đó, việc đóng thuế còn giúp tăng trưởng phát triển về kinh
tế, xã hội của người dân. Từ đó nguồn nhân lực được thúc đẩy, hiệu suất làm
việc cũng tăng lên đồng thời tính cạnh tranh được đảm bảo sự công bằng, liêm
chính.
– Ngoài ra, việc nộp thuế khi yêu cầu nộp thuế thì cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp phải thực hiện việc xác nhận, kê khai về các khoản và nguồn thu nhập.

2
Do đó, khi chủ thể tiến hành kê khai thì phải đảm bảo nguồn thu nhập của chủ
thể phải được thu từ các nguồn hợp pháp theo quy định pháp luật.
1.1.3. Đối tượng đăng ký thuế.
Đăng ký thuế là việc các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thuế thực hiện việc thực
hiện các thủ tục để nhằm hoàn thành nghĩa vụ thuế cho nhà nước. Đăng ký thuế có thể
được thực hiện bằng các phương pháp như đăng ký trực tiếp tại các cơ quan quản lý thuế
trực tiếp của người nộp thuế, hoặc bằng phương pháp gián tiếp đăng ký thuế điện tử.
Đối tượng đăng ký thuế gồm những đối tượng được pháp luật quy định tại Điều
21 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật quản lý thuế do Văn
phòng Quốc hội ban hành như sau:
− Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.
− Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.
− Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay.
− Tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về thuế.

1.2. CẤP MÃ SỐ THUẾ


1.2.1. Mã số thuế là gì?
Mã số thuế là một dãy ký tự bao gồm số, chữ cái và các ký tự khác do cơ quan
có thẩm quyền quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định về quản lý thuế.
Theo quy định hiện nay, mã số thuế bao gồm 13 chữ số, trong đó:
– 2 chữ số đầu tiên thể hiện số phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định
trong danh mục mã phân Khoảng tỉnh hoặc số phân không Khoảng tỉnh cấp
mã số thuế.
– 7 chữ số tiếp theo là dãy số theo cấu trúc bất kỳ trong khoảng 0000001 đến
9999999 tại thời điểm cấp cho người nộp thuế.
– Số thứ 10 là số kiểm tra.
– 3 chữ số cuối cùng là đánh lần lượt từ 001 đến 999 theo thứ tự đăng ký tại thời
điểm đăng ký. 3 chữ số cuối thể hiện thông tin đơn vị trực thuộc, chi nhánh,
văn phòng đại diện của người nộp thuế và đơn vị chính.
Mã số chỉ được cấp một lần và mỗi người nộp thuế có một mã số duy nhất, không
đổi cho đến khi chết đối với cá nhân, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản
hay doanh nghiệp, tổ chức bị thu hồi Giấy chứng nhận hoặc Quyết định thành lập.

3
1.2.2. Các loại mã số thuế hiện nay
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại mã số thuế nhưng người ta thường dựa
trên đối tượng nộp thuế để phân loại mã số thuế. Theo đó, mã số thuế bao gồm các loại:
1.2.2.1. Mã số thuế của doanh nghiệp
Mã số thuế doanh nghiệp hay còn gọi là mã số doanh nghiệp là mã số thuế do cơ
quan quản lý cấp cho doanh nghiệp, công ty khi thực hiện nghĩa vụ thuế.
Mã số thuế của doanh nghiệp sẽ bao gồm mã số thuế của công ty, doanh nghiệp,
mã số thuế của hộ kinh doanh, mã số thuế của văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm
kinh doanh có phát sinh nghĩa vụ khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
1.2.2.2. Mã số thuế của cá nhân
Mã số thuế cá nhân là mã số thuế do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp
thuế là cá nhân khi họ có những khoản thu nhập phải chịu thuế với nhà nước.
Các khoản thu nhập phải chịu thuế có thể được phát sinh từ tiền công, tiền lương,
chuyển nhượng bất động sản, được tặng cho bất động sản, trúng thưởng, trúng xổ số,…
1.2.2.3. Mã số thuế của người phụ thuộc
Mã số thuế của người phụ thuộc là mã số thuế do cơ quan quản lý thuế cấp cho
các cá nhân mà cá nhân nộp thuế có trách nhiệm phải nuôi dưỡng, có cùng huyết thống
hoặc có quan hệ hôn nhân, bao gồm: con (con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng
của vợ hoặc con riêng của chồng), cha mẹ (cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, cha
mẹ nuôi, mẹ kế, cha dượng,…), vợ hoặc chồng, ông bà, anh, chị, em ruột, cháu ruột, cô,
dì, chú, bác ruột,…
Lưu ý, người phụ thuộc phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định, không
phải ai có quan hệ nêu trên cũng là người phụ thuộc của người nộp thuế.
1.2.3. Cấp mã số thuế
Việc cấp mã số thuế theo quy định tại khoản 3, Điều 30, Luật quản lý thuế
2019 như sau:
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để
sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu
lực mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực
tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh
nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế
theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã,

4
đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy
chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã
số thuế;
Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá
nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho
người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã
số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp
mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;
Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi
loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;
Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế
cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
1.2.4. Cơ quan nào cấp mã số thuế cho doanh nghiệp?
Hiện nay, theo phân cấp quản lý giữa các cơ quan thuế thì mã số thuế sẽ do Cục
thuế hoặc Chi cục thuế cấp tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Mã số thuế của doanh nghiệp sẽ do Cục thuế hoặc Chi cục thuế nơi doanh nghiệp
đặt trụ sở tiến hành cấp. Cục thuế tỉnh hay Chi cục thuế quận huyện sẽ còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như sự phân cấp quản lý tại tỉnh thành đó, địa điểm đặt trụ sở,…
Mã số thuế của cá nhân và mã số của người phụ thuộc được các cơ quan thuế sau
đây cấp:
− Cục thuế nơi cá nhân nước ngoài có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam sử dụng
tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài để mua hàng
hóa, sử dụng dịch vụ có thế giá trị gia tăng ở Việt Nam sử dụng cho mục đích
viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
− Cục thuế trực tiếp quản lý đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương,
tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi
trả nhưng chưa khấu trừ thuế.
− Cục thuế nơi phát sinh công việc đối với các cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền
lương, tiền công do các cá nhân, tổ chức chi trả từ nước ngoài.

5
− Chi cục thuế nơi cá nhân đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú.
Khi đăng ký mã số thuế của cá nhân, mã số thuế của người phụ thuộc các cá nhân
có thể tự thực hiện đăng ký hoặc đăng ký thông qua tổ chức, doanh nghiệp.
1.2.5. Tra cứu mã số thuế
Tra cứu mã số thuế nhằm mục đích kiểm tra xem có hay chưa có mã số thuế, mã
số thuế của doanh nghiệp, cá nhân, người phụ thuộc là số nào, cơ quan nào cấp mã số
thuế, thông tin cơ bản về người nộp thuế,…
Có rất nhiều cách thức khác nhau để thực hiện tra cứu mã số thuế của doanh
nghiệp, cá nhân hay người phụ thuộc. Tuy nhiên, người ta thường tra cứu mã số thuế
thông qua cổng thông tin quản lý theo địa chỉ http://www.tncnonline.com.vn.
Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức có thể tra cứu mã số thuế tại các trang web của
Tổng cục thuế như: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcntt/mstcn.jsp hoặc
http://nhantokhai.gdt.gov.vn.
Cá nhân, tổ chức điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu của hệ thống và tiến hành
tra cứu mã số thuế của đối tượng cần tra cứu.
Việc tra cứu mã số thuế có thể được thực hiện trực tiếp tại trụ sở của Cục thuế,
Chi cục thuế. Do đó, các cá nhân, tổ chức có thể cân nhắc lựa chọn cách tra cứu sao cho
thuận tiện nhất.

1.3. CÁCH ĐĂNG KÝ MÃ SỐ THUẾ CÁ NHÂN


1.3.1. Hạn nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân
Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền
lương, tiền công và đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân một lần trong năm
chậm nhất là 10 ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá
nhân hàng năm.
Ví dụ: Doanh nghiệp A nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2019
ngày 30/03/2020 => Hạn nộp hồ sơ đăng ký MST cá nhân cho nhân viên trong doanh
nghiệp chậm nhất 20/03/2020.
1.3.2. Thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân
Cá nhân cần nộp cho doanh nghiệp các giấy tờ sau:
− Giấy tờ cá nhân:

6
• Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ
căn cước (đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam);
• Bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu (đối với cá nhân có quốc tịch
nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài).
− Văn bản ủy quyền đăng ký MST cá nhân.
1.3.3. Cách đăng ký mã số thuế các nhân
Doanh nghiệp tổng hợp thông tin đăng ký của cá nhân vào Tờ khai đăng ký mã
số thuế TNCN dành cho cơ quan chi trả thu nhập mẫu số 05-ĐK-TH-TCT và gửi qua
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế.
Doanh nghiệp có thể kê khai trực tiếp trên trang thuedientu.gdt.gov.vn hoặc kê
khai trên phần mềm HTKK (phần mềm hỗ trợ kê khai thuế), rồi kết xuất XML để nộp
qua trang thuedientu.gdt.gov.vn.
• Đăng ký mã số thuế cá nhân trực tiếp trên trang thuedientu.gdt.gov.vn
• Truy cập vào trang thuedientu.gdt.gov.vn bằng tài khoản – quản lý doanh
nghiệp đã đăng ký.
• Chọn phần “Đăng ký thuế” và chọn tiếp “Đăng ký mới, thay đổi thông tin
cá nhân qua CQCT” và chọn hồ sơ “05-ĐK-TH-TCT”.

• Sau khi chọn Tờ khai 05-ĐK-TH-TCT, tiến hành kê khai trực tuyến trên
đó:

7
• Sau khi điền hoàn thiện các thông tin chọn Hoàn thành kê khai, Ký và nộp Tờ
khai bằng chữ ký số.
• Kê khai trên phần mềm HTKK rồi kết xuất XML nộp qua trang
thuedientu.gdt.gov.vn
• Đăng nhập vào phần mềm HTKK và chọn phần “Thuế thu nhập cá nhân” và chọn
tờ khai “05-ĐK-TH-TCT” để kê khai thông tin người lao động.

• Nhập thông tin của cá nhân đăng ký mã số thuế theo các thông tin trên Chứng
minh nhân dân, Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu.

8
• Nhập xong các thông tin bấm vào Kiểm tra, Kết xuất à Chọn “Kết xuất XML” để
kết xuất file nộp qua mạng.
• Truy cập vào trang thuedientu.gdt.gov.vn bằng tài khoản -QL doanh nghiệp đã
đăng ký.
• Chọn phần Đăng ký thuế và chọn tiếp Nộp tờ khai 05TH từ HTKK rồi chọn tệp
hồ sơ - Ký điện tử và nộp hồ sơ đăng ký thuế.

• Tra cứu kết quả đăng ký mã số thuế cá nhân:

9
• Vẫn ở phần “Đăng ký thuế”, chọn “Tra cứu hồ sơ” và chọn hồ sơ đăng ký thuế -
Chọn Mẫu 05-ĐK-TH-TCT và Ấn “Tra cứu” để xem tình trạng hồ sơ đăng ký đã
nộp.

• Bấm vào phần Thông báo để tải kết quả đăng ký về xem.

10
CHƯƠNG 2:THUẾ MÔN BÀI

2.1. KHÁI NIỆM


Thuế môn bài được hiểu đơn giản là mức thuế doanh nghiệp phải đóng hàng năm
dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh. Các quy định về thuế môn bài
khá nhiều và rõ ràng.
Lệ phí (thuế) môn bài là gì?
Lệ phí môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy
phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Hiểu đơn giản, đây
là mức thuế doanh nghiệp phải nộp hàng năm cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký; doanh thu của năm kinh doanh
kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy quốc gia/địa phương.

2.2. MỨC THUẾ, BẬC THUẾ MÔN BÀI PHẢI NỘP NĂM 2021
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2
Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thuế, bậc lệ phí môn bài phải đóng đối với tổ
chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ năm 2021 được thể hiện dưới bảng sau:
Căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy
chứng nhận ĐKKD (Trường hợp không
Mức tiền lệ phí môn bài phải đóng
có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư
ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)
Thành lập trước 01/01/2021
Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm
kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức 1.000.000 đồng/năm
kinh tế khác
Hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu
1.000.000 đồng/năm
đồng/năm
Hộ kinh doanh có doanh thu trên 300 đến
500.000 đồng/năm
500 triệu đồng /năm
Hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 đến
300.000 đồng /năm
300 triệu đồng/năm
Thành lập từ ngày 01/01/2021
Doanh nghiệp/tổ chức, hộ kinh doanh, chi
nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh
Miễn phí môn bài năm 2021
doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế
khác

11
2.3. THỜI HẠN NỘP LỆ PHÍ MÔN BÀI NĂM 2021
Cũng theo điểm mới của Nghị Định 22/2020/NĐ-CP thì thời hạn nộp lệ phí môn
bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm chi nhánh, văn
phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 3 năm đầu tiên
kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bắt đầu từ năm thứ tư trở đi,
doanh nghiệp sẽ nộp lệ phí môn bài như sau:
– Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu
năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/07 năm kết thúc thời
gian miễn.
– Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối
năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm
kết thúc thời gian miễn.
– Với doanh nghiệp thành lập trong năm 2020 và sau ngày 25/02/2020 thì năm
2020 được miễn lệ phí môn bài, thời hạn nộp lệ phí môn bài 2021 của doanh
nghiệp và các chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện của doanh
nghiệp là chậm nhất vào ngày 30/01/2021.
– Với doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện thành
lập trước ngày 25/02/2020 thì bắt buộc đóng lệ phí môn bài chậm nhất vào
ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai lệ phí.
– Với hộ kinh doanh mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ quan thuế căn
cứ tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế để xác định doanh thu kinh doanh
làm căn cứ tính mức lệ phí môn bài phải nộp của hộ gia đình, cá nhân, nhóm
cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán.

2.4. CÁCH NỘP LỆ PHÍ MÔN BÀI


Có 2 cách:
– Nộp tiền mặt vào Kho bạc Nhà nước của quận tại ngân hàng Vietinbank.
– Nộp thuế điện tử trích từ tài khoản ngân hàng của công ty. Đối với hình thức
nộp này thì doanh nghiệp nộp thông qua chữ ký số.

12
Hiện nay, một số chi cục thuế yêu cầu nộp thuế điện tử thông qua chữ ký số thì
thuế mới giải quyết hồ sơ khai thuế. Vì thế việc mở tài khoản ngân hàng công ty và mua
chữ ký số là cần thiết đối với các doanh nghiệp.

2.5. CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT CHẬM NỘP LỆ PHÍ MÔN BÀI VÀ TỜ KHAI
LỆ PHÍ MÔN BÀI
Theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 quy định
mức phạt hành chính đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến
05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai
thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại mục (1)
nêu trên;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai
thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày;
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không
phát sinh số thuế phải nộp.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ
khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có
phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm
nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định
kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản
về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật
Quản lý thuế.
Trường hợp doanh nghiệp nộp lệ phí môn bài trễ hơn thời hạn thì mức phạt nộp
chậm tính như sau:
Số tiền Mức lệ phí Số ngày
=  0,03% 
chậm nộp môn bài chậm nộp

13
KẾT LUẬN

Mọi nguồn thu từ thuế và lệ phí ở Việt Nam đều do Quốc hội Việt Nam hoặc Ủy
ban Thường vụ Quốc hội đặt ra bằng luật và pháp lệnh, và được thu bởi Tổng cục Thuế
Việt Nam thông qua các cơ quan thu của nó là các cục thuế, chi cục thuế, phòng thuế,
đội thuế, bởi Tổng cục Hải quan Việt Nam thông qua các cơ quan của nó là cục hải
quan, chi cục hải quan, và các cán bộ chuyên môn được ủy quyền khác ở khắp các địa
phương trong cả nước. Đối với các phí và lệ phí, các cơ quan thu thuộc các bộ, ngành,
chính quyền địa phương có liên quan được ủy quyền thu.
Về danh nghĩa, mức thuế (thuế suất) do Quốc hội Việt Nam quy định. Song trên
thực tế, các mức thuế là do Chính phủ đề nghị với sự tư vấn của Bộ Tài chính mà cụ thể
hơn nữa là Tổng cục Thuế. Đối với một số sắc thuế, như thuế xuất nhập khẩu, Quốc hội
cho phép Chính phủ tự điều chỉnh khi cần thiết. Riêng các phí và lệ phí là nguồn thu của
chính quyền địa phương, chính quyền địa phương có quyền quyết định mức.
Hiện nay, khi đăng ký doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số đồng
thời là mã số thuế. Do đó, khi đăng ký doanh nghiệp cần cung cấp thông tin đăng ký
thuế trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp gồm những thông tin về người quản lý
doanh nghiệp, địa chỉ nhận thông báo thuế, hình thức hạch toán, loại thuế phải nộp, số
tài khoản và một số nội dung khác.
Khi các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh phải đóng lệ phí
môn bài cho cơ quan thuế. Khoản tiền này nhằm mục đích bù đắp chi phí trong quá trình
hoạt động, quản lý nhà nước và đóng góp vào ngân sách nhà nước nhằm thực hiện việc
cung cấp các dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân.
Gọi là lệ phí vì đây là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi
được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước
được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này.

You might also like