You are on page 1of 8

1.

 Vai trò của thu nhập cá nhân

 Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xã hội, là một trong
những nguồn thu của ngân sách nhà nước. Khi nền kinh tế phát triển, toàn cầu hóa mở
rộng thì thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng, do đó, dẫn đến việc thuế thu nhập cũng
tăng theo góp phần cho nguồn thu của ngân sách nhà nước. Hiện nay, với việc tự do hóa
nền kinh tế thương mại dẫn đến các nguồn thu từ các loại thuế xuất khẩu, nhập khẩu bị
ảnh hưởng. Do đó, thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế xã hội,
ngân sách nhà nước.
 Tại Việt Nam, thu nhập của cá nhân có sự chênh lệch rõ rệt, nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ
cho người dân có thu nhập thấp thì các quy định pháp luật, chính sách Nhà nước không
áp dụng việc thu thuế thu nhập cá nhân đối với những cá nhân có thu nhập thấp, đủ trang
trải cho cuộc sống bản thân và gia đình mà chỉ áp dụng việc thu thuế thu nhập cá nhân
đối với đối tượng có thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế. Do đó, có thể
xem thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng góp phần thực hiện công bằng xã hội.
 Thuế thu nhập cá nhân như là công cụ giúp điều tiết vĩ mô, điều tiết giảm bớt thu nhập
cho những cá nhân có thu nhập cao và phân phối lại cho những cá nhân có thu nhập thấp,
điều này góp phần quan trọng trong việc tăng các chế độ phúc lợi xã hội, nâng cao năng
lực hiệu quả xã hội.
 Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền phát sinh từ thu nhập chính đáng của cá nhân, do đó,
nếu khoản thu nhập nào của cá nhân phát sinh từ nguồn thu nhập bất hợp pháp như: nhận
hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế,… thuế thu nhập cá nhân là công cụ góp phần
phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật này.
 Khi tiêu thụ cùng lượng hàng hóa thì mỗi cá nhân chúng ta đều phải chịu tiền thuế như
nhau. Do đó, thuế thu nhập cá nhân tính theo phương pháp lũy tiến từng phần, khắc phục
được hạn chế của các loại thuế khác như thuế tiêu dùng, thuế giá trị gia tăng mà các loại
thuế này lại ảnh hưởng đến người có thu nhập thấp nhiều hơn, vì thế việc thu thuế thu
nhập cá nhân giúp cân bằng của hệ thống thuế.
 Thuế thu nhập cá nhân góp phần hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp khi các
doanh nghiệp kê khai các chi phí phải trả cho cá nhân cao hơn so với thực tế để trốn thuế
thì các cá nhân được kê khai tăng thêm phải chịu thêm thuế thu nhập cá nhân với phần
phát sinh.

2. Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu có những vai trò cơ bản sau đây:

– Là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng, chất lượng và tác động của hàng hóa được xuất
khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam.

– Góp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng.

– Góp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước.

– Góp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
– Giúp nhà nước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

3. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt


+ Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực hiện chính sách quản lí
đổi với các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; góp phần thúc đẩy sản
xuất, kinh doanh đối với một so hàng hoá, dịch vụ
Việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất giúp cho Nhà nước có thể nắm bắt được một cách
tương đối chính xác số lượng thực tế các cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
trong nền kinh tế, cũng như năng lực sản xuất của từng cơ sở sản xuất từng loại mặt hàng chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt. Khả năng này giúp Nhà nước sắp xếp có hiệu quả các hoạt động sản xuất
kinh doanh các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và có chính sách điều chỉnh thích hợp đối
với các hoạt động này.
Việc thu thuế tiêu thụ đậc biệt ở khâu nhập khẩu cũng giúp Nhà nước quản lí được hoạt động
nhập khẩu mặt hàng, dịch vụ được coi là đặc biệt, không khuyến khích tiêu dùng. Thuế tiêu thụ
đặc biệt thu vào hàng hoá, dịch vụ chịu thuế ở khâu nhập khẩu còn nhằm hạn chế việc tiêu dùng
hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài, qua đó, khuyến khích việc tiêu dùng sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ cùng loại sản xuất ttong nước. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc
thực hiện chủ trương bảo hộ sản xuất trong nước mà hầu hết các quốc gia theo đuổi.
Hơn nữa, trước thời đỉểm Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế, Chính phủ đã thực thi
chính sách ưu đãi về thuế suất đối với một số mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sản xuất trong
nước (như bia hơi, rượu có nồng độ cồn thấp, thuốc lá sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước,
và ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước). Chính sách ưu đãi này đã tạo điêu kiện thuận lợi cho các
nhà sản xuất tích luỹ, mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực
cạnh tranh để chuẩn bị bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa, chính sách ưu đãi
nói trên còn khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước, từ đó góp phần đảm bảo việc làm, ổn
định thu nhập cho người lao động.
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết thu nhập của
các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý:
Nói đến điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư người ta thường nghĩ tới vai trò hàng đầu của
thuế trực thu, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, thuế gián thu, điển hình là thuế tiêu
thụ đặc biệt, cũng phần nào đảm đương được vai trò này.
Thuế tiêu thụ đặc biệt không đánh vào tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ mà chi đánh vào một
số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt Nhà nước không khuyên khích tiêu dùng. Mức độ động viên
của Nhà nước thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt, vì vậy thường cao hơn so với mức độ động viên
thông qua các sắc thuế gián thu khác. Bản thân thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là thuế gián thu, do
đó, thuế suất cao sẽ làm cho giá bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tăng lên. Hệ quả là đối tượng
tiêu dùng các mặt hàng và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không thể là quảng đại quần chứng
lao động mà chỉ là những tầng lớp khá giả trong xã hội. Ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào
những hàng hoá không được khuyến khích tiêu dùng, có thể do chúng có khả năng gây ảnh
hưởng bất lợi tới sức khoẻ người sử dụng như thuốc lá, rượu, bia; hoặc đánh vào những hàng hoá
chỉ được sử dụng bởi những người có thu nhập cao và rất cao trong xã hội như: ô tô, tàu bay, du
thuyền...; hoặc loại thuế này còn đánh vào việc sử dụng những dịch vụ không thực sự cần thiết
cho cuộc sống như: vũ trường, mát-xa, ka- ra-ô-kê, ca-si-nô...
Như vậy, thông qua việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt, Nhà nước, một mặt, có thể định hướng tiêu
dùng xã hội, góp phần tích cực vào việc hình thành xu hướng tiêu dùng xã hội lành mạnh, xu
hướng tiêu dùng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của đất nước. Mặt khác, cũng thông
qua việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhà nước còn có thể huy động một bộ phận thu nhập của
những đối tượng có thu nhập cao và có khả năng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không thiết yếu,
không được khuyến khích tiêu dùng vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho những mục tiêu
công cộng, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
+  Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định và tăng cường
nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Thuế tiêu thụ đặc biệt mặc dù có diện thu hẹp nhưng lại có thuế suất cao hơn thuế suất của các
loại thuế gián thu khác, vì vậy, sổ tiền thu được từ thuế tiêu thụ đậc biệt chiếm tỉ trọng đáng kể
trong tổng thu ngân sách nhà nước. Theo các con số thống kê, ở nước ta, tỉ trọng số thu từ thuế
tiêu thụ đặc biệt lớn thứ tư trong tỉ trọng các số thu của từng sắc thuế hiện hành; số thu từ thuế
tiêu thụ đặc biệt chiếm từ 15 đến 18% trong tổng số thu từ thuế gián thu, chiếm từ 7 đến 10%
trong tổng thu thuế và phí. Tốc độ tăng tỉ trọng thu ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt trong tổng
thu ngân sách nhà nước từ thuế, phí và lệ phí qua các năm: 2003 là 6,39%, năm 2004 là 7,45%,
năm 2005 là 7,73%, năm 2006 là 7,46% và năm 2007 là 9,49%.
4. Vai trò thuế giá trị gia tăng
Một là: Thuế giá trị gia tăng tạo ra nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước;
Hai là: Thuế giá trị gia tăng giúp cho tổ chức và các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc
quản lý các loại thuế trực thu, bởi vì không mất nhiều thời gian đánh giá, phân tích tính hợp lý
của thuế;
Ba là: Với hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam bị đánh thuế giá trị
gia tăng tương đối cao, góp phần bảo hộ và thúc đẩy việc sản xuất trong nước cũng như kinh
doanh hàng nội địa;
Bốn là: Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu nên việc người tiêu dùng không trực tiếp nộp thuế
mà thông qua phương thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ sẽ tránh được thất thu tiền thuế nhưng
vẫn đảm bảo được sự tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính;
Năm là: Trong kế toán việc xuất hóa đơn, chứng từ liên quan đến thuế giá trị gia tăng làm nâng
cao công tác hạch toán, rõ ràng trong mua bán giữa các bên;
Sáu là: Việc đánh thuế giá trị gia tăng có tác dụng lớn trong vấn đề điều tiết thu nhập của cá
nhân, tổ chức khi mua sắm, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng;
Bảy là: Những mặt hàng đánh thuế giá trị giá tăng với mức thuế suất thấp tạo đòn bẩy để nhà sản
xuất tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa. Qua đó kích cầu mua sắm, thúc đẩy kinh tế
phát triển.
5. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp:

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành và sửa đổi đã khá nhiều lần và ngày càng làm
tốt vai trò là công cụ quản lý thị trường vĩ mô một cách hiệu quả, thống nhất áp dụng đối với mọi
thành phần kinh tế và mọi loại hình doanh nghiệp, cả đối tượng đầu tư nước ngoài và các doanh
nghiệp trong nước, tạo nên một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hơn trong điều kiện
nền kinh tế mới, tạo cho nền kinh tế đất nước nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và
thế giới. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp được thể hiện cụ thể:

Thứ nhất, đảm bảo nguồn thu ổn định cho Ngân sách nhà nước.

Thuế là nguồn thu chủ yếu cho Ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo trang trải cho các nhu cầu
chi tiêu của Nhà nước, do đó cũng giống như các loại thuế khác, vai trò đầu tiên của thuế thu
nhập doanh nghiệp là bảo đảm một nguồn thu ổn định và không nhỏ cho Ngân sách Nhà nước
thông qua việc ngày càng mở rộng đối tượng chịu thuế, có khả năng bao quát được hầu hết các
nguồn thu nhập phát sinh trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều loại
hình thu nhập phức tạp và tinh vi hơn trước.

Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng của nhà nước trong việc quản
lý ví mô nền kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh doanh.

Thông qua hệ thống ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần
định hướng cho các Nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước cần khuyến khích
đầu tư, từ đó thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế nhằm
đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
trong từng thời kỳ.

Thứ ba, thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện vai trò đặc trưng của thuế là đảm bảo công
bằng xã hội.

Là sắc thuế trực thu, thuế thu nhập doanh nghiệp có khả năng đảm bảo công bằng theo chiều
dọc: đối tượng nộp thuế có thu nhập chịu thuế cao thì nộp thuế nhiều, đối tượng nôp thuế có thu
nhập thấp thì nộp thuế ít. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn thì được giảm thuế, được chuyển lỗ
sang những năm sau…Thuế thu nhập doanh nghiệp có nhiều mức thuế suất ưu đãi khác nhau.
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh, thu nhập của một cá nhân hay tổ chức phụ thuộc
chủ yếu vào việc cung cấp các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, công nghệ…). Sự phân hóa giàu
nghèo là điều không thể tránh khỏi. Trong hoàn cảnh đó, thuế thu nhập sẽ là một biện pháp tốt để
rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các thành viên trong xã hội.

Thứ tư, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động của người nộp
thuế.

Nhìn vào số thuế thu nhập doanh nghiệp mà đơn vị phải nộp, so sánh đối với số thuế thu nhập
doanh nghiệp của các doanh nghiệp cùng ngành ở địa phương và trong cả nước có thể đánh giá
khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lãi
thì mới phát sinh số thuế phải nộp nhiều và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng lớn thì số
thuế thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp càng cao. Và nếu số thuế thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp tăng lên qua các năm thì chứng tỏ doanh nghiệp có mức tăng trưởng khá và ngược lại là
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang giảm sút. Như vậy thuế thuế thu nhập
doanh nghiệp là một công cụ đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị một cách khá
chính xác.

Thứ năm, thuế thuế thu nhập doanh nghiệp còn có vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thông qua chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế thuế thu nhập doanh nghiệp, nhà nước sẽ ưu tiên
cho ngành cần phát triển để chuyển dịch, thu hút nhà đầu tư từ ngành chưa cần phát triển, phục
vụ mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
6. Vai trò của pháp luật thuế đối với đất đai
Vai trò của pháp luật thuế đối với đất đai là những ảnh hưởng tích cực của mảng pháp luật này
tới hiệu quả của công tác quản lí của Nhà nước đối với hoạt động sử dụng đất cũng như đối với
thị trường giao dịch quyền sử dụng đất.
Từ giữa thập kỉ 90 của thế kỉ XX cho tới nay, Việt Nam có ba sắc thuế có liên quan đến đất đai
được ban hành dưới dạng pháp lệnh và luật (Pháp lệnh thuế nhà, đất, Luật thuế sử dụng đất nông
nghiệp và Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất). Cả ba sắc thuế đều đánh vào các hành vi có liên
quan tới đất, thể hiện vai trò quản lí của Nhà nước đối với đất đai mặc dù mỗi sắc thuế có những
đặc trưng riêng. Kể từ khi được ban hành, pháp luật thuế đối với đất đai đã phát huy được một số
tác động tích cực, hỗ trợ cho công tác quản lí đất đai.
Một là pháp luật thuế đối với đất đai là công cụ quan trọng giúp Nhà nước quản lí hoạt động sử
dụng đất, khuyến khích việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Vai trò này do pháp luật thuế sử
dụng đất nông nghiệp và pháp luật thuế nhà, đất đảm nhiệm.
Trong quá trình giám sát việc thực thi pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nước nắm
được quỹ đất nông nghiệp ttong thực tế, kiểm soát được sự biến động về số lượng diện tích đất
và chất lượng (hạng) đất một cách kịp thời, từ đó có biện pháp đối phó thích hợp để nâng cao
hiệu quả quản lí sử dụng đất. Bên cạnh đó, bằng việc áp dụng pháp luật thuế sử dụng đất nông
nghiệp, Nhà nước còn khuyến khích nông dân khai hoang, phục hoá, khai thác diện tích đất
trống, đồi trọc, đầm lầy, bãi biển vào sản xuất nông nghiệp.
Tương tự như vậy, thông qua công tác quản lí việc chấp hành pháp luật thuế nhà, đất, Nhà nước
nắm bắt được thực trạng sử dụng đất đai vào mục đích xây dựng nhà ở và công trình; phát hiện
kịp thời những trường hợp gian dối trong việc sử dụng quỹ đất đồng thời hạn chế việc chuyển đất
nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác.
Hai là pháp luật thuế đối với đất đai, trong hom một thập kỉ qua còn là công cụ giúp Nhà nước
quản lí một cách hữu hiệu thị trường giao dịch quyền sử dụng đất. Vai trò này thuộc về pháp luật
thuế chuyển quyền sử dụng đất. Chính trong quá ưình áp dụng pháp luật thuế chuyển quyền sử
dụng đất và quá trình giắm sát việc thực thi pháp luật thuế chuyển quyền sử dụng đất, Nhà nước
có thể phát hiện những vấn đề mới nảy sinh từ đó kịp thời sửa đổi mảng pháp luật thuế này thích
ứng với những đòi hỏi của thực tiễn. Đây là việc làm cần thiết nhằm giảm thiểu tình trạng đầu cơ
đất đai, gây nên những bất hợp lí trong quan hệ cung - cầu trên thị trường giao dịch quyền sử
dụng đất, thị trường giao dịch một loại tài sản đật biệt. Kể từ ngày 01/01/2009, vai trò này của
thuế đối vói đất đai đã được chuyển giao cho sắc thuế đánh vào thu nhập cá nhân. Tuy nhhiên,
không thể phủ nhận vai trò nói trên của thuế chuyển quyền sử dụng đất trong suốt mười lăm năm
vừa qua.
Ba là pháp luật thuế đối với đất đai góp phần đảm bảo sự động viên công bằng giữa các tầng lớp
dân cư cố sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc để ở. Cách xác định số thuế phải
nộp căn cứ vào diện tích đất, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilogram thóc trên một đơn vị
diện tích (đối với đất nông nghiệp) hoặc mức thuế căn cứ vào loại đất (đối với thuế nhà đất) đã
phần nào đảm bào chủ sử dụng nhiều đất sẽ phải nộp thuế nhiều hơn chủ sử dụng ít đất nếu hai
mảnh đất đó thuộc cùng một hạng; chủ sử dụng đất hạng tốt (hạng 1; 2) sẽ phải nộp nhiều thuế
hơn chủ sử dụng đất hạng xấu (hạng 5; 6) nếu hai mảnh đất đó có cùng diện tích; chủ sử dụng đất
ở khu vực đô thị sẽ phải nộp thuế cao hơn chủ sử dụng đất có cùng diện tích đất và cùng hạng đất
nhưng mảnh đất đó ở nông thôn...
Bổn là pháp luật thuế đối với đất đai đã tạo nguồn thu thường xuyên, ổn định cho ngân sách địa
phương, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lí và điều tiết kinh tế ở địa phương. Ở Việt Nam, đã có
giai đoạn, thu từ thuế đối với đất đai đáp ứng được hầu hết nhu cầu chi tiêu của chính quyền cấp
huyện và cấp xã.
7. Vai trò của thuế tài nguyên
+ Tạo nguồn thu ngân sách cho nhà nước
Bất kỳ loại thuế nào khi được sinh ra đều mang trong mình vai trò bất di bất dịch là tạo nguồn
thu cho giai cấp cầm quyền, nhà nước ta cũng nằm trong diện đó
+ Bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên
Khi một sắc thuế được ban hành để tác động lên các đối tượng chịu thuế thì thuế này làm cho giá
trị của mặt hàng chịu thuế tăng lên. Khi mặt hàng tăng giá trị làm cho việc sử dụng các tài
nguyên này bị hạn chế đi

+ Phân phối lại thu nhập của người dân


Những mặt hàng giá cao thì chỉ có những người giàu mới có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Còn
người nghèo thì ít tiêu dùng hơn. Một phần thuế đi vào ngân sách nhà nước. Phần thuế này đóng
góp vào việc xây dựng các công trình công cộng, nâng cao đời sống xã hội.

8. Vai trò của thuế bảo vệ môi trường


Thuế bảo vệ môi trường được coi là một trong những công cụ kinh tế mang lại hiệu quả cao;
trong quản lý và bảo vệ môi trường. Thuế bảo vệ môi trường được xây dựng trên nguyên tắc
người nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm; thì phải nộp thuế. 

Phí môi trường được tính dựa vào lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường; mức tiêu thụ nguyên
nhiên liệu gây ô nhiễm, tổng doanh thu; hoặc tổng sản lượng hàng hóa, lợi nhuận của doanh
nghiệp. Trước khi có thuế bảo vệ môi trường, giá bán hàng hóa, dịch vụ; chưa bao gồm đầy đủ
chi phí xã hội; dễ dàng tạo kẽ hở để các cá nhân và doanh nghiệp trục lợi. Với nguyên tắc thuế
bảo vệ môi trường buộc các chủ thể gây ô nhiễm; và các liên đới phải chịu trách nhiệm; về chi
phí do hoạt động gây ô nhiễm của họ bằng cách đưa chi phí ngoại ứng vào giá.

Thuế bảo vệ môi trường làm tăng giá sản phẩm, hàng hóa. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu
lợi nhuận, buộc doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức đối với môi trường; góp phần hạn chế sản
xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm
thay thế; hoặc hạn chế tiêu dùng một số sản phẩm nhất định.

Ngoài thuế bảo vệ môi trường, tùy vào các mục đích khác nhau; mà Nhà nước sẽ kết hợp với các
loại thuế khác nhau; nhằm đạt được mục đích cao nhất trong việc bảo vệ môi trường.

Ví dụ:  Để hạn chế một số hoạt động kinh doanh sản xuất ảnh hưởng lớn đến môi trường, Nhà
nước có thể áp thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao; nhằm hạn chế việc sản xuất, kinh doanh
và tiêu dùng các loại hàng hóa này. Hoặc Chính phủ thể hiện vai trò điều tiết của mình bằng
công cụ thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông qua những ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp;  Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ môi trường bằng cách
áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại; nhằm giảm thiểu các chất gây ô nhiễm thải ra môi
trường; hỗ trợ doanh nghiệp về mặt tài chính trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

Một công cụ điều chỉnh quan trọng khác là thuế tài nguyên; nhắm đến đối tượng là các tổ chức,
cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản. Các hoạt động như khai thác khoáng sản,
kim loại; và không kim loại, dầu mỏ, … đều bị xem xét đánh thuế nhằm hạn chế các tổn thất tài
nguyên; trong quá trình khai thác và sử dụng. Đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước;
cũng như điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc sử dụng tài nguyên.
Việc đánh thuế vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường; giúp giảm đi những hành vi không tốt
đối với môi trường. Đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội.

You might also like