You are on page 1of 23

ĐỀ CƯƠNG

BÀN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG


1. Khái niệm
Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu, được tính trên phần giá trị tăng
thêm của HHDV phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được
thu ở khâu tiêu thụ HHDV.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có tên viết tắt là VAT từ cụm từ tiếng Anh Value Added
Tax: thuế giá trị gia tăng. Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước
đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954. Khai sinh từ
nước Pháp, thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay,
các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số
quốc gia Châu á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế GTGT. Tính đến
nay đã có khoảng 130 quốc gia áp dụng thuế GTGT.

2. Đặc điểm của Thuế giá trị gia tăng


Thuế GTGT là một loại thuế độc lập và có những đặc điểm sau:
2.1. Thuế GTGT là loại thuế gián thu
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hoá, dịch vụ. Thuế GTGT còn được phát sinh đến khâu cuối cùng là tiêu dùng.
Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế.
2.2. Thuế GTGT là loại thuế có đối tượng chịu thuế lớn

Hầu hết mọi đối tượng trong xã hội sẽ phải chịu thuế GTGT. Việc đánh thuế trên phạm
vi lãnh thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế. Đồng thời thể hiện thái
độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội. Đối với trường hợp cần
khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước
sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.

2.3. Thuế GTGT là loại thuế chỉ tính trên phần trăm giá trị tăng thêm của hàng
hoá dịch vụ
1
Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế GTGT với những loại thuế gián thu khác.
Thuế GTGT ở tất cả các khâu. Từ quá trình sản xuất đến quá trình lưu thông hàng hóa
và cả quá trình tiêu dùng. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải
đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

2.4. Số thuế phải nộp phụ thuộc vào giai đoạn đánh thuế

Như đã nói ở trên, thuế GTGT đánh ở tất cả các khâu, các giai đoạn. Từ khâu sản xuất
đến khâu tiêu dùng. Ở mỗi giai đoạn có số thuế GTGT khác nhau. Từ khâu sản xuất
đến khâu lưu thông, số thuế giá trị gia tăng là một con số. Từ khâu lưu thông đến khâu
tiêu dùng thì số thuế giá trị gia tăng đã khác. Tổng số thuế nộp ở các khâu chính là số
thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ. Và người tiêu dùng sẽ mua và
phải gánh chịu.

3. Vai trò của Thuế giá trị gia tăng


Luật thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp
thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm qua
mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm,
hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua
các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với
phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động
tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với tính ưu điểm của thuế giá trị gia tăng
là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm cuả các sản phẩm ở từng khâu
sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô
hình thuế doanh thu. Nếu như không có các sự kiện biến động về tài chính, tiền tệ, sản
xuất và lưu thông giảm suất, yếu kém, kinh tế suy thoái và các nguyên nhân khác tác
động thì việc áp dụng thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu sẽ không ảnh hưởng
gì đến giá cả các sản phẩm tiêu dùng, mà trái lại giá cả càng hợp lý hơn, chính xác hơn
vì tránh được thuế chồng lên thuế.

Theo nghiên cứu và thống kê cuả ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF) thì phần lớn các nước trong đó có cả Việt Nam sau khi áp dụng thuế giá trị gia

2
tăng, giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều không thay đổi hay chỉ thay đổi một tỷ lệ
không đáng kể và mức sản xuất cuả các doanh nghiệp, mức tiêu dùng cuả dân chúng
không sút giảm, hay chỉ suất giảm một tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các trường
hợp tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng trong định kỳ điều
chỉnh. Như vậy ta có thể kết luận rằng thuế giá trị gia tăng không phải là một nhân tố
gây ra lạm phát, gây khó khăn trở ngại cho việc phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá
mà trái lại, việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đã góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu
thông hàng hoá, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu.

Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với
nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý cuả nhà nước, do đó thuế giá trị gia tăng có vai trò rất quan trọng và được
thể hiện như sau:

- Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ
chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, nên tạo
được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước.

- Thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ nên không phải đi sâu xem xét, phân
tích về tính hợp lý, hợp lệ cuả các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu
tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.

- Ðối với hàng xuất khẩu không những không nộp thuế giá trị gia tăng mà còn được
khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào nên có tác dụng giảm chi
phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có
thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.

- Thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập
khẩu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc khấu trừ
thuế giá trị gia tăng được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã thúc đẩy người
mua phải đòi hỏi người bán xuất hoá đơn, ghi doanh thu đúng với hoạt động mua bán;
khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế. ở
3
khâu bán lẻ thường xảy ra trốn lậu thuế. Người tiêu dùng không cần đòi hỏi hoá đơn, vì
đối với họ không còn xảy ra việc khấu trừ thuế. Tuy vậy, ở khâu bán lẻ cuối cùng, giá
trị tăng thêm thường không lớn, số thuế thu ở khâu này không nhiều.

- Thuế giá trị gia tăng thường có ít thuế suất, bảo đảm sự đơn giản, rõ ràng. Với ít thuế
suất, loại thuế này mang tính trung lập, vì về cơ bản không can thiệp sâu vào mục tiêu
khuyến khính hay hạn chế sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tiêu dùng, theo ngành nghề cụ
thể; không gây phức tạp trong việc xem xét từng mặt hàng, ngành nghề có thuế suất
chênh lệch nhau nhiều.

- Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cuả người nộp thuế.
Thông thường, trong chế độ kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, cơ quan thuế tạo điều
kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tính thuế, kê khai và nộp thuế. Từ đó, tạo tâm lý
và cơ sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải hiệp thương, thoả thuận về mức
doanh thu, mức thuế với cơ quan thuế. Việc kiểm tra thuế giá trị gia tăng cũng có mặt
thuận lợi vì đã buộc người mua, người bán phải nộp và lưu giữ chứng từ, hoá đơn đầy
đủ nên việc thu thuế tương đối sát với hoạt động kinh doanh từ đó tập trung được
nguồn thu thuế giá trị gia tăng vào ngân sách nhà nước ngay từ khâu sản xuất và thu
thuế ở khâu sau còn kiểm tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế
thất thu về thuế.

- Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá
đơn chứng từ; việc tính tuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế
góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn,
chứng từ.

- Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện đại hoá,
chuyên môn hoá sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá
thành sản phẩm.

- Thuế giá trị gia tăng được ban hành gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số loại
thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu...góp phần làm cho hệ thống
4
chính sách thuế cuả Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát
triển cuả nền kinh tế thị trường, tương đồng với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế
giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam.

Nhìn chung trong các loại thuế gián thu, thuế giá trị gia tăng được coi là phương pháp
thu tiên bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn cuả chính
sách thuế, như tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đơn giản, trung
lập...Tuy nhiên, trong thời gian đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng đã phát sinh một số
khó khăn, vướng mắc và Nhà nước ta đã từng bước tháo gỡ những khó khăn đó trong
quá trình thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng.

4. Cơ chế hoạt động của Thuế GTGT


Cơ sở của thuế giá trị gia tăng chính là phần giá trị tăng thêm cuả sản phẩm do cơ sở
sản xuất, kinh doanh mới sáng tạo ra chưa bị đánh thuế. Nói cách khác, cơ sở cuả thuế
giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ. Do đó cơ chế hoạt động cuả thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

- Một trong những nguyên tắc cơ bản cuả thuế giá trị gia tăng là sản phẩm, hàng hoá dù
qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, đều chịu thuế như nhau.

- Thuế giá trị gia tăng có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ có người bán hàng
(hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế giá trị gia tăng trên toàn bộ doanh thu bán hàng
(hoặc cung ứng dịch vụ). Còn người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối
với hàng hoá (hoặc dịch vụ) đó, chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. Nói cách
khác, thuế giá trị gia tăng là loại thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ, trong quá
trình sản xuất, lưu thông hàng hoá (hoặc dịch vụ) từ khâu đầu tiên đến người tiêu dùng,
khi khép kín một chu kỳ kinh tế. Ðến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp
dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán
hàng hoá hoặc giá dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.

5
- Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi kết qủa sản xuất, kinh doanh của đối
tượng nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được
cộng thêm vào giá bán của đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

- Thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng chiụ nhưng không phải do người tiêu dùng
trực tiếp nộp mà là do người bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) nộp thay vào kho bạc, do
trong giá bán hàng hoá (hoặc trong dịch vụ) có cả thuế giá trị gia tăng. Vì qua từng
công đoạn, thuế giá trị gia tăng đã được người bán đưa vào giá hàng hoá, dịch vu,ỷ cho
nên thuế này được chuyển toàn bộ cho người mua hàng hoá hoặc sử dụng dịch vụ cuối
cùng chịu.

Ðể áp dụng thuế giá trị gia tăng cho đúng đắn, công bằng, có hiệu quả, đáp ứng được
chủ trương " góp phần thúc đẩy sản xuất, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân,
động viên một phần thu nhập cuả người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước", cần phải
giải quyết trước hết một số vấn đề sau:

- Các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lớn và vừa
phải thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ hợp lệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
kiểm tra, xác định doanh thu tính thuế và khấu trừ thuế đối với từng cơ sở kinh doanh.

- Công tác kế toán doanh nghiệp, nhất là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm phải được hướng dẫn thực hiện thật tốt, đảm bảo được giá thành sản phẩm phản
ảnh trung thực các chi phí thực tế phát sinh đã cấu tạo ra sản phẩm lưu thông trên thị
trường đến tay người tiêu dùng. Hệ thống bán lẽ (các cửa hàng, cửa hiệu, các siêu thị)
cũng được hướng dẫn chế độ sổ sách kế toán hợp lệ, thực hiện nghiêm chỉnh và được
kiểm tra chặt chẽ. Chỉ số giá cả lên xuống từng thời kỳ phải được quy định rõ để tiến
hành điều chỉnh giá bán lẽ, đảm bảo giá trị tăng thêm hợp lý.

- Trình độ cán bộ quản lý thu thuế phải được nâng cao về chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ
kế toán, thông thạo về chế độ quản lý, tính thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia
tăng. Hơn nữa, khi áp dụng thuế giá trị gia tăng thì vai trò cuả người thu thuế đồng thời
cũng là người trả thuế (thoái thu) và vai trò cuả người nộp thuế cũng là người thu thuế
(được cơ quan thuế khấu trừ hoặc hoàn lại). Người thu thuế phải có khả năng tính được
6
mức thuế phải thu, mức thuế khấu trừ cho đúng, đũ, kịp thời. Về khả năng thì có thể
đào tạo được, nhưng vấn đề quan trọng nhất là người thu thuế nếu kém phẩm chất sẽ có
điều kiện để tiêu cực, đó là việc tính mức khấu trừ, mức thoái thu cao hơn mức chính
xác, làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước hoặc khấu trừ không đủ, hoàn thuế chậm trễ
làm thiệt hại cho các chủ thể đã chịu thuế trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Ðối với
người nộp thuế, tất nhiên ngoài khả năng tính toán đầy đủ số thuế mình còn phải nộp
sau khi được khấu trừ, còn phải có đầy đủ phẩm chất cuả một nhà kinh doanh lương
thiện xem việc nộp thuế đầy đủ, kịp thời là một nghĩa vụ hợp lý và công bằng.

- Mở rộng diện thanh toán mua bán hàng hoá thông qua các tài khoản ngân hàng, tạo
điều kiện cho việc xác định doanh thu bán hàng, làm căn cứ cho việc tính thuế được
chính xác.

- ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành các luật thuế cuả các doanh nghiệp từng bước
được nâng lên, gắn liền với việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thuế.

- Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và đưa dần việc thực hiện pháp luật vào nề
nếp, kỷ cương, cả trong nhận thức tư tưởng và trong hành động thực tế.

5. Đối tượng chịu thuế GTGT


5.1. Định nghĩa

Ðối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là các loại hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo
quy định cuả Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.

5.2. Đối tượng không chịu thuế GTGT

Ðối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm:

- Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm trồng rừng), chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ
sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thuờng cuả các cá
nhân, tổ chức tự sản xuất và bán ra. Sơ chế thông thường là việc sơ chế gắn với quá

7
trình sản xuất ra sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản mà các loại sản
phẩm này qua sơ chế chưa trở thành loại sản phẩm, hàng hoá khác.

Ví dụ: Phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt các sản phẩm nông nghiệp; ướp đá, ướp muối,
phơi khô cá, tôm và cá, sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản khác.

- Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt.

Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế giá trị gia
tăng ở khâu sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất.

- Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.

- Hoạt động cho vay vốn cuả các tổ chức tín dụng, Ngân hàng, quỹ đầu tư và chuyển
nhượng vốn theo quy định cuả pháp luật.

- Bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm học sinh; bảo hiểm vật nuôi, cây trồng và các loại bảo
hiểm khôngnhằm mục đích kinh doanh.

- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng dịch bệnh, điều dưỡng sức khoẽ cho người và
dịch vụ thú y.

- Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục thể thao mang tính phong trào, quần chúng,
tổ chức luyện tập, không thu tiền hoặc có thu tiền nhưng không nhằm mục đích kinh
doanh.

- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: ca muá, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn
nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn ngệ thuật.

- Sản xuất phim các loại.

- Hoạt động phát hành và chiếu phim: đối với phim nhựa không phân biệt chủ đề loại
phim, đối với phim vi-đi-ô chỉ là phim tài liệu, phóng sự, khoa học.

- Dạy học, dạy nghề bao gồm dạy văn hoá, ngoại ngữ, tin học và dạy các nghề khác.

8
- Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà
nước.

- In, xuất bản và phát hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo
khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số; tranh, ảnh,
áp phích tuyên truyền, cổ động; in tiền.

- Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước thành phố và khu dân cư; duy trì
vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ
tang lễ.

- Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hoá, nghệ thuật, công trình phục vụ
công cộng, cơ sở hạ tầng nhà tình nghiã bằng nguồn vốn đóng góp cuả nhân dân và vốn
viện trợ nhân đạo, kể cả trường hợp được nhà nước cấp hỗ trợ một phần vốn không quá
30% tổng số vốn thực thi cho công trình.

- Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân
trong nội thành, nội thị, trong các khu công nghiệp hoặc giữa các thành thị với các khu
công nghiệp lân cận theo giá vé thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quy định.

- Ðiều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản cuả nhà nước,
do ngân sách nhà nước cấp phát kinh phí để thực hiện.

- Tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; nước sạch do các nhân tự khai thác để
phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

- Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do bộ Tài chính cùng Bộ
Quốc phòng, Bộ nội vụ xác định cụ thể. Ðối với vũ khí, khí tài được mua, sản xuất
bằng nguồn vốn ngân sách, việc không tính thuế phải được xác định cụ thể trong dự
toán ngân sách.

- Hàng hoá miễn thuế ở các cửa hàng bán miễn thuế tại các sân bay, bến cảng, nhà ga
quốc tế và các cửa khẩu biên giới.

- Hàng hoá, dịch vụ cuả các cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp
hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước. Thu nhập
9
được xáx định bằng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trừ chi phí hợp lý cuả hoạt
động kinh doanh đó.

- Các công trình đầu tư bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ
không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị
gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ ở khâu không chịu thuế giá trị gia tăng.

Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế là đối
tượng nộp thuế giá trị gia tăng.

5.3. Đối tượng chịu thuế GTGT

- Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: bao gồm

- Doanh nghiệp nhà nước,

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh
doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam
không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp tư nhân

- Công ty trách nhiệm hữu hạn

- Công ty cổ phần.

- Hợp tác xã

- Tổ hợp tác

- Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác.

10
- Cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ: Bao gồm những người có kinh doanh
độc lập, hộ gia đình, cá nhân hợp tác với nhau để cùng sản xuất kinh doanh nhưng
không hình thành pháp nhân kinh doanh.

CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN THUẾ GTGT


1. Nguyên tắc chung
- Cơ sở kinh doanh phải tổ chức kế toán thuế GTGT theo quy định của chế độ kế toán
hiện hành và quy định tại Thông tư 100/1998/TT-BTC.

- Cơ sở kinh doanh thực hiện Luật thuế GTGT, doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt
động tài chính, bất thường và giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào
được kế toán theo quy định dưới đây:

a. Doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, bất thường:

- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thuế:

+ Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch
vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)
mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

+ Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (chưa có thuế GTGT).

- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
trên GTGT, và đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:

+ Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch
vụ, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh
được hưởng (Tổng giá thanh toán - bao gồm cả thuế).

+ Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (tổng giá thanh toán).

b. Giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào:

11
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thuế, giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là giá mua thực tế không
có thuế GTGT đầu vào.

- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, giá trị vật tư,
hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế
GTGT đầu vào).

3. Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT phải kế toán chính xác, trung
thực các chỉ tiêu:

- Thuế GTGT đầu ra phát sinh;

- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ;

- Thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp;

- Thuế GTGT được hoàn lại;

- Thuế GTGT được giảm.

2. Hoá đơn chứng từ


Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ theo quy định hiện hành
của Bộ Tài chính. Dưới đây là một số hoá đơn, chứng từ có liên quan đến kế toán thuế
GTGT:

2.1. Hoá đơn giá trị gia tăng

Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng "Hoá đơn GTGT" do Bộ Tài chính phát hành
(trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá có thuế GTGT). Khi lập
hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy
định và ghi rõ:

- Giá bán (chưa có thuế GTGT);

12
- Các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có);

- Thuế GTGT;

- Tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT).

2.2. Hoá đơn bán hàng

Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi
bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng "Hoá đơn bán hàng" do Bộ Tài chính phát hành.
Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu
tố quy định và ghi rõ:

- Giá bán;

- Các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có);

- Tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT).

2.3. Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù

- Các cơ sở kinh doanh sử dụng hoá đơn, chứng từ khác với mẫu quy định chung (kể cả
hoá đơn tự phát hành) phải đăng ký với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) và chỉ được sử
dụng sau khi được chấp thuận bằng văn bản. Hoá đơn tự in phải đảm bảo phản ánh đầy
đủ các nội dung thông tin theo quy định của hoá đơn, chứng từ (hoá đơn GTGT, hoá
đơn bán hàng).

- Các chứng từ đặc thù như tem bưu điện, vé máy bay, vé xổ số, giá ghi trên vé là giá
đã có thuế GTGT.

2.4. Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ

Trường hợp cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho người
tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng thì khi bán
hàng phải lập "Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ" theo Mẫu số 05/GTGT ban hành kèm
theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn thi

13
hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng".

2.5. Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản
xuất

Cơ sở sản xuất, chế biến mua hàng hoá là các mặt hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản
chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn theo chế độ
quy định thì người mua phải lập "Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản
của người trực tiếp sản xuất" theo Mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số
89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính.

3. Tài khoản kế toán

Để kế toán thuế GTGT, bổ sung vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo các chế
độ kế toán hiện hành Tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" và đổi tên, nội dung
Tài khoản 3331 theo quy định dưới đây:

Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và
còn được khấu trừ.

a. Hạch toán Tài khoản 133 theo các quy định sau

- Tài khoản 133 chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối
tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc
diện chịu thuế GTGT.

- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải
hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được
khấu trừ.

Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán
vào Tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo

14
tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế GTGT
đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng bán ra trong kỳ.

Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng
bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn
hàng bán ra của kỳ kế toán sau.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoặc dùng vào hoạt động văn hoá, phúc
lợi mà được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, thì số thuế GTGT đầu vào không
được khấu trừ và không hạch toán và Tài khoản 133. Số thuế GTGT đầu vào không
được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua
vào.

- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù (như
tem bưu điện, vé cước vận tải,...) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở
kinh doanh được căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định giá
không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo phương pháp tính được quy
định tại Điểm 10, Mục I, Phần B Thông tư số 89/1998/BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài
chính.

- Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thuỷ sản
chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn, căn cứ vào
Bảng kê thu mua hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản tính ra số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ theo tỷ lệ (%) tính trên giá trị hàng hoá mua vào theo quy định trong chế
độ thuế GTGT.

- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định
thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn
số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu

15
ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau
hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định.

b. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 133

Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Bên Có: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;

- Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.

Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được
hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.

Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ

Tài khoản 1331 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng
hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

+ Tài khoản 1332 - thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định

Tài khoản 1332 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm
tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

4. Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng

Có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ và phương pháp
tính trực tiếp.

4.1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng:

Đứng từ vị trí của doanh nghiệp, họ cũng có nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu hoặc sử
dụng các dịch vụ trong quá trình sản xuất nên phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu vào, là

16
khoản thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp trả cho nhà cung cấp nguyên vật liệu. Khi
doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu này để sản xuất ra hàng hóa hoặc cung cấp dịch
vụ cho người tiêu dùng thì khoản thuế giá trị gia tăng nằm trong giá bán mà người tiêu
dùng chi trả là thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ

Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa
đơn GTGT

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT
mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.

Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng
từ theo quy định pháp luật có doanh thu hàng năm từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc
tự nguyện áp dụng.

4.2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:

Số thuế GTGT phải nộp bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT: Áp dụng
với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

Số thuế GTGT phải nộp bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu: Áp dụng với doanh nghiệp
có doanh thu dưới 1 tỷ đồng (nếu không tự nguyện đăng ký sử dụng phương pháp khấu
trừ thuế) hoặc không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN


THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1. Những bất cập của kế toán nghiệp vụ hoàn thuế giá trị gia tăng

Thời gian qua, để giúp DN hoạt động ổn định sản xuất kinh doanh, Chính phủ đã điều
tiết kinh tế vĩ mô thông qua công cụ thuế. Theo đó, Nhà nước đã ban hành quy định cụ
thể về ưu đãi, miễn, giảm, giãn nộp thuế, trong đó có việc hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên,

17
việc kế toán ghi nhận nghiệp vụ hoàn thuế GTGT trong chế độ kế toán Việt Nam còn
một số bất cập.

Theo đó, quy trình nghiệp vụ hoàn thuế GTGT, từ khi DN lập bộ hồ sơ đề nghị hoàn
thuế đến khi nhận được tiền hoàn thuế phải qua ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn phải hoàn
chỉnh một số thủ tục (hồ sơ) và sử dụng các hồ sơ này như là một bộ chứng từ kế toán
ghi nhận một nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh vì sau mỗi thủ tục hoàn thành, tính chất
của số thuế GTGT đã thay đổi ý nghĩa. Cụ thể:

Thứ nhất, sau khi khấu trừ thuế GTGT đầu vào với thuế GTGT đầu ra còn dư: Nếu DN
chưa đề nghị hoàn thuế (giai đoạn 1 chưa phát sinh) thì số thuế GTGT đầu vào này vẫn
“còn được khấu trừ, hay hoàn lại”. Đến kỳ kế toán sau, DN tiếp tục được sử dụng để
khấu trừ với thuế GTGT đầu ra phát sinh hay đề nghị hoàn (Luật Thuế GTGT, 2016).

Thứ hai, trường hợp DN đã nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT đến cơ quan Thuế (giai
đoạn 1 đã phát sinh) thì tính chất của số thuế này hoàn toàn khác so với khi chưa nộp
hồ sơ đề nghị hoàn. Khi đã nộp hồ sơ đề nghị hoàn cho dù DN chưa nhận được quyết
định xử lý của cơ quan Thuế hay chưa nhận được tiền hoàn thuế thì số thuế đó cũng
không được sử dụng để khấu trừ, hay đề nghị hoàn tiếp ở những kỳ sau.

Như vậy, số thuế sau khi đã đề nghị hoàn phải treo lại chờ cơ quan Thuế ra quyết định
giải quyết mới tiếp tục xử lý. Sau khi nhận quyết định “được hoàn” hoặc “không được
hoàn” của cơ quan Thuế thì DN mới được hạch toán số thuế này. Khi đó, phần không
được hoàn thì hạch toán vào chi phí, phần được hoàn thì chờ đến khi DN nhận được
tiền mới hạch toán (giai đoạn 3).

Theo hướng dẫn của chế độ kế toán hiện hành và thực tế tại các DN, trong quy trình
hạch toán này, tồn tại 2 bất hợp lý:

Một là, khi DN nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT cho cơ quan Thuế nếu không định
khoản thì trên Tài khoản 133(1331, 1332) còn tồn tại gộp cả “thuế GTGT còn được
khấu trừ, được hoàn lại” và “thuế GTGT đã đề nghị hoàn không còn được khấu trừ hay
được hoàn lại”. Thực tế này, dễ dẫn đến nhầm lẫn cho kế toán viên khi lập tờ khai thuế
GTGT hoặc khi thực hiện khấu trừ thuế và đề nghị hoàn thuế ở những kỳ sau.
18
Về mối quan hệ quản lý, theo dõi số thuế đã đề nghị hoàn này cũng chuyển từ việc
quản lý của “nội bộ DN” sang “DN - cơ quan Thuế”. Có nghĩa là, thay vì DN chỉ phải
theo dõi số thuế này trong nội bộ DN nhưng khi đã nộp hồ sơ đề nghị hoàn thì DN thì
phải theo dõi, đối chiếu với cơ quan Thuế bằng hồ sơ chứ không bằng tài khoản.

Hai là, khi DN nhận được quyết định xử lý của cơ quan thuế (trường hợp được hoàn)
thì tính chất của số thuế được hoàn này đã thay đổi từ “số thuế GTGT đã đề nghị hoàn”
thành “số thuế GTGT đã được hoàn nhưng chưa nhận được tiền”.

Xét về mối quan hệ quản lý, theo dõi của số thuế đã được hoàn nhưng chưa nhận được
tiền này cũng chuyển từ mối quan hệ “DN - Cơ quan Thuế” sang “DN - Kho bạc Nhà
nước”. Nghĩa là thay vì DN quản lý, theo dõi, đối chiếu số thuế này với cơ quan Thuế,
thì chuyển sang quản lý, theo dõi và đối chiếu với Kho bạc Nhà nước.

Tuy nhiên, cả hai trường hợp trên, nếu DN không định khoản thì coi như kế toán đã bỏ
sót chứng từ kế toán. Để giải quyết bất hợp lý này, DN phải coi “Bộ chứng từ xác nhận
số thuế GTGT đề nghị hoàn” đã nộp cho cơ quan Thuế và “Quyết định xử lý về số thuế
đã đề nghị hoàn” của cơ quan Thuế là các chứng từ kế toán ghi nhận một nghiệp vụ
kinh tế, tài chính đã phát sinh của DN. Và đương nhiên DN phải sử dụng để hạch toán
và ghi sổ kế toán liên quan.

2. Giải pháp hoàn thiện kế toán nghiệp vụ hoàn thuế giá trị gia tăng

Nhằm nâng cao chất lượng cung cấp thông tin kế toán trong công tác kế toán nói chung
và khả năng ứng dụng của mô hình kế toán excel nói riêng dành cho các DN nhỏ và
vừa Việt Nam, qua đó góp phần hoàn thiện kế toán hoàn thuế GTGT, tác giả đề xuất
mở thêm hai tài khoản chi tiết cho tài khoản 133 - “Thuế GTGT được khấu trừ” như
sau:

Thứ nhất, Tài khoản 1334 “Thuế GTGT đề nghị hoàn”. Theo đó, tài khoản này sử dụng
để theo dõi số thuế GTGT đã đề nghị hoàn, cụ thể: Bên nợ: Phản ánh số thuế GTGT đã
đề nghị hoàn; Bên có: Phản ánh số thuế GTGT đã nhận được quyết định được hoàn và
không được hoàn phải tính vào chi phí; Số dư cuối kỳ: Phản ánh số thuế đã đề nghị
hoàn nhưng chưa nhận được quyết định xử lý của cơ quan Thuế.
19
Thứ hai, Tài khoản 1335 “Thuế GTGT được hoàn phải thu”. Theo đó, tài khoản này sử
dụng để theo dõi thuế GTGT đã nhận được quyết định được hoàn nhưng chưa nhận
được tiền hoàn, cụ thể: Bên nợ: Phản ánh số thuế GTGT được hoàn theo quyết định;
Bên có: Phản ánh số thuế GTGT đã nhận được tiền hoàn; Số dư cuối kỳ: Phản ánh số
thuế được hoàn nhưng chưa nhận được tiền.

Định khoản:

1. Trường hợp mua hàng trong nước:

1a. Căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ giao nhận, phiếu nhập hàng xác nhận giá trị hàng
mua, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 213,…

Có TK 112, 331

1b. Căn cứ vào thuế GTGT của hàng mua, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 133 (1331, 1332)

Có TK 112, 331

2. Trường hợp mua hàng nhập khẩu:

2a. Căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ giao nhận, phiếu nhập hàng xác nhận giá trị hàng
nhập, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 213,…

Có TK 112, 331

2b. Căn cứ vào thuế nhập khẩu, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 213,…

Có 333 (3333 chi tiết thuế nhập khẩu)

2c. Đồng thời thuế GTGT của hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 133 (1331, 1332)


20
Có TK 333 (33312-Thuế GTGT hàng nhập khẩu.)

3. Khi nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu vào ngân sách, ghi:

Nợ 333 (33312-Thuế GTGT hàng nhập khẩu)

Có 111, 112

4. Thuế GTGT của hàng mua trả lại, giảm giá, ghi:

Nợ 111, 112, 331

Có 133 (1331, 1332)

5. Thuế GTGT không được khấu trừ, tính vào chi phí, ghi:

Nợ 154, 632, 242

Có 133 (1331, 1332)

6. Khấu trừ với thuế GTGT đầu ra, ghi:

Nợ 333 (33311-Thuế GTGT đầu ra phải nộp)

Có 133(1331, 1332)

7. DN lập bộ hồ sơ xác định số thuế GTGT đề nghị hòan và nộp cho cơ quan thuế: Kế
toán chuyển số thuế đề nghị hoàn từ tài khoản 1331, 1332 sang tài khỏan 1334, ghi:

Nợ 1334 “Thuế GTGT đề nghị hòan”

Có 1331, 1332

8. Khi nhận được thông báo hồ sơ hoàn thuế của cơ quan thế, căn cứ thông báo:

8a. Phần không được hòan phải tính vào chi phí hoạt động, ghi:

Nợ 154, 632, 242, 641, ...

Có 1334 “Thuế GTGT đề nghị hoàn”

8b. Phần được hòan chuyển thành khỏan thuế GTGT được hoàn phải thu, ghi:

21
Nợ 1335 “thuế GTGT được hoàn phải thu”

Có 1334 “Thuế GTGT đề nghị hòan”

9. Khi nhận được tiền hoàn thuế, căn cứ giấy báo có của ngân hàng hoặc chứng từ thu
tiền mặt, ghi:

Nợ 111, 112

Có 1335 “Thuế GTGT được hoàn phải thu”

Như vậy, việc mở thêm hai tài khoản chi tiết 1334 và 1335 vẫn đảm bảo các nguyên tắc
của kế toán, cụ thể:

- Thứ nhất, về bản chất vì tài khoản 1334 và tài khoản 1335 đều là tài khoản chi tiết
của tài khoản 133 nên vẫn phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại.

- Thứ hai, việc mở hai tài khoản chi tiết 1334, 1335 đã phản ánh đúng ý nghĩa của từng
khoản thuế ở từng thời điểm sau khi hoàn thành mỗi giai đoạn của quy trình hoàn thuế
GTGT.

Trong khi đó, việc hạch toán theo đề xuất ở trên giúp phân định được các khoản: Thuế
GTGT được khấu trừ, được hoàn lại; Thuế GTGT đã đề nghị hoàn không còn được
khầu trừ hay đề nghị hoàn ở kỳ tiếp theo; Thuế GTGT được hoàn nhưng chưa nhận
được tiền hoàn. Đồng thời, giúp cho công tác lập báo cáo thuế GTGT không bị nhầm
lẫn giữa các khoản thuế GTGT với nhau.

Khi DN sử dụng các giải pháp này để hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh liên quan đến hoàn thuế GTGT sẽ giúp công tác kế toán của DN dễ dàng hơn
trong việc hạch toán, quản lý, theo dõi và lập báo cáo kế toán liên quan.

Theo đó, DN sẽ không phải theo dõi bằng hồ sơ lưu về các khoản: Thuế GTGT đã đề
nghị hoàn nhưng chưa nhận được thông báo xử lý, khoản thuế GTGT được hoàn theo
thông báo xử lý nhưng chưa nhận được tiền mà theo dõi trên tài khoản chi tiết liên
quan (tài khoản 1334 và tài khoản 1335). Quan trọng là, nếu DN sử dụng mô hình kế

22
toán Excel để tin học hoá công tác kế toán, thì việc hạch toán này sẽ góp phần hỗ trợ
nâng cao khả năng ứng dụng của mô hình.

23

You might also like