You are on page 1of 2

Hi everyone, I’m Ngoc Ha.

Tiếp theo mình sẽ cung cấp cho mọi người một số thông tin
về thuế giá trị gia tăng.

Đầu tiên, về Khái niệm:


Thuế GTGT (Thuế giá trị gia tăng) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch
vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Hiểu một cách đơn giản, đây là loại thuế được tính cộng vào giá bán của các loại hàng
hóa, dịch vụ trong đơn hàng và do người tiêu dùng thanh toán, chi trả khi sử dụng hàng
hóa, dịch vụ đó.

Về Đặc điểm:
Thuế giá trị gia tăng (VAT) có 4 đặc điểm đặc trưng: 

Thứ nhất, thuế GTGT là thuế gián thu: Thuế GTGT do người tiêu dùng cuối cùng chịu.
Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế
vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán
mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ

Thứ hai, thuế giá trị gia tăng là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp: Thuế
GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển từ sản xuất tới lưu thông, tiêu dùng. Ở
từng giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của giai đoạn đó, không tính trùng
phần GTGT đã tính thuế ở các giai đoạn luân chuyển trước. Tổng số thuế GTGT thu
được qua tất cả các giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ bằng với số thuế tính
trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. 
Thứ ba, thuế giá trị gia tăng được đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến: Thuế GTGT đánh
vào hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nội địa,
bất kể hàng hóa dịch vụ đó được tạo ra ở trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài. 
Thứ tư, thuế giá trị gia tăng có phạm vi điều tiết rộng: VAT Thuộc loại thuế tiêu dùng
thông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ nên thuế GTGT có phạm vi điều
tiết rộng. 
Về Đối tượng áp dụng thuế GTGT bao gồm đối tượng nộp thuế và Đối tượng khi xem xét
thuế GTGT
Đối tượng nộp thuế: Người nộp thuế là tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. 

 Tổ chức kinh doanh bao gồm: các doanh nghiệp dưới mọi loại hình, thuộc các
thành phần kinh tế, các tổ chức kinh doanh của các tổ chức chính trị xã hội, các
loại hình hợp tác xã;
 Cá nhân kinh doanh bao gồm: những người kinh doanh độc lập, hộ kinh doanh,
các cá nhân hợp tác cùng sản xuất kinh doanh nhưng không thành lập pháp nhân. 

Đối tượng khi xem xét thuế GTGT


Các loại hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp xem xét thuế GTGT được phân loại làm 3
nhóm đối tượng chính là:

 Đối tượng chịu thuế GTGT: bao gồm đối tượng chịu mức thuế suất là 0%, 5%
và 10%
 Đối tượng không chịu thuế: ví dụ như những hàng hóa là sản phẩm nông
nghiệp, hàng hóa không tiêu dùng ở Việt Nam,...
 Đối tượng không phải tính, khai, nộp thuế GTGT: chẳng hạn hàng hóa chỉ sử
dụng cho nội bộ, không vì mục đích kinh doanh.

You might also like