You are on page 1of 14

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN: THUẾ (Tháng 12 năm 2022)

Phần 1: Lý thuyết
1.1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT):
 Khái niệm : Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát
sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
 Đặc điểm của thuế GTGT :
+ Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn, thuế được tính khi luân chuyển hàng
hóa, dịch vụ
+ Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh
doanh
+ Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu : Người tiêu dùng là người chịu
thuế, người sản xuất là người nhận thuế
 Đối tượng chịu thuế GTGT : là hàng hóa , dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và
tiêu dùng ở VN trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT
 Đối tượng không chịu thuế GTGT: Có 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế
GTGT (theo quy định của PL VN)
+ Các hàng hóa, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống sx cộng đồng
+ HHDV thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu XH, nhân đạo, không mang tính
chất kinh doanh
+ Các HHDV của một số ngành cần khuyến khích sản xuất
+ HH nhập khẩu nhưng thực chất không phục vụ cho sx kinh doanh và tiêu dùng tại VN
+ Một số loại HHDV khó xác định giá trị tăng thêm
+ HHDV của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100trđ trở xuống
 Phương pháp khấu trừ thuế GTGT (công thức):
+ Giá tính thuế GTGT (Đối với hàng hóa, dịch vụ trong nước; Hàng hóa nhập khẩu)
- Đối với HHDV trong nước : Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT
Một số trường hợp cụ thể, giá tính thuế được quy định như sau:
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thì giá tính thuế GTGT
là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT;
+ Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã có
thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT
- Đối với hàng hóa nhập khẩu
+ Giá tính thuế = Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế NK(nếu có) + Thuế TTĐB(nếu có) +
Thuế BVMT(nếu có)
+ Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng NK
+ Thuế NK là số thuế còn phải nộp sau khi miễn, giảm
+ Trình tự : Thuế NK – Thuế TTĐB – Thuế BVMT – Thuế GTGT
+ Xác định thuế GTGT đầu ra
- Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của HH,DV bán ra ghi trên HĐ GTGT
- Thuế GTGT hh,dv bán ra = (Giá tính thuế của hh,dv chịu thuế bán ra) X (Thuế suất thuế
GTGT của hh,dv đó)
- Trường hợp sd chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì : Thuế GTGT đầu
ra = Giá thanh toán – Giá tính thuế
+ Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
 Cách xác định :
- Số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ;
- Chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu hoặc nộp thuế đối với mua dịch vụ từ
nước ngoài.
- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán đã bao gồm
thuế GTGT số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ xác định bằng giá thanh toán trừ giá
tính thuế GTGT.
 Nguyên tắc :
- Nguyên tắc 1 : Thuế GTGT đầu vào của hh,dv sử dụng cho sản xuất , kinh doanh hh,dv
chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi
thường của hh,dv chịu thuế GTGT bị tổn thất
+ Thuế GTGT của hh,dv, nguyên nhiên vật liệu, TSCĐ mua vào dùng cho SXKD hh,dv
thuộc diện không chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ
+ Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không
được khấu trừ
+ Trương hợp không hạch toán được riêng thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ
% khấu trừ thuế GTGT đầu vào . Công thức xđ tỷ lệ khấu trừ :
Tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT đầu vào = (DS hh,dv chịu thuế GTGT + DS hh,dv không kê
khai tính và nộp thuế)/ Tổng DS hh,dv bán ra trong kỳ
- Nguyên tắc 2 : Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi
xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đó
+ Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ được khấu trừ toàn bộ, không phân biệt hàng
đã xuất dùng hay còn tồn kho
+ Nếu cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai, sót
thì được kê khai khấu trừ bổ sung
+ Thời hạn : trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại
trụ sở người nộp thuế
 Điều kiện :
- Có hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu NK,
chứng từ nộp thuế GTGT đối với trường hợp mua dv từ nước ngoài đúng quy định của
pháp luật
- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hh,dv mua vào, trừ trường hợp tổng
giá trị hh,dv mua vào từng lần có giá trị dưới 20trđ
- Đối với hh,dv xuất khẩu, ngoài 2đk nêu trên phải có :
+ Hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hh, cung ứng dv
+ Tờ khai hải quan đối với hàng hóa XK
 Các trường hợp đặc thù :
- Thuế GTGT đầu vào của HH,dv bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ
nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toán bộ
- Thuế GTGT đàu vào của hh,dv sử dụng cho SXKD hh,dv không tginhs thuế GTGT được
khấu trừ toàn bộ
- Thuế GTGT đầu vào của hh,dv hình thành TSCĐ phục vụ cho công nhân làm việc trong
các khu CN được khấu trừ toàn bộ (nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, phòng thay qao..)
- Đối với tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống có trị giá vượt trên 1,6
tỷ đồng thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không
được khấu trừ. (Trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách,
kinh doanh du lịch, khách sạn, ô tô làm mẫu và lái thử của cơ sở KD ô tô).
- Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào
của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này, trong một số trường hợp
không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ
theo quy định của pháp luật
1.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB):
- Khái niệm : Thuế TTĐB là sắc thuế đánh vào 1 số hàng hóa , dịch vụ đặc biệt nằm trong danh
ục nhà nước quy định
- Đặc điểm của thuế TTĐB :
+ Thuế TTĐB được thu 1 lần vào khâu sx,nk hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ. Thuế GTGT thu
ở tất cả các khâu ở quá trình luân chuyển HH
+ Thuế TTĐB thường có mức động viên cao
+ Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB được quy định trong văn bản pháp luật và thay
đổi tùy thuộc vào đk KT-XH và thu nhập của dân cư
- Đối tượng chịu thuế TTĐB : Hàng hóa chịu thuế TTĐB gồm 10 nhóm, dịch vụ chịu thuế
TTĐB gồm 6 nhóm
- Đối tượng không chịu thuế TTĐB (trường hợp chủ yếu)
+ Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa bán, gia
công cho doanh nghiệp chế xuất (trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho DNCX).
+ Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp theo quy định
+ Hàng hoá NK từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế
quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan
với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
+ Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách và
kinh doanh du lịch.
+ Các loại xe theo thiết kế của nhà sản xuất được sử dụng làm xe cứu thương, xe chở phạm nhân,
xe tang lễ; xe kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện; xe bọc thép phóng thang; xe truyền hình
lưu động; xe thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên;…
- Cách xác định thuế TTĐB phải nộp (công thức):
TTĐB phải nộp = giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB x thuế suất thuế
TTĐB.
+ Giá tính thuế TTĐB (Đối với hàng hóa, dịch vụ trong nước; Hàng hóa nhập khẩu)
- Đối với hàng hóa, dịch vụ trong nước :
Giá tính thuế TTĐB = (Giá bán chưa thuế GTGT–Thuế BVMT(nếu có)) / (1+Thuế xuất thuế
TTĐB)
+ Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch
toán phụ thuộc, thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá do cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc
bán ra.
+ Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB bán hàng qua các cơ sở kinh doanh
thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở sản xuất nhưng không được
thấp hơn 10% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế NK + Thuế NK
1.3. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Cách xác định thuế XK, NK phải nộp mức thuế suất tỷ lệ (công thức):
Thuế XK, NK phải nộp = Số lượng HH thực tế XK,NK x Giá tính thuế đối với từng mặt
hàng XK,NK x Thuế suất thuế XK,NK từng mặt hàng
+ Số lượng hàng hóa tính thuế XK, NK : Theo tờ khai hải quan
+ Giá tính thuế XK, NK :
- Đối với hàng hóa XK: là giá tại cửa khẩu xuất không bao gồm bảo hiểm và vận tải quốc
tế; Giá FOB hoặc DAF
- Đối với hàng hóa NK: là giá tại cửa khẩu nhập đầu tiên, bao gồm giá hàng, chi phí bảo
hiểm, vận tải quốc tế và các chi phí khác nếu có để có hàng tại CK nhập đầu tiên và được
xác định tuần tự theo sáu phương pháp xác định trị gía tính thuế:
Giá hàng + Bảo hiểm quốc tế + Vận tải quốc tế + các CP khác = CIP + Các CP khác phát sinh.
1.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Khái niệm : Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là thuế tính trên thu nhập tính thuế của các
doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
- Đặc điểm của thuế TNDN :
+ Thuế TNDN là thuế trực thu, trực tiếp điều tiết vào thu nhập của các doanh nghiệp, các
nhà đầu tư.
+ Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh
+ Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân.
- Xác định thuế TNDN phải nộp:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
+ Doanh thu tính thuế: cách xác định doanh thu tính thuế

+ Các khoản chi phí được trừ:


 Điều kiện để xác định các khoản chi được trừ.
 Các khoản chi không được trừ, chú ý: chi KHTSCĐ; Chi tiền lương, tiền công, tiền
thưởng cho người lao động; Chi trang phục; Chi trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho
người lao động; Chi thuê TSCĐ; Chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh; Các
khoản trích trước theo kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết; Chi đầu tư xây
dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hính thành TSCĐ; Các khoản phạt vi phạm hành
chính; Các khoản thuế không được trừ.
- Chi khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ) không được trừ trong các trường hợp:
+ Chi KH đối với TSCĐ không sử dụng cho SX KD HH, DV
+ Chi KH đối với TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của DN
+ Chi KH đối với TSCĐ không được theo dõi, quản lý, hạch toán trong sổ sách kế toán
của DN theo quy định
+ Phần trích KH vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý TSCĐ
+ Khấu hao đối với TSCĐ đã KH hết giá trị
+ Phần vượt mức phân bổ dần vào chi phí hoạt động SXKD trong kỳ, tối đa là 3 năm đối
với TS là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, ... không đáp ứng đủ điều kiện xác định
là TSCĐ.
+ Phần KHTSCĐ của ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống tương ứng với giá trị ô tô
vượt trên 1,6 tỷ không được trừ (trừ ô tô sử dụng trong DN vận tải, khách sạn, du lịch, ô
tô làm mẫu và lái thử).
- Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường
hợp sau:
+ Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho người lao động đã hạch toán vào
chi phí SX, KD trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán
theo quy định.
+ Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện
được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ theo quy định.
+ Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên (do một cá nhân làm chủ);
+ Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của HĐ thành viên, HĐQT mà những
người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
+ Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết
thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi, trừ trường hợp DN trích lập quỹ
dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề.
- Chi trang phục cho người lao động:
+ Chi bằng hiện vật không có hóa đơn, chứng từ;
+ Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu
đồng/người/năm.
+ Nếu DN đồng thời chi cả bằng tiền và bằng hiện vật thì phải đáp ứng quy định trên.
- Phần trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) cho người lao động
vượt mức quy định; phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy
định (năm 2021 được trừ 23,5%/ tiền lương phải trả).
- Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả
tiền trước.
- Chi phí trả lãi tiền vay vốn SXKD không được trừ:
+ Phần lãi vay của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt
quá 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
+ Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến
độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN kể cả trường hợp DN đã đi vào SXKD.
- Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ
chưa chi hoặc chi không hết.
- Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định..
- Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm
chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê…
- Một số khoản thuế: Thuế TNDN; Thuế GTGT, thuế TNCN đã được khấu trừ
 Các trường hợp đặc thù được xác định là khoản chi phí được trừ: Tài sản cố định
phục vụ cho người lao động làm việc trong DN; Chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức
chính trị xã hội trong DN.
+ Các khoản thu nhập khác, chú ý: Thu nhập từ cho thuê TS dưới mọi hình thức; Thu nhập từ
chuyển nhượng tài sản, thanh lý TS; Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn; Thu nhập về tiêu
thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí tiêu thụ; Các khoản thu nhập từ hoạt động góp vốn
cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước được chia từ thu nhập trước khi nộp thuế TNDN.

+ Lỗ kết chuyển : Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ:
- Được chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo
- Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Phần 2: Bài tập
-Bài tập thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ); Thuế TTĐB; Thuế XK, NK; Thuế TNDN
(các trường hợp thông thường).
- Yêu cầu: Tính các khoản thuế phải nộp với các nghiệp vụ cơ bản phát sinh trong DN: Sản xuất
trong nước bán ra; Nhập khẩu từ nước ngoài; Hoạt động gia công; Hoạt động đại lý.
- Không yêu cầu khai thuế; không tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp; Chỉ áp dụng giá
tính thuế nhập khẩu theo phương pháp trị giá giao dịch. Không tính thuế TTĐB đối với dịch vụ
chịu thuế TTĐB.

THUẾ GTGT

Ví dụ (BT 22):Tại một doanh nghiệp trong tháng có tình hình sau:
- Tiêu thụ 4.000 sản phẩm. Hóa đơn GTGT ghi giá chưa có thuế 200.000 đ/SP.
- Tiêu thụ 1.000 sản phẩm. Hóa đơn GTGT chỉ ghi giá thanh toán 220.000 đ/SP.
- Trực tiếp xuất khẩu 2.000 sản phẩm với giá FOB 240.000 đ/SP. Hàng hóa xuất khẩu có đủ điều
kiện để được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào.
- Sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ xuất cho cửa
hàng trực thuộc đóng trên cùng một địa phương với doanh nghiệp 1.200 sản phẩm, cuối tháng cơ
sở trực thuộc báo về đã tiêu thụ được 900 sản phẩm với giá chưa có thuế GTGT 200.000 đ/SP.
- Thuế suất thuế GTGT của sản phẩm tiêu thụ 10%.
Doanh nghiệp phải kê khai thuế GTGT đầu ra trong tháng là:
a) 118 triệu đồng; b)120 triệu đồng; c)126 triệu đồng; d)168 triệu đồng
ĐVT : 1000đ

Ví dụ (BT 20):
Một doanh nghiệp SXKD trong tháng có số liệu sau:
- Nguyên liệu tồn kho đầu tháng trị giá chưa có thuế GTGT 15 triệu đồng.
- Nguyên liệu mua vào trong tháng:
+ Mua của doanh nghiệp A với giá chưa có thuế GTGT 30 triệu đồng. Hóa đơn GTGT hợp
pháp và lập đúng quy định của pháp luật.
+ Mua của doanh nghiệp B với giá chưa có thuế GTGT 50 triệu đồng. Hóa đơn GTGT không
ghi địa chỉ của doanh nghiệp B.
+ Mua của một hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có hóa đơn bán hàng,
trị giá nguyên liệu mua vào là 25 triệu đồng.
- Nguyên liệu tồn cuối tháng với trị giá chưa có thuế GTGT 10 triệu đồng.
- Thuế suất thuế GTGT của nguyên liệu mua vào là 10%.
- Doanh nghiệp chỉ sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT. Hàng hóa mua vào đều thanh toán qua
ngân hàng.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng của doanh nghiệp là:
a) 3 triệu đồng; b) 8 triệu đồng; c)8,5 triệu đồng; d) 10,5 triệu đồng
Ví dụ: (BT 23) Một cơ sở kinh doanh thương mại nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
trong tháng tính thuế có tình hình sau:
- Nhận bán đại lý đúng giá cho công ty may mặc Đức Giang 1.500 sản phẩm may mặc. Cuối kỳ
đại lý đã báo cho Công ty về đã tiêu thụ được 1.000 sản phẩm, đúng giá giao: 200.000 đồng/SP.
Công ty may mặc Đức Giang sử dụng phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý kèm theo Lệnh điều
động nội bộ xuất hàng cho đại lý. Hoa hồng đại lý đã được thanh toán 5% trên giá bán chưa có
thuế GTGT của số sản phẩm đại lý tiêu thụ.
- Nhận làm đại lý dịch vụ bưu điện bán đúng giá theo quy định của công ty bưu điện,
doanh số tiêu thụ chưa có thuế GTGT trong tháng 20 triệu đồng, hoa hồng đại lý 10%
trên giá bán chưa thuế GTGT.
- Tiêu thụ 300 bộ bàn ghế với giá chưa có thuế GTGT 700.000 đồng/bộ.
- Tổng thuế GTGT đầu vào của các hàng hóa, dịch vụ mua ngoài khác được khấu trừ trong
tháng là 4.500.000 đồng. Thuế suất thuế GTGT của các hàng hoá, dịch vụ nói trên là
10%. Giao dịch mua bán của hoạt động đại lý bán đúng giá được thanh toán qua ngân
hàng. Hàng hoá đã xuất hoá đơn được xác định là đã tiêu thụ.
- Thuế GTGT cơ sở phải nộp trong kỳ là:
a) 17,5 triệu đồng; b)17,7 triệu đồng; c) 7,7 triệu đồng; d) 7,5 triệu đồng

Ví dụ (BT 24):
Một nông trường trồng chè và chế biến chè trong tháng có tình hình sau:
- Doanh thu bán chè mới qua sơ chế trong nước do nông trường trồng trọt 100 trđ.
- Doanh thu bán chè hộp trong nước theo giá chưa thuế GTGT 240 trđ.
- Doanh thu XK chè mới qua sơ chế do nông trường trồng trọt 60 trđ.
- Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ tập hợp trên các hóa đơn GTGT là 30 trđ.
- Hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện để được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào. Hàng hoá,
dịch vụ mua vào đều thanh toán qua ngân hàng và có hóa đơn hợp pháp.
- Thuế suất thuế GTGT đối với chè hộp 10%, chè sơ chế ở khâu kinh doanh thương mại 5%.
- Nông trường nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Thuế GTGT nông trường phải nộp liên quan đến hoạt động trong tháng là:
a) 4,5 triệu đồng; b)2 triệu đồng; c)1,5 triệu đồng; d)- 6 triệu đồng
Ví dụ (21):
Một doanh nghiệp A kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT, trong tháng có hoạt động sau:
- Mua hàng hoá X của một cơ sở sản xuất dưới hình thức phát hành séc, giá chưa có thuế GTGT
ghi trên hóa đơn hợp pháp là 30 triệu đồng. Trong tháng mới tiêu thụ được 1/3 số hàng hóa này.
- Mua hàng hoá Y của một cơ sở kinh doanh thương mại, trên hoá đơn GTGT chỉ ghi giá thanh
toán là 66 triệu đồng, trong đó chỉ thanh toán qua ngân hàng 55 triệu đồng, số còn lại được trả
bằng tiền mặt. Trong tháng doanh nghiệp đã tiêu thụ hết số sản phẩm Y mua vào.
Biết rằng, thuế suất thuế GTGT của các hàng hoá mua vào là 10%. Thuế GTGT đầu vào doanh
nghiệp được khấu trừ trong tháng là:
a) 9 triệu đồng; b) 8 triệu đồng; c) 3 triệu đồng; d)1 triệu đồng

THUẾ TTĐB

Ví dụ: (34). Một công ty sản xuất thuốc lá trong kỳ tính thuế có hoạt động sau:
- Giao 1.200 cây thuốc lá cho một cơ sở đại lý, giá giao (chưa thuế GTGT) 119.000 đ/cây. Trong
kỳ đại lý mới bán được 1.000 cây theo đúng giá giao. Hoa hồng đại lý (chưa thuế GTGT) 10%
trên giá giao. Công ty đã trả tiền hoa hồng cho đại lý theo số lượng đại lý bán được.
- Thuế suất thuế GTGT của thuốc lá và hoạt động đại lý: 10%. Thuế GTGT đầu vào của các
hàng hoá, dịch vụ khác coi như bằng không. Thuế suất thuế TTĐB thuốc lá: 75%
Thuế TTĐB, thuế GTGT doanh nghiệp sản xuất thuốc lá phải nộp trong kỳ tính thuế là bao
nhiêu.
THUẾ NK
Ví dụ (BT 30): Một doanh nghiệp trong tháng có tình hình sau:
- Nhập khẩu 3.000 hộp bia với giá tính thuế nhập khẩu 4.000 đ/hộp. Trong tháng cơ sở đã tiêu
thụ hết lô hàng này với giá chưa có thuế GTGT 20.000đ/hộp.
- Nhập khẩu sản phẩm tiêu dùng, trị giá tính thuế nhập khẩu 100 trđ. Trong tháng cơ sở đã bán
hết lô hàng này với giá chưa có thuế GTGT là 160 trđ.
- Thuế GTGT của các chi phí mua ngoài khác được khấu trừ trong kỳ là 2 trđ.
Biết rằng: Thuế suất thuế nhập khẩu bia hộp 100%, thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm tiêu dùng
20%, thuế suất thuế TTĐB bia hộp 65%. Thuế suất thuế GTGT của các sản phẩm nói trên là
10%. Doanh nghiệp đã nộp các loại thuế liên quan đến hàng nhập khẩu cho cơ quan Hải quan.
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hàng hoá, dịch vụ mua vào đều
thanh toán qua ngân hàng và có hóa đơn hợp pháp.
Thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế liên quan đến hoạt động trong tháng là:
(a) 4.040.000 đồng; (b) 4.044.000 đồng; (c)6.000.000 đồng; (d)22.000.000 đồng
ĐVT: Tr đồng
• Tính thuế khâu nhập khẩu:
Tnk bia= 3.000 X 0,004 X 100% = 12
Tttđb bia nk = [(3.000 X 0,004) + 12] X 65% = 15,6
Tgtgt bia nk = [(3.000X 0,004) + 12 + 15,6] X 10% = 3,96
Tnk hàng tiêu dung = 100 X 20% = 20
Tgtgt hàng tiêu dung nk = (100 + 20) X 10% = 12
• Thuế GTGT nộp cho cơ quan thuế
Thuế gtgt đầu ra bia = (3.000 X 0,02) X 10% = 6
Thuế gtgt đầu ra hàng tiêu dung = 160 X 10% = 16
Tổng thuế GTGT đầu ra = 16 + 6 = 22
Thuế gtgt đầu vào bia nk = 3,96
Thuế gtgt đầu vào hàng tiêu dung nk = 12
Thuế gtgt đầu vào tập hợp được khấu trừ = 2
Tổng thuế gtgt đầu vào = 3,96 + 12 + 2 = 17,96
• Thuế GTGT phải nộp cơ quan thuế = 22 – 17,96 = 4,04 (tr đồng)

Ví dụ (BT 58): Một doanh nghiệp kinh doanh XNK trong kỳ tính thuế có tài liệu sau:
- Nhận nhập khẩu ủy thác 1.500 chai rượu, giá bán tại cửa khẩu xuất: 500.000 đ/chai, chi phí vận
tải, bảo hiểm tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên cho cả lô hàng: 200.000.000 đ, hoa hồng ủy thác
(chưa thuế GTGT): 10% trên giá nhập.
- Thuế suất thuế NK rượu: 150%, thuế suất thuế TTĐB rượu: 50%
- Chi phí khác của rượu tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên bằng 0. Giá tính thuế nhập khẩu được
xác định theo phương pháp thứ nhất.
Thuế TTĐB doanh nghiệp phải nộp trong kỳ là:
a) 937.500.000 đ; (b)1.187.500.000 đ; (c)1.068.750.000 đ
(d)1.306.250.000 đ
Ví dụ (BT 70):Một doanh nghiệp kinh doanh XNK trong kỳ tính thuế có tài liệu sau:
- Nhận nhập khẩu ủy thác 1.500 chai rượu, giá tính thuế nhập khẩu: 600.000 đ/chai, hoa hồng ủy
thác (chưa thuế GTGT): 10% trên giá nhập.
- Thuế suất thuế NK rượu: 150%, thuế suất thuế TTĐB rượu: 50%, thuế suất thuế GTGT: 10%.
- Thuế GTGT của các hàng hóa, dịch vụ khác mua vào trong kỳ bằng 0. Doanh nghiệp đã nộp
các loại thuế ở khâu nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu nói trên được thanh toán qua ngân hàng.
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo phương pháp thứ nhất.
Thuế GTGT phải nộp doanh nghiệp kê khai với cơ quan thuế trong kỳ là:
(a) 9.000.000 đ; (b)- 328.500.000 đ; (c)- 337.500.000 đ
(d)- 303.750.000 đ

Ví dụ (BT 50):Một doanh nghiệp kinh doanh XNK trong kỳ tính thuế có tài liệu sau:
- Nhập khẩu 2.000 chai rượu, giá bán tại cửa khẩu xuất: 500.000 đ/chai, chi phí vận tải, bảo hiểm
tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên: 100.000 đ/chai, các chi phí khác của hàng nhập khẩu tính đến
cửa khẩu nhập đầu tiên bằng 0.
- Trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ (hàng còn nằm trong khu vực hải quan quản lý) vỡ 200
chai. Sau khi phát hiện rượu bị vỡ, doanh nghiệp đã mở tờ khai thay thế tờ khai trước đó.
- Thuế suất thuế NK rượu: 150%, thuế suất thuế TTĐB rượu: 25%. Giá tính thuế nhập khẩu được
xác định theo phương pháp thứ nhất.
Thuế TTĐB doanh nghiệp phải nộp trong kỳ là:
(a)750.000.000 đ; (b)625.000.000 đ; (c)562.500.000 đ;
(d)675.000.000 đ.
Ví dụ (BT 51):Một doanh nghiệp kinh doanh XNK trong kỳ tính thuế có tài liệu sau:
- Nhập khẩu 2.000 chai rượu, giá bán tại cửa khẩu xuất: 500.000 đ/chai, chi phí vận tải, bảo hiểm
tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên: 100.000 đ/chai, các chi phí khác của hàng nhập khẩu tính đến
cửa khẩu nhập đầu tiên bằng 0
- Trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ (hàng còn nằm trong khu vực hải quan quản lý) vỡ 200
chai. Sau khi phát hiện rượu bị vỡ, doanh nghiệp đã mở tờ khai thay thế tờ khai trước đó.
- Thuế suất thuế NK rượu: 150%, thuế suất thuế TTĐB rượu: 25%, thuế suất thuế GTGT rượu:
10%. Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo phương pháp thứ nhất.
Sô thuế GTGT doanh nghiệp này phải nộp ở khâu nhập khẩu cho hoạt động trên là:
(a)375.000.000 đ; (b)281.250.000 đ; (c)312.500.000 đ;
(d) 337.500.000 đ

Thuế TNDN
Ví dụ (130): Tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong năm tính thuế TNDN có tài liệu
sau (đơn vị tiền: triệu đồng):
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 2.000
- Chi phí phân bổ cho số sản phẩm tiêu thụ: 1.500, trong đó:
+ Chi đầu tư xây dựng sân tennis: 200
+ Lãi vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh (vay của công nhân viên trong doanh nghiệp 120
với lãi suất 12%/ năm). Lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm vay 7%/ năm.
+ Tài trợ thiết bị y tế cho Bệnh viện Tràng An: 100
- Thu nhập nhận được từ góp vốn liên doanh (bên nhận góp vốn đã nộp thuế TNDN): 100
- Thuế suất thuế TNDN 20%. Các khoản chi của DN đều có hoá đơn, chứng từ hợp pháp và có
chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Các chi phí còn lại được trừ khi xác định TNCT.
Doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ.
Thuế TNDN doanh nghiệp phải nộp trong năm (triệu đồng):
a) 140; b)143; c)160; d) 163
ĐVT: triệu đồng
1.Doanh thu tính thuế: 2.000
2.Xác định chi phí được trừ:
-Các khoản chi không được trừ:
Chi XD sân tennis: 200
Chi lãi vay được trừ = 120/12 X 7 X 1,5 = 105;
Lãi vay không được trừ = 120- 105 = 15
Tổng chi không được trừ = 200 + 15 = 215
Chi được trừ = 1.500 – 215 = 1.285
3.Thu nhập khác
Thu nhập được chia từ liên kết KT = 100
4. Thu nhập miễn thuế: 100
5.Xác định thuế FN
Thu nhập TT = 2.000 – 1.285 + 100 – 100 = 715
(TNTT = 2.000 – 1.285 = 715. Vì thu nhập nhận được từ liên doanh được miễn thuế)
Thuế TNDN FN = 715 X 20% = 143
Ví dụ: DN A trong kỳ tính thuế có kê khai chi phí như sau:
ĐVT: triệu đồng
- Tổng chi phí do DN kê khai: 50.000. Trong đó có:
+ Chi tiền lương: 15.000 có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định;
+ Chi KH TSCĐ: 800, trong đó có KH của 01 xe tải đi thuê hoạt động: 100; KH của 01 cần cẩu
đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn sử dụng: 80.
+ Các khoản chi còn lại được trừ theo đúng quy định.
Chi phí được trừ để tính thuế TNDN là bao nhiêu:
a) 50.000; b)49.900; c) 49.820; d) 49.920

Ví dụ (129): Một công ty cổ phần có chi phí tiền lương (có đủ chứng từ hợp pháp) phân bổ cho
doanh thu tính thuế trong năm là 2.500 triệu đồng, trong đó:
- Tiền lương của giám đốc điều hành: 100 triệu đồng;
- Tiền lương các sáng lập viên doanh nghiệp nhưng không tham gia điều hành doanh nghiệp: 200
triệu đồng.
- Thuế thu nhập cá nhân nộp thay cho người lao động (Hợp đồng lao động quy định lương đã bao
gồm thuế): 80
Biết rằng, các khoản chi đáp ứng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của
pháp luật. Tiền lương và các khoản tính theo lương tính vào chi phí được trừ là:
(A)2.120 triệu đồng; (B)2.200 triệu đồng; (C)2.220 triệu đồng; (D)2.300 triệu đồng

Ví dụ chi lương:
Một công ty cổ phần có chi phí tiền lương (có đủ chứng từ hợp pháp), ĐVT: triệu đồng
- Tiền lương phải trả: 10.000. Trong đó:
- Tiền lương đã trả đến hết thời hạn nộp HS quyết toán thuế năm: 7.000
- Tiền lương trả cho sáng lập viên, có tham gia quản lý DN: 200
- Công ty lập quỹ dự phòng tiền lương với mức cao nhất.
- Chi tiền lương được trừ của Công ty là bao nhiêu:
a) 7.000; b) 10.000; c) 7.200; d) 8.190

Bài tập 118 trang 84:


Một doanh nghiệp trong năm tính thuế kê khai chi phí tính thuế TNDN là: 3.000 triệu đồng.
Trong đó:
-Lãi vay vốn SXKD (vay của công nhân trong doanh nghiệp có chứng từ hợp pháp và thanh toán
không dùng tiền mặt): 300 triệu đồng.
Lãi suất vay vốn của công nhân viên: 12%/năm. Lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam công bố tại
thời điểm vay: 6,4%/năm. Các khoản chi phí còn lại đều được trừ theo quy định của pháp luật.
Chi phí được trừ của doanh nghiệp trong năm tính thuế là:
A)3.000 triệu đồng; B)2.940 triệu đồng; C)2.900 triệu đồng; D)2.700 triệu đồng.
Bài tập 116 trang82:
Một doanh nghiệp trong năm tính thuế có tài liệu sau:
-Doanh thu tiêu thụ sản phẩm 2.000 triệu đồng.
-Chi phí phân bổ cho số sản phẩm tiêu thụ: 1.500 triệu đồng, trong đó:
+ Chi phí xử lý nước thải: 100 triệu đồng
+ Chi đầu tư xây dựng nhà kho: 300 triệu đồng
-Thuế suất thuế TNDN: 20%. Các khoản chi nói trên đều có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và
thanh toán không dùng tiền mặt. Các chi phí còn lại đều được trừ theo quy định của pháp luật.
Thuế TNDN phải nộp trong năm là:
A)100 triệu đồng; B)180 triệu đồng; C)120 triệu đồng;
D)160 triệu đồng.

Ví dụ (BT 126): Một doanh nghiệp trong năm tính thuế có tài liệu sau:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 2.000 triệu đồng
- Chi phí doanh nghiệp kê khai: 1.400 triệu đồng, trong đó:
+ Phạt nộp chậm thuế: 150 triệu đồng
+ Lãi vay vốn sản xuất kinh doanh vay của ngân hàng: 100 triệu đồng
+ Lãi vay vốn dùng để góp vốn pháp định thành lập một công ty cổ phần: 50 triệu đồng.
+ Các khoản chi còn lại được trừ theo quy định.
- Thu phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 200 triệu đồng. Doanh nghiệp không bị phạt vi phạm hợp
đồng kinh tế. Doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ.
Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trong năm là:
a) 850 triệu đồng
b) 800 triệu đồng
c) 1.000 triệu đồng
d) 950 triệu đồng

Ví dụ(120): Một doanh nghiệp trong năm tính thuế có tài liệu sau:
- Doanh thu bán hàng: 1.000 triệu đồng
- Chi phí doanh nghiệp kê khai: 600 triệu đồng, trong đó:
+ Chi đóng góp nguồn hình thành kinh phí quản lý cho cấp trên: 50 triệu đồng.
+ Hỗ trợ xây dựng trường học được nhà nước cho phép thành lập: 20 triệu đồng.
Các khoản chi còn lại đều được trừ theo quy định của pháp luật. Tất cả các khoản chi đều có hoá
đơn, chứng từ hợp pháp và thanh toán không dùng tiền mặt.
- Thu nhập từ hoạt động liên kết kinh tế trong nước: 100 triệu đồng (đây là thu nhập còn lại sau
khi nộp thuế TNDN ở nơi góp vốn với thuế suất: 10%).
- Thuế suất thuế TNDN: 20%.
Thuế TNDN doanh nghiệp phải nộp trong năm là:
a)84 triệu đồng; b)90 triệu đồng; c)91 triệu đồng; d)95 triệu đồng
Ví dụ (118):. Một doanh nghiệp trong năm tính thuế kê khai chi phí tính thuế TNDN là: 3.000
triệu đồng, trong đó:
- Lãi vay vốn sản xuất kinh doanh (vay của công nhân viên trong doanh nghiệp có chứng từ hợp
pháp và thanh toán không dùng tiền mặt): 300 triệu đồng.
- Lãi suất vay vốn của công nhân viên: 12%/năm. Lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam công bố
tại thời điểm sử dụng tiền vay: 6,4%/ năm. Các khoản chi phí còn lại đều được trừ theo quy định
của pháp luật.
Chi phí được trừ của doanh nghiệp trong năm tính thuế là:
a) 3.000 triệu đồng; b)2.940 triệu đồng: c)2.900 triệu đồng
d)2.700 triệu đồng

Ví dụ: Một doanh nghiệp trong năm tính thuế có tài liệu sau:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 5.000 triệu đồng
- Chi phí phân bổ cho số sản phẩm tiêu thụ: 3.500 triệu đồng, trong đó:
+ Trích dự phòng nợ phải thu khó đòi: 100 triệu đồng
+ Chi đào tạo tay nghề cho công nhân: 200 triệu đồng
- Thu nhập được chia từ hoạt động liên doanh trong nước (chưa nộp thuế TNDN tại nơi góp
vốn): 300 triệu đồng.
- Thuế suất thuế TNDN: 20%. Trong năm không phát sinh nợ quá hạn nào. Số dư trên tài khoản
dự phòng nợ phải thu khó đòi tại thời điểm khóa sổ kế toán năm bằng không. Các khoản chi đều
có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và thanh toán không dùng tiền mặt. Các chi phí còn lại đều được
trừ theo quy định của pháp luật.
Thuế TNDN doanh nghiệp phải nộp trong năm là:
a)420 triệu đồng; b)400 triệu đồng; c)380 triệu đồng; d)360 triệu đồng

You might also like