You are on page 1of 21

CHƯƠNG II:

THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Mục đích:
- Trình bày được những vấn đề cơ bản của thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trình bày được những quy định cụ thể của thuế xuất nhập khẩu.
- Giải thích được sự ra đời của thuế xuất khẩu, nhập khẩu cũng như tầm
quan trọng của sắc thuế này đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
- Làm được bài tập và tính ra đúng số thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp
Văn bản hiện hành:
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.
- Các Nghị định hướng dẫn Luật số 107/2016/QH13:
+ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP: quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
+ Nghị định số 122/2016/NĐ-CP: Quy định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp,
thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
+ Nghị định số 125/2017/NĐ-CP: sửa đổi nghị định 122/2016/NĐ-CP.
- Quyết định số 36/2016/QĐ-TTg ngày 01/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ:
quy định về việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg (thay biểu thuế của quyết định 36/2016)
- Thông tư số 184/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính quy định
thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt,
tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Luật Hải Quan Số: 54/2014/QH13
- Nghị định: 08/2015/NĐ-CP: Quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật Hải
quan. Nghị định Số: 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi nghị định 08.
- Thông tư Số: 22/2014/TT-BTC: Quy định thủ tục hải quan điện tử đối với
HH xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
- Thông tư Số: 38 /2015/TT-BTC: Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra,
giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với HH
xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư Số: 39 /2015/TT-BTC: Quy định về trị giá hải quan đối với HH
xuất khẩu, nhập khẩu.
- TT Số: 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018: sửa đổi thông tư 38/2015/TT-
BTC
Nội dung:
1. Những vấn đề chung về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1.1. Khái niệm:
Thuế xuất, nhập khẩu là sắc thuế gián thu đánh trực tiếp vào hàng hóa xuất,
nhập khẩu thông qua các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất, nhập khẩu.
1.2. Đặc điểm
- Là sắc thuế gián thu; tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả HH
- Gắn liền với hoạt động ngoại thương: là công cụ của nhà nước nhằm kiểm
soát hoạt động ngoại thương thông qua việc kiểm soát giá cả và chủng loại hàng
hóa XNK
- Chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế: sự biến động kinh tế thế
giới, xu hường TM quốc tế sẽ tác động đến HH XNK của các quốc gia và tác động
đến thếu XNK.
1.3. Nguyên tắc thiết lập:
- Thuế XNK chỉ đánh vào HH thực sự XK, NK: là HH sản xuất trong nước
được tiêu dùng ở nước ngoài, hoặc HH sản xuất ở nước ngoài được tiêu dùng trong
nước. không đánh vào hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới quốc
gia. Hàng từ nước ngoài vào khu chế xuất, từ khu chế xuất ra nước ngoài.
- Phải phân biệt theo khu vực thị trường và các cam kết song phương, đa
phương.
VD: thuế suất NK từ Nhật vào Việt Nam khác với các thị trường còn lại để
thực hiện Hiệp định giữa CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế giai
đoạn 2016-2019.
- Căn cứ vào lợi thế so sánh thương mại và yêu cầu bảo hộ của từng loại HH
và khu vực thị trường để thiết lập biểu thuế phù hợp: những HH có lợi thế so sanh
tương đối thấp, tính cạnh tranh kém sẽ xây dựng biểu thuế NK cao nhằm bảo hộ
SX trong nước và ngược lại.
VD: Để hỗ trợ và bảo vệ ngành sản xuất ô tô trong nước; áp thuế suất cao đối
với thuế nhập khẩu ô tô.
- Tuân thủ các quy định và thông lệ quốc tế về phân loại mã hàng XNK và giá
tính thuế.
1.4. Vai trò:
- Mang lại nguồn thu cho NSNN.
- Công cụ bảo hộ sản xuất trong nước.
- Góp phần bảo vệ nguồn nguyên liệu thô.
- Góp phần điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu, cân bằng cán cân thanh toán
quốc tế.
2. Nội dung cơ bản của thuế xuất khẩu, nhập khẩu
2.1. Đối tượng nộp thuế:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
- Người xuất cảnh, người nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi
hàng hóa hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế
VD: Cty A ủy quyền cho Đại lý X làm thủ tục hải quan xuất khẩu lô hàng của
công ty A đi Hàn quốc thì: Đại lý X sẽ nộp thuế xuất khẩu của lô hàng thay cho
C.ty A
2.2. Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế:
* Đối tượng chịu thuế:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ
khu phi thuế quan vào thị trường trong nước
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo
thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: Giao dịch mua bán HH giữa đơn vị
trong nước và nước ngoài nhưng HH không đi qua biên giới (theo điều 35 nghị
định 08/2015 ) gồm:
a) Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài
đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với khu phi thuế quan.
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước
ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định
giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
VD: Công ty X tại Đồng Nai bán vỏ thùng carton cho Công ty NPT của
Singapo. Công ty NPT chỉ định giao lô hàng này cho Công ty may Y tại Bình
Dương (công ty may Y là đối tác mà công ty NPT đã ký hợp đồng thuê gia công).
Như vậy, Công ty X đã bán hàng xuất khẩu cho đối tác nước ngoài, nhưng lại giao
ngay trong nội địa Việt Nam (Bình Dương) theo chỉ định, chứ không đưa hàng ra
khỏi biên giới Việt Nam.
* Đối tượng không chịu thuế:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- HH viện trợ nhân đạo, HH viện trợ không hoàn lại
- HH từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; HH nhập khẩu từ nước
ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; HH đưa từ
khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
- HH là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
2.3. Phương pháp và căn cứ tính thuế:
Gồm áp dụng thuế suất theo tỷ lệ và thuế tuyệt đối
2.3.1. Hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
Theo cách này, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính dựa trị giá tính thuế
và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
Công thức tính thuế:
Số lượng đơn Trị giá tính thuế
Số thuế XK, Thuế suất
= vị từng mặt x tính trên 1 đơn vị x
NK phải nộp XK, NK
hàng XK, NK HH
VD: DN Y nhập khẩu lô hàng 200kg nguyên liệu A. Giá mua theo điều kiện
CIF 3USD/kg. thuế suất NK 10%; tỷ giá tính thuế 20.000 VNĐ/USD. Xác định
thuế NK phải nộp.
- Gia tính thuế 1 kg nguyên liệu theo VNĐ: 3x 20.000= 60.000 đồng
- số thuế NK phải nộp: 2000 x 60.000 x 10% = 12.000.000 đồng
Thuế suất:
- Thuế suất của thuế xuất khẩu: được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại
nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 (theo Phụ lục I).
S Thuế
Mã hàng Mô tả hàng hóa
TT suất (%)
1 03.01 Cá sống.
……..
1 Đá quý (trừ kim cương) và đá bán quý, đã hoặc chưa
71.03
24 được gia công hoặc phân loại nhưng chưa xâu chuỗi, ….
- Chưa gia công hoặc mới chỉ được cắt đơn giản, tạo hình
7103.10
thô:
7103.10.1
- - Rubi 15
0
7103.10.2
- - Ngọc bích (nephrite và jadeite) 15
0
7103.10.9
- - Loại khác 15
0
7103.91 - Đã gia công:
7103.91.1
- - - Rubi 5
0
7103.91.9
- - - Loại khác 5
0
1 Đá quý hoặc đá bán quý tổng hợp hoặc tái tạo, đã hoặc
71.04
25 chưa gia công…
……

- Thuế suất thuế NK: phân biệt theo xuất xứ hàng hoá NK. Có 3 nhóm:
+ Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương
mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong
nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện
đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI (Phụ lục II, nghị định 125/2017).
Mã hàng Mô tả hàng hóa Thuế suất (%)
02.01 Thịt của động vật họ trâu bò, tươi hoặc ướp lạnh.
0201.10.00 - Thịt cả con và nửa con 30
0201.20.00 - Thịt pha có xương khác 20
0201.30.00 - Thịt lọc không xương 14
02.02 Thịt của động vật họ trâu bò, đông lạnh.
0202.10.00 - Thịt cả con và nửa con 20
0202.20.00 - Thịt pha có xương khác 20
0202.30.00 - Thịt lọc không xương 14
…..

+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ
từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập
khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập
khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước
hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ
thương mại với Việt Nam; Với mỗi vùng, quốc gia, chính Phủ có nghị định riêng
về thuế suất áp dụng cho vùng đó.
+ Thuế suất thông thường: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu thông thường,
không được ưu đãi. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất
ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%,
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi X 150%
Chú ý : Ngoài việc chịu thuế NK như trên, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức
vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống
bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử, thuế để tự vệ theo các văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn riêng.
c) Số lượng đơn vị từng mặt hàng:
- Là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ
khai hải quan (điều 37 t.tư 38/2015/TT-BTC).
Trường hợp số lượng hàng hóa thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương
mại do tính chất của HH, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán
trong hợp đồng mua bán HH thì số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp
được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu.
Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu sợi thuốc lá theo hợp đồng, số lượng 1000
tấn, đơn giá 100USD/tấn, thuỷ phần ± 2%. Hoá đơn thương mại ghi trị giá thanh
toán là 100.000 USD (= 1000 tấn x 100 USD). Nhưng khi làm thủ tục hải quan, cơ
quan hải quan kiểm tra qua cân thực tế là 1020 tấn. Trong trường hợp này lấy trị
để tính thuế là 100.000 USD (không phải là 1020*100 = 102.000 usd)
d) Trị giá tính thuế:
* Tỷ giá xác định trị giá tính thuế:
là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở NH Ngoại
thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kề (Đối
với các ngoại tệ chưa có tỷ giá thì tính chéo). Tỷ giá này được sử dụng để xác định
tỷ giá tính thuế cho các tờ khai HQ đăng ký trong tuần.
VD: cuối ngày thứ 5 tuần trước, tỷ giá mua USD theo chuyển khoản do Hội
sở NH Ngoại thương Việt Nam công bố là 22400 đ/USD thì trong tuần này (từ thứ
2- thứ 7) sẽ áp dụng tỷ giá 22.400 để xác định trị giá tính thuế hàng hóa xuất nhập
khẩu có sử dụng tiền USD.
* Đối với hàng hóa xuất khẩu: Trị giá tính thuế là giá bán của hàng hóa tính
đến cửa khẩu xuất: giá FOB, giá DAF không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí
vận tải quốc tế (giá ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương
mại).
Cách xác định: tuần tự theo các PP:
- Giá bán tính đến cửa khẩu xuất: giá trên hợp đồng/ hóa đơn và các khoản
chi phí liên quan tính đến cửa khẩu xuất (không có VAT). Trường hợp lô hàng có
nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng các chi phí không ghi cho từng loại hàng hóa
thì phân bổ: theo giá bán, trọng lượng, thể tích, số lượng.
- Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trên cơ sở dữ liệu trị giá
hải quan
- Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thị trường Việt Nam:
được xác định từ giá bán tại thị trường Việt Nam thời điểm gần nhất cộng với chi
phí vận tải nội địa và các chi phí khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu đến cửa
khẩu xuất, trừ đi thuế giá trị gia tăng đã nộp tại Việt Nam. Giá này thể hiện trên
chứng từ, sổ sách kế toán hợp pháp.
- Giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp,
phân loại theo quy định.
* Đối với hàng hóa nhập khẩu: Trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính
đến cửa khẩu nhập và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự 6 phương pháp xác
định giá tính thuế dưới đây, và sẽ dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá
tính thuế (theo TT 39/2015/TT-BTC ngày 23/3/2015):
 Phương pháp trị giá giao dịch:
- Trị giá giao dịch:
+ là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán trực tiếp
hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu, sau khi đã cộng hoặc trừ
các khoản điều chỉnh
TGGD = Giá người NK đã, sẽ phải thanh toán +/- các khoản điều chỉnh
+ Các khoản điều chỉnh cộng: là những khoản người mua phải trả cho người
bán mà chưa được tính vào số tiền “đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán” .
Bao gồm: Chí phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới; CP bao bì gắn liền với
HH nhập khẩu (giá mua và CP vận chuyển đến điểm đóng gói) …
+ Các khoản điều chỉnh trừ: là những khoản đã được tính trong giá thực tế đã
thanh toán hay sẽ phải thanh toán.
Gồm: CP cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu; CP vận tải, bảo
hiểm phát sinh sau khi hàng hóa đã được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên;
Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập
khẩu; Khoản giảm giá; Các CP do người mua chịu liên quan đến tiếp thị HH nhập
khẩu; CP mở L/C, phí chuyển tiền để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu...
VD: DN X nhập khẩu hàng hóa có số liệu của lô hàng nhập như sau:
Giá mua trên hóa đơn: 3.000 tr.đ
Giảm giá hàng nhập: 50 tr.đ
Chi phí không có trong hóa đơn mua hàng NK: phí vc, bảo hiểm đến cửa khẩu
nhập: 100 tr.đ; phí vc từ cửa khẩu nhập về kho của DN: 20 tr.đ; Phí cho nhà môi
giới: 70 tr.đ
Hoa hồng bán hàng: 200 tr.đ
DN có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp của các CP trên.
Thì: Trị giá giao dịch của lô hàng NK trên là: 3.000- 50 +100+70 = 3.120 tr.đ
- Điều kiện áp dụng trị giá giao dịch:
+ Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng HH sau khi
NK, trừ các hạn chế: hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định (như quy định HH
phải dán nhãn mác bằng tiếng việt; hàng NK có điều kiện, …); hạn chế nơi tiêu
thụ; hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của HH.
Ví dụ: Người bán ô tô yêu cầu người mua ô tô không được bán hoặc trưng
bày ô tô nhập khẩu trước thời điểm giới thiệu mẫu ô tô này ra thị trường.
+ Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các
khoản thanh toán dẫn đến việc không xác định được trị giá tính thuế của HH cần
xác định trị giá tính thuế.
Ví dụ: Người bán định giá bán HH nhập khẩu với điều kiện là người mua
cũng sẽ mua một số lượng nhất định các HH khác nữa; Giá cả của HH nhập khẩu
phụ thuộc vào giá của HH khác mà người nhập khẩu sẽ bán lại cho người xuất
khẩu.
+ Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng HH NK, người mua không
phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt HH nhập
khẩu mang lại (trừ khoản được cộng điều chỉnh)
+ Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì
mối quan hệ đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
VD: người bán là bố/mẹ; người mua là con: thuộc vào có quan hệ đặc biệt;
Trị giá giao dịch trong trường hợp này có thể không phản ánh đúng giá trị thực
của HH nhập khẩu.
 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá NK giống hệt:
- Hàng giống hệt là những hàng giống nhau về mọi phương diện:
Có cùng chất lượng, cùng danh tiếng, nhãn hiệu sản phẩm; sản xuất ở cùng
một nước, bởi cùng một nhà sản xuất, có cùng Đặc điểm về vật chất: có cùng bề
mặt SP, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng,
tính chất cơ, lý, hóa…; Chất lượng sản phẩm; Danh tiếng của nhãn hiệu sản phẩm;
Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất
được ủy quyền.
Những HH nhập khẩu về cơ bản đáp ứng các điều kiện là HH nhập khẩu
giống hệt nhưng có những khác biệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích
cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của HH thì vẫn được coi là HH
nhập khẩu giống hệt.
- Những HH nhập khẩu không được coi là giống hệt nếu như trong quá trình
sản xuất ra một trong những HH đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi
công, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ triển khai, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay
các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp
miễn phí cho người bán.
- Điều kiện sử dụng PP này: khi không xác định được trị giá tính thuế theo PP
Trị giá giao dịch.
- Phương pháp trị giá giao dịch của HH nhập khẩu giống hệt được thực hiện
như quy định của “Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương
tự”, trong đó cụm từ “HH nhập khẩu tương tự” được thay thế bằng cụm từ “HH
nhập khẩu giống hệt”.
 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá NK tương tự:
- Hàng hóa nhập khẩu tương tự : là những hàng hóa mặc dù không giống nhau
về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau bao gồm:
Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế
tạo; Có cùng chức năng, mục đích sử dụng; Chất lượng sản phẩm tương đương
nhau; Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp
nhận thay thế hàng hóa này cho hàng hóa kia; Được sản xuất ở cùng một nước, bởi
cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được ủy quyền, nhượng quyền,
được nhập khẩu vào Việt Nam.
- Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự: Lô hàng nhập khẩu tương tự
được lựa chọn nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Điều kiện về thời gian xuất khẩu: được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng
ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô
hàng đang được xác định trị giá tính thuế.
+ Lô hàng nhập khẩu tương tự có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã
được điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ, có cùng số lượng hoặc đã
được điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
+ Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng khoảng cách và phương thức vận
chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển
giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.
Nếu trong thời gian làm thủ tục hải quan không đủ thông tin lựa chọn hàng
nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá
hải quan thì không xác định trị giá hải quan cho hàng hoá nhập khẩu theo 2 PP
này, phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.
 Phương pháp trị giá khấu trừ:
Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của hàng hoá nhập khẩu,
hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự trên thị trường Việt
Nam trừ (-) đi các CP hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu.
Không áp dụng phương pháp này nếu hàng hóa được lựa chọn để xác định
đơn giá bán: Chưa được bán trên thị trường nội địa Việt Nam hoặc Có liên quan
đến khoản trợ giúp do bất kỳ người nào cung cấp (Trị giá của HH,DV do người
mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho người bán hàng, để sản xuất và bán
hàng hoá xuất khẩu đến Việt Nam: như cung cấp miễn phí NVL, phụ tùng, dụng cụ
bản vẽ thiết kế…).
- Nguyên tắc xác định Giá bán hàng hoá NK trên thị trường Việt Nam:
+ Giá bán hàng hoá NK là giá bán thực tế của HH đó tại thị trường Việt Nam,
nếu không có giá bán thực tế của HH đó thì lấy giá bán thực tế của hàng hoá NK
giống hệt hay hàng hoá NK tương tự còn nguyên trạng như khi NK được bán trên
thị trường trong nước để xác định giá bán thực tế
Hàng hóa nhập khẩu còn nguyên trạng như khi nhập khẩu là hàng hoá sau khi
nhập khẩu không bị bất cứ một tác động nào làm thay đổi hình dạng, đặc điểm,
tính chất, công dụng của hàng hoá hoặc làm tăng, giảm trị giá của hàng hoá nhập
khẩu.
+ Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc
biệt.
+ Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá.
Mức giá bán ra tính trên số lượng bán ra lớn nhất là mức giá mà hàng hoá đã được
bán với số lượng tổng cộng lớn nhất trong các giao dịch bán hàng hoá ở cấp độ
thương mại đầu tiên ngay sau khi nhập khẩu;
+ Hàng hoá được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau
khi NK, nhưng không chậm quá 90 ngày sau ngày NK lô hàng đó.
Ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu là ngày hàng hóa được bán với số
lượng hàng hóa đủ để hình thành đơn giá (tối thiểu bằng 10% lượng hàng hóa của
mặt hàng đó trong lô hàng nhập khẩu).
Ví dụ: Lô hàng A gồm nhiều mặt hàng trong đó mặt hàng B phải xác định trị
giá hải quan theo phương pháp khấu trừ. Lô hàng A được nhập khẩu vào ngày
1/1/2016. Một lô hàng trong đó có mặt hàng giống hệt với mặt hàng B nhập khẩu
trước đó và được bán cho nhiều người mua trong nước theo các mức giá và thời
điểm khác nhau như sau:

Đơn giá Số lượng/lần bán Thời gian bán Số luỹ kế


900 đồng/chiếc 50 chiếc 28/3/2016 100 chiếc
30 chiếc 15/1/2016
20 chiếc 3/3/2016
800 đồng/chiếc 200 chiếc 20/1/2016 450 chiếc
250 chiếc 12/2/2016
Tổng cộng: 550 chiếc

Trong ví dụ trên, đơn giá bán được lựa chọn để khấu trừ là 800 đồng/chiếc,
tương ứng với số lượng bán ra lớn nhất (450 chiếc), ở mức đủ để hình thành đơn
giá. Đơn giá này thỏa mãn các điều kiện về lựa chọn đơn giá bán, đó là:
Có số lượng lũy kế lớn nhất (450 chiếc) trong số hàng hóa nhập khẩu được
bán ra ngay sau khi nhập khẩu.
Thời gian bán là trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu.
- Các CP hợp lý phát sinh sau khi NK: Các khoản được khấu trừ khỏi đơn
giá bán hàng là những CP hợp lý và lợi nhuận thu được sau khi bán hàng trên thị
trường Việt Nam, gồm:
+ Các CP về vận tải và CP mua bảo hiểm cho hàng hoá khi tiêu thụ trên thị
trường nội địa;
+ Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp tại Việt Nam khi nhập khẩu và bán
hàng hoá nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam
+ Hoa hồng hoặc chi phí chung và lợi nhuận liên quan đến các hoạt động bán
hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam: Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng
cho thương nhân nước ngoài thì khấu trừ khoản hoa hồng; Trường hợp nhập khẩu
theo phương thức mua đứt bán đoạn thì khấu trừ các khoản chi phí chung và lợi
nhuận
* Lưu ý:
Số liệu phục vụ cho tính toán trị giá khấu trừ do người nhập khẩu cung cấp.
Việc khấu trừ khoản lợi nhuận và CP chung phải dựa trên cơ sở các số liệu
khách quan và định lượng được. Phải được ghi chép và phản ánh trên sổ sách
kế toán phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán.
 Phương pháp trị giá tính toán:
Trị giá tính toán của hàng hoá nhập khẩu bao gồm:
+ Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất
hoặc quá trình gia công khác được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu.
+ Chi phí, lợi nhuận để bán hàng hoá nhập khẩu;
+ Các chi phí điều chỉnh.
Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung
cấp phù hợp với các nguyên tắc kế toán của nước sản xuất hàng hoá, trừ khi các số
liệu này không phù hợp với số liệu thu thập được tại Việt Nam.
 Phương pháp suy luận:
- Xác định theo phương pháp suy luận: căn cứ vào các tài liệu, số liệu khách
quan, có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế.
- Trị giá hải quan theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách: áp
dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay
tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế, với điều kiện việc áp dụng như
vậy phù hợp với các quy định sau: không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác
định trị giá hải quan: Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được
sản xuất tại Việt Nam; Giá bán hàng hoá ở thị trường nội địa nước xuất khẩu; Giá
bán hàng hoá để xuất khẩu đến nước khác; CP sản xuất HH, trừ các CP sản xuất
HH được sử dụng trong phương pháp tính toán; Trị giá tính thuế tối thiểu; Sử dụng
trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá hải quan.
Các VD tính thuế tỷ lệ:
VD1: Một doanh nghiệp nhập khẩu 200.000 lon bia, giá bán tại cửa khẩu
xuất: 2.000 đ/lon; chi phí vận tải, bảo hiểm cả lô hàng tính đến cửa khẩu nhập đầu
tiên: 50.000.000 đ, Thuế suất thuế NK bia: 20%.
Yêu cầu: Xác định thuế NK doanh nghiệp phải nộp khi NK?
Giải:
Trị giá tính thuế (theo trị giá giao dịch) = 200.000x2000 + 50000000 =
450.000.000 đ
Thuế NK = 450000000x 20% = 90.000.000 đồng.
VD2: Doanh nghiệp nhập khẩu một xe ô tô loại 5 chỗ ngồi với giá 20.000
USD. Theo hợp đồng mua bán, doanh nghiệp không được phép tiêu thụ xe tại thị
trường Viêt Nam. Thị trường Việt Nam không có loại xe giống hệt. Xe ô tô tương
tự nhập về có giá 35000 USD. Tỷ giá tính thuế 20.000 VND/USD; Thuế suất thuế
nhập khẩu 40%.
Yêu cầu: Xác định thuế NK doanh nghiệp phải nộp khi NK?
Giải:
Lô hàng không đủ đk áp dụng trị giá giao dịch sử dụng PP trị giá giao dịch
của hàng hóa nhập khẩu tương tự.
Trị giá tính thuế = 35000*20.000 = 700.000.000 đ
Thuế XK phải nộp = 700.000.000 x 40% = 280.000.000 đ
2.3.2. Hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối:
* Căn cứ tính thuế:
- Căn cứ vào số lượng hàng hóa, mức thuế tuyệt đối và tỷ giá ngoại tệ.
- Số lượng HH nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng
thực tế nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối. Theo quy định
hiện nay (Phụ lục 3 nghị định 125/2017), chỉ có ô tô đã qua sử dụng từ 9 chỗ ngồi
trở xuống, có dung tích xi lanh không quá 1000 cc thuộc đối tượng áp thuế tuyệt
đối, mức thuế là 10.000 usd/chiếc.
* Phương pháp tính thuế:

Số thuế XK, Số lượng đơn vị từng mặt Mức thuế Tỷ


thuế NK phải hàng thực tế XK, NK ghi tuyệt đối quy giá
= x x
nộp theo mức trong tờ khai HQ áp dụng định trên một tính
thuế tuyệt đối thuế tuyệt đối đơn vị HH thuế
VD: Một doanh nghiệp nhập khẩu 1 lô 10 xe ô tô (loại 4 chỗ dung tích xi
lanh 1000cc) với giá CIF là 400.000 USD. Xác định thuế NK của lô hàng? Biết tỷ
giá tính thuế là 20.000 đồng/USD
Giải:
Số thuế NK = 10 x 10.000 x 20000= 2.000.000.000 đồng
2.3.3. Hàng hoá áp dụng thuế hỗn hợp:
- Phương pháp tính thuế:

Số tiền thuế XK, thuế NK Số thuế tuyệt


Số tiền thuế tính
phải nộp đối với HH áp = + đối theo quy
theo tỷ lệ %
dụng thuế hỗn hợp định

Số thuế tuyệt đối theo quy định hiện nay là 10.000 USD hoặc 15.000 USD
tùy thuộc vào từng mặt hàng (phụ lục III nghị định 125/2017).
VD: Một doanh nghiệp nhập khẩu 4 xe ô tô cũ (loại 5 chỗ, dung tích xi lanh
2000cc) với giá CIF là 60.000 USD/chiếc. Giá tính thuế của loại ô tô đã qua sử
dụng là 15.000 usd/chiếc. Thuế suất nhập khẩu của xe nguyên chiếc mới là 70%.
Thuế tuyệt đối theo quy định cho mặt hàng này là 10.000 USD/chiếc.
Xác định thuế NK của lô hàng? Biết tỷ giá tính thuế là 20.000 đồng/USD
Giải:
Trị giá tính thuế: 15.000 x 20.000= 300.000.000 đ
Thuế NK theo tỷ lệ: 4 x 300.000.000 x 70% = 840.000.000 đ
Mức thuế tuyệt đối theo quy định = 4 x 10.000 x 20.000= 800.000.000 đồng
Số thuế NK phải nộp = 840.000.000 + 800.000.000 = 1.640.000.000 đồng.
2.4. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế:
* Miễn thuế :
- Miễn thuế đối với hàng hóa của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, …
Danh mục hàng và định mức miễn thuế do chính phủ ban hành.
- Miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh: có hành lý mang
theo được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức quy định:
VD: đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít; Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi:
250 gam hoặc xì gà: 20 điếu; …
- Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân
nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.
Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định
mức miễn thuế phải nộp thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ
quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động và được cơ
quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì mục đích nhân đạo, từ
thiện.
- Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh
mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân
biên giới.
Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử
dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới thì phải
nộp thuế.
- Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu;
sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công
xuất khẩu.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử
dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường
trong nước.
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất
định: để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao; để bảo
hành, sửa chữa, thay thế; …
- Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng
mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ.
- Hàng hóa nhập khẩu để tạo TSCĐ của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
theo quy định của pháp luật về đầu tư như: Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết,
phụ tùng để lắp ráp, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh
kiện; Phương tiện vận tải chuyên dùng của dự án; Vật tư xây dựng trong nước
chưa sản xuất được.
- Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước
chưa sản xuất được.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để
sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của
dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế
tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
- Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm: Máy móc,
thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên; Linh kiện, chi tiết, bộ phận
rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ; Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước
chưa sản xuất được….
- Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của
pháp luật về đầu tư được miễn thuế đối với:
+ Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu.
+ Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán
thành phẩm trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu;
+ Tàu biển xuất khẩu.
- Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập
khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền.
- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản
xuất được phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin,
nội dung số, phần mềm.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường
- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ
trực tiếp cho giáo dục.
- Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng
trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng
trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm
tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ.
- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc
phòng, trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản
xuất được.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc
phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
* Giảm thuế:
Giảm thuế trong trường hợp hợp sau:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan
hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định
chứng nhận thì được giảm thuế.
Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp
thuế.
VD: Công ty A nhập khẩu lô hàng sợi đang làm thủ tục nhâp khẩu số thuế
nhập khẩu công ty phải nộp là 160 tr.đ. Hàng đang nằm tại cảng. Do mưa bão
ngập nước làm hỏng ½ lô hàng (có biên bản xác nhận của cảng vụ). Trong trường
hợp này công ty được giảm ½ số thuế nhập khẩu, tức là giảm 160/2 = 80 tr.đ tiền
thuế nhập khẩu.
* Hoàn thuế
Các trường hợp hoàn thuế:
a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có
hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa
nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;
b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái
nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu;
c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái
xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;
Hàng hóa trong các trưởng hợp trên (điểm a, b và c) được hoàn thuế khi chưa
qua sử dụng, gia công, chế biến.
d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh
doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;
đ) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương
tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường
hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình,
phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn
lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam.
* Hồ sơ miễn thuế; giảm thuế; hoàn thuế:
Thủ tục miễn, giảm, hoàn thuế tùy theo từng trường hợp và tuân thủ theo quy
định của luật quản lý thuế; luật thuế XK, NK; luật Hải Quan và các văn bản hướng
dẫn (hiện nay: nghị định Số: 134/2016/NĐ-CP). Nhìn chung hồ sơ bao gồm
- Hồ sơ hải quan
- Công văn đề nghị giảm thuế, miễn thuế, hoàn thuế
- Giấy tờ khác liên quan/chứng minh thuộc đối tượng được miễn/giảm/hoàn
thuế: tùy theo từng trường hợp.
VD1: Hồ sơ miên thuế đối với quà biếu, quà tặng gồm:
- Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan;
- Văn bản thỏa thuận biếu tặng.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc miễn thuế đối với quà biếu,
quà tặng vượt định mức miễn thuế: 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan chủ quản cấp trên về việc cho phép tiếp nhận để sử
dụng hàng hóa miễn thuế hoặc văn bản chứng minh tổ chức được ngân sách nhà
nước đảm bảo kinh phí hoạt động đối với quà biếu, quà tặng cho cơ quan, tổ chức
được Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động: 01 bản chính;
- Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc bộ, ngành chủ
quản đối với quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện: 01 bản chính.
VD2: Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất, hồ sơ gồm:
- Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09;
- Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng
- Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập
khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập
khẩu
- Văn bản thỏa thuận trả lại hàng hóa cho phía nước ngoài;
- Văn bản xác nhận của doanh nghiệp cung ứng tàu biển về số lượng, trị giá
hàng hóa mua của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đã thực cung ứng cho tàu
biển nước ngoài kèm bảng kê chứng từ thanh toán của các hãng tàu biển nước
ngoài đối với hàng hóa nhập khẩu.
2.5. Đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu
a. Nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
- Thời điểm tính thuế: là ngày đăng ký Tờ khai HQ với cơ quan hải quan.
- Thời hạn nộp thuế XNK:
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc
giải phóng hàng hóa.
+ Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì Thời hạn
tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan (phải chịu lãi chậm nộp).
+ Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên được thực hiện nộp thuế chậm
nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp tháng có các tờ khai hải quan đã thông
quan hoặc giải phóng hàng hóa.
Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên là những DN được Tổng cục hải
quan công nhận (khi DN đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của luật hải
quan).
b. Kê khai thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
- NNT XK, NK có trách nhiệm kê khai thuế ngay trên Tờ khai Hải quan.
+ hàng XK: các chỉ tiêu liên quan đến thuế: các chỉ tiêu 22; 24 trên tờ khai hải
quan theo mẫu HQ/2015/XK

HẢI QUAN VIỆT TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT


NAM KHẨU
Cục Hải
quan:
HQ/2015/XK
Chi cục Hải quan Số tham Số tờ khai: Công chức đăng
đăng ký tờ khai: chiếu: ký tờ khai:
Ngày, giờ Ngày, giờ
gửi: đăng ký:
Chi cục Hải quan Số lượng phụ lục
cửa khẩu xuất: tờ khai:
…………………………………………
Số 22. Thuế xuất khẩu 23. Thu khác
TT a.Trị giá
a. Trị giá b.Thuế b.Tỷ
c. Tiền thuế tính thu c. Số tiền
tính thuế suất (%) lệ (%)
khác

Cộng: Cộng
24. Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 22 + 23) bằng số:…………………..
Bằng chữ……………………………………………………………………..

VD1: Hãy khai thuế xuất khẩu cho hợp đồng XK như sau:
Đơn giá Số lượng thuế suất
Loại hàng (tr.đ/tấn) (tấn) thuế XK
Than non 3 200 15%
Than đá 5 400 10%
Hãy tính và kê khai thuế XK cho hợp đồng xuất khẩu trên.
Giải: Trên tờ khai hải quan nhập số liệu sau:
22. Thuế xuất khẩu 23. Thu khác
S a.Trị giá
TT a. Trị giá tính b.Thuế b.Tỷ lệ
c. Tiền thuế tính thu c. Số tiền
thuế suất (%) (%)
khác
1 600.000.000 15 90.000.000
2 2.000.000.000 10 200.000.000
3
Cộng 290.000.000 Cộng
24. Tổng số tiền thuế và thu khác bằng số: 290.000.000
Bằng chữ: Hai trăm chín mươi triệu đồng.
+ hàng NK: liên quan đến thuế gồm các chỉ tiêu từ chi tiêu 26 đến 30 của tờ
khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK:

HẢI QUAN VIỆT TỜ KHAI HÀNG HÓA NHẬP


NAM KHẨU

Cục Hải
quan:
HQ/2015/
NK
Chi cục Hải quan Số tham Số tờ khai: Công chức đăng
đăng ký tờ khai: chiếu: ký tờ khai
…………………………..

Trị giá tính thuế/ Số Thuế suất (%)/


Loại thuế Tiền thuế
lượng chịu thuế Mức thuế
26. Thuế nhập khẩu
27. Thuế TTĐB
28. Thuế BVMT
29. Thuế GTGT
30. Tổng số tiền thuế ( 26+27+ 28+29):
Bằng chữ:

You might also like