You are on page 1of 81

CHƯƠNG 2

THUẾ XUẤT KHẨU


THUẾ NHẬP KHẨU
TH: Tôi có chị ở Pháp. Sắp tới, tôi dự định nhờ chị tôi gửi
nước hoa về nước để mở cửa hàng nhỏ, kinh doanh nước hoa
Pháp. Vậy cho hỏi tôi có phải đóng thuế nhập khẩu không?
NỘI DUNG
2.1 Khái niệm
2.2 Đối tượng chịu thuế XK và NK
2.3 Người nộp thuế XK và NK
2.4 Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan tính thuế XK,NK
2.6 Thời hạn nộp thuế XK,NK
2.7 Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế XK, NK
2.1 Khái niệm thuế XK và thuế NK
 Khái niệm thuế XK:
- Là loại thuế gián thu đánh vào các hàng hóa được phép XK qua biên giới Việt Nam
ngoại trừ một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Một số trường hợp xuất khẩu theo quy định trong luật Hải quan và luật khác có liên
quan:
+ Hàng hóa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan
+ HH XK tại chỗ và HH XK của DN thực hiện quyền XK, quyền phân phối.
2.1 Khái niệm thuế XK và thuế NK
 Khái niệm thuế NK:
- Là loại thuế gián thu đánh vào các hàng hóa được phép NK qua biên giới Việt Nam
ngoại trừ một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Một số trường hợp xuất khẩu theo quy định trong luật Hải quan và luật khác có liên
quan:
+ Hàng hóa từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước
+ HH NK tại chỗ và HH NK của DN thực hiện quyền NK, quyền phân phối.
Câu hỏi số 1: Hàng hóa mua, bán giữa các doanh nghiệp khu chế xuất theo
luật thuế xuất, nhập khẩu quy định hiện hành là hàng hóa thuộc diện:

a.Chịu thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu

b.Chịu thuế xuất khẩu

c.Chịu thuế nhập khẩu

d.Không thuộc diện chịu thuế xuất, nhập khẩu.


2.2 Đối tượng chịu thuế XK, NK
2.2.1 Đối tượng chịu thuế XK,NK
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và HH đưa từ khu
phi thuế quan vào thị trường trong nước.
2.2 Đối tượng chịu thuế XK, NK
2.2.1 Đối tượng chịu thuế XK,NK
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và HH đưa từ khu
phi thuế quan vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu,
quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu
tư.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
• Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài
đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam (nói cách khác, tổ chức,
cá nhân nước ngoài đem hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam bán cho tổ
chức, cá nhân tại Việt Nam).
• - Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất,
doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
• - Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước
ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ
định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
2.2 Đối tượng chịu thuế XNK
2.2.2 Đối tượng không chịu thuế XK,NK
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp
luật.
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài
vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế
quan này sang khu phi thuế quan khác.
-Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
-Ngoại trừ một số trường hợp khác được Chính phủ quy định trong thời gian ngắn hạn hoặc dài
hạn phù hợp với từng giai đoạn về tình hình kinh tế- chính trị – ngoại giao của quốc gia.
2.3 Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế) XK, NK
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
-Tổ chức nhận ủy thác xuất, nhập khẩu hàng hóa;
-Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa XK, NK, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu,
biện giới Việt Nam
-Người được ủy quyền, bảo lãnh, nộp thay thuế cho người nộp thuế gồm
2.3 Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế) XK, NK
Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay bao gồm:
-Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế
xuất, nhập khẩu.
-Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong
trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế.
-Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của luật các tổ chức tín
dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế.
-Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp quà biếu, quà tặng của cá nhân;
hành lý gửi trước, sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất, nhập khẩu
* Phương pháp tính thuế theo thuế suất tuyệt đối:

Số lượng hàng hóa thực tế Mức thuế


Số tiền thuế XK,
= XK, NK ghi trong tờ khai hải x Tuyệt đối quy định trên một
NK phải nộp
quan đơn vị hàng hóa

Trong đó:
- Số lượng từng đơn vị mặt hàng thực tế XK, NK ghi trong tờ khai hải quan
Là số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK trong danh mục hàng hóa áp dụng thuế
tuyệt đối.
- Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa: Theo quy định của Bộ Tài
chính.
2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất, nhập khẩu
Ví dụ: Công ty L NK một lô hàng gồm 200 đơn vị SP (hàng hóa trong
danh mục áp dụng mức thuế tuyệt đối), giá mua theo điều kiện CIF (cảng
Tp.HCM) quy ra đồng VN là 100.000.000đ/sp, thuế suất thuế NK theo
mức thuế tuyệt đối là 45.000.000đ/sp. Xác định thuế NK phải nộp của lô
hàng đối với công ty L.
Số thuế NK phải nộp = SL đơn vị hàng TT NK x Mức thuế tuyệt đối
quy định trên một đơn vị hàng hóa.
=> Số thuế NK PN = 200sp x 45.000.000đ/sp = 9.000trđ
2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất, nhập khẩu
Phương pháp tính thuế hỗn hợp:

Số tiền thuế áp dụng Số tiền thuế tuyệt đối áp dụng
Số tiền thuế XK,
= phương pháp tính thuế tỷ + phương pháp tính thuế theo
NK phải nộp
lệ phần trăm (%) thuế suất tuyệt đối
2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất, nhập khẩu
• Phương pháp tính thuế theo thuế suất tỷ lệ (%)
Thuế suất tỷ lệ (%) được tính theo công thức:

Số thuế Số lượng đơn Trị giá Thuế suất


XK,NK = vị từng mặt hàng x tính thuế x của từng mặt
Phải nộp thực tế XK,NK XK, NK hàng(3)
(ghi trong tờ khai HQ) (đơn vị)
Hải quan kiểm hóa Hải quan tính thuế
2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất, nhập khẩu

Số lượng: Là số lượng từng mặt hàng thực tế XNK ghi trong tờ khai hải quan.

Ví dụ: Nhập khẩu 100 chiếc xe ô tô, với giá là 300 triệu đồng/chiếc, số thuế phải nộp
cho một chiếc là 30trđ. Nhưng khi ra kiểm hóa phát hiện thực ra có 90 chiếc. Vậy thuế
phải nộp là bao nhiêu?

Trị giá tính thuế XK, NK: là trị giá hải quan theo quy định khoản 2 và khoản 3 Điều 86
Luật hải quan 2014, cụ thể như sau:
2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất, nhập
khẩu
• Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính
đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm và phí vận tải quốc tế.
• Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính
đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất, nhập khẩu
Số lượng: Là số lượng từng mặt hàng thực tế XNK ghi trong tờ khai hải quan.
Ví dụ: Nhập khẩu 100 chiếc xe ô tô, với giá là 300 triệu đồng/chiếc, số thuế phải nộp cho một
chiếc là 30trđ. Nhưng khi ra kiểm hóa phát hiện thực ra có 90 chiếc. Vậy thuế phải nộp là bao
nhiêu?
Trị giá tính thuế XK, NK: Là trị giá hải quan theo quy định của Luật Hải quan tại thời điểm tính
thuế.
Thời điểm tính thuế XK,NK là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật hải quan
Thuế suất của thuế XK, NK được quy định tại biểu thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu cho từng mặt
hàng được xuất khẩu và nhập khẩu. Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm: thuế suất ưu đãi,
thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.
2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất, nhập khẩu
Tỷ giá xác định trị giá tính thuế

Là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên NH (do NHNNVN công bố).

Nếu ngày không thông báo tỷ giá thì lấy tỷ giá của ngày liền kề trước đó.
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
2.5.1 Nguyên tắc xác định trị giá hải quan về giá thanh toán hay sẽ thanh toán theo
bộ chứng từ xuất nhập khẩu

Theo quy định xác định trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu được
xác định trên giá bán đã thanh toán hoặc sẽ thanh toán ghi trên hợp đồng mua bán hàng
hóa hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa
đơn thương mại và các chứng từ liên quan phù hợp với hàng hóa thực xuất khẩu và
thực nhập khẩu.
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
2.5.1 Nguyên tắc xác định trị giá hải quan về giá thanh toán hay sẽ thanh toán theo
bộ chứng từ xuất nhập khẩu
Bộ chứng từ xuất nhập khẩu gồm:
Hợp đồng ngoại thương
Vận đơn đường biển
Vận đơn đường hàng không
Hóa đơn thương mại
Bảng kê chi tiết hàng hóa
Hợp đồng bảo hiểm
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
2.5.2 Nguyên tắc xác định trị giá hải quan về chi phí nhập khẩu theo điều kiện giao
hàng trong hợp đồng ngoại thương

Theo quy định khi xác định trị giá hải quan đối với một hàng hóa nhập khẩu: cần xem xét
chi phí phát sinh (nếu có) cho một hàng hóa mà nhà nhập khẩu phải trả để hàng hóa
nhập khẩu về đến cảng nhập khẩu đầu tiên của người mua. Chi phí nhập khẩu cần phải
xác định rõ ràng cụ thể để tính toán các khoản điều chỉnh giảm trừ trong xác định trị giá
hải quan.
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
2.5.3 Phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập
khẩu
2.5.3.1 Một số thuật ngữ liên quan xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa XK, NK
- Người bán: người bán hàng hóa, người cung cấp dịch vụ
- Ngày xuất khẩu: ngày phát hành vận đơn. Trường hợp không có ngày vận đơn, ngày
xuất khẩu là ngày đăng ký tờ khai hải quan
- Hoa hồng mua hàng: khoản tiền người mua phải trả cho đại lý đại diện của mình để
mua hàng hóa nhập khẩu với mức giá hợp lý nhất
- Hoa hồng bán hàng: khoản tiền người bán phải trả cho đại lý đại diện của mình để bán
hàng hóa xuất khẩu cho người mua.
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
2.5.3 Phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập
khẩu
2.5.3.1 Một số thuật ngữ liên quan xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa XK, NK
- Phí môi giới: khoản tiền người mua hoặc người bán hoặc cả người mua và người bán
phải trả cho môi giới để đảm nhận vai trò trung gian trong giao dịch mua bán hàng hóa
xuất nhập khẩu.
- Hàng hóa có trị giá được coi là “ xấp xỉ” với nhau nếu sự chênh lệch giữa chúng do các
yếu tố khách quan tác động đến bản chất của hàng hóa, tính chất của ngành sản phẩm
hàng hóa, tính thời vụ của hàng hóa; sự khác biệt không đáng kể về mặt thương mại
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
2.5.3 Phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập
khẩu
2.5.3.1 Một số thuật ngữ liên quan xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa XK, NK
- Hàng hóa XK, NK giống hệt: hàng hóa XK, NK giống nhau về mọi phương diện bao
gồm đặc điểm vật chất, bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức
năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hóa; chất lượng sản phẩm; nhãn hiệu sản
phẩm; được sản xuất bởi một nước (VN), bởi cùng nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất ủy
quyền, nhượng quyền hàng hóa; có những khác biệt không đáng kể như màu sắc, kích
cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
2.5.3 Phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập
khẩu
2.5.3.1 Một số thuật ngữ liên quan xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa XK, NK
- Hàng hóa XK, NK tương tự: hàng hóa không giống nhau về mọi phương diện nhưng có
các đặc trưng cơ bản giống nhau như được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương
đương, có cùng phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng; chất lượng sản
phẩm tương đương nhau; có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là
người mua chấp nhận thay thế hàng hóa này cho hàng hóa kia; được sản xuất bởi một
nước (VN), bởi cùng nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất ủy quyền, nhượng quyền.
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
2.5.3 Phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập
khẩu
2.5.3.1 Một số thuật ngữ liên quan xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa XK, NK
- Hàng hóa NK cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại: hàng hóa có cùng xuất xứ, nằm
trong cùng một nhóm hoặc một tập hợp nhóm hàng hóa do cùng một ngành hay một
lĩnh vực cụ thể sản xuất ra.
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
2.5.3 Phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập
khẩu
2.5.3.2 Phương pháp xác định trị giá hải quan hàng XK
- Trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất
không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định theo các
phương pháp quy định Luật hải quan
- Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên
hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp
đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại và các chứng từ liên quan phù hợp với
hàng hóa thực XK
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
2.5.3 Phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập
khẩu
2.5.3.3 Phương pháp xác định trị giá hải quan hàng NK
Trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu
tiên, được xác định theo các phương pháp sau:
- PP1: Phương pháp trị giá giao dịch
- PP2: PP trị giá giao dịch của hàng NK giống hệt
- PP3: PP trị giá giao dịch của hàng NK tương tự
- PP4: PP trị giá khấu trừ
- PP5: PP trị giá tính toán (có thể hoán đổi PP6)
- PP6: PP suy luận (có thể hoán đổi PP5)
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
(1) Phương pháp trị giá giao dịch.
-Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau
khi đã được điều chỉnh theo quy định.
-Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán là tổng số tiền người mua đã thanh toán hay sẽ
phải thanh toán trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu như giá mua ghi
trên hóa đơn thương mại; các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên
hóa đơn thương mại, bao gồm tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán,
vận tải, bảo hiểm hàng hóa, các chứng từ, tài liệu khác chứng minh việc xác định trị giá hải quan
theo trị giá giao dịch do người khai hải quan khai báo và một số trường hợp theo quy định
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
(1) Phương pháp trị giá giao dịch.
* Các khoản điều chỉnh cộng:
-CP hoa hồng bán hàng, phí môi giới
-CP bao bì gắn liền với HH NK: Giá mua bao bì, CP liên quan đến mua bán và vận
chuyển bao bì đến nơi đóng gói, bảo quản hàng hóa.
-CP đóng gói hàng hóa: CP vật liệu đóng gói, CP nhân công đóng gói.
-Khoản trợ giúp: Trị giá của HH, DV do người mua cung cấp cho người bán miễn phí
hoặc giảm giá được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho người sản xuất hoặc người bán
hàng, để sản xuất và bán hàng hóa xuất khẩu đến VN.
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
(1) Phương pháp trị giá giao dịch.
* Các khoản điều chỉnh cộng:
-Phí bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa
nhập khẩu mà người mua phải trả như điều kiện của việc mua bán hàng hóa nhập khẩu.
-Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định
đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu được chuyển trực tiếp hay gián tiếp cho người bán
dưới mọi hình thức.
-CP vận tải, bảo hiểm và các khoản CP có liên quan trực tiếp đến vận tải hàng hóa nhập
khẩu cho đến khi hàng hóa được chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
(1) Phương pháp trị giá giao dịch.
* Các khoản điều chỉnh trừ:
-CP cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa như: CP xây dựng, kiến
trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, CP giám sát, ….
-CP vận chuyển, bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu
nhập đầu tiên.
-Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở VN đã nằm trong giá mua hàng hóa nhập khẩu
-Các khoản giảm giá: Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán, giảm giá
theo số lượng hàng hóa mua bán, giảm giá theo hình thức và phương thức thanh toán.
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
(1) Phương pháp trị giá giao dịch.
* Các khoản điều chỉnh trừ:
-Các khoản cp do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu: cp nghiên
cứu, điều tra thị trường về sp sắp nhập khẩu……
-Cp kiểm tra số lượng, chất lượng hàng trước khi nhập khẩu.
-CP mở L/C, phí chuyển tiền để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu
-Khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo thỏa thuận tài chính của người mua và có
liên quan đến việc mua hàng hóa nhập khẩu.
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
(2) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt
-Nếu không xác định được trị giá hải quan theo PP trị giá giao dịch thì trị giá hải quan của
HH NK được xác định theo PP trị giá giao dịch của hàng NK giống hệt
-PP trị giá giao dịch của hàng NK giống hệt được thực hiện theo phương pháp 3.
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
(3) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự
-Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các PP quy định trên, thì trị giá hải quan đối với
hàng nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự,
với điều kiện hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định theo
phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu
với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan theo quy định.
-Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng
nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về
điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán (điều kiện về thời gian
XK, đk về quãng đường, phương thức vận tải, bảo hiểm)
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
(4) Phương pháp trị giá khấu trừ
- Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các PP quy định trên, thì trị giá hải quan
đối với hàng nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ, căn cứ vào đơn
giá bán hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu
tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam theo quy định trừ (-) các chi phí hợp lý, lợi
nhuận thu được sau khi bán hành hóa nhập khẩu.
Ví dụ: Lô hàng A gồm nhiều mặt hàng trong đó mặt hàng B phải xác định trị giá tính thuế
theo phương pháp khấu trừ. Lô hàng A được nhập khẩu vào ngày 1/1/2020. Một lô hàng
khác trong đó có mặt hàng giống hệt với mặt hàng B, NK trước đó và được bán cho nhiều
người mua trong nước theo các mức giá và thời điểm khác nhau như sau:
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
(4) Phương pháp trị giá khấu trừ
Đơn giá Số lượng/ lần bán Thời gian bán Số lũy kế
50 chiếc 28/3/2020
900.000 đồng 30 chiếc 15/1/2020 100 chiếc
20 chiếc 3/3/2020
200 chiếc 20/1/2020
450 chiếc
800.000 đồng 250 chiếc 12/2/2020
Tổng cộng 550 chiếc
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
(4) Phương pháp trị giá khấu trừ.
Giá bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường VN được xác định dựa trên những nguyên
tắc:
-Giá bán hàng hóa nhập khẩu là giá bán thực tế của HH đó tại thị trường VN
-Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá
-Hàng hóa được bán ra vào ngày sớm nhất sau khi NK, không chậm quá 90 ngày sau khi
NK lô hàng đó
-Xác định các khoản khấu trừ dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từ hợp pháp,…
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
(5) Phương pháp trị giá tính toán.
Trị giá tính toán của hàng hóa NK bao gồm:
-Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hóa NK
-Căn cứ để xác định trị giá tính toán: số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ
sách kế toán của người sản xuất
(6) Phương pháp suy luận
Căn cứ vào các tài liệu, số liệu khách quan, có sẵn tại thời điểm xác định trị giá hải quan.
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
Ví dụ: Đối với hàng hóa NK áp dụng thuế tỷ lệ
Nhập khẩu một lô hàng 2.000 kg nguyên liệu A
Giá mua theo điều kiện CIF: 50.000đồng/kg.
Thuế suất thuế NK là 10%
Thuế NK phải nộp = Số lượng đơn vị mặt hàng thực tế NK x Trị giá
tính thuế trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của mặt hàng
(Giả sử trị giá tính thuế được xác định là CIF)
Số thuế NK PN = 2.000kg x 50.000đồng/kg x 10% = 10.000.000 đồng
• FOB là gì?
• FOB viết tắt của từ Free On Board, hiểu đơn giản là việc miễn trách
nhiệm trên Boong tàu nơi đi. FOB là điều kiện giao hàng phổ biến trong
Incoterms 2010. Người bán cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Khi
người bán giao hàng lên boong tàu cho người mua,vượt qua lan can tàu
tại cửa xếp hàng, mọi rủi ro của hàng hóa trên boong tàu sẽ chuyển cho
người mua. Người ta thường gọi là hợp đồng FOB, giá FOB,...
• Trong hợp đồng phải ghi rõ tên cảng xếp hàng theo cấu trúc FOB + vị trí
xếp hàng ( hay vị trí chuyển rủi ro). Đây là cách để biết địa điểm chuyển
giao quyền và nghĩa vụ của 2 bên.
• Ví dụ : Viết FOB Hải Phòng tức là Hải Phỏng là vị trí chuyển rủi ro của
người bán tại Việt Nam cho người mua hàng
• Giá FOB là gì?
• Giá FOB là giá tại cửa khẩu của bên xuất hàng. FOB chưa bao gồm phí
bảo hiểm và phí chuyển hàng tới cảng của bên nhập.
• Ví dụ: Nếu bạn mua hàng từ cảng Shanghai - Thượng Hải nhập về Việt
Nam qua cảng Hồ Chí Minh Port. Bạn sẽ phải thanh toán phí vận chuyển
hàng, mua bảo hiểm cho hàng di chuyển từ cảng Shanghai về đến cảng
HCM.
• CIF là gì?
• ◾ CIF viết tắt của Cost , Insurance ,Freight ( chi phí, bảo hiểm, cước tàu),
là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng. Với CIF, người bán có trách
nhiệm thanh toán các chi phí để đưa hàng hóa đến đích. Ví trí chuyển rủi
ro trong trường hợp này là tại cảng xếp hàng.
• Trong hợp đồng, CIF được viết gắn với tên cảng dỡ hàng. Ví dụ CIF Hải
Phòng Port tức là cảng HP là nơi dỡ hàng.
• ◾ Giá CIF là giá tại cửa khẩu của bên mua hàng, đã bao gồm chi phí vận
chuyển và bảo hiểm hàng hóa đến cửa khẩu bên nhận hàng.
• Giá CIF = Giá FOB + F ( cước vận chuyển) + I
Nghĩa vụ của NB và NM trong giá CIF
Nghĩa vụ của NB Nghĩa vụ của NM

- Chuẩn bị thủ thục thông quan XK - Xử lý bất kỳ chuyển động nào qua nơi đến đã thỏa
- Giao kết hợp đồng vận chuyển có liên quan tới các thuận.
hãng , các bên khác nhau. - Bảo hiểm RR cho HH kể từ khi người bán giao hàng
- Sắp xếp và thanh toán cho việc vận chuyển hàng hóa lên tàu
từ cửa đến điểm đến được chọn và thỏa thuận trước đó - Xử lý bất kỳ hoặc tất cả các giấy phép nhập khẩu liên
- Thanh toán bảo hiểm cho hàng hóa quan đến hàng hóa
- Xử lý bất kỳ hoặc tất cả các giấy phép xuất khẩu liên - Xử lý thủ tục hải quan NK và các thủ tục liên quan
quan đến hàng hóa khác
- Thanh toán chi phí bốc dỡ hàng hóa trên hay từ tàu.
So sánh giá FOB và giá CIF
Giống nhau
◾ Vị trị chuyển rủi ro giữa người mua và người bán là tại cảng xếp hàng
◾ Người bán làm thủ tục hải quan, người mua làm thủ tục nhập hàng.
◾ Dù bên nào mua bảo hiểm thì nếu có tốn thấy xảy ra với lô hàng, cả 2 trường hợp người mua là người đứng ra đòi
bảo hiểm.
Khác nhau FOB CIF
Điều kiện giao hàng giao hàng lên tàu tiền hàng, bảo hiểm và cước tàu

Bảo hiểm hàng hóa người bán không phải mua bảo hiểm cho người bán bắt buộc phải mua bảo hiểm
lô hàng, đây là quyết định của người mua đường biển cho lô hàng. Sau đó, người bán
gửi các chứng từ, hợp đồng bảo hiểm cho
người mua. Mức bảo hiểm là tùy 2 bên thỏa
thuận.
Trách nhiệm thuê tàu người bán không phải thuê tàu, người người bán tìm tàu vận chuyển
hàng mua tự book tàu
Lựa chọn nhập hàng theo FOB hay CIF
Nhập hàng theo giá FOB Nhập hàng theo giá CIF

- Người mua sẽ kiểm soát được cước vận chuyển và chi - Với những người nhập hàng không có kinh nghiêm, còn
phí chuyển hàng vì mình tự book tàu. Trong kinh mới vào nghề, hoặc thu mua khối lượng nhỏ thì sẽ thích
doanh, tiết kiệm được chi phí luôn là yếu tố quan trọng mua CIF hơn. Họ không phải mất thời gian tìm tàu và
và cần thiết để có lợi nhuận. hãng bảo hiểm hàng. Mọi trách nhiệm bên cung cấp sẽ lo.
- DN cũng là người tự thuê và sử dụng bên giao nhận Tuy nhiên, mua theo giá CIF lại cao hơn giá FOB. Bởi vì
chuyển hàng nên sẽ nắm được mọi thông tin của hàng người bán tự tìm bên giao nhận, hàng bảo hiểm, book
và có thể hỗ trợ bất cứ khi nào có phát sinh. tàu,... nên cũng sẽ kiếm thêm lợi nhuận từ đây. Và cũng
có thể bạn phải trả thuế cho các chi phí vận tải,... mà
người bán thêm vào. Nếu mua FOB thì sẽ chẳng có
những khoản phí này vì những khoản phí kể trên không
nằm trong giá bán.
GIÁ CIF = FOB + (I + F)
GIÁ FOB = CIF – ( I + F)
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
2.5.3.4 Một số trường hợp đặc biệt về trị giá hải quan đối với hàng XK, NK

- HH XK, NK chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trị giá HQ là
giá tạm tính do người khai hải quan báo trên cơ sở chứng từ tại thời điểm xác định trị
giá.

- HH NK vào VN sau khi thuế phía nước ngoài gia công là tiền thuê gia công và trị giá
nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình gia công do phía nước ngoài cung cấp

- HH NK là hàng hóa đưa ra nước ngoài sửa chữa, khi nhập khẩu về VN là chi phí thực
trả để sửa chữa hàng hóa NK.

- HH NK không có hợp đồng mua bán hoặc không có hóa đơn thương mại, trị giá HQ là
trị giá khai báo
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
2.5.3.4 Một số trường hợp đặc biệt về trị giá hải quan đối với hàng XK, NK

- HH NK thừa so với hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn thương mại:

+ HH NK thừa là HH giống hệt hoặc tương tự với HH NK ghi trên hợp đồng mua bán
hoặc hóa đơn thương mại, thì xác định theo phương pháp xác định trị giá hải quan của
số HH NK ghi trên hợp đồng mua bán.

+ HH NK thừa là HH khác với HH NK ghi trên hợp đồng mua bán: trị giá hải quan theo
phương pháp xác định trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan.

- HH NK không phù hợp về quy cách: trị giá hải quan theo trị giá thực thanh toán cho
hàng hóa NK. HH NK không phù hợp với hợp đồng mua bán: trị giá HQ theo phương
pháp xác định trị giá hải quan của luật hải quan
2.5 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải
quan tính thuế xuất, nhập khẩu
2.5.3.4 Một số trường hợp đặc biệt về trị giá hải quan đối với hàng XK, NK

- HH NK thực tế chênh lệch về số lượng so với hóa đơn thương mại do tính chất của HH,
thì xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào hóa đơn thương mại hoặc hoặc đồng mua
bán

+ HH NK là hàng đi thuê thì trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh
toán để thuê HH.
2.6 Thời hạn nộp thuế XK, NK
Hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải
phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan. Trừ các trường hợp sau:
• Người nộp thuế có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn
bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai HQ.
• Người nộp thuế được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người
nộp thuế vẫn chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp
đủ thuế và số tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
2.7 Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế XNK
2.7.1 Miễn thuế:
 Nguyên vật liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm XK, sản xuất HH
XK.
 HH XK để gia công sau đó NK, được miễn thuế XK và NK tính trên phần trị giá
nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm gia công.
 Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập
 HH không nhằm mục đích thương mại: hàng mẫu, ảnh, phim,…
 HH NK để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
 Nguyên vật liệu, vật tư, linh kiện NK trong nước chưa sản xuất được
 HH NK chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục,
đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh
2.7 Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế XNK
2.7.2 Giảm thuế:
HH XK, NK đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát
được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế, Mức
giam thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp HH XK, NK
bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế.
2.7 Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế XNK
2.7.3 Hoàn thuế:
- HH XK, NK nhưng thực tế không có hàng XK, NK hoặc XK, NK ít hơn

- HH XK phải tái nhập khẩu, được hoàn thuế XK và không phải nộp thuế NK

- HH NK phải tái XK, được hoàn thuế NK và không phải nộp thuế XK.

• Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nếu đã nộp thuế nhập khẩu thì được
hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ thành phẩm thực xuất khẩu.
2.7 Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế XNK
Ví dụ:
• Công ty A nhập khẩu 10.000m vải lông cừu từ Na - uy để may áo khoác XK. Thuế NK
đã nộp của 10.000m vải lông cừu là 100trđ. Cty xuất 8.000m vải lông cừu trên để may
áo khoác và hoàn thành 5.000 cái áo. Sau đó xuất khẩu 4.000 cái sang Na-uy.
• Hỏi: Thuế NK được hoàn?
2.7 Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế XNK
• 10.000m vải => thuế 100trđ => mỗi m vải là 10.000đ
• Xuất 8.000m để may 5.000 áo khoác
=> 8.000m/5.000 áo = 1,6m/áo
Như vậy thuế NK 100trđ tương ứng với 10.000đ/m
Thuế nhập khẩu của 1m vải = 10.000đ
Xuất 8.000m để may 5.000 áo => 8.000/5.000
Vậy mỗi áo sử dụng 1,6m vải.
Số vải sử dụng cho 4.000 áo = 1,6m x 4.000 áo = 6.400m
 Số thuế được hoàn = 6.400m x 10.000đ/m = 64trđ
Nộp 100tr – 64trđ = 36trđ
2.7 Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế XNK
TT Đồ dùng, vật dụng Định mức Ghi chú
Rượu, đồ uống có cồn: Người dưới 18 tuổi không
1 - Rượu từ 22 độ trở lên 1,5 lít được hưởng tiêu chuẩn này
-Rượu dưới 22 độ 2,0 lít
-Đồ uống có cồn, bia 3,0 lít
Thuốc lá: Người dưới 18 tuổi không
2 - Thuốc lá điếu 400 điếu được hưởng tiêu chuẩn này
- Xì gà 100 điếu
- Thuốc lá sợi 50 gram
Chè, cà phê: Người dưới 18 tuổi không
3 - Chè 5 kg được hưởng tiêu chuẩn này
- Cà phê 3 kg
Quần áo, đồ dùng cá nhân Số lượng phù hợp phục vụ cho
4 mục đích chuyến đi

Các vật phẩm khác ngoài danh mục 1,2,3,4 nêu trên Tổng trị giá không quá
5 (không nằm trong Danh mục hàng cấm nhập khẩu 5.000.000 (năm triệu) đồng
hoặc nhập khẩu có điều kiện)
2.7 Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế XNK
Máy móc, thiết bị,… tạm nhập để thực hiện dự án đầu tư sau đó tái xuất, hoàn thuế
cụ thể như sau:
Trường hợp khi nhập khẩu là hàng hóa mới (chưa qua sử dụng)
Thời gian sử dụng và lưu lại tại VN Số thuế nhập khẩu được hoàn lại
Từ 6 tháng trở xuống 90% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 6 tháng đến 1 năm 80% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 1 năm đến 2 năm 70% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 2 năm đến 3 năm 60% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 3 năm đến 5 năm 50% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 5 năm đến 7 năm 40% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 7 năm đến 9 năm 30% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 9 năm đến 10 năm 15% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 10 năm Không được hoàn
2.7 Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế XNK
Trường hợp khi nhập khẩu là hàng đã qua sử dụng:
Thời gian sử dụng và lưu lại tại VN Số thuế nhập khẩu được hoàn lại

Từ 6 tháng trở xuống 60% số thuế nhập khẩu đã nộp


Từ trên 6 tháng đến 1 năm 50% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 1 năm đến 2 năm 40% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 2 năm đến 3 năm 35% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 3 năm đến 5 năm 30% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 5 năm Không được hoàn
Câu hỏi số 1: Thuế XK, NK nộp cho NN bằng phương thức:

a.Thanh toán TM bằng tiền VND

b.Thanh toán chuyển khoản bằng VND

c.Thanh toán chuyển khoản bằng USD và quy ra VND

d.Tất cả đều đúng.


Câu hỏi số 2: Thời điểm tính thuế XK, NK là:

a.Ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai HH XK, NK với cơ quan hải quan
của Luật Hải Quan

b.Ngày ký hợp đồng mua bán của doanh nghiệp với nước ngoài

c.Ngày đối tượng nộp thuế nhận được hàng đối với trường hợp NK hoặc đưa
hàng ra khỏi cảng, cửa khẩu đối với trường hợp XK.

d.Ngày HH NK cập cảng hoặc HH XK đưa ra khỏi cảng.


Câu hỏi số 3: Các trường hợp nào sau đây được hoàn thuế XK, NK:

a.HH đã nộp thuế XK nhưng không XK nữa

b.HH đã nộp thuế XK nhưng thực tế XK ít hơn

c.HH là NVL, vật tư NK để sản xuất HH

d.Tất cả đều đúng.


Câu hỏi số 4: Máy móc, thiết bị …. Tạm nhập để thực hiện các dự án đầu tư
đã nộp thuế NK, khi tái xuất:

a.Không được hoàn thuế NK đã nộp

b.Được hoàn thuế NK đã nộp

c.Được hoàn thuế NK trên cơ sở giá trị còn lại của MMTB

d.Được hoàn thuế NK trên cơ sở giá trị đã sử dụng của MMTB.


Câu hỏi số 5: HH nào sau đây thuộc diện không chịu thuế XK, NK:

a.Hàng viện trợ nhân đạo

b.Hàng viện trợ không hoàn lại

c.Hàng xuất khẩu từ khu chế xuất bán ra nước ngoài

d.Tất cả các đáp án trên.


Câu hỏi số 6: Doanh nghiệp trong nước được hoàn thuế NK trong trường hợp:

a.NK số lượng hàng ít hơn số đã kê khai nộp thuế

b.Xuất trả hàng gia công cho nước ngoài, nguyên liệu để gia công cho đối
tượng đưa gia công cung cấp.

c.Xuất trả hàng của nước ngoài đưa vào VN để tham dự hội chợ triển lãm
trong thời hạn quy định.

d.Tất cả các đáp án trên.


Bài 1: Công ty A XK lô hàng gồm 200 SP A theo hợp đồng giá FOB là
11USD/SP. TGTT 23.000đ/USD. Tính thuế XK phải nộp. Biết rằng
thuế XK SP A là 5%.

Thuế XK phải nộp = ( 200 x 11 x 23.000) x 5% = 2.530.000đ

Bài 2: Công ty A XK 5.000SP B theo giá CIF là 6USD/SP, phí vận


chuyển và bảo hiểm quốc tế là 4.000 đồng/SP. TGTT là 23.000đ/USD.
Tính thuế XK phải nộp. Biết rằng thuế XK SP B là 10%.
Bài 2: Công ty A XK 5.000SP B theo giá CIF là 6USD/SP, phí vận
chuyển và bảo hiểm quốc tế là 4.000 đồng/SP. TGTT là
23.000đ/USD. Tính thuế XK phải nộp. Biết rằng thuế XK SP B là
10%.
Giá FOB = CIF – ( I+F)
CIF = FOB + (I + F)
Giá tính thuế XK = ( 5.000 x 6 x 23.000) – ( 5.000 x 4.000)
= 670trđ
Số thuế XK phải nộp = 670 trđ x 10% = 67trđ
Bài 3: NK 2.000 SPA, với giá FOB quy ra VND là 500.000đ/sp, chi
phí vận chuyển và bảo hiểm tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên là
100.000đ/sp. Trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ ( hàng còn nằm trong
khu vực hải quan quản lý) bị vỡ và hư hại 200 sp. Thuế suất thuế NK
150%. Tính thuế NK doanh nghiệp phải nộp.
Bài 2: Công ty A XK 5.000SP B theo giá CIF 50.000đ/SP, trong
đó I + F: 10.000đ/sp.Tính thuế XK phải nộp. Biết rằng thuế XK
SP B là 10%.
Giá FOB = CIF – ( I + F) = 50.000 -10.000 = 40.000đ/SP
Thuế XK phải nộp = 5.000 x 40.000 x 10% =
Giá CIF = FOB + ( I+F) = 500.000 + 100.000 = 600.000đ
Thuế NK phải nộp = ( 180.000 x 600.000) x 150% = 1.620trđ
Bài 4: NK 1.500m vải, với giá FOB: 40.000đ/m, chi phí vận chuyển và
bảo hiểm tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên: 10.000đ/m. Trong quá trình
vận chuyển xếp dỡ, vải bị hư hại chất lượng giảm 30% ( hàng còn nằm
trong khu vực hải quan quản lý), hải quan chấp nhận giảm thuế NK.
Thuế suất thuế NK vải 60%. Tính thuế NK doanh nghiệp phải nộp.
Giá CIF = 40.000 + 10.000 = 50.000đ
Số thuế NK phải nộp = 1500 x 50.000 x 60% = 45tr
HQ chấp giảm 30%
= 45tr x70% = 31,5tr

You might also like