You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
LỚP HÀNH CHÍNH 47.3

MÔN: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG


KHOÁ 47 – NĂM HỌC 2023 – 2024
BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI

Nhóm :
Ngành : Luật
Khoa : Luật Hành chính – Nhà nước
Lớp : HC47. 3

THÀNH VIÊN NHÓM


STT HỌ TÊN MSSV
1 Lý Hoán Quyên 2253801014123
2 Nguyễn Như Quỳnh 2253801014127
3 Nguyễn Thị Diễm Quỳnh 2253801014128
4 Trần Ngọc Như Quỳnh 2253801014129
5 Bùi Vũ Ngọc Sang 2253801014131
6 Hoàng Văn Bảo Sơn 2253801014133
7 Hồ Thị Anh Thư 2253801014160
Phụ lục
PHẦN 2. PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CÔNG
Chương 1. Pháp luật thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ
1. Đối tương chịu thuế của thuế XK - thuế NK là gì? Tại sao thuế XK – thuế NK không điều tiết vào
hành vi XK – NK dịch vụ qua biên giới Việt Nam?.............................................................................1
2. Những trường hợp nào được miễn thuế XK – thuế NK?..................................................................2
3. Phân tích hệ quả pháp lý của trường hợp không chịu thuế XK - thuế NK và trường hợp miễn thuế
XK – thuế NK?.....................................................................................................................................5
4. Trình bày căn cứ xác định đối tượng nộp thuế XK – thuế NK?........................................................5
5. Trình bày căn cứ tình thuế XK – thuế NK?......................................................................................6
6. Thế nào là thuế nhập khẩu bổ sung? Các loại thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong những
trường hợp nào?...................................................................................................................................7
7. Nêu đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Tại sao pháp luật quy định những
trường hợp này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?...............................................................................7
8. Trình bày căn cứ tính thuế TTĐB?...................................................................................................8
9. Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản
xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không? Tại sao?..........9
10. Thế nào là khu phi thuế quan? So sánh nghĩa vụ thuế TTĐB trong 2 trường hợp nhập khẩu hàng
hóa chịu thuế TTĐB vào khu phi thuế quan và vào thị trường nội địa?................................................9
11. Xác định đối tượng nộp thuế GTGT?...........................................................................................10
12. Trình bày căn cứ tính thuế GTGT?...............................................................................................11
13. Hàng hóa không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu có được hưởng thuế suất thuế GTGT 0% không?
Tại sao?..............................................................................................................................................12
14. Phân biệt đối tượng không chịu thuế GTGT và đối tượng chịu thuế GTGT 0%?.........................12
15. Trình bày diều kiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và theo phương pháp trực tiếp?
14
16. Việc tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp có thể xảy ra
tình trạng thuế trùng thuế hay không? Tại sao?..................................................................................16
17. Trường hợp cơ sở kinh doanh hoàn toàn không sử dụng hóa đơn chứng từ thì có phải nộp thuế giá
trị gia tăng không? Nếu có thì nộp theo phương pháp nào?................................................................16
18. Trình bày đối tượng chịu thuế BVMT và căn cứ tính thuế BVMT?.............................................16
19. Nêu nguyên tắc quy định mức thuế tuyệt đối của thuế BVMT?...................................................18
20. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB, khi nhập khẩu làm phát sinh những nghĩa vụ thuế nào?
Việc điều tiết nhiều sắc thuế khác nhau trong trường hợp này có bị xem là trùng thuế không? Tại
sao? 18
Chú thích

GTGT Giá trị gia tăng

XK Xuất khẩu

NK Nhập khẩu

XNK Xuât nhập khẩu

BVMT Bảo vệ môi trường


PHẦN 2. PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC
TÀI CHÍNH CÔNG
Chương 1. Pháp luật thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ
1. Đối tương chịu thuế của thuế XK - thuế NK là gì? Tại sao thuế XK – thuế NK
không điều tiết vào hành vi XK – NK dịch vụ qua biên giới Việt Nam?
 CSPL: Điều 2, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu
từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh
nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp
sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước
ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ
khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
 Như vậy, đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm: hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa xuất khẩu từ thị trường
trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan
vào thị trường trong nước; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền
nhập khẩu, quyền phân phối.
 Thuế XK – thuế NK không điều tiết vào hành vi XK – NK dịch vụ qua biên
giới Việt Nam vì xuất phát từ những đặc tính cơ bản khác nhau của hàng hóa,
dịch vụ. Hàng hóa mang tính hữu hình, còn dịch vụ mang tính vô hình. Và vì
thuế xuất khẩu – nhập khẩu có sự dịch chuyển qua biên giới, đối với hàng hóa
là vật hữu hình, việc xác định sự dịch chuyển là dễ dàng và khả thi. Ngược lại,
đối với dịch vụ, việc xác định sự dịch chuyển qua biên giới tương đối khó khăn
và tốn kém chi phí nên không điều tiết vào dịch vụ. Khi so sánh với thuế giá trị
gia tăng thì Nhà nước không quan tâm đến xác định sự dịch chuyển mà quan
tâm đến sự tăng lên về giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình luân
chuyển, không phân biệt tính chất hữu hình hay vô hình của nó. Vì vậy, thuế
giá trị gia tăng điều tiết cả vào các loại hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được
sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Hàng hóa mang tính hữu hình, còn dịch vụ
mang tính vô hình. Nên thuế XK-NK có sự dịch chuyển qua biên giới, đối với
hàng hóa là vật hữu hình, việc xác định sự dịch chuyển là dễ hơn và dễ được
Nhà nước kiểm soát. Ngoài ra, truyền thống của việc thu thuế xuất khẩu – nhập
khẩu ở Việt Nam là bảo hộ nền sản xuất hàng hóa nên chủ yếu nhắm đến đối
tượng hàng hóa.
2. Những trường hợp nào được miễn thuế XK – thuế NK?
 CSPL: Điều 16, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi,
miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh,
nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
2. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ
chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.
Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định mức miễn thuế phải
nộp thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà
nước bảo đảm kinh phí hoạt động và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc
trường hợp vì mục đích nhân đạo, từ thiện.
3. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa và
trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.
Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất,
tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài
được phép kinh doanh ở chợ biên giới thì phải nộp thuế.
4. Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.
6. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn
chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu.
Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu
thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước tương ứng cấu
thành trong sản phẩm xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu
tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công. Đối với hàng
hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá
tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì
không được miễn thuế.
7. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
8. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên
liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.
9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm:
a) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm,
giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết
bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ
nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định
hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ,
phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các
dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;
b) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước
ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa
tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;
c) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;
d) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời
gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số
tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.
10. Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh,
phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ.
11. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy
định của pháp luật về đầu tư, bao gồm:
a) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng
đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế
tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động
sản xuất của dự án;
c) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản này được áp dụng cho
cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
12. Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất
được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
13. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự
án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao,
doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu
trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
Việc miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác
khoáng sản; dự án sản xuất sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí
năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
14. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để
sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu
trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
15. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:
a) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động
dầu khí, bao gồm cả trường hợp tạm nhập, tái xuất;
b) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy
móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi
tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động dầu khí;
c) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước chưa sản xuất được.
16. Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về
đầu tư được miễn thuế đối với:
a) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu, bao gồm: máy móc, thiết bị;
linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc,
thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết,
bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải trong dây chuyền công nghệ
phục vụ trực tiếp cho hoạt động đóng tàu; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được;
b) Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong
nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu;
c) Tàu biển xuất khẩu.
17. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt
động in, đúc tiền.
18. Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ
trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm.
19. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu trong nước chưa sản
xuất được để thu gom, vận chuyển, xử lý, chế biến nước thải, rác thải, khí thải, quan trắc và phân
tích môi trường, sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường, ứng phó, xử lý sự cố môi
trường;
b) Sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
20. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo
dục.
21. Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản
xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học,
phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học
và công nghệ, đổi mới công nghệ.
22. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó
phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được.
23. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên
tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
24. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
3. Phân tích hệ quả pháp lý của trường hợp không chịu thuế XK - thuế NK và
trường hợp miễn thuế XK – thuế NK?
 Hệ quả pháp lý của trường hợp không chịu thuế XK - NK: giúp tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động logistics và thương mại quốc tế, thúc đẩy sự thông thoáng
và linh hoạt trong việc vận chuyển hàng hóa qua Việt Nam; giúp hỗ trợ các hoạt
động nhân đạo và cứu trợ, góp phần vào công tác phát triển và xã hội; giúp tạo ra
môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế trong
các khu vực kinh tế đặc biệt; giúp khích lệ việc khai thác và xuất khẩu nguồn tài
nguyên quan trọng của đất nước, góp phần vào thu ngân sách nhà nước và phát
triển kinh tế quốc gia.
 Hệ quả pháp lý của trường hợp miễn thuế XK - NK: tạo động lực mạnh mẽ cho
các doanh nghiệp thúc đẩy sản lượng xuất khẩu và mở rộng thị trường, góp phần
vào sự phát triển kinh tế của đất nước; thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, sản
phẩm mới, tăng cường sức cạnh tranh và nâng cao năng suất; giảm giá thành sản
phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận các sản
phẩm chất lượng với giá cả hợp lý; tạo ra môi trường thuận lợi cho hợp tác quốc
tế, kích thích các doanh nghiệp tham gia vào các thỏa thuận thương mại và tạo ra
cơ hội mới cho xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.
4. Trình bày căn cứ xác định đối tượng nộp thuế XK – thuế NK?
 CSPL: Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
 Người nộp thuế xuất nhập khẩu bao gồm: chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức
nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; người được ủy
quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế; người thu mua, vận chuyển hàng
hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất,
tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép
kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật;
người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế
nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp
luật.
5. Trình bày căn cứ tình thuế XK – thuế NK?
Có 3 phương pháp để xác định căn cứ tính thuế của hàng xuất, nhập khẩu cụ thể là
phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm, phương pháp tính thuế tuyệt đối và phương
pháp tính thuế hỗn hợp.
- Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
Thuế XNK phải nộp = Trị giá tính x Thuế suất theo tỷ lệ %
thuế
Trong đó:
Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của luật
hải quan.
Thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng sẽ có thể thay đổi tại từng thời điểm tính
thuế (tham khảo tại phụ lục I & II đính kèm nghị định 26/2023/NĐ-CP có hiệu lực
từ 15/07/2023).
- Phương pháp tính thuế tuyệt đối
Thuế XNK phải = Lượng hàng hóa thực tế x Mức thuế tuyệt đối
nộp xuất, nhập khẩu

Trong đó: mức thuế tuyệt đối có thể thay đổi tại từng thời điểm tính thuế ( tham khảo tại
phụ lục I & II đính kèm nghị định 26/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/07/2023).
- Phương pháp tính thuế hỗn hợp: được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm
và số tiền thuế tuyệt đối.
Thời điểm tính thuế: là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. (xem thêm chi tiết tại Điều
8, Luật 107/2016/QH13).
Thời điểm nộp thuế: trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định
của luật hải quan (xem thêm chi tiết tại Điều 9, Luật 107/2016/QH13).
6. Thế nào là thuế nhập khẩu bổ sung? Các loại thuế nhập khẩu bổ sung được
áp dụng trong những trường hợp nào?
 Thuế nhập khẩu bổ sung là một loại thuế quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu. Không chỉ đem về nguồn thu ngân sách, loại thuế này còn có nhiều ý
nghĩa trong việc điều tiết kinh tế, thương mại.

 Các loại thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong những trường hợp
(CSPL: Điều 2, Luật Thuế nhập khẩu và xuất khẩu năm 2016)
o Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong
trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc
đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc
ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
o Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong
trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc
đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc
ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
o Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp
nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng
hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong
nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
7. Nêu đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Tại sao pháp luật
quy định những trường hợp này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
 Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: hàng hóa quy định nêu trên không
thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau: Hàng hóa do
cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh
doanh khác để xuất khẩu, bao gồm hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công
trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài gồm cả hàng hoá bán, gia công cho doanh
nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất;
hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu
để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế; hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại
hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
 Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng gồm hàng hóa nhập khẩu
trong các trường hợp: Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà
tặng, quà biếu; hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới
Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực
tái xuất khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của
pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế tiêu thụ
đặc biệt tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu; hàng tạm nhập khẩu để dự
hội chợ, triển lãm, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế
nhập khẩu theo chế độ quy định; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo
tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại
giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của
cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa
khẩu Việt Nam; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng
miễn thuế theo quy định của pháp luật.
 Bên cạnh đó, đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng gồm hàng hoá
nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào
khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua
bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ hai loại hàng hóa sau: hàng hóa
được đưa vào khu được áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh
sống, không có hàng rào cứng và xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
 Ngoài ra tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển
hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch và tàu bay sử dụng cho mục đích an
ninh, quốc phòng cũng không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
 Trường hợp tàu bay, du thuyền thuộc diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
nhưng sau đó không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá,
hành khách, kinh doanh du lịch và mục đích an ninh, quốc phòng thì phải chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt.
 Cơ sở kinh doanh có tàu bay, du thuyền nhập khẩu chuyển đổi mục đích nêu
trên phải kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan hải quan theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
 Pháp luật quy định những trường hợp này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì:
Mục đích nhân đạo; tạo các mối quan hệ thân thiết, hợp tác làm ăn lâu dài;...
8. Trình bày căn cứ tính thuế TTĐB?
 Giá tính thuế TTĐB = (Giá bán chưa có thuế GTGT - Thuế BVMT (nếu
có))/(1+ Thuế suất thuế TTĐB)
9. Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì có phải nộp
thuế tiêu thụ đặc biệt không? Tại sao?
 Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì vẫn phải nộp
thuế tiêu thụ đặc biệt. CSPL khoản 6 Điều 6 Luật Thuế TTĐB. Tại Điều 3 luật
này về Đối tượng không chịu thuế không đề cập đến hàng hoá sản xuất để biếu,
tặng cho, tiêu dùng nội bộ nên trường hợp này vẫn phải chịu thuế tiêu thị đặc
biệt với giá tính thuế quy định tại khoản 6 Điều 6. Nếu để các hành vi trên
không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì các cơ sở kinh doang sẽ lạm dụng hành vi
đó để trốn thuế hoặc có các biểu hiện gian dối.
10. Thế nào là khu phi thuế quan? So sánh nghĩa vụ thuế TTĐB trong 2 trường
hợp nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB vào khu phi thuế quan và vào thị
trường nội địa?
- Tại Điều 2 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế
cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg quy định:
“1. Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với
lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện
cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có
cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.
2. Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: khu bảo
thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương
mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên
ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.”
- Theo khoản 5 điều 3 luật thuế TTĐB về đối tượng không chịu thuế: Hàng hoá nhập
khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi
thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa
các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ. Như vậy khi
Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán
vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan thì sẽ không cần
chịu thuế TTĐB do đó sẽ không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa thì chỉ có những đối tượng quy
định tại khoản 2 điều 3 luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới không phải chịu thuế TTĐB
đồng nghĩa với việc sẽ không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế bao gồm:
+ a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ
trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy
định của Chính phủ;
+ b) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên
giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
+ c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu
không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định
của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
+ d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại
giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập
khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật.
11. Xác định đối tượng nộp thuế GTGT?
 Căn cứ theo Điều 4, Luật Giá trị gia tăng năm 2008 (hướng dẫn, sửa đổi bởi Điều
2, Nghị định 209/2013/NĐ-CP), quy định người nộp thuế bao gồm các đối tượng
sau đây:
 Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (cơ sở
kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT (người
nhập khẩu).
 Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài
không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt
Nam thì đối tượng mua dịch vụ là người nộp thuế.
 Như vậy, người nộp thuế GTGT sẽ bao gồm:
 Các tổ chức kinh doanh được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh
nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã hay một số pháp luật
kinh doanh chuyên ngành khác.
 Các tổ chức kinh tế thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác.
 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia đầu tư theo
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài hoạt
động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
 Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác
có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
 Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức
nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc của cá nhân không
cư trú tại Việt Nam, thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ
trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT.
 Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để mua bán hàng hóa và
các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy
định của Pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
 Hành nghề độc lập đối với một số ngành nghề, lĩnh vực được pháp luật cho
phép.
 Là đại lý bán đúng giá đối với: Đại lý xổ số, đại lý Bảo hiểm, bán hàng đa cấp
của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp
bảo hiểm, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp.
 Hợp tác xã kinh doanh với tổ chức.
 Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải
sản không đủ điều kiện miễn thuế, làm muối.
Lưu ý: Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư
trú tại Khoản này áp dụng theo quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và thuế
thu nhập doanh nghiệp.
12. Trình bày căn cứ tính thuế GTGT?
 Công thức tính thuế GTGT:
Số Thuế GTGT phát sinh = Giá tính thuế GTGT + Thuế suất
CSPL giá tính thuế GTGT: Điều 7 Luật Thuế GTGT.
 Công thức xác định giá tính thuế GTGT với hàng hóa, dịch vụ trong nước là:
Giá tính thuế GTGT = Giá bán chưa có thuế GTGT +Thuế TTĐB (nếu có) +
Thuế BVMT (nếu có)
 Công thức tính thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu là:
Giá tính thuế GTGT = Giá tính thuế NK + Thuế NK (nếu có) + Thuế TTĐB
(nếu có) + Thuế BVMT (nếu có)
 Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập
khẩu
 Công thức tính thuế GTGT đối với dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài:
Giá tính thuế GTGT = Giá thanh toán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài chưa
có thuế giá trị gia tăng
 Giá tính thuế trong một số trường hợp đặc biệt: Điều 7: LTGTGT
 Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Điều 8
 Thuế suất thuế giá trị gia tăng có ba mức: 0%, 5%, 10%.
13. Hàng hóa không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu có được hưởng thuế suất
thuế GTGT 0% không? Tại sao?
 Hàng hóa không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu sẽ được hưởng thuế suất
GTGT 0%. Điều này được quy định trong Luật Thuế GTGT Việt Nam.
 Theo đó, theo Điều 9 của Luật Thuế GTGT, hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
không chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, để đảm bảo tính công bằng và cạnh tranh
trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể yêu cầu hoàn
lại thuế GTGT đã trả trước đó khi mua nguyên vật liệu, phụ liệu, hàng
hóa,dịch vụ để sản xuất hàng xuất khẩu. Việc hoàn lại thuế GTGT này được áp
dụng với thuế suất 0%.
 Lý do cho việc áp dụng thuế suất GTGT 0% đối với hàng hóa xuất khẩu là để
hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh
của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Đồng thời, điều này cũng đảm bảo tính
công bằng trong cơ chế thuế GTGT giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước
và các doanh nghiệp xuất khẩu
14. Phân biệt đối tượng không chịu thuế GTGT và đối tượng chịu thuế GTGT
0%?
Giống nhau:
● Doanh nghiệp khi bán hàng, dịch vụ thuộc các đối tượng này thì đều không phải
nộp thuế GTGT.
● Người mua hàng hóa, dịch vụ thuộc các đối tượng này không phải trả tiền thuế
GTGT nên sẽ không có thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Khác nhau:
Không chịu thuế Thuế suất 0%

Bản chất Là các đối tượng không thuộc Là các đối tượng vẫn thuộc
diện chịu thuế GTGT theo quy diện chịu thuế GTGT nhưng
định. được hưởng mức thuế suất
ưu đãi 0%.

Đối tượng áp dụng Áp đối với một số đối tượng Áp dụng đối với:
trong sản xuất nông nghiệp, - Hàng hóa, dịch vụ xuất
an sinh xã hội, hoạt động nhân khẩu;
đạo, đơn cử như: - Hoạt động xây dựng, lắp
- Sản phẩm trồng trọt (bao đặt công trình ở nước ngoài
gồm cả sản phẩm rừng trồng), và ở trong khu phi thuế quan;
chăn nuôi, thủy sản, hải sản - Vận tải quốc tế;
nuôi trồng, đánh bắt chưa chế - Hàng hóa, dịch vụ thuộc
biến thành các sản phẩm khác diện không chịu thuế GTGT
hoặc chỉ qua sơ chế thông khi xuất khẩu (Trừ các
thường của tổ chức, cá nhân trường hợp không áp dụng
tự sản xuất, đánh bắt bán ra và mức thuế suất 0% theo quy
ở khâu nhập khẩu. định tại Khoản 2 Điều 1
- Tưới, tiêu nước; cày, bừa Thông tư 130/2016/TT-BTC
đất; nạo vét kênh, mương nội ngày 12/8/2016).
đồng phục vụ sản xuất nông Trong đó: Hàng hóa, dịch vụ
nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản xuất khẩu là hàng hóa, dịch
phẩm nông nghiệp. vụ được bán, cung ứng cho tổ
- Sản phẩm muối được sản chức, cá nhân ở nước ngoài
xuất từ nước biển, muối mỏ tự và tiêu dùng ở ngoài Việt
nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà Nam; bán, cung ứng cho tổ
thành phần chính là Na-tri- chức, cá nhân trong khu phi
clo-rua (NaCl). thuế quan; hàng hóa, dịch vụ
- Nhà ở thuộc sở hữu nhà cung cấp cho khách hàng
nước do Nhà nước bán cho nước ngoài theo quy định.
người đang thuê.
- Hàng nhập khẩu và hàng
hóa, dịch vụ bán cho các tổ
chức, cá nhân để viện trợ nhân
đạo, viện trợ không hoàn lại…
Xem thêm chi tiết tại Điều 4
Thông tư 219/2013/TT-BTC
của Bộ Tài Chính.

Kê khai thuế Cá nhân, tổ chức không có Vẫn phải kê khai thuế bình
trách nhiệm kê khai thuế đối thường vì các đối tượng nêu
với các đối tượng không thuộc trên vẫn thuộc đối tượng chịu
diện chịu thuế. thuế.

Khấu trừ và hoàn Cơ sở kinh doanh hàng hóa, Cơ sở kinh doanh hàng hóa,
thuế dịch vụ không chịu thuế thì dịch vụ chịu thuế 0% được
không được khấu trừ và hoàn khấu trừ và hoàn thuế GTGT
thuế GTGT đầu vào. đầu vào theo quy định.

Căn cứ pháp lý - Điều 5 Luật Thuế giá trị gia - Khoản 1 Điều 8 Luật Thuế
tăng 2008. giá trị gia tăng 2008.
- Điều 4 Thông tư - Điều 9 Thông tư
219/2013/TT-BTC ban hành 219/2013/TT-BTC ban hành
ngày 31/12/2013. ngày 31/12/2013.
- Khoản 2 Điều 1 Thông tư
26/2015/TT-BTC ban hành
ngày 27/2/2015.

15. Trình bày diều kiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và theo
phương pháp trực tiếp?
Đối với phương pháp khấu trừ:
Phương pháp khấu trừ áp dụng cho các người nộp thuế giá trị gia tăng thỏa mãn
điều kiện sau:
- Có thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp
luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ để chứng minh được số thuế giá trị gia tăng đầu
vào và số thuế giá trị gia tăng đầu ra.
- Không rơi vào trường hợp bắt buộc phải nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.
Cụ thể hơn, phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện
đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán,
hóa đơn, chứng từ bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ từ 01 tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn,
chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá
nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp;
- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ,
cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động
tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.
Đối với phương pháp trực tiếp
Trường hợp 1: Áp dụng đối với hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.
Trường hợp 2: Đối với các trường hợp còn lại.
Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức
ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương
pháp khấu trừ thuế;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp
dụng phương pháp khấu trừ thuế;
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư và
các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa
đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài
cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và
khai thác dầu khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai
khấu trừ nộp thay;
- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì
cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương
pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng theo trường hợp 1 đã trình bày ở trên.
16. Việc tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp
trực tiếp có thể xảy ra tình trạng thuế trùng thuế hay không? Tại sao?
 Việc tính và nộp thuế GTGT phương pháp khấu trừ đảm bảo loại trừ hiện
tượng trùng thuế vì phương pháp này phản ánh đúng bản chất của thuế GTGT
là chỉ thu thuế khi hàng hóa,dịch vụ có giá trị tăng thêm.
 Còn phương pháp tính trực tiếp dẫn đến hệ quả là các người nộp thuế chỉ cần
có doanh thu là phải nộp thuế GTGT, tuy nhiên có doanh thu không đồng
nghĩa với có lãi, có doanh thu nhưng nếu giá bán thấp hơn giá mua thì hàng
hóa, dịch vụ không có giá tăng thêm, không có lãi nhưng vẫn phải nộp thuế
GTGT và không được hoàn thuế GTGT đầu vào nếu có.
 Do vậy có thể dẫn đến hiện tượng chồng thuế.
17. Trường hợp cơ sở kinh doanh hoàn toàn không sử dụng hóa đơn chứng từ thì
có phải nộp thuế giá trị gia tăng không? Nếu có thì nộp theo phương pháp
nào?
 Trường hợp cơ sở kinh doanh hoàn toàn không sử dụng hóa đơn chứng từ thì
vẫn phải nộp thuế giá trị gia tăng
 Các cơ sở kinh doanh này sẽ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, nhưng
cơ sở kinh doanh này sẽ không được khấu trừ thuế đầu vào, để tránh tình trạng
cố ý không sử dụng hóa đơn chứng từ, hay là trốn thuế,..
18. Trình bày đối tượng chịu thuế BVMT và căn cứ tính thuế BVMT?
Theo Điều 1 Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định về đối tượng chịu thuế luật bảo vệ
môi trường, cụ thể:
 Đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
+ Xăng, trừ etanol;
+ Nhiên liệu bay;
+ Dầu diezel;
+ Dầu hỏa;
+ Dầu mazut;
+ Dầu nhờn;
+ Mỡ nhờn.
Xăng, dầu, mỡ nhờn quy định tại khoản này là các loại xăng,dầu, mỡ nhờn (sau đây
gọi chung là xăng dầu) gốc hóa thạch xuất bản tại Việt Nam, không bao gồm chế
phẩm sinh học(như etanol, dầu thực phẩm, mỡ động vật...).
Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng dầu gốc hóa thạch thì chỉ
tính thu thuế bảo vệ môi trường đối với phần xăng dầu gốc hóa thạch.
 Đối với than đá bao gồm:
+ Than nâu;
+ Than an-tra-xít (antraxit);
+ Than mỡ;
+Than đá khác.
 Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là nhóm chất gây suy giảm
tầng ozon dùng làm môi chất lạnh sử dụng trong thiết bị làm lạnh và trong
công nghiệp bán dẫn, được sản xuất trong nước, nhập khẩu riêng hoặc chứa
trong các thiết bị điện lạnh nhập khẩu.
 Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng có
hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm
trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene
resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density
polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu
chí thân thiện với môi trường kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp
Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi).
+ Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa
+ Bao bì sản xuất hoặc nhập khẩu được xác định là bao bì
đóng gói sẵn hàng hóa.
 Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
 Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
 Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
 Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
Chi tiết các loại thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng,thuốc trừ mối thuộc loại hạn
chế sử dụng, thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc khử trùng kho
thuộc loại hạn chế sử dụng được xác định theo quy định tại
Nghị quyết số 1269/2011/NQ-UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường.
“Điều 6. Căn cứ tính thuế Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
1. Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế
tuyệt đối.
2. Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng
hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa
nhập khẩu.
3. Mức thuế tuyệt đối để tính thuế được quy định tại Điều 8 của Luật này”
19. Nêu nguyên tắc quy định mức thuế tuyệt đối của thuế BVMT?
 Mức thuế tuyệt đối là mức thuế được quy định bằng số tiền tính trên một đơn vị
hàng hóa chịu thuế.
 Nguyên tắc quy định mức thuế tuyệt đối của thuế BVMT:
 CSPL: khoản 2, Điều 8, Luật Thuế bảo vệ môi trường:
Căn cứ vào Biểu khung thuế quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban thường vụ Quốc hội
quy định mức thuế cụ thể đối với từng loại hàng hóa chịu thuế bảo đảm các nguyên tắc
sau:
a) Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế phù hợp với chính sách phát triển kinh tế -
xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
b) Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế được xác định theo mức độ gây tác động
xấu đến môi trường của hàng hóa.
20. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB, khi nhập khẩu làm phát sinh những
nghĩa vụ thuế nào? Việc điều tiết nhiều sắc thuế khác nhau trong trường hợp
này có bị xem là trùng thuế không? Tại sao?
 Hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB, khi nhập khẩu làm phát sinh những nghĩa
vụ thuế sau đây: Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, Thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra nếu
các hàng hóa này thuộc diện chịu thuế BVMT thì còn phát sinh nghĩa vụ nộp thuế
BVMT.
 Việc điều tiết nhiều sắc thuế khác nhau trong trường hợp này không bị xem là
trùng thuế vì các loại thuế này có tính chất và mục đích thu thuế khác nhau. Các
khoản thuế này được áp dụng đồng thời để đảm bảo rằng hàng hóa được nhập khẩu
sẽ phải chịu các khoản thuế liên quan và đóng góp cho ngân sách nhà nước một
cách công bằng và hợp lý.

You might also like