You are on page 1of 13

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................................................1
I.CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VỀ HAI PHƯƠNG
PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG......................................................................1
1.Một số khái niệm.......................................................................................................1
2. Nội dung của phương pháp tính thuế theo Pháp luật thuế GTGT............................2
2.1. Căn cứ tính thuế....................................................................................................2
2.2 . Cách tính thuế......................................................................................................5
II. SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ.........................................................7
III.THỰC TIỄN VỀ QUY ĐỊNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VỀ HAI
PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG....................................................9
1. Về phương pháp tính thuế.........................................................................................9
2. Về khấu trừ thuế......................................................................................................10
IV. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM DƯỚI GÓC ĐỘ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ
THUẾ.............................................................................................................................10
1. Ưu nhược điểm của phương pháp khấu trừ thuế....................................................10
2. Ưu nhược điểm phương pháp trực tiếp...................................................................11
KẾT LUẬN.......................................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................12

0
MỞ ĐẦU
Thuế là một nguồn thu của ngân sách nhà nước và có tác động lớn đến các chủ thể kinh
doanh cũng như người tiêu dùng trong nền kinh tế. Một trong những sắc thuế có phạm vi tác
động rộng lớn nhất là thuế giá trị gia tăng mà người tiêu dùng là đối tượng chi trả thông qua quá
trình mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng được tính chung vào giá cả
hàng hóa, dịch vụ và các chủ thể kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có vai trò như “người thu hộ” tiền
thuế giá trị gia tăng từ người tiêu dùng và nộp vào ngân sách nhà nước thông qua nghĩa vụ kê
khai và nộp thuế. Vì vậy em xin chọn đề tài " Phân tích các quy định của Luật thuế giá trị gia
tăng về hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng và liên hệ thực tiễn. So sánh hai phương
pháp này. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp dưới góc độ của cơ
quan quản lí thuế."

NỘI DUNG

I.CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VỀ HAI PHƯƠNG PHÁP
TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.Một số khái niệm


Thuế GTGT còn gọi là VAT là từ viết tắt của Value Added Tax. Tại một số quốc gia như
Australia, New Zealand, Canada, Singapor thì thuế này được gọi là “Goods and Services Tax”
viết tắt là GST nghĩa là thuế hàng hóa và dịch vụ, còn tại Nhật Bản thì nó được biết đến dưới tên
gọi: “thuế tiêu thụ”. Do VAT có mục đích là một khoản thuế đối với việc tiêu thụ, cho nên hàng
xuất khẩu (theo định nghĩa này thì người tiêu dùng ở nước ngoài) thường không phải chịu thuế
VAT hoặc VAT đối với người xuất khẩu được hoàn lại.

Điều 2 Luật thuế GTGT (GTGT) 2008 quy định: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị
tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”

Theo quy định của Luật thuế GTGT thì thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh trên
khoản tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng và được nộp vào NSNN theo mức độ tiêu thụ hàng hóa dịch vụ. Là loại thuế gián thu nên
thuế GTGT không đánh trực tiếp vào thu nhập của người nộp thuế mà đánh gián tiếp thông qua
giá cả hàng hóa dịch vụ. Nhà nước sử dụng loại thuế này nhằm động viên một bộ phận thu nhập

1
của người tiêu dúng hàng hóa thông qua thu thuế đối với người sản xuất kinh doanh hàng hóa
dịch vụ. Tính chất gián thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất
với nhau (do số thuế được cộng vào hàng hóa dịch vụ). Ưu điểm của thuế gián thu là hạn chế
được sự phản ứng về thuế từ người gánh chịu thuế nhưng nhược điểm của nó là không tạo ra sự
bình đẳng về điều tiết thu nhập của những đối tượng có thu nhập chênh lệch.
Thuế GTGT khác với thuế trên doanh số bán hàng ở chỗ nó được áp dụng trên mọi lĩnh
vực kinh doanh như là một phần của đơn giá của mỗi mặt hàng bán ra phải chiu thuế mà người ta
đã thực hiện nhưng ngược lại người ta lại được hoàn thuế GTGT đối với các mặt hàng đã mua
của mình, vì thế thuế GTGT được áp dụng đối với phần giá trị thêm vào (gia tăng) cho sản phẩm
tại mỗi công đoạn sản xuất.
Thuế doanh thu thông thường chỉ tính trên doanh số bán hàng cuối cùng cho người tiêu
dùng: do có việc hoàn thuế nên thuế GTGT có cùng một hiệu ứng kinh tế tổng thể trên các đơn
giá bán hàng cuối cùng. Khác biệt chính là người ta cần phải hạch toán bổ sung cho các công
đoạn trung gian trong chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ.
2. Nội dung của phương pháp tính thuế theo Pháp luật thuế GTGT
2.1. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT được xác định dựa trên giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT;
●Về giá tính thuế GTGT, về lý thuyết có hai cách xác định:
Giá tính thuế là giá đã bao gồm thuế GTGT, có nghĩa là thuế được tính trên giá bán đã bao
gồm thuế.
Giá tính thuế là giá chưa bao gồm thuế GTGT. Cách tính này làm cho bên mua và bên
bán thấy rõ ràng hơn là giá chưa có thuế và thuế GTGT.
Giá tính thuế được xác định tuỳ theo loại hàng hoá, dịch vụ và được xác định như sau:
+ Ðối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá chưa có thuế giá
trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế TTĐB
nhưng chưa có thuế GTGT.
+ Ðối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có),
cộng với thuế TTĐB (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính
thuế hàng nhập khẩu.

2
+ Ðối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính
thuế giá trị gia tăng cuả hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh
các hoạt động này.
+ Ðối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời
hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê từng kỳ họăc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế
GTGT.
Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngòai lọai trong nước
chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngòai.
+ Ðối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả
một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khỏan lại trả góp, lãi trả chậm.
+ Ðối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng.
+ Ðối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay
phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao
thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao
gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị.
+ Đối với họat động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế
GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất họăc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước.
+ Ðối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng là
tiền hoa hồng thu được từ các họat động này chưa có thuế giá trị gia tăng.
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng chứng từ thanh tóan ghi giá thanh tóan là giá đã có
thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh tóan / (1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ)
Giá tính thuế đối với các loại hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài
giá hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Các khoản phụ thu cơ sở kinh doanh thu theo chế độ cuả Nhà nước không tính vào doanh thu cuả
cơ sở kinh doanh thì thuế giá trị gia tăng không tính đối với các khoản phụ thu này.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam, trường hợp người nộp thuế có doanh
thu bằng ngọai tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị
trường ngọai tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát
sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.

3
● Về thuế suất là đại lượng xác định mức độ, phạm vi, nghĩa vụ nộp thuế trên một đơn
vị của đối tượng chịu thuế. Hay nói cách khác, thuế suất là định mức thu thuế trên một đơn vị
của đối tượng chịu thuế. Thuế suất biểu hiện chính sách điều chỉnh kinh tế xã hội của Nhà nước,
tức là thể hiện quan điểm động viên của Nhà nước với từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuế
suất thuế GTGT là loại thuế suất theo giá trị tức là thuế suất quy định tỷ lệ % huy động trên một
đơn vị giá trị đối tượng nộp thuế. Luật thuế gía trị gia tăng của Việt Nam hiện hành quy định 3
mức thuế suất là: 0 % ,5 % , 10 %. Trong đó mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa xuất
khẩu, các dịch vụ vận tải, giao nhận quốc tế, chuyển giao công nghệ, phần mềm…
Các mức thuế chi tiết cụ thể mới nhất (áp dụng từ năm 2009) như sau:
- Mức thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa,
dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các trường hợp: Chuyển
giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngòai; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước
ngòai; dịch vụ cấp tín dụng, chuyện nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính,
viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khóang sản khai thác chưa qua chế biến.
- Mức thuế suất 5% áp dụng với các hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 8
Luật thuế GTGT và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.
- Mức thuế suất 10% áp dụng với hàng hoá, dịch vụ: dầu mỏ, khí đốt, quặng điện,
thương phẩm, điện tử, sản phẩm hoá chất, sản phẩm may mặc, thêu ren, giày, sữa, bánh kẹo,
nước giải khát, sản phẩm gốm sứ, thuỷ tinh, dịch vụ tư vấn pháp luật, các dịch vụ tư vấn khác,
khách sạn, dịch vụ ăn uống.
- Mức thuế suất 20% áp dụng đối với một số sản phẩm kinh doanh thu lãi cao cần phải
điều tiết, gồm: vàng, bạc, đá quý...
Thuế suất là đại lượng xác định mức độ, phạm vi, nghĩa vụ nộp thuế trên một đơn vị của
đối tượng chịu thuế. Hay nói cách khác, thuế suất là định mức thu thuế trên một đơn vị của đối
tượng chịu thuế. Thuế suất biểu hiện chính sách điều chỉnh kinh tế xã hội của Nhà nước, tức là
thể hiện quan điểm động viên của Nhà nước với từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuế suất
thuế GTGT là loại thuế suất theo giá trị tức là thuế suất quy định tỷ lệ % huy động trên một đơn
vị giá trị đối tượng nộp thuế.
Với mục tiêu khi ban hành là Luật thuế GTGT là mức động viên vào ngân sách Nhà nước
tương đương với mức động viên của thuế doanh thu. Do vậy thuế suất GTGT được thiết kế vừa
phải, để các doanh nghiệp không phải nộp thuế nặng hơn so với thuế doanh thu. Xu hướng chung

4
ở các nước trên thế giới có áp dụng thuế GTGT là không quy định nhiều thuế suất, thậm chí có
nhiều nước chỉ quy định một mức thuế suất GTGT cho tất cả hàng hóa và dịch vụ.
2.2 . Cách tính thuế
Thuế GTGT phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp tính
trực tiếp trên giá trị gia tăng.
1. Phương pháp khấu trừ thuế (Điều 10 Luật thuế GTGT, Điều 7 Nghị định
123/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế GTGT).
Nội dung cơ bản của phương pháp khấu trừ thuế là số thuế GTGT phải nộp được tính trên cơ sở
số thuế GTGT đầu ra trừ (-) đi số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Ta có công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế như sau: Số thuế
GTGT phải nộp = (Thuế GTGT đầu ra) – (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ).
Trong đó cần phải xác định các yếu tố:
• Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Là số thuế xuất hiện ở khâu bán ra, chủ thể nộp thuế đã xác
định và tính trong giá bán cho người nhận hàng hóa dịch vụ (trong giá thanh toán). Phần thuế
này được tính trên toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Thuế GTGT đầu
ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT. Cách tính thuế
GTGT đầu ra như sau: Thuế GTGT đầu ra = (giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán
ra) x ( thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó).
Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT, theo quy định pháp luật tại Điều 7 Luật thuế
GTGT. Thuế suất được quy định rõ cho từng loại ngành nghề kinh doanh, từng chủng loại hàng
hóa dịch vụ tại Điều 8 Luật thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo
phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa,
dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa
có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán Trường hợp sử dụng chứng từ ghi
giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng
giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế xác định theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 Luật Thuế
giá trị gia tăng.
• Thuế GTGT đầu vào: Là thuế xuất hiện ở khâu mua vào, được tính trong tổng giá mà
chủ thể nộp thuế đã trả để nhận được hàng hóa, dịch vụ. Cách tính thuế GTGT đầu vào như sau:
Thuế GTGT đầu vào bằng = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ
(bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT,

5
số thuế TGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT
thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước
ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập
phát sinh tại Việt Nam.
• Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng cho
sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT. Thực hiện khấu trừ thuế đầu vào, cần
phải lưu ý những điểm sau: Đối với tài sản có định đầu tư để sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc
diện chịu thuế GTGT,phần thuế tương ứng giá trị tài sản đầu tư được xác định là thuế đầu vào để
tính số thuế phải nộp; Không phải phần thuế GTGT của mọi giá trị hàng hóa dịch vụ ở khâu mua
vào đều được coi là phần thuế đầu vào. Số thuế đầu vào được xác định tương ứng với phần hàng
hóa, dịch vụ dùng cho hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT; Số thuế đầu vào phát sinh trong tháng
nào, kê khai trong tháng đó.; Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải đủ điều kiện
luật định.
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế
toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật có doanh thu hàng năm từ 1.000.000.000
đồng trở lên hoặc tự nguyện áp dụng•
Ví dụ: Doanh nghiệp A bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT là 6 triệu đồng/tấn;
thuế GTGT 5%. Tổng giá trị vật tư mua vào để sản xuất là 2,5 triệu đồng (giá không có thuế
GTGT), thuế GTGT là 10%. Thuế GTGT doanh nghiệp A phải nộp như sau:
Thuế GTGT đầu vào: 2,5 triệu đồng x 10% = 0,25 triệu đồng;
Thuế GTGT đầu ra: 6 triệu đồng x 5% = 0,3 triệu đồng;
Thuế GTGT phải nộp: 0,3 triệu đồng – 0,25 triệu đồng = 0,05 triệu đồng.
2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT (Điều 11 Luật thuế GTGT 2008, Điều 8 Nghị
định 123/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế GTGT).
Theo khoản 1 Điều 11 Luật thuế GTGT 2008 thì phương pháp trừ trực tiếp là phương pháp tính
thuế mà theo đó “Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng
GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT.”
Ta có công thức tính thuế GTGT phải nộp như sau: Số thuế GTGT phải nộp = (GTGT
của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế) x (Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó).
Trong đó cần phải xác định các yếu tố:

6
• GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế: GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế được
xác định = (giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ) – (giá thanh toán của hàng hoá, dịch
vụ mua vào tương ứng). Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên
hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà
bên bán được hưởng. Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị
hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng. Đối với hàng hóa, dịch vụ ở khâu mua vào,
nếu không chứng minh được đã bán ra, đã cung ứng, không được xác định là phần giá trị được
phép trừ đi khi tính phần GTGT. Điều này cũng có nghĩa, việc đầu tư tài sản cố định không được
xác định là phần giá trị hàng hóa mua vào tương ứng được phép trừ.
• Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó: Thuế suất được sử dụng trong phương
pháp tính trực tiếp trên GTGT là thuế suất áp dụng chung cho hàng hóa, dịch vụ mua vào và
hàng hóa dịch vụ bán ra mà không có sự bóc tách rõ ràng như ở phương pháp khấu trừ thuế.
Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng: a) Cơ sở kinh
doanh, cá nhân, hộ kinh doanh, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán,
hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại
Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; c) Hoạt động kinh doanh
mua, bán vàng, bạc, đá quý. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý và hoạt động
chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì phải hạch toán riêng được hoạt động kinh doanh mua, bán
vàng, bạc, đá quý để áp dụng theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
• Ví dụ: Một cơ sở sản xuất bánh kẹo, trong tháng bán được 200 thùng bánh kẹo, tổng
doanh số bán là 30 triệu đồng. Giá trị vật tư, nguyên liệu mua ngoài để sản xuất là 10 triệu đồng.
Thuế suất thuế GTGT là 10%, thuế GTGT cơ sở A phải nộp được tính như sau:
GTGT của sản phẩm bán ra: 30 triệu đồng – 10 triệu đồng = 20 triệu đồng;
Thuế GTGT phải nộp: 20 triệu đồng x 10% = 2 triệu đồng.

II. SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ


Về cơ bản, thuế GTGT là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát
sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Dựa trên đối tượng tính thuế là phần

7
chênh lệch giữa giá trị đầu ra và phần giá trị đầu vào tương ứng, pháp luật quy định có 2 phương
pháp tính thuế GTGT. Vậy doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và phương
pháp khấu trừ thuế thì khác nhau thế nào?
+ Thứ nhất: Đối với phương pháp trực tiếp thì khi tính thuế GTGT, ta sẽ căn cứ vào tổng
giá trị doanh thu thu về và chi phí bỏ ra, trong đó đã bao gồm cả thuế mà không tách riêng ra làm
hai phần: doanh thu tính thuế (chưa có thuế) và thuế. Đối với phương pháp khấu trừ thì khi tính
thuế GTGT, phần doanh thu chưa thuế và thuế được bóc tách ra riêng biệt và theo dõi riêng phục
vụ cho mục đích quản lý. Thuế được theo dõi riêng có ưu điểm là có thể tính được tổng thuế phải
nộp (khi phát sinh doanh thu) và tổng thuế được khấu trừ (khi phát sinh chi phí) một cách rõ ràng
và nhanh chóng.
+ Thứ hai: Thuế phải nộp theo phương pháp trực tiếp không phải thuế gián thu, số thuế
phải nộp sẽ trừ vào doanh thu thuần cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Trong khi đó, thuế
phải nộp theo phương pháp khấu trừ là thuế gián thu, được theo dõi riêng nên không ảnh hưởng
đến doanh thu thuần cuối kì.
+ Thứ ba: Tính thuế theo phương pháp trực tiếp sẽ có hiện tượng đánh trùng thuế (tức là
đánh nhiều lần thuế trên cùng một mức doanh thu), thuế khấu trừ khắc phục được hạn chế này.
● Nguyên nhân của sự quy định khác biệt giữa hai phương pháp tính thuế:
+/ Sở dĩ luật thuế GTGT quy định hai phương pháp tính thuế như vậy vì xuất phát từ
phạm vi của đối tượng nộp thuế GTGT trong quy định này xét ở một góc độ nào đó phù hợp với
điều kiện thực tế của Việt Nam, song chưa thực sự đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng nộp
thuế GTGT, thể hiện ở chỗ cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi thỏa mãn các điều kiện nhất định được pháp
luật quy định tại Điều 12; còn các đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp không được
khấu trừ thuế GTGT đầu vào kéo những hệ quả phát sinh tiêu cực
.+/ Thực ra, phương pháp trực tiếp không phải là phương pháp dùng để tính và thu thuế
trong thực hành thu thuế mà đó chỉ là một cách tiếp cận khoa học trong nghiên cứu nhằm chỉ rõ
thuế GTGT là một loại thuế chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm mỗi khi có GTGT xuất hiện.
+/ Phương pháp khấu trừ thuế là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất vì nguyên tắc
này thể hiện được nhiều ưu điểm như: Hóa đơn là chứng cứ quan trọng của giao dịch và là chứng
cứ cho việc đã nộp thuế; Tạo ra cơ sở tốt cho kiểm toán; Có thể áp dụng cho nhiều mức thuế suất

8
khác nhau; Tính thuế theo phương trực tiếp sẽ có hiện tượng đánh trùng thuế ( tức là đánh nhiều
lần thuế trên cùng một mức doanh thu) và được khấu từ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
+/ Do đó để bảo đảm sự bình đẳng cho các chủ thể và tránh các hiện tượng cạnh tranh
không lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh, Cần xác định rằng phương thức tính thuế
trực tiếp chỉ là tạm thời, tình thế. Nên chăng cần đưa ra một lộ trình nhất định để các đối tượng
nộp thuế theo phương pháp trực tiếp chuẩn bị chuyển sang phương pháp khấu trừ.

III.THỰC TIỄN VỀ QUY ĐỊNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VỀ HAI PHƯƠNG
PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Thực tiễn áp dụng pháp luật Thuế GTGT Pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam tuy ra đời
muộn và còn khá mới mẻ so với các loại thuế khác, nhưng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về
lý luận của pháp luật thuế GTGT cả cấu trúc bên trong lẫn biểu hiện bên ngoài. Nhìn chung, kể
từ ngày được ban hành và có hiệu lực thì pháp luật thuế GTGT đã đạt được một số thành tựu
đáng kể, đã có những ưu điểm vượt trội tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng luật thuế này.
Tuy vậy trong các quy định cụ thể của pháp luật thuế GTGT thì vẫn còn những hạn chế nhất định
cần được hoàn thiện hơn.

1. Về phương pháp tính thuế


Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hai phương pháp tính thuế GTGT là: phương pháp
khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Phương pháp khấu trừ thường được áp dụng cho các doanh
nghiệp lớn, thực hiện chế độ hạch toán kế toán và hóa đơn chứng từ đúng theo chế độ quy định.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phương pháp tính thuế trực tiếp được áp dụng theo tỷ lệ
trên GTGT được tao ra bởi doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp này, việc xác
định GTGT tạo ra bởi doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn do họ không thực hiện chế độ kế
toán và hóa đơn chứng từ. Do đó, dẫn đến thực tế quy định tỷ lệ GTGT trên doanh thu, trong một
phạm vi ý nghĩa nhất định, thuế GTGT đã trở thành thuế doanh thu. Vì vậy, cần có những điều
chỉnh trong các phương pháp tính thuế như sau: Thứ nhất, cải tiến và đi đến thống nhất sử dụng
một phương pháp tính thuế khấu trừ đối với các doanh nghiệp có quy mô phù hợp (doanh nghiệp
lớn và vừa). Theo khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế (IMF), Việt Nam chỉ nên áp dụng một
phương pháp tính thuế khấu trừ đối với các doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa
đơn, chứng từ. Điều này hết sức quan trọng nhằm đảm bảo tính nhất quán, chính xác và phù hợp
với thông lệ quốc tế trong xác định nghĩa vụ thuế phải nộp của các đối tượng. Thứ hai, nghiên

9
cứu áp dụng chế độ thuế phù hợp đối với các doanh nghiệp nhỏ. Hiện nay, bên cạnh thuế môn
bài, lệ phí trước bạ, các doanh nghiệp nhỏ còn chịu các loại thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt và
thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên thực tế, các doanh nghiệp này thường không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng các quy định về chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Do đó, việc xác định
thuế đối với các đối tượng này thường chủ yếu dựa trên ước tính hoặc khoán. So với các nước,
hệ thống thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ ở nước ta tương đối phức tạp, kém hiệu quả, gây khó
khăn trong quá trình triển khai thực hiện cũng như chi phí lớn cả phía cơ quan thuế và người nộp
thuế. Trong thời gian tới cần nghiên cứu cơ chế xem xét việc quy định thống nhất một loại thuế
đối với các doanh nghiệp nhỏ (chẳng hạn như thuế doanh nghiệp nhỏ tính trên doanh thu) để
đảm bảo tính đơn giản, dễ triển khai thực hiện và nâng cao tính công bằng, hiệu quả của hệ thống
chính sách thuế.

2. Về khấu trừ thuế


Việc cho khấu trừ thuế đầu vào lại phát sinh những vướng mắc như: Có nhiều tỷ lệ khấu
trừ khác nhau nên rất phức tạp trong quá trình thực hiện và không khuyến khích sử dụng hoá đơn
chứng từ. Đối với hàng hoá nông, lâm, hải sản không cần hoá đơn, chỉ cần bản kê dẫn tới có
trường hợp cơ sở sản xuất mua của người kinh doanh buôn chuyến, người thu gom trốn thuế, các
doanh nghiệp không lấy hoá đơn bán hàng, tạo kẽ hở để cơ sở kinh doanh buôn chuyến, người
thu gom trốn thuế. Các doanh nghiệp mua nông, lâm, hải sản sau đó sơ chế bán hàng trong nước
thì được khấu trừ thuế nhưng nếu xuất khẩu lại không được trừ thuế đầu vào. Do đó, giải pháp
cho vấn đề này là: Cho phép khấu trừ hoặc hoàn lại thuế GTGT trong trường hợp giao hàng hoặc
cung ứng dịch vụ bị huỷ bỏ, sau khi đã chấp nhận trả tiền của người mua hoặc trường hợp giảm
giá, các khoản thu không đòi, được xử lý có đầy đủ chứng từ hợp lệ.

IV. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM DƯỚI GÓC ĐỘ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ

1. Ưu nhược điểm của phương pháp khấu trừ thuế


 Ưu điểm

-Được khấu trừ thuế đầu vào

-Doanh nghiệp có thể cân đối thuế GTGT phải đóng khi sử dujngn phương pháp này
bằng cách mua hàng tồn kho để trữ, để xuất dùng,... Do doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn
hoặc linh hoạt cho việc sử dụng vốn tại doanh nghiệp

10
-Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, có dự án đầu tư thì chỉ khi sử dụng phương pháp
này doanh nghiệp mới được hoàn thuế GTGT

 Nhược điểm

-Phương pháp này phức tạp cũng như quá trình nghiên cứu khi sử dụng tạo doanh nghiệp

-Chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn chứng từ

2. Ưu nhược điểm phương pháp trực tiếp


 Ưu điểm

- Doanh nghiệp không cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng
từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ thuế.

- Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu, (tỷ lệ này chỉ từ 1% – 5%, tùy ngành).

 Nhược điểm

Không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản
phẩm, dịch vụ

KẾT LUẬN
Với xu hướng đổi mới công tác quản lý thuế, đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ của các
chủ thể nộp thuế, đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế ngày càng lớn và tiến tới
áp dụng một phương pháp tính thuế cho tất cả các chủ thể nằm trong diện nộp thuế GTGT.

11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học luật Hà Nội- Giáo trình Luật Thuế Việt Nam. NXB –Công an nhân dân. Hà
Nội-2010.
2. Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ban hành năm 2008.
3. Nghị định số 123/2008/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của luật thuế giá trị gia tăng.
4. Thông tư số: 129/2008/TT-BTC, Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia
tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của hính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
5. Trang web:
http://luatviet.net/Home/nghien-cuu-trao-doi/kinh-te-thuongmai/2009/8557/Mot-so-van-de-phap-
ly-ve-hoan-thue-gia-tri-gia.aspx5

12

You might also like