You are on page 1of 16

Thuế

1. Đặc điểm của thuế GTGT ?


Thuế giá trị gia tăng có đối tượng chịu thuế là rất rộng
Hầu như hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở
Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Mọi cá nhân, tổ chức đều sẽ
phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu


Tính gián thu của loại thuế này được thể hiện chỗ người mua hàng hóa, dịch vụ
là người sẽ phải chịu loại thuế này thông qua việc mua bán hàng hóa. Người
mua sẽ không phải nộp thuế trực tiếp vào ngân sách nhà nước. Mà sẽ trả thuế
thông qua việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Người mua sẽ thanh toán cho
người bán. Người bán sẽ nộp thuế tại ngân sách nhà nước. Người tiêu dùng sẽ
là người chịu thuế nặng nhất.

Thuế giá trị gia tăng đánh vào hầu hết các khâu
Thuế giá trị gia tăng đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa phát sinh ở
các giai đoạn. Từ khâu sản xuất, lưu thông, tới khâu tiêu dùng. Và ở khâu tiêu
dùng, người tiêu dùng sẽ là người trả thuế thông qua việc thanh toán.

Phạm vi của thuế giá trị gia tăng


Đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ Quốc gia. Bởi vì
không những hàng hóa xuất khẩu chịu thuế suất GTGT 0% ở khâu xuất khẩu
và vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào trước đó.

2. Ưu và nhược điểm của Thuế GTGT?

Ưu điểm:
Thuế giá trị gia tăng không thu trùng lặp nên tạo ra được sự khích lệ hợp tác
hoá, chuyên môn hoá nhằm tăng chất lượng, giảm giá của sản phẩm, thích hợp
cho nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường.

Thuế giá trị gia tăng được áp dụng rộng rãi cho mọi cá nhân hay tổ chức có sử
dụng sản phẩm, hàng hoá hoặc được cung cấp dịch vụ. nhờ vậy, tạo nguồn thu
lớn cho NSNN

Thuế giá trị gia tăng chỉ được tính trên phần giá trị tăng thêm, không tính vào
vốn vì thế tạo ra sự khuyến khích cho các cá nhân hay các tổ chức mạnh dạn
góp phần đầu tư phát triển SXKD phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế
xã hội.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được hoàn lại đối với hoạt động xuất khẩu nên
có chức năng khuyến khích hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, tạo ra sự thuận
lơi đối với hàng xuất khẩu. Giúp cho thị trường hàng xuất khẩu có thể cạnh
tranh trên thương trường quốc tế
Thuế giá trị gia tăng bảo đảm sự công bằng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng
hoá sản xuất trong nước. Bên cạnh đó nó còn kết hợp với thuế nhập khẩu giúp
tăng giá vốn của hàng nhập khẩu vì vậy có tác dụng bảo vệ sxkd nội địa. Đối
với cơ quan thuế, thuế giá trị gia tăng giúp chống thất thu thuế với hiệu quả
cao, tạo ra sự kiểm soát lẫn nhau về thuế.

Thuế gia trị gia tăng làm tăng được tính tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ
của người nộp thuế.

Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đã nộp ở khâu đầu còn có chức năng tạo nên
sự khích lệ cho việc chuyên môn hoá, hiện đại hoá sản xuất, DN tiếp tục đầu
tư công cụ sản xuất mới để đưa vào sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Nhược điểm:
Để quản lý thu thuế giá trị gia tăng mất rất nhiều chi phí.

Thuế giá trị gia tăng có ít thuế suất nên tính chất điều tiết của thuế không thực
sự cao. Người dùng có thu nhập cho dù thấp hay cao đều phải chịu mức thuế
như nhau.

Thuế giá trị gia tăng không bảo đảm sự công bằng trong chính sách khích lệ
giữa người giàu và người nghèo.

3. Thuế suất thuế GTGT 0% được áp dụng trong trường hợp nào? Cho ví
dụ? Tại sao thuế GTGT có mức thuế suất 0%?

Ví dụ 1: Công ty A kinh doanh dịch vụ sữa chữa tàu biển, khi nhận sửa chữa
cho tàu biển nước ngoài có sử dụng phụ tùng để thay thế sau khi sửa chữa tiếp
tục làm việc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì số phụ tùng này được hưởng thuế
suất 0%.
- Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
+ Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về
hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia
công hàng hóa với nước ngoài.
Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng gia công mặt hàng may mặc cho bên công ty
Nhật, bên Nhật cung cấp nguyên liệu chính cho bên công ty A, theo trên hợp
đồng thì bên công ty A chỉ gia công ở công đoạn lắp ráp thân chính của mặt
hàng này sau đó chuyển qua đơn vị gia công B gia công hoàn thành công đoạn
cuối cùng. Thì việc công ty A chuyển hàng hóa sang cho đơn vị gia công B
được coi là trường hợp gia công chuyển tiếp và áp dụng mức thuế suất 0%.
+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.
+ Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở
ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế
quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài
liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.
Ví dụ 3: Công ty A ký hợp đồng với Công ty B về việc cung cấp dịch vụ tư vấn
dự án đầu tư ở Úc của Công ty B thực hiện tại Úc thì giá trị phần dịch vụ thực
hiện tại Úc được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.
Vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước
ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài,
không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương
tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì
vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.
Ví dụ 3: Công ty vận tải hàng hóa A vận tải lô hàng từ Cảng Cái Mép đi giao
hàng tại Sigapore điểm giao hàng tại cảng Sigapore, thì đây được coi là vận tải
quốc tế và được áp dụng thuế suất 0%.
Ý Nghĩa:
+ Nhường quyền đánh thuế cho nơi hàng hoá tiêu dùng. Tạo thuận lợi cho hội
nhập kinh tế
+ Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vì được hoàn thuế gtgt nên giá hàng
hoá dịch vụ xuất khẩu giảm đi tạo điều kiện cạnh tranh về giá của hàng xuất
khẩu, đồng thời kích thích tăng cường hàng xuất khẩu
+ Để được hoàn thuế thì Doanh nghiệp phải hoá đơn chứng từ đầy đủ, hợp lệ,
thúc đẩy tăng cường hạch toán kinh doanh

4. Thế nào là khấu trừ thuế? Điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu
vào?
Khấu trừ thuế là phương pháp khấu trừ được áp dụng đối với các loại thuế hiện
nay, theo đó chủ thể sẽ không trực tiếp đi nộp thuế, mà số tiền thuế sẽ được trừ
vào các khoản chi phí mua hàng hoặc thu nhập của họ.

5.Đối tượng không chịu thuế GTGT và đối tượng chịu thuế suất 0% giống
và khác nhau như thế nào?

Tiêu
chí
Thuế suất 0% Không chịu thuế
phân
biệt
Là các đối tượng vẫn thuộc diện Là các đối tượng không thuộc
Bản
chịu thuế GTGT nhưng được diện chịu thuế GTGT theo quy
chất
hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%. định.

Áp đối với một số đối tượng trong


sản xuất nông nghiệp, an sinh xã
hội, hoạt động nhân đạo, đơn cử
như:
- Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả
sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi,
Áp dụng đối với:
thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh
- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; bắt chưa chế biến thành các sản
- Hoạt động xây dựng, lắp đặt công phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế
trình ở nước ngoài và ở trong khu thông thường của tổ chức, cá
phi thuế quan; nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra
và ở khâu nhập khẩu.
- Vận tải quốc tế;
- Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất;
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện nạo vét kênh, mương nội đồng
Đối không chịu thuế GTGT khi xuất phục vụ sản xuất nông nghiệp;
tượng khẩu dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông
áp Trong đó: nghiệp.
dụng
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là - Sản phẩm muối được sản xuất từ
hàng hóa, dịch vụ được bán, cung nước biển, muối mỏ tự nhiên,
ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước muối tinh, muối i-ốt mà thành
ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt phần chính là Na-tri-clo-rua
Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, (NaCl).
cá nhân trong khu phi thuế quan; - Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do
hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho Nhà nước bán cho người đang
khách hàng nước ngoài theo quy thuê.
định.
- Hàng nhập khẩu và hàng hóa,
dịch vụ bán cho các tổ chức, cá
nhân để viện trợ nhân đạo, viện
trợ không hoàn lại…
Xem thêm chi tiết tại Điều 4
Thông tư 219/2013/TT-BTC của
Bộ Tài Chính.
Cá nhân, tổ chức không có trách
Kê Vẫn phải kê khai thuế bình thường
nhiệm kê khai thuế đối với các
khai vì các đối tượng nêu trên vẫn thuộc
đối tượng không thuộc diện chịu
thuế đối tượng chịu thuế.
thuế.
Khấu Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch
trừ và vụ chịu thuế 0% được khấu trừ và vụ không chịu thuế thì không
hoàn hoàn thuế GTGT đầu vào theo quy được khấu trừ và hoàn thuế
thuế định. GTGT đầu vào.

7.Hoàn thuế là gì? Các trường hợp được hoàn thuế? Cho ví dụ?
Hoàn thuế giá trị gia tăng được hiểu là một khoản thuế được nhà nước trả lại
mà đối tượng nộp thuế đã nộp xong xuôi cho Ngân sách Nhà nước. Cụ thể hơn
là ngân sách nhà nước trả lại cho đơn vị kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, cá
nhân mua hàng hóa, dịch vụ. Số tiền thuế được trả là số tiền thuế đầu vào khi
bạn trả mua hàng hóa dịch vụ mà đơn vị kinh doanh chưa được khấu trừ trong
kỳ tính thuế. Hoặc đơn vị, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế.
8.Đặc điểm, ưu nhược điểm của thuế TNDN?

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay ngày càng phù hợp hơn với thông
lệ quốc tế cũng như thực tiễn. và mang đến nhiều ưu điểm trong thực tiễn.

Thứ nhất, thực hiện lộ trình giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ
thông và thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó, để phù hợp với thực tiễn cũng như thông lệ quốc tế, Việt Nam đã và
đang thực hiện giảm thuế suất thuế TNDN theo lộ trình. Theo lộ trình, thuế suất
thuế TNDN của Việt Nam sẽ được điều chỉnh giảm xuống còn 22% từ
01/01/2014 đến 31/12/2015 và 20% từ 01/01/2016.

Hiện nay, pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ta đang áp
dụng 3 mức thuế suất ưu đãi: 20%, 15% và 10% áp dụng đối với các lĩnh vực
và địa bàn ưu đãi. Khi đã có việc giảm thuế suất phổ thông thuế thu nhập doanh
nghiệp xuống 20% từ 01/01/2016 thì không thể áp dụng mức thuế suất ưu đãi
là 20% cho các đối tượng được hưởng ưu đãi.

Thứ hai, để phù hợp với thực tế, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ
thống pháp luật và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội những năm
tới, bổ sung thêm lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi.

Thứ ba, áp dụng thuế suất ưu đãi để phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đã dành cho doanh
nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng mức thuế suất ưu đãi là
20%.

Thứ tư, pháp luật về ưu đãi thuế thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã khôi
phục một phần quy định trước đây về ưu đãi đối với đầu tư mở rộng.

Ở nước ta, chính sách này có quá trình biến động không bình thường. từ 2004-
2008, lợi nhuận tăng thêm từ đầu tư mở rộng được hưởng ưu đãi giảm 50%
thuế thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm, từ 2009-2013 thì đầu tư
mở rộng không còn được hưởng ưu đãi. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ không
được hưởng các ưu đãi đối với phần mở rộng và việc ưu đãi thuế chỉ hướng vào
việc khuyến khích đầu tư thành lập doanh nghiệp mới mà chưa tạo động lực
khuyến khích các doanh nghiệp đang hoạt động bỏ thêm vốn đầu tư, do vậy,
chưa phát huy hết hiệu quả phân bổ nguồn lực trong đầu tư để đáp ứng yêu cầu
về phát triển kinh tế theo vùng và lãnh thổ, nhất là thu hút đầu tư vào địa bàn
có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Thứ năm, khôi phục quy định về ưu đãi thuế suất đối với dự án đầu tư vào khu
công nghiệp.

Nhược điểm:

– Về phương thức đánh thuế


Luật thuế TNDN chưa quy định một cách rõ ràng phương thức đánh thuế (theo
tiêu thức thường trú hay nguồn phát sinh thu nhập). Mặc dù Luật thuế TNDN
cũng đã bổ sung quy định về các văn phòng điều hành, chi nhánh cung cấp các
dịch vụ, địa điểm xây dựng, đại lý, gọi chung là cơ sở thường trú tại Việt Nam
thuốc đối tượng nộp thuế tại Việt Nam. Nhưng trong một số trường hợp, một
số công ty Việt Nam có đầu tư ra nước ngoài, việc kê khai thuế thu nhập ở
nước ngoài chưa được quy đinh cụ thể, vì vậy chưa có căn cứ xử lý về mặt
pháp lý.

– Về mức thuế suất: Mức thuế suất theo Luật thuế TNDN hiện nay là 25%. Đây
là mức thuế suất trung bình so với khu vực, tuy nhiên mức thuế suất này vẫn
còn khá cao so với một số nước, vùng lãnh thổ. Điều này sẽ là một trong những
rào cản để các doanh nghiệp thực hiện tích tụ vốn và tái đầu tư mở rộng sản
xuất kinh doanh.
– Về thu nhập chịu thuế: Về phương pháp xác định doanh thu, chi phí được
trừ, không được trừ làm cơ sở tính thuế TNDN chưa cụ thể, chưa đảm bảo tính
thực thi. Cụ thể là các quy định về thời điểm xác định doanh thu; cách xác định
doanh thu trong một số trường hợp cụ thể ; các khoản chi phí được trừ và chưa
được trừ chưa được quy định rõ ràng ; một số khoản chi phí thực tế cần thiết
cho sản xuất kinh doanh nhưng không được chấp nhận khi tính thuế. Điều này
vô hình chung đã khiến các doanh nghiệp phải chịu thuế nhiều hơn
– Về vấn đề chuyển lỗ: Quy định về vấn đề chuyển lỗ tại Thông tư
18/2011/TT-BTC đã thu hẹp quyền lợi của doanh nghiệp hơn so với quy định
của Luật thuế TNDN. Đây cũng là một trong những bất cập trong cách thức
ban hành văn bản pháp luật bởi vì Luật thuế TNDN là văn bản quy phạm pháp
luật, là Luật khung cho việc áp dụng pháp luật, trong khi các Nghị định và
Thông tư hướng dẫn là các văn bản áp dụng pháp luật, các văn bản này là sự
cụ thể hóa các quy định của Luật nhưng không được trái với quy định của
Luật.
– Thuế TNDN phục vụ quá nhiều các chính sách xã hội làm mất tính trung
lập của thuế
Thuế TNDN còn được lồng nhiều chính sách xã hội vào các điều khoản ưu đãi
miễn , giảm thuế như quy định về miễn, giảm thuế cho các đối tượng là thương
binh, người tàn tật, Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, …Điều này gây
phức tạp trong quản lý, làm giảm đi tính trung lập và tình thuần khiết kinh tế,
dễ dẫn đến các hiện tượng lợi dụng để trốn thuế, lậu thuế.
– Mối quan hệ giữa thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân còn bất hợp lý
Chưa có quy định rõ mối quan hệ giữa thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân
với người có thu nhập cao, vì trên thực tế có hiện tượng một cá nhân vừa có thu
nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương và các khoản thu nhập khác
bị điều chỉnh bởi hai luật thuế
– Thuế TNDN còn một số điều khoản chưa phù hợp với thông lệ quốc tế
Thuế TNDN vẫn còn một số điều khoản chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và
chưa đảm bảo tính tương thích với các nên kinh tế thị trường khác trong khu
vực. chẳng hạn như quy định về thuế suất ưu đãi cho các doanh nghiệp có tỷ lệ
xuất khẩu sản phẩm cao,…
– Công tác quản lý hóa đơn, chứng từ
Hiện nay không ít các hành vi vi phạm về lĩnh vực hóa đơn, chứng từ đã được
nhận diện, như: giả mẫu hóa đơn tự in của đơn vị khác; in hoặc sử dụng hóa
đơn tài chính giả; bán hoặc mua bán hóa đơn khống chỉ để sử dụng; ghi hóa
đơn có nội dung liên 1 khác liên 2 để trốn thuế; ghi gian lận nội dung kinh tế
khi lập hóa đon, thông đồng với một số đơn vị lập hóa đơn có giá trị cao hơn
thực tế để thanh toán quyết toán tài chính và hạch toàn khống chi phí trong
doanh nghiệp làm giảm tối thiểu mức thấp nhất nghĩa vụ nộp thuế TNDN;
thành lập doanh nghiệp, mua bán háo đơn nhưng không kinh doanh, sử dụng
hóa đơn và múc đích bất hợp pháp, …
– Công tác quản lý thu thuế
Môi trường quản lý thuế chưa tạo điều kiện cho công tác quản lý thu
Đối với cơ quan thuế: năng lực, trình độ quản lý thuế còn những điểm chưa đáp
ứng so với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học
Đối với người nộp thuế: tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận về thuế còn diễn
ra, làm thất thu nguồn ngân sách nhà nước, không đảm bảo tính công bằng xã
hội. Một số hộ gia đình cá nhân kinh doanh cố ý, tìm mọi cách gian lận các
khoản thuế phải nộp.
Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức liên quan: chưa thực sự coi công tác
thuế là nhiệm vụ của địa phương mình. Các cơ quan thiếu sự phối hợp chặt chẽ,
đồng bộ, có hiệu quả…
– Về một số khoản chi cụ thể: Luật thuế TNDN hiện hành quy định về một số
khoản chi cụ thể chưa hợp lý. Chẳng hạn: quy định về phần giá trị hàng hóa tổn
thất, cá khoản chi khấu hao tài sản cố định, khoản chi nguyên liệu, vật liệu,
nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa, khoản chi là tiền lương, tiền công và các
khoản phải trả cho người lao động, phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại,
hoa hồng môi giới… Một trong những bất cập của pháp luật thuế TNDN hiện
hành là liệt kê các tài sản cố định hiện hữu được để xác định trích khấu hao tính
vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Ngoài ra, hạn chế
của Luật thuế TNDN hiện hành là chưa có quy định cụ thể nào về việc xác
định doanh thu, chi phí làm căn cứ cho thu nhập chịu thuế của các hình thức
kinh doanh như: bán hàng đa cấp, bán hàng qua mạng.
– Về ưu đãi thuế TNDN: Việc xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập được ưu
đãi thuế theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành là chưa hợp lý khi toàn
bộ các khoản thu nhập khác đều không được ưu đãi thuế (trong đó có nhiều
khoản thu nhập khác liên quan đến hoạt động kinh doanh được ưu đãi thuế) là
bất hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp.
Về ưu đãi thuế suất thuế TNDN: Luật thuế TNDN hiện hành quy định các
doanh nghiệp nằm trong khu kinh tế cũng hưởng ưu đãi như là doanh nghiệp
trên địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là chưa phù hợp.
10.Tại sao nói thuế TNDN là sắc thuế đảm bảo công bằng theo chiều dọc
còn thuế GTGT đảm bảo công bằng theo chiều ngang?
Công bằng theo chiều dọc là một phương pháp thu thuế thu nhập, trong đó mức
thuế suất người nộp thuế phải chịu tăng theo mức thu nhập kiếm được. Nguyên
tắc đằng sau công bằng theo chiều dọc là những người có khả năng nộp thuế
nhiều hơn nên đóng góp nhiều hơn so với những người không có khả năng này.
- Cơ sở đằng sau lí thuyết công bằng theo chiều ngang là mọi người nên được
đối xử như nhau bằng cách áp thuế cùng mức thuế thu nhập cho những người
trong cùng nhóm thu nhập.
- Mặt khác, công bằng theo chiều dọc có liên quan đến phân phối lại của cải và
khuyến khích một hệ thống thuế trong đó những người có thu nhập cao, hoặc
những người có quyền tiếp cận với nhiều nguồn lực hơn, phải trả nhiều thuế
hơn những người có thu nhập thấp.
Công bằng theo chiều ngang đề xuất một hệ thống thuế không dành ưu đãi cho
một số cá nhân và công ty nhất định.
Trên thực tế, công bằng theo chiều ngang có liên quan đến khái niệm về tính
trung lập về thuế vì nó bảo vệ người nộp thuế khỏi sự phân biệt đối xử tùy tiện,
nghĩa là nếu hai cá nhân được hưởng lợi như nhau trước thuế, thì họ nên được
hưởng lợi như nhau sau thuế.
Ví dụ
Nếu hai người nộp thuế kiếm được 50.000 đô la, theo công bằng theo chiều
ngang, cả hai nên được đánh thuế ở cùng một tỉ lệ vì cả hai đều có cùng mức
thu nhập.
Tuy nhiên, công bằng theo chiều ngang khó đạt được trong một hệ thống thuế,
giống như ở Mỹ, với các kẽ hở của thuế, các khoản khấu trừ, tín dụng và ưu
đãi. Sự hiện diện của bất kì khoản giảm thuế nào đồng nghĩa với việc các cá
nhân có thu nhập và tài sản tương tự nhau sẽ không phải trả mức thuế như
nhau.
11.Ưu đãi thuế là gì? Tại sao nhà nước lại thực hiện chính sách ưu đãi
thuế TNDN cho doanh nghiệp?
- Ưu đãi thuế là việc áp dụng các chính sách thuế riêng biệt so với các quy định
chung của pháp luật thuế nhằm tạo ra sự đối xử ưu đãi hơn cho một hoặc một
số nhóm đối tượng người nộp thuế cụ thể. Có thể hiểu đơn giản ưu đãi thuế là
tổng hợp các quy định của pháp luật thuế mà theo đó, chủ thể nộp thuế được
hưởng những ưu tiên nhất định so với các đối tượng khác trong quan hệ thuế
với Nhà nước.
- Điểm chung nhất của ƯĐT là tạo ra một lợi thế so sánh về lợi ích (thuế) cho
đối tượng nộp thuế khi đáp ứng được những yêu cầu nhất định so với những
đối tượng khác cùng tham gia vào các hoạt động đầu tư và kinh doanh. Mục
tiêu của ƯĐT nhằm thu hút vốn đầu tư, ưu tiên phát triển ngành, vùng, lĩnh
vực, khuyến khích xuất khẩu, sử dụng lao động, tạo công ăn việc làm cho
người lao động hoặc để giải quyết những khó khăn tạm thời, cấp bách trước
mắt về vốn cho doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nghiệp…ƯĐT là
một trong các yếu tố khuyến khích đầu tư và thường được đặt trong tổng thể
các chính sách hỗ trợ tài chính khác đối với doanh nghiệp.
12.Chuyển lỗ là gì? Cách chuyển lỗ? cho ví dụ?
Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục
số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những
năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm
tiếp sau năm phát sinh lỗ.
+ Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính
thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước
chuyển sang.
+ Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và
liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn
thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không
quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau
khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ
khai quyết toán thuế năm.
Theo đó, khi có phát sinh lỗ của năm trước, doanh nghiệp tạm thời kết chuyển
lỗ vào thu nhập của các quý của các năm sau, đến khi lập tờ khai quyết toán
thuế của năm sau, doanh nghiệp lập thêm phụ lục chuyển lỗ phụ lục
03-3A/TNDN.
Ví dụ, công ty A:
- Năm 2014 lỗ 20 triệu,
- Năm 2015 lỗ 50 triệu,
- Năm 2016 lỗ 10 triệu,
- Năm 2017 công ty A lãi 100 triệu.
Thực hiện chuyển lỗ như sau:
Đầu tiên, ghi toàn bộ số lỗ phát sinh của từng năm vào chỉ tiêu {3} - Số lỗ phát
sinh
Giả sử năm 2017 bạn ưu tiên chuyển lỗ của năm 2014, bạn ghi số lỗ đã chuyển
trong năm 2017 vào chỉ tiêu (5) - Số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế này trên
cột của năm 2014 tương ứng 20 triệu
Tương tự với năm 2015 và 2016 cũng như vậy.
Lưu ý: Tổng số lỗ chuyển không vượt quá tiền lãi 100 triệu.
Như vậy sau khi chuyển lỗ của 3 năm: 2014, 2015, 2016 doanh nghiệp còn lãi:
20 triệu (100 triệu - (20 triệu + 50 triệu + 10 triệu).
Số lỗ được kết chuyển tự động chuyển sang tờ khai quyết toán 03/TNDN trên
hệ thống hỗ trợ kê khai.
13. Kỳ tính thuế TNDN là gì? Nêu các kỳ tính thuế TNDN theo quy định
hiện hành?
Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp chính là khoảng thời gian mà thu nhập
doanh nghiệp được xác định. Doanh nghiệp được lựa chọn kỳ tính thuế theo
năm dương lịch hoặc năm tài chính nhưng phải thông báo với cơ
quan thuế trước khi làm.
16. Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu? Tại sao nhà nước lại đánh thuế
XNK?
– Huy động nguồn lực tài chính cho Ngân sách nhà nước.
– Hạn chế xuất khẩu các mặt hàng cần thiết và những loại vật tư, nguyên liệu
quý hiếm để phát triển nền kinh tế trong nước, thỏa mãn nhu cầu thị trường
hoặc bảo vệ môi trường sinh thái.
– Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nội địa.
– Tăng cường hoặc hạn chế hàng hóa ra vào thị trường trong nước.
– Thông qua công cụ thuế Nhà nước khuyến khích và thu hút đầu tư từ nước
ngoài. Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu.
– Góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước.
– Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế.
17.Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường giống và khác nhau
như thế nào? Doanh nghiệp nộp thuế theo PP khấu trừ sử dụng loại hóa
đơn nào? (hóa đơn GTGT)
Hóa đơn GTGT Hóa đơn bán hàng
Đối tượng lập hoá đơn Đối tượng lập hoá đơn bán
GTGT là những công ty, hàng thông thường là
doanh nghiệp thuộc đối những công ty, doanh
tượng chịu thuế GTGT theo nghiệp áp dụng thực hiện
phương pháp khấu trừ. kê khai tính thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp
hay những DN hoạt động
Đối tượng lập hoá sản xuất kinh doanh hàng
đơn hoá trong khi phi thuế quan,
hoặc một số dịch vụ đặc thù
theo quy định như dịch vụ
hàng không, phí ngân
hàng… các hộ kinh doanh
cá thể nộp thuế theo hình
thức thuế khoán, hoá đơn
của cơ quan thuế.
Doanh nghiệp có thể đặt in, Do cơ quan Thuế phát
Đối tượng phát
tự in hoặc mua của cơ quan hành, doanh nghiệp phải
hành
Thuế mua của cơ quan thuế.
Doanh nghiệp kê khai cả Doanh nghiệp sử dụng hóa
hóa đơn đầu ra và hóa đơn đơn bán hàng chỉ kê khai
Hình thức kê khai
đầu vào đủ điều kiện khấu hóa đơn đầu ra, không kê
trừ. khai hóa đơn đầu vào.
Hoá đơn GTGT có cả chữ Hoá đơn bán hàng chỉ có
Về chữ ký ký của người bán hàng và chữ ký của người bán hàng
chữ ký của giám đốc. hoá.
Hoá đơn GTGT có dòng Hoá đơn bán hàng không có
Về thuế suất thuế suất và tiền thuế thể dòng thuế suất và tiền thuế
hiện đầy đủ trên hoá đơn. trên hoá đơn bán hàng.
Bắt buộc phải có dầu tròn Có dấu vuông hoặc tròn thể
Về con dấu của doanh nghiệp. hiện các thông tin của
doanh nghiệp.

BÀI TẬP MÔN THUẾ:


Vận Dụng:
Hãy tính thuế xuất khẩu, thuế GTGT, thuế TNDN của một nhà máy sản
xuất hàng tiêu dùng có các số liệu sau:
1. Bán ra nước ngoài 555.000 SP theo giá CIF 666.400 đ/sp, phí vận tải và bảo
hiểm quốc tế tính bằng 20% giá FOB.
2. Bán 250.000 SP cho doanh nghiệp chế xuất với giá 246.000 đ/sp.
3. Bán cho cty thương nghiệp nội địa 500.000 SP với giá chưa thuế GTGT là
300.000 đ/sp.
4. Gia công trực tiếp 600.000 SP theo hợp đồng với 1 cty nước ngoài, công
việc hoàn thành 80% và thành phẩm đã được xuất trả, giá gia công là 11.000
SP.
- Tổng chi phí hợp lý cả năm (chưa kể thuế xuất khẩu, phí bảo hiểm và vận
chuyển quốc tế) của toàn bộ hàng tiêu thụ là 202.631 triệu đồng.
- Thu nhập chịu thuế khác ngoài doanh thu.
Chuyển nhượng tài sản 400 (tr)
Thu nhập từ lãi tiền cho vay 780 (tr)
Biết rằng:
Thuế suất của thuế xuất khẩu 3%.
Thuế suất của thuế GTGT 10%.
Thuế suất của thuế TNDN là 29%.
Tổng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cả năm là 14.183 triệu đồng.

You might also like