You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN MÔN: KHAI BÁO THUẾ

Đề tài: Báo cáo thuế giá trị gia tăng

GVHD : ThS. HỨA TRUNG PHÚC

SVTH : Trần Thị Cẩm Hường

LỚP: 10LT1DH1

MSSV: 1931010004

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀY 8 THÁNG 4 NĂM 2022


LỜI CẢM ƠN
“Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Hứa Trung Phúc đã dày công truyền
đạt và giảng dạy kiến thức và hướng dẫn em trong quá trình làm bài để hoàn thành
một cách tốt nhất.

Em đã cố gắng vận dung những kiến thức đã đươhc học qua bài giảng của thầy để
làm bài tiểu luận. Trong quá trình học và làm bài có những khó khăn và kiến thức
có những điểm vẫn chưa hiểu rõ được sâu nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự góp ý của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn sự giúp, sự tận tình và quan tâm của thầy đã
giúp đỡ em trong quá trình học và thực hiện bài tiểu luận này.

Xin trân trọng cảm ơn thầy !”

1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là sản phẩm do chính tôi nghiên cứu và soạn thảo.Tôi không
sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn
gốc.Nếu có bất kỳ một vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Một lần nữa, tôi khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 4 năm 2022

Học viên

(ký, ghi rõ họ và tên)

Trần Thị Cẩm Hường

1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................3
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG .................5
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG .............................5
1. Khái niệm: ..............................................................................................................5
II. ÐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ NỘP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ...............6
1. Ðịnh nghĩa đối tượng chịu thuế:....................................................................6
2. Ðối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: ..................................................6
3. Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng: .....................................................................6
3.1 Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: .............................................7
3.2 Cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ: ...........................................7
III. CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ.................................................7
1. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng: ..........................................................................7
1.1 Giá tính thuế giá trị gia tăng: .........................................................................7
1.2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng: ..........................................................................8
2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: ...............................................................8
2.1. Phương pháp khấu trừ thuế: ..............................................................................9
2.2 Phương pháp tính trực tiếp trên gía trị gia tăng: ...........................................10

1
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1. Khái niệm:
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng 13/2008/QH12 thì:” thuế
giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát
sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”. Ðây là một loại
thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng
hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối
cùng là giai đoạn tiêu dùng.
Thuế gía trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do
người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.
2. Vai trò của thuế GTGT
Vì thuế GTGT có diện điều chỉnh rộng (đối với mọi hàng hoá, dịch vụ
dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tại Việt nam), hơn nữa khắc phục
được những nhược điểm của thuế doanh thu trong cơ chế thị trường đó là
không thu thuế trùng lắp vào các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nên
có tác dụng:
- Đảm bảo nguồn thu lớn, ổn định và kịp thời cho NSNN, từ đó góp
phần tăng cường tài chính quốc gia, đảm bảo nguồn lực để phát triển kinh tế -
xã hội, xoá đói, giảm nghèo và củng cố an ninh, quốc phòng.
- Thuế GTGT có tác dụng tích cực trong việc khuyến khích xuất khẩu,
khuyến khích đầu tư và từ đó, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- Khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường hạch toán kinh
doanh, thực hiện tốt chế độ kế toán, lưu giữ hoá đơn, chứng từ; góp phần vào
việc chống trốn, lậu thuế; nâng cao tinh thần tự giác của các đối tượng kinh
doanh.
- Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, làm cho hệ thống
chính sách thuế từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế, từ đó tạo thuận lợi
cho quá trình hội nhập kinh tế của nước ta với khu vực và thế giới.
1
II. ÐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ NỘP THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG
1. Ðịnh nghĩa đối tượng chịu thuế:
Theo Luật số 13/2008/QH12: Ðối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là
“hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam,
trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định cuả Luật thuế giá
trị gia tăng và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.”
2. Ðối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng:
1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa
chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ
chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống,
con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ
sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển
5. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang
thuê.
6. Chuyển quyền sử dụng đất
7. Bảo hiểm nhân thọ
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán.
9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh,
phòng bệnh cho người và vật nuôi.
10. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo
chương trình của Chính phủ.
…..
3. Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng:

1
Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là các tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu
hàng hoá chịu thuế là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.
3.1 Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ:
- Doanh nghiệp nhà nước,
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia
hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh
ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty cổ phần.
- Hợp tác xã
- Tổ hợp tác
- Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ
chức, đơn vị sự nghiệp khác.
3.2 Cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:
Bao gồm những người có kinh doanh độc lập, hộ gia đình, cá nhân hợp
tác với nhau để cùng sản xuất kinh doanh nhưng không hình thành pháp nhân
kinh doanh.
III. CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ
1. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng:
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
1.1 Giá tính thuế giá trị gia tăng:
1.1.1 Giá tính thuế được quy định như sau:
Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá
bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia
1
tăng; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo
vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc
biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;

Giá chưa
Giá thanh toán
có thuế
=
giá trị
1 + thuế suất của hàng hoá,
gia tăng
dịch vụ (%)

1.1.2. Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ quy định tại khoản 1
Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh
được hưởng.
1.1.3. Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp
người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam
theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để
xác định giá tính thuế.
1.2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng:
Luật thuế giá trị gia tăng của Việt Nam hiện hành quy định 4 mức
thuế suất là: 0 % ,5 % , 8%, 10 % áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ.
• Trong đó mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu.
• Mức thuế suất 5%, 10% phân biệt theo tính chất và công dụng của
sản phẩm
• Mức thuế suất 8% áp dụng theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của CP
về việc thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa.
2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:

1
Có 2 phương pháp: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính
thuế trực tiếp trên GTGT
2.1. Phương pháp khấu trừ thuế:
Đối tượng áp dụng: các tổ chức kinh doanh và doanh nghiệp bao
gồm DNNN, DN đầu tư nước ngoài, DNTN, công ty cổ phần, hợp tác xã …
Yêu cầu đối với các đối tượng nộp thuế: có đầy đủ các căn cứ, hóa
đơn chứng từ hợp pháp để xác định số thuế GTGT được khấu trừ đầu vào
Quy định về hóa đơn, chứng từ:
• Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định và ghi rõ:
giá bán chưa có thuế, kể cả phụ phí, thuế GTGT và tổng giá thanh toán với
người mua
• Trường hợn trên hóa đơn không ghi rõ các chi tiết trên mà chỉ ghi
tổng số tiền người mua phải thanh toán thì đơn vị mua hàng hóa không được
khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
• Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu
vào của hàng hóa, dịch vụ dùng vào sản xuất kinh doanh các hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế GTGT
• Tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại hàng hóa do Chính phủ quy định
• Thuế đầu vào của hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh
thuộc diện chịu thuế GTGT mua vào tháng nào sẽ được kê khai khấu trừ toàn
bộ số thuế phải nộp trong tháng đó không phân biệt đã xuất dùng hay chưa
xuất dùng hay chưa.
Phương pháp tính:

thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra trừ - thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ.

1
Trong đó
❖ Nếu hàng hóa chỉ chịu thuế GTGT:
VAT đầu ra = doanh thu x thuế suất thuế GTGT
VAT đầu vào = chi phí x thuế suất thuế GTGT
❖ Nếu hàng hóa chịu thuế TTĐB: thì đương nhiên chịu thuế GTGT
VAT đầu ra = ( doanh thu + thuế TTĐB đầu ra) x thuế suất VAT
VAT đầu vào = ( chi phí + thuế TTĐB đầu vào) x thuế suất VAT
❖ Nếu hàng hóa chịu thế nhập khẩu, thuế TTĐB và thuế GTGT
VAT đầu vào = ( chi phí + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB đầu vào) x
thuế suất GTGT
2.2 Phương pháp tính trực tiếp trên gía trị gia tăng:
Đối tượng áp dụng:
Tổ chức cá nhân là người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không
theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Cơ sở sản xuất kinh doanh không có tư cách pháp nhân hay có hoạt
động mua bán vàng bạc đá quý.
Quy định về hóa đơn chứng từ:
Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế trực tiếp trên GTGT sử
dụng hóa đơn bán hàng do bộ Tài chính phát hành
Khi lập hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi
đầy đủ, đúng các yếu tố: giá bán, các khoản mục phụ thu, phí ngoài giá bán và
tổng giá đã thanh toán
Phương pháp tính:
Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa dịch vụ
chịu thuế x thuế suất thuế GTGT
của hàng hóa dịch vụ đó
Trong đó:
GTGT của hàng hóa dịch vụ = giá thanh toán của hàng hóa,

1
dịch vụ - giá vốn của hàng hóa,
dịch vụ mua vào tương ứng
IV: ÐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ, HOÀN
THUẾ
1. Ðăng ký nộp thuế:
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng kể cả các cơ
sở trực thuộc phải đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế trực tiếp
quản lý theo hướng dẫn cuả cơ quan thuế.
Theo quy định, cơ sở kinh doanh mới thành lập, thời gian đăng ký nộp
thuế giá trị gia tăng chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh ; trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, cơ sở phải đăng ký nộp
thuế trước khi kinh doanh. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải
thể, phá sản hoặc thay đổi kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải khai báo với cơ
quan thuế chậm nhất là năm ngày trước khi tiến hành các hoạt động trên.
2. Kê khai thuế:
- Doanh nghiệp phải kê khai thuế giá trị gia tăng từng tháng và nộp tờ
kê khai thuế cho cơ quan thuế trong 20 ngày đầu cuả tháng tiếp theo. Trong
trường hợp không phát sinh thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn
phải kê khai và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế.
- Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai và nộp tờ
khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế
nhập khẩu với cơ quan thu thuế nơi có cửa khẩu nhập hàng hoá.
3. Nộp thuế:
Thuế giá trị gia tăng nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định sau:
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng đầy đủ, đúng hạn vào ngân
sách nhà nước theo thông báo nộp thuế cuả cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế
cuả tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 cuả tháng
tiếp theo.
1
- Thuế giá trị gia tăng nộp vào ngân sách nhà nước bằng đồng Việt
Nam .
4. Quyết toán thuế:
Doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan
thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn 60
ngày, kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán
thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà
nước trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán, nuế nộp thừa
thì được trừ vào số thuế phải nộp kỳ tiếp theo.

1
PHẦN 2: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG CÔNG TY CỔ
PHẦN VIỆT LONG SÀI GÒN
1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Việt Long Sài Gòn
Tên: Công ty Cổ phần Việt Long Sài Gòn
Tên quốc tế: VIETLONG SAIGON JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VISA JSC
Mã số thuế: 0300665661
Địa chỉ: 208 Nguyễn Duy, Phường 9, Quận 8, TP HCM.
Website: https://www.vietlongsaigon.com.vn/
Được thành lập năm 1976 từ cơ sở sản xuất hàng hải sản tư nhân với tên gọi
là Xí nghiệp Đông lạnh Việt Long trực thuộc Tổng công ty Nông nghiệp Sài
Gòn. Năm 2006 được cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ
phần Việt Long Sài Gòn (tên viết tắt VISA. JSC).
VISA. JSC có gần 40 năm kinh nghiệm trong chế biến và xuất khẩu thủy hải
sản đông lạnh và khô. Đặc biệt, các sản phẩm như cua lột, cá lưỡi trâu fillet
ghép dán, cá chẽm fillet, thực phẩm chế biến cao cấp...là các mặt hàng truyền
thống của Công ty.
Giữ vững những giá trị truyền thống, Công ty Cổ phần Việt long Sài Gòn tin
tưởng tiếp tục khẳng định vị thế trên thương trường và trở thành thương hiệu
hàng đầu trong ngành chế biến thủy sản Việt Nam.
Với phương châm “Việt Long Sài Gòn cam kết lâu dài: Uy tín - Chất lượng -
Bền vững ".
2. Thực trạng báo cáo thuế giá trị gia tăng
2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty Cổ phần Việt long Sài Gòn là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất thủy hải sản. Mặc dù phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ các điều
kiện của nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt của những doanh nghiệp hoạt động
trong cùng lĩnh vực nhưng công ty đã và đang từng bước tự khẳng định được
mình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình.
1
Chỉ tiêu nhìn chung là tăng qua các năm. Doanh thu thuần năm 2020 đạt
6.533 triệu đồng tăng 3% so với năm 2019, giá vốn hàng bán đạt 5.848 triệu
đồng tăng 8% so với năm 2019, điều này đã lý giải tại sao lợi nhuận của công
ty năm 2020 tăng 8% so với năm 2019.
Chênh lệch
Chỉ Tiêu Năm 2019 Năm 2020 Tuyệt đối Tương đối
Doanh thu thuần 6,347,686 6,546,678 198,992 3.1
Giá vốn bán hàng 5,454,056 5,897,342 443,286 8.1
Chi phí QLKD 907,306 604,098 (303,208) (33.4)
Lợi nhuận từ HĐKD 14,424 21,456 7,032 48.8
Chi phí HĐ tài chính - - -
Lãi khác 5,073 - (5,073)
Lỗ khác - - -
Tỗng lợi nhuận trước thuế 1,493 16,987 15,494 1,037.8
Lợi nhuận sau thuế 10,878 11,747 869 8.0
Tổng thuế nộp vào NSNN 89 (89) (100.0)

2.2 Tình hình kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng
Công ty Cổ phần Việt long Sài Gòn tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, việc đăng ký nộp thuế được công ty đăng ký tại chi cục thuế. Hàng
tháng, công ty đã thực hiện kê khai thuế và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế
theo đúng qui định của pháp luật.
Số thuế GTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT đầu vào
phải nộp đầu ra được khấu trừ
Trong đó :
+ Thuế GTGT đầu ra (=)giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế(*)thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó.
+ Thuế GTGT đầu vào (=)tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT
mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu.
1
2.1 Doanh thu làm căn cứ tính thuế GTGT đầu ra của công ty
Doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
năm 2020 đạt 6.533 triệu đồng, tăng 3% so với năm 2019. Doanh thu năm
2020 tăng lên là do:
Doanh số của hàng hoá của Công ty là loại mặt hàng chịu thuế suất
10%. Năm 2020, hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 10% tăng hơn năm 2019.
Nếu năm 2019 doanh thu đạt 621 triệu đồng thì năm 2020 là 642 triệu đồng
tăng 3% so với năm 2019.
Doanh thu của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 10%, bỏ sót 120 triệu
đồng của hoá đơn GB/2009B số 0012515 của công ty TNHH Thương Mại và
Dịch Vụ Nam Long thanh toán tiền hàng chưa hạch toán vào doanh thu để
tính thuế GTGT đầu ra.
Nếu kê khai đầy đủ thì doanh thu chịu thuế năm 2009 là:
6.533 + 120 = 6.673 triệu đồng.
2.2 Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Theo số liệu quyết toán thuế, số thuế GTGT đầu ra phải nộp năm 2020
là 648 triệu đồng tăng 3% so với năm 2019, trong đó :
Năm 2020 thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo mức thuế suất 10% là
642 triệu đồng tăng 3% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng cao 99,15% tăng
chút ít so với năm 2019 trong tổng số thuế GTGT đầu ra.
Và cũng như đã trình bày ở trên, do bỏ sót doanh thu (120 triệu đồng)
chưa hạch toán vào doanh thu để tính thuế GTGT đầu ra theo mức thuế suất
10%, nên số thuế GTGT đầu ra phải nộp theo mức thuế suất 10% tăng lên là:
120 * 10% = 12 triệu đồng
Vậy, số thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo mức thuế suất 10% được
xác định là : 642 + 12 = 654 triệu đồng tăng với số thuế GTGT đầu ra mà
công ty đã kê khai.
2.3. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Do công ty là một doanh nghiệp sản xuất nên việc phát sinh thuế
1
GTGT đầu vào thường xảy ra khi công ty mua hàng hoá phục vụ cho nhu cầu
kinh doanh của công ty, mua hàng hoá sản phẩm để kinh doanh. Bên cạnh đó
công ty còn phải thanh toán các hoá đơn dịch vụ mua ngoài khác như : thanh
toán tiền điện thoại, tiền điện, tiền cước vận chuyển….
Hầu hết các sản phẩm mua vào của công ty được sử dụng cho mục đích
kinh doanh đều là các mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
nên các hàng hoá mua vào đều được kê khai khấu trừ thuế. Để đảm bảo thực
hiện đúng qui định, tuân thủ chế độ, chính sách và đảm bảo lợi ích doanh
nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước doanh nghiệp đã sử dụng
các chứng từ : hoá đơn GTGT (do người bán xuất cho công ty khi công ty
mua hàng), phiếu nhập hàng hoá khi hàng hoá về nhập kho công ty, phiếu chi
tiền mặt, giấy báo nợ(có) của ngân hàng …
Năm 2020, doanh số của hàng hoá chịu thuế GTGT được khấu trừ thuế
là 7.060 triệu đồng, tăng 18% so với năm 2019. thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ là 713 triệu đồng, tăng 24% so với năm 2019, nhưng không tách
riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo từng mức thuế suất khác
nhau.
Qua kiểm tra hoá đơn phát sinh của doanh nghiệp ta thấy:
Tháng 05/09, công ty mua hàng của công ty Re Gia Nguyễn, nhưng bỏ
sót hoá đơn GTGT số34606 ký hiệuRN/2009N với số tiền 40 triệu đồng
Như vậy, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là:
40 * 5% = 2 triệu đồng
Vậy, số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ năm 2020 được xác
định lại là : 713 + 2 = 715 triệu đồng
2.3 Thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT đầu vào
phải nộp đầu ra được khấu trừ
Theo báo cáo quyết toán thuế GTGT của công ty thì số thuế GTGT
phải nộp theo số phát sinh năm 2020 là -71 triệu đồng, trong đó thuế GTGT
1
đầu ra là 642 triệu đồng, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 713 triệu đồng.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn thuế GTGT đầu ra phải nộp là do
công ty khi tính thuế đầu vào được khấu trừ cho cả hàng hoá còn năm trong
kho trong khi đó khi tính thuế GTGT đầu ra lại tính đối với hàng hoá đã được
thanh toán.
Nhưng theo như đã phân tích ở trên do xác định lại doanh thu tính thuế
GTGT đầu ra và đầu vào nên số thuế GTGT thực tế phải nộp theo số phát
sinh năm 2020 chỉ là: -61 triệu đồng chứ không phải là -71 triệu đồng như
công ty đã quyết toán. Như vậy giảm 10 triệu so số quyết toán của công ty.

1
KẾT LUẬN
Từ khi đất nước ta thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế theo cơ
chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước định hướng XHCN, đã và đang
giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tạo cơ sở nền
móng cho việc thực hiện CNH- HĐH đất nước. Hệ thống thuế có sự đóng góp
không nhỏ vào thực hiện việc cải cách, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống chính
sách thuế để sử dụng công cụ điều tiết này một cách có hiệu quả. Cho đến nay
Luật thuế GTGT đã từng bước khẳng định chỗ đứng và vai trò của một sắc
thuế tiến bộ, công bằng, là công cụ điều tiết vĩ mô… Tuy còn một số bất cập
không thể tránh khỏi trong việc đưa ra áp dụng một chính sách thuế mới có
tác động rộng rãi đến tất cả các thành phần kinh tế từ các doanh nghiệp lớn
đến các hộ sản xuất cá thể. Chúng ta có thể tin rằng trong những năm tới với
những nghiên cứu và sửa đổi Luật thuế GTGT của Chính phủ, Luật thuế
GTGT sẽ ngày càng hoàn thiện và thể hiện rõ vai trò của một sắc thuế tiến bộ
trong nền kinh tế của nước ta.

You might also like