You are on page 1of 39

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THUẾ


NỘI DUNG GỒM CÓ
✓Chương 1: Tổng quan về thuế
✓Chương 2: Thuế Xuất khẩu – Nhập khẩu
✓Chương 3: Thuế tiêu thụ đặc biệt
✓Chương 4: Thuế giá trị gia tăng
✓Chương 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp
✓Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân
✓Chương 7: Các luật thuế khác
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
VỀ THUẾ
SINH VIÊN CẦN BIẾT
- Môn thuế: 45 tiết ( 3 tín chỉ)
- Đánh giá:
+ SV tham dự đầy đủ các buổi học trên lớp.
+ SV tham dự đầy đủ các bài thi thường kỳ, GK, CK
- Trong quá trình học sẽ kết hợp làm bài tập về tính thuế, thuyết
trình, bài tập nhóm.
- Thi đánh giá GK và CK: Tự luận
SINH VIÊN CẦN BIẾT
Tài liệu tham khảo:
1. www.mof.gov.vn ( Bộ tài chính)
2. www.gdt.gov.vn ( Tổng cục thuế)
3. https://tongcuc.customs.gov.vn/( Hải quan Việt Nam)
SINH VIÊN CẦN BIẾT
Hướng dẫn học tập:
- SV nghiên cứu bài giảng PP, tài liệu học tập.

- SV download các văn bản Luật.

+ Luật số 38/2019/QH14 Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực từ


ngày 01/7/2020, thay thế Luật Quản lý thuế 2006 và Luật Quản
lý thuế sửa đổi 2012.
SINH VIÊN CẦN BIẾT
CÁC ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH.
- Mỗi nhóm 6 SV
- Đề tài thuyết trình, yêu cầu các nhóm trình bày:
+ Những vấn đề chung Luật thuế ( Thuế XK, NK, GTGT, TTĐB, TNDN,
TNCN…) hiện hành của VN.
+ Các vấn đề thực tế phát sinh khi vận dụng vào thực tiễn.
- Yêu cầu:
+ Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, logic, có VD bài tập, có tình huống minh họa.
+ Các thành viên trong nhóm đều phải tham gia trình bày trước lớp và trả lời
câu hỏi của GV và các nhóm khác.
TỔNG QUAN VỀ THUẾ
Mục tiêu:
- Hiểu được bản chất và đặc trưng của thuế.

- Hiểu và nắm rõ các đặc điểm của các loại thuế theo các tiêu
chuẩn phân loại khác nhau.

- Nắm được các yếu tố cấu thành một sắc thuế.

- Nắm được hệ thống thuế hiện hành ở VN.


TỔNG QUAN VỀ THUẾ
VD: Có 2 bạn đang nói chuyện:
Bạn A hỏi B: Bạn có thích nộp thuế không.
Bạn B trả lời: Thuế là nghĩa vụ phải nộp chứ không phải là thích
hay không thích.
Bạn A hỏi tiếp: Nếu phát hiện bạn C trốn thuế bạn có báo cơ quan
quản lý thuế không?
NỘI DUNG
1.1. Sự ra đời và phát triển của thuế
1.2. Khái niệm về thuế
1.3. Bản chất của thuế
1.4. Đặc điểm của thuế
1.5. Vai trò và sự tác động của thuế đến nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1.6. Nguyên tắc và cơ sở đánh thuế
NỘI DUNG
1.7 Phương thức đánh thuế
1.8 Các loại thuế suất và phương pháp tính thuế
1.9 Các nội dung chủ yếu của một luật thuế
1.10 Các tiêu thức (yếu tố) tiên quyết khi xây dựng chính sách
thuế
1.11 Thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất
1.12 Hệ thống các loại thuế hiện hành ở Việt Nam
1.1 Sự ra đời và phát triển của thuế:
Lê nin: “ Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào, về mặt khách
quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì Nhà nước xuất
hiện. Ngược lại, sự tồn tại của Nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai
cấp là không thể điều hòa được”.
Sự xuất hiện Nhà nước là một yếu tố khách quan. Nhà nước cần có nguồn lực tài
chính để phục vụ cho sự tồn tại của mình để thực hiện chức năng nhà nước.
Sự phát triển của thuế đi đôi với sự phát triển của xã hội→ K. Marx “Chính phủ
mạnh và thuế cao là hai khái niệm đồng nhất”.
1.1 Sự ra đời và phát triển của thuế:
Sự ra đời của thuế là cần thiết đối với hoạt động quản lý của Nhà nước (tồn tại tất
yếu trong mối quan hệ giữa Nhà nước và thuế).
Nhà nước thực hiện vai trò quản lý gia tăng them nhu cầu chi tiêu, thuế cũng được
gia tăng thêm cả về chất lẫn lượng.
Nhà nước hoạt động theo hướng an sinh, xã hội, sự lành mạnh và tích cực trong
phát triển thể chất lẫn tinh thần người dân, thuế được mở rộng hơn và đánh đúng
đối tượng hơn,
1.2 Khái niệm về thuế:
- Xét góc độ Nhà nước: Thuế là công cụ, là nguồn thu chủ yếu của NSNN.
- DN: Thuế là một khoản chi phí hay khoản phải chi trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh, thương mại.
- Cá nhân: Thuế là một phần thu nhập hay tài sản của mình phải nộp cho Nhà
nước.
- → Thuế là nguồn lực tài chính Nhà nước thông qua sự động viên, đóng góp
của dân theo pháp luật thuế tập trung và NSNN để đáp ứng nhu cầu chi tiêu
và phục vụ chức năng của Nhà nước. Thuế mang tính ràng buộc pháp lý và
không hoàn trả trực tiếp.
1.3 Bản chất của thuế:
- Thể hiện tính linh động, mềm dẻo, đa dạng của thuế.
- Thể hiện tính động viên, ràng buộc và cương quyết của thuế.
- Thể hiện tính nhân đạo và văn minh của thuế.
- → Bản chất thuế do bản chất Nhà nước quy định
1.4 Đặc điểm của thuế:
- Là một khoản thu chủ yếu của NSNN.
1.4 Đặc điểm của thuế:

- Tính bắt buộc của thuế thể hiện qua tính pháp lý cao và quy định trong Hiến
pháp.
+ Được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng
pháp luật. Các luật thuế sẽ do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành tránh việc thu thuế
tùy tiện.
1.4 Đặc điểm của thuế:
- Mang tính chất không hoàn lại.
+ Các chủ thể nộp thuế về ngân sách nhà nước, nhà nước lấy ngân sách này chi cho việc xây
dựng trường học, bệnh viện, cầu đường,… và mọi người dân được hưởng lợi ích từ đó, trong
đó có chủ thể nộp thuế. Vì vậy thuế thường không hoàn trả trực tiếp.
1.4 Đặc điểm của thuế:

- Là một hình thức phân phối và thực hiện công bằng xã hội.
- Chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập của thuế là sự huy động một bộ phận thu
nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ vào ngân sách Nhà nước. Phần lớn thuế đánh trên
hàng hóa và thu nhập. Người có thu nhập cao và sử dụng nhiều hàng hóa, dịch vụ là người
nộp thuế nhiều hơn. Số tiền này sau đó lại được Nhà nước chi nhằm thực hiện chính sách
kinh tế-xã hội, tạo ra tính công bằng tương đối cho xã hội.Trong một chừng mực nhất định,
chức năng phân phối và phân phối lại đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát huy tác dụng
chức năng điều tiết của thuế.
TỔNG QUAN VỀ THUẾ

Tại sao phải có thuế


- Mục đích chính của thuế là tạo nguồn thu NSNN để NN hoạt
động.
- Năng lực của NN để phục vụ cho nhân dân phụ thuộc vào các
khoản thuế thu được. Vậy Thuế không thể thiếu trong các hoạt
động của NN và nếu không có thuế NN sẽ bị tê liệt.
1.5 Vai trò và sự tác động của thuế đền nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thuế là một trong những công cụ tài chính để điều tiết vĩ mô nền kinh tế của
quốc gia nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội theo mục tiêu chiến lược đã
đề ra và thông qua việc thu chi NSNN.
- Mức thu nhập GDP bình quân đầu người
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên quốc gia
- Nợ công và các khoản chi của Nhà nước
- Các yếu tố khác từ kinh tế xã hội.
1.5 Vai trò và sự tác động của thuế đền nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

1. Mức thu nhập GDP bình quân đầu người.


+ GDP là từ viết tắt của cụm từ Gross Domestic Product.
+ GDP bình quân đầu người (GDP per capita) là chỉ tiêu thống kê kinh tế thể hiện kết quả
sản xuất kinh doanh tính bình quân trên đầu người của một quốc gia trong một năm. GDP
bình quân đầu người của một quốc gia tại một thời điểm cụ thể sẽ được tính bằng cách lấy
GDP của quốc gia tại thời điểm đó chia cho tổng số dân của quốc gia cũng tại thời điểm
đó.
• Chỉ số GDP bình quân đầu người cao tỷ lệ thuận với mức thu nhập cũng như đời sống
của người dân ở quốc gia đó. Tuy nhiên, một số quốc gia có chỉ số GDP cao chưa chắc
đã là quốc gia có mức sống cao nhất.
1.5 Vai trò và sự tác động của thuế đền nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

• Ý nghĩa của chỉ số GDP:


• Đối với một quốc gia, chỉ số GDP có ý nghĩa rất lớn. Theo đó:
• GDP là thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và thể
hiện sự biến động của sản phẩm/dịch vụ theo thời gian.
• Sự suy giảm chỉ số GDP sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế và có thể dẫn đến các
tình trạng kinh tế suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, đồng tiền mất giá… Đây là các
tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp cũng như đời sống của người dân.
• Chỉ số GDP bình quân đầu người sẽ cho bạn biết mức thu nhập tương đối cũng
như chất lượng sống của người dân ở mỗi quốc gia
1.5 Vai trò và sự tác động của thuế đền nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

• Ví dụ: Một nhà đầu tư Mỹ đầu tư một nhà máy sản xuất đồ ăn nhanh đặt tại Việt
Nam để tiêu thụ nội địa. Lúc này:
• Mọi thu nhập từ nhà máy sau khi bán hàng được tính vào GDP của Việt Nam
• Lợi nhuận ròng thu được (sau khi khấu trừ thuế và trích nộp các quỹ phúc lợi)
cùng lương của các công nhân Mỹ đang làm việc trong nhà máy được tính là một
bộ phận trong GNP của Mỹ.
• Kết luận: Có thể thấy GDP là một trong những chỉ số quan trọng trong việc đánh
giá nền kinh tế của một quốc gia. Đây là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi
trong kinh tế vĩ mô, góp phần giúp người đọc hiểu và dễ dàng phân tích sự biến
đổi của nền kinh tế.
1.5 Vai trò và sự tác động của thuế đền nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2. Khai thác tài nguyên thiên nhiên quốc gia


Mặc dù, các chính sách thuế liên quan đến hoạt động khai thác tài
nguyên khoáng sản ngày càng hoàn thiện và thể hiện vai trò quan
trọng trong hoạt động thu NSNN cũng như khuyến khích việc
khai thác tài nguyên khoáng sản hiệu quả, tiết kiệm.
Nhưng trên thực tiễn áp dụng, một số quy định pháp luật liên
quan đến thuế tài nguyên còn tồn tại một số bất cập, chưa thực sự
đồng bộ với Luật Khoáng sản, ảnh hưởng đến hoạt động thu
NSNN từ thuế đối với tài nguyên khoáng sản.
1.5 Vai trò và sự tác động của thuế đền nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3. Nợ công và các khoản chi của NN


Nợ công là gì ?
Một cách khái quát nhất, có thể hiểu nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng
giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi
vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách
khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung
quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu
phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
1.5 Vai trò và sự tác động của thuế đền nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3. Nợ công và các khoản chi của NN


Nợ chính phủ thường được phân thành: Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho
vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước).
Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu
chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân.
1.5 Vai trò và sự tác động của thuế đền nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

4. Các yếu tố khác từ kinh tế xã hội


1.6 Nguyên tắc và cơ sở đánh thuế
1.6.1 Nguyên tắc đánh thuế
- Nguyên tắc lợi ích
- Nguyên tắc khả năng thanh toán
- Công bằng ngang và công bằng dọc
1.6 Nguyên tắc và cơ sở đánh thuế
1.6.2 Cơ sở đánh thuế
1.6.2.1 Về góc độ tính toán xác định số tiền thuế phải nộp
- Cơ sở đánh thuế trên giá trị hàng hóa
- Cơ sở đánh thuế trên tài sản, thu nhập
1.6.2.2 Về góc độ số tiền thuế thu được của Nhà nước
- Tiêu dùng xã hội
- Tăng trưởng kinh tế
- Thu nhập bình quân đầu người và dân số
1.6 Nguyên tắc và cơ sở đánh thuế
1.6.3 Lý thuyết thuế chuẩn tắc
- Nghiên cứu những mục tiêu chủ yếu trong kế hoạch trung và dài hạn của Nhà nước
về phát triển kinh tế chính trị xã hội.
- Có 2 cách tiếp cận: + Tiếp cận thực chứng là mô tả, giải thích và phân tích sự vận
hành của hệ thống thuế vào thời điểm tiếp cận để đánh giá mức độ hiệu quả của mục
tiêu chính sách thuế đối với nền kinh tế và mức độ đạt được các mục tiêu mà Nhà
nước đề ra.
+ Cách tiếp cận chuẩn tắc (lý thuyết thuế chuẩn tắc): sự mô tả, phân tích và đánh giá
không dừng lại dưới góc độ thực chứng mà sâu rộng hơn, bao quát hơn đi vào chiều
sâu theo không gian, thời gian, hợp lý, khuôn khổ, và chuẩn mực nhất định của hệ
thống thuế theo chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.
- Cơ cấu thuế theo lý thuyết thuế chuẩn tắc trong hệ thống thuế: cơ cấu thuế tối ưu hình
thành từ thái độ và cách ứng xử của từng quốc gia để giải quyết bất công xã hội; tối đa
hóa tổng số thuế thu vào NSNN và tối thiểu những mất mát xã hội
1.6 Nguyên tắc và cơ sở đánh thuế
1.6.4 Phân loại thuế
Thuế thu nhập
Thuế tiêu dùng
Thuế tài sản
1.7 Phương thức đánh thuế
- Thuế lũy tiến
- Thuế tỷ lệ
- Thuế gián thu
- Thuế trực thu
1.8 Các loại thuế suất và phương pháp tính thuế
- Thuế tỷ lệ phần trăm (%)
- Thuế suất tuyệt đối
- Phương pháp tính thuế hỗn hợp
- Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
- Phương pháp tính thuế tuyệt đối.
1.9 Các nội dung chủ yếu của một luật thuế
- Tên gọi của một luật thuế: căn cứ trên bản chất và quy định của luật thuế.
- Phạm vi điều chỉnh: thể hiện quy định phạm vi áp dụng cho đối tượng mà luật
thuế quy định.
- Đối tượng chịu thuế: là sự quy định chi tiết trong từng luật thuế như hàng hóa,
thu nhập, tài sản,… để phân định làm cơ sở đánh thuế.
- Đối tượng nộp thuế hay người nộp thuế: cá nhân, tổ chức hay người dược bảo
lãnh.
- Căn cứ tính thuế: số tiền thuế phải nộp
- Thuế suất: căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp
- Thời hạn nộp thuế: thời hạn được quy định tại từng luật thuế, ngoại trừ một số
quy định khác của luật thuế.
1.10 Các tiêu thức (yếu tố) tiên quyết khi xây dựng chính
sách thuế

- Yếu tố pháp lý


- Yếu tố minh bạch và thuận lợi
- Yếu tố hiệu quả và công bằng
- Các nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất
1.11 Thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất

Chính phủ, Bộ tài chính căn cứ quy định tại các luật thuế đã dược Quốc hội phê
chuẩn
1.12 Hệ thống các loại thuế chủ yếu của Việt Nam

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu


- Thuế TTĐB
- Thuế GTGT
- Thuế TNDN
- Thuế TNCN
- Thuế bảo vệ môi trường
- Thuế tài nguyên
- Một số loại thuế khác và lệ phí môn bài

You might also like