You are on page 1of 110

NGUYỄN THỊ LIÊN

GIÁO TRÌNH THUẾ

NXB TÀI CHÍNH


Tham gia biên soan:
- PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN
(Chủ biên)
- PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆU
(Đồng chủ biên)
- TS. NGUYỄN THỊ THANH HOÀI
- THS. NGUYỄN THỊ MINH HANG
- TS. VƯƠNG THỊ THU HIEN
Lỏi nói đẩu
= g -L »

Ẩ ò ú 'H á i & é ic t
(Tái bản lần 2)

Giáo trình Thuế - Dùng cho đốì tượng không chuyên


đã đươc biên soan năm 2007, tái bản có sửa chữa năm
2008 trên cơ sở kế thừa và rút gọn các Giáo trình dùng
cho đối tượng chuyên ngành. Giáo trình được tái bản
lần này trên cơ sở giáo trình xuất bản năm 2008 có bổ
sung những nội dung mối của pháp luật và chính sách
thuế. Giáo trình không chỉ đáp ứng kịp thời nhu cầu
đào tạo của Học viện Tài chính mà còn là tài liệu cần
thiết đối vói sinh viên khối các trường kinh tế, các nhà
quản lý kinh tế, tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực thuế.
Giáo trình Thuê - Dùng cho đối tượng không chuyên
do PGS.TS. Nguyễn Thị Liên và PGS.TS. Nguyễn Văn
Hiệu đồng chủ biên, vói sự tham gia của các giảng viên
có nhiều kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực thuê
biên soạn, cụ thể:
- PGS.TS. Nguyễn Thị Liên, Chủ biên và biên soạn
Chương 5;
- PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu, Đồng chủ biên và biên
soạn Chương 1;

Học viện Tài chính 3


GIẢO TRÌNH THUẾ

- TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài, phụ trách Bộ môn


Thuế, biên soạn Chường 2;
- ThS. Nguyễn Thị Minh Hằng, giảng viên Bộ môn
Thuế, biên soạn Chương 4;
- TS Vương Thị Thu Hiền, giảng viên Bộ môn Thuế,
biên soạn Chương 3 và Chương 6.
Giáo trình được biên soạn trong điều kiện nền kinh
tế chuyển biến theo hướng hội nhập kinh tê ngày càng
sâu rộng. Chính sách, pháp luật kinh tế, tài chính nói
chung, chính sách, pháp luật thuế nói riêng thường
xuyên thay đổi, tập thể tác giả đã cố gắng cập nhật
những nội dung mối nhất của pháp luật thuế vào giáo
trình, nhằm đáp ứng kịp thòi yêu cầu cùa người học và
người tham khảo. Nhưng không tránh khỏi những
khiếm khuyết nhất định. Học viện Tài chính và tập thể
tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp chân
thành của các nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế trong
và ngoài Học viện để giáo trình được hoàn thiện hơn
trong lần tái bản tiếp theo.
Hà Nội, tháng 9 năm 2009
BAN QUẢN LÝ KHOA H ỌC
H Ọ C VIỆN TÀI CHÍNH

4 Học viện Tài chính


Chương 1. Đại Cương về thuế

Chương 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ

1.1. Khái niêm



và đăc

điểm của th u ế
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thề
nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời
hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục
đích công cộng.
1) T ính bắt buôc
Nhà kinh tế học nổi tiếng Joseph E. Stiglitz cho
rằng: "Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao
tiền từ người này sang người kia: Trong khi tất cả
những khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế lại là
bắt buộc"1.
■ Thu nhập của ngưòi nộp thuế được chuyển giao cho
Nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc
những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế.

1 Joseph E. SligHtỉ - Kinh t ế học công cộng, NXB Khoa học và kỹ thuật. //.,
1995, tr. 456.

Học vỉện Tài chính 5


GIÁO TRÌNH THUẾ

- Tính bắt buộc của thuê không mang nội dung hình
sự, nghĩa là việc đóng thuê cho Nhà nước không phải là
kết quả nảy sinh từ hành vi phạm pháp mà là nghĩa Vụ
đóng góp được pháp luật thừa nhận và xã hội tôn vinh.
Khác vói hình thức động viên khác:
+ Hình thức phí, lệ phí và công trái nói chung mang
tính tự nguyện và có tính chất đối giá.
+ Phạt tiền cũng là hình thức bắt buộc, song nó chỉ
xảy ra khi ngưòi bị phạt có hành vi vi phạm luật lệ làm
phương hại đến lợi ích Nhà nưóc hoặc cộng đồng.
2) T ính kh ô n g hoàn trả trưc tiếp
- Trưốc khi thu thuế, Nhà nước không hứa hẹn
cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng nào cho
ngưòi nộp thuế.
- Sau khi nộp thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi
hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế.
- Ngưòi nộp thuế không thể phản đối việc thực hiện
nghĩa vụ thuế vối lý do họ không được hoặc ít được
hưởng những lợi ích trực tiếp từ nhà nước.
- Lợi ích từ việc nộp thuế sẽ được hoàn trả gián tiếp
thông qua các dịch vụ công cộng của nhà nước cho cộng
đồng và xã hội.

6 Học viện Tòi chính


Chương 1. Đại Cương về thuế

Khác vổi hình thức động viên khác:

Phí, lệ phí và tín đụng Nhà nước bởi những khoản


này có tính chất đối ứng rõ rệt và phần nào đó mang
tính chât tự nguyện, trao đổi ngang bằng giữa khoản
phải trả và lợi ích dịch vụ mà họ nhận được.

3) Tính p h á p lý cao

- Tính pháp lý được quyết định bởi quyền lực chính


trị của Nhà nước. Nhà kinh tế học Joseph E. Stiglitz
nói rằng: "Việc chuyển giao bắt buộc này giông như là
ăn trộm, chỉ có một điểm khác chủ yếu là: trong khi
cả hai cách chuyển đều là không tự nguyện, thì
cách chuyển qua Chính phủ có mang tấm áo choàng
hợp pháp và sự tôn trọng do các quá trình chính trị
ban cho"2.

■ Được thể hiện thông qua các quy định cần thiết về
phạm vi, hình thức và các thủ tục, quy trình pháp lý
liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế như: đối tượng chịu
thuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn cụ
thể và những chế tài mang tính cưỡng chế khác.

2 Joseph E. Slìghti - Kinh t ể học công cộng, NXB Khoa học và kỹ thuật, H.,
1995.tr. 456.

l-lọc viện Tài chính 7


GIÁO TRÌNH THUẾ

1.2. Vai trò của thuế


12.1. Huy đông nguồn lưc tài chính cho Nhà nước
- Hầu hết các quốc gia ỉrên thê giới, thuế là nguồn
thu chủ yếu và quan trọng nhất. Tỷ trọng các khoản thu
từ thuế thường chiếm trên 80% tổng thu của ngân sách.

- ở nước ta, nếu không tính các khoản thu từ dầu


thô, nguồn thu từ thuế cũng thường chiếm trên 90%
tổng các khoản thu của ngân sách nhà nước trong vòng
một thập kỷ trỏ lại đây.
1.2.2. Điều tiết k in h t ế vĩ mô
- Cơ sở: xuất phát từ khả năng tái phân phổi của cải
làm thay đổi tương quan lực lượng vật chất của các đối
tượng điều chỉnh trong nền kinh tế.
- Biểu hiện:
+ Thứ nhất, thuế có thể được sử dụng như một công cụ
nhạy bén góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả,
kích thích đầu tư tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
s Trường hợp lạm phát do nguyên nhân cầu kéo
làm giá cả tăng cao, nhà nước có thể dùng biện pháp
điều chỉnh tăng thuế tiêu dùng làm giảm bớt áp lực
tăng cầu giả tạo, trên cơ sỏ đó điều chỉnh lại cân bằng
quan hệ cung cầu.

8 Học viện Tài chính


Chương ì. Đại Cương về thuế

s nrường hợp lạm phát nảy sinh từ nguyên nhân


chi phí đẩy thì việc giảm thuế đối vói các yếu tố đầu vào
là cần thiết nhằm giảm nhẹ áp lực tăng chi phí và tạo
điều k.ện hạ giá bán sản phẩm, trên cơ sở đó lập lại
quan, hệ cung cầu, ổn định giá cả thị trường.
'Irong bôì cảnh nền kinh tế phát triển quá nóng, nhà
nước cc thể tăng thuế nhằm giảm bớt đầu tư tư nhân.
"rong điều kiện nền kinh tế phát triển trì trệ, việc
giảm thuế đầu tư sẽ góp phần kích thích đầu tư, kích
cầu tiêu dùng làm cho kinh tế hồi phục nhanh hơn.

4p dụng chính sách thuế phân biệt giữa các


ngàmh các lĩnh vực, các khu vực, các vùng lãnh thổ
khác rhau có tác dụng phân bổ lại nguồn lực, tạo ưu thế
tươn.g ỉốì cho những vùng, khuc vực ngành nghề cần ưu
tiên piát triển nhằm duy trì hoặc lập lại trạng thái
phát triển hài hoà, cân đối của toàn bộ nền kinh tế.
+ ?hứ hai, thuế được coi là công cụ sắc bén để phân
phôi ki sản phẩm xã hội nhằm đạt mục tiêu công bằng
xã hiội (Công bằng theo chiều ngang, công bằng theo
chiềiu cọc)
TThiế có thể thực hiện được những mục tiêu công
bằngỊ lày nếu nó bao quát được hầu hết đốì tượng nộp
thuê’ 'à phân biệt mức đóng góp thông qua các mức

Học viện Tài chính 9


GIÁO TRÌNH THUẾ

thuế suất khác nhau, đặc biệt là thuế suất luỹ tiến theo
thu nhập.
+ Thứ ba, thuế còn được coi là công cụ sắc bén được
sử dụng nhằm đạt mục tiêu bảo hộ sản xuất nội địa và
duy trì, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh
tế trong điểu kiện hội nhập quốc tế.
- Trong các công cụ bảo hộ (thuế và phi thuế) thì
thuế quan được coi là hàng rào bảo hộ linh hoạt và hiệu
quả nhất nhằm điều hoà áp lực cạnh tranh.
- Mức thuế cao đôi vối hàng nhập khẩu có tác dụng
giảm bớt hoặc triệt tiêu lợi thế giá cả giữa hàng nhập
khẩu và hàng sản xuất trong nước.
- Mức thuế thấp hoặc bằng không đối với hàng nhập
khẩu có tác dụng khuyến khích nhập khẩu những hàng
hoá cần thiết bù đắp thiếu hụt cho nền kinh tế đồng
thòi gây áp lực cần thiết nhằm nâng cao sức cạnh tranh
cho những ngành hàng nội địa tương tự.
- Các công cụ bảo hộ mỏi như thuế chống bán phá
giá, thuế chông trợ cấp và thuế đối kháng có thể được sử
dụng bổ sung cho thuế quan trọng việc bảo hộ nền sản
xuất trong nước một cách hiệu quả.
- ở cấp độ cao hơn, hệ thông thuế hợp lý với mức thu
vừa phải sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của
toàn bộ nền kinh tế

10 Học viện Tài chính


Chương ỉ. Đại Cương về thuế

Giữa vai trò huy động nguồn lực tài chính và vai trò
điều tiết kinh tế có mối quan hệ gắn bó mật thiết vối
nhau. Tiy nhiên, thực thi hai vai trò này không phải lúc
nào củnf đạt được sự đồng thuận. Đó là tính hai mặt
của thiú, nó có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tê
một cád tích cực, nhưng cũng có thể ảnh hưởng một
cách tiêi cực.

1.3. Hệ thống th u ế
1.3.1 K hái niệm
Hệ thống thuê là tổng hợp các sắc thuế khác nhau có
mốỉ quai hệ thống nhất, biện chứng, phụ thuộc nhau,
cùng h ưmg vào một mục tiêu chung nhằm thực hiện các
nhiệm vu nhất định của Nhà nước trong từng thòi kỳ.
1.3.2 P hân loại th u ế
Phíâr loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ
thống thuế thành những nhóm khác nhau theo những
tiêu th ứ( nhất định.
1.3..21. Phân loại theo đối tượng chịu thuế
Nếiu :ăn cứ vào đối tượng chịu thuế, có thể chia các
sắc thuê thành ba loại:
- Tlhuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng
:hịu thuế là thu nhập nhận được. Thu nhập này được

Học viện Tài chính 11


GIÁO TRÌNH THUẾ

hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: thu nhập từ lao


động dưới dạng tiền lương, tiền công; thu nhập từ hoạt
động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức,
cổ phần... Do vậy, thuế thu nhập cũng có nhiều hình
thức khác nhau: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập
công ty, thuế thu nhập doanh nghiệp...
- Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu
thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện
tại. Trong thực tế loại thuế tiêu dùng được thể hiện dưới
nhiều dạng như thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuê giá trị gia tăng...
- Thuế tài sản là các loại thuế có đốì tượng chịu thuế
là giá trị tài sản. Tài sản có nhiều hình thức biểu hiện:
tài sản tài chính gồm có tiền mặt, tiền gửi, chứng
khoán, thương phiếu...; tài sản cố định gồm nhà cửa, đất
đai, máy móc, nhà máy, xe cộ..., tài sản vô hình như
nhãn hiệu, kỹ thuật và lợi thế thương mại. Nói chung
thuế tài sản thường đánh trên giá trị của tài sản cô"
định gọi là thuế bất động sản, đánh trên tài sản chính
gọi là thuế động sản.
1.3.2.2. Phân loại theo phương thức đánh thuế
Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu
nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Vì ngưòi nộp
thuê trực thu là người trả thuế cuối cùng trong một chu

12 Học viện Tài chính


Chương 1. Đợi Cương về thuế

kỳ sản xuất kinh doanh nên khả năng và cơ hội chuyển


dịch gánh nặng thuế của người nộp thuế cho người khác
trở nên khó khăn hơn.
Thuế trực thu thường bao gồm các sắc thuế có cơ sở
đánh thuế là thu nhập nhận được. Chúng có thể gồm:
thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế nhà đất...
Thuế gián thu là loại thuêí không trực tiếp đánh vào
thu nhập và tài sản của người nộp thuê mà đánh một
cách gián tiếp thông qua giả cả hàng hóa và dịch vụ.
Người sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ cộng
thêm phần thuế vào trong giá bán hàng hóa và dịch vụ
của mình. Khi hàng hóa và dịch vụ được bán, ngưòi sản
xuất thay mặt người tiêu dùng nộp khoản thuế gián thu
cho nhà nước.
Thuê gián thu mang tính chất thuế lũy thoái vì mức
thuế không phục thuộc vào thu nhập có khả năng nhận
được của người nộp thuế. Thuế gián thu bao gồm: thuế
giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu
và nhập khẩu.
1.3.2.3. Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế
Tùy theo phạm vi và thẩm quyền trong việc ban
hành chính sách, chế độ thuế, hệ thông thuế có thể được
chia thành thuế Trung ương và thuế địa phương. Thuế

Học viện Tài chính 13


GIÁO TRÌNH THUẾ

Trung ương là các hình thức thuế do các cơ quan đại


diện chính quyên Nhà nước ở Trung ương ban hành, cộn
thuế địa phương là do chính quyền địa phương ban
hành. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuế Trung
ương đều nộp hết vào ngân sách Trung ương mà một
phần của thuế Trung ương có thể được trích vào ngân
sách địa phương.
1.3.3. Các tiêu chuẩn xây dư ng hê thống th u ế
Từ những thế kỷ trưốc, nhà kinh tế học nổi tiếng
Adam-Smith đã đưa ra bôn nguyên tắc cơ bản để xây
dựng một liệ thống thuế hợp lý. Sau này, các nguyên tắc
xây dựng hệ thống thuế được các nhà kinh tế học hiện
đại hoàn chỉnh, bổ sung, và khái quát hóa thành những
tiêu chí làm cơ sở xây dựng và đánh giá chất lượng của
một hệ thống thuế trong mỗi quốc gia.
1.3.3.1. Tiêu chuẩn công bằng
Tính công bằng là một đòi hỏi khách quan trong tiến
trình phát triển của lịch sử. Trong một xã hội dân chủ,
tính công bằng cần phải được thực hiện trước hết đối vối
việc phân chia gánh nặng của thuế khóa. Các nhà kinh tê
cho rằng tính công bằng của thuế khóa phải dựa trên
nguyên tắc công bằng ngang và nguyên tắc công bằng dọc.
Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều
ngang', nếu các cá nhân có điều kiện về mọi mặt đều

14 Học viện Tài chính


Chương /. Đại Cương về thuế

như nhau thì được đối xử ngang nhau trong việc thực
hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, tiêu chí này chỉ mang
tính chất định hướng vì có nhiều cách hiểu khác nhau
và rất khó cụ thể hoá các tiêu thức để xác định như thế
nào là có điều kiện như nhau. Trên thực tế, thường chỉ
có thể vận dụpg là: nếu các cá nhân có cùng thân phận
(đỊa vị) pháp lý và có tham gia vào các hoạt động kinh
tế, xã hội như sản xuất, kinh doanh, chiếm hữu, tiêu
dừng... thuộc các sự kiện làm phát sinh nghĩa vụ nộp
thuê được pháp luật quy định thì đểu có nghĩa vụ đóng
thuê”cho nhà nước.
Hệ thông thuế được coi là công bằng theo chiều dọc,
nếu ngưòi có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp
thuế cao hơn những người khác.
Một hộ thống thuê có tính công bằng theo chiểu dọc
sẽ được hiểu là một hệ thông thuế luỹ tiến so với thu
nhập nhằm hạn chê bớt khoảng cách giàu nghèo và đảm
bảo công bằng giữa các thành viên trong xã hội.
Sự công bằng ngang thông thường hiện diện ngay
trong mỗi sắc thuế và được biểu hiện chủ yếu ở nội dung
xác đinh phạm vi đôi tượng nộp thuế, đốì tượng chịu
thuê' của mỗi loại thuế. Tuy nhiên, sự công bằng dọc ít
khi thể hiện đầy đủ trong một sắc thuế cụ thể do sứ
mệnh của mỗi sắc thuế trong hệ thống thuế có thể rất

Học viện Tài chính 15


GIẢO TRÌNH THUẾ
gg - .'1' g g ■
■ '■ =S", ■1 s g g g'1 i 8=g g gg g ^ a B i

khác nhau. Vì vậy, tính công bằng chỉ nên được đánh
giá ò góc độ toàn hệ thông mà không nên đánh giá rièng
biệt đốì với từng sắc thuế riêng lẻ.
1.3.3.2. Tiêu chuẩn hiệu quà
Hệ thông thuế phải đảm bảo tính hiệu quả xét trên
các mặt sau đây:
Thứ nhất, hiệu quả can thiệp đôì với nền kinh tế là
lớn nhất.
- Giảm tối thiểu những tác động tiêu cực của thuế
trong phần bổ nguồn lực kinh tế đã đạt được hiệu quả
dưới tác động của lực lượng thị trường.
- Tăng cương vai trò của thuế đối vối việc phân bố
nguồn lực chưa đạt được hiệu quả.
Thứ hai, hiệu quả tổ chức thu thuế là lớn nhất.
Trên thực tế khi thu thuế bao giờ cũng phát sinh
chi phí, đó là chi phí trực tiếp của cơ quan thuế (chi
phí để thu thuế) và chi phí gián tiếp (chi phí tuân thủ
của đối tượng nộp thuế). Tính hiệu quả của thu thuế
thể hiện: thuế thu được nhiều nhất trên cơ sở chi phí
hành chính thuế là thấp nhất. Các khoản chi phí
hành chính này phụ thuộc vào: Tính phức tạp của hệ
thông thuế (các điều khoản miễn giảm; số lượng, mức

16 Học viện Tài chính


Chương ì. Đợi Cương về thuế

độ phân biệt của thuế suất đối với đối tượng nộp thuế
cũng như cơ sở tính thuế...)
Nhằm giảm bớt chi phí hành chính đòi hỏi hệ thông
thuê phải đơn giản, chứa đựng ít mục tiêu xã hội. Mặt
khác hệ thống thuế có đơn giản, dễ hiểu thì việc quản
lý, kiểm tra kiểm soát của Nhà nưốc đôi với người nộp
thuế mối dễ dàng thuận lợi.
I.3.3.3. Tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch
Một hệ thông thuế chính xác thể hiện sự rõ ràng và
minh bạch trước hết phải chỉ rõ ai chịu thuế, thời hạn
nộp thuế và dễ xác định mức thuế phải nộp. Thuế trực
thu (thuế thu nhập cá nhân) thường có tính minh bạch
hơn thuế gián thu.
Tính minh bạch dễ dàng đạt được hơn khi chính
sách thuế đơn giản. Nếu một chính sách thuế phức
tạp với quá nhiều mức thuế suất phân biệt và các
điều khoản miễn giảm thuế sẽ gây ra tình trạng
không có chuẩn mực rõ ràng trong cách hiểu và vận
dụng, làm cho người nộp thuế khó hiểu và do đó khó
tự giác chấp hành, còn cơ quan thu thuế gặp khó
khăn trong quản lý thu nộp. Vì lẽ đó, phát sinh ra sự
tùy tiện, tạo kẽ hở trôn và tránh thuế, đồng thòi tăng
chi phí hành chính thuế.

Học viện Tài chính 17


GIÁO TRÌNH THUẾ

I.3.3.4. Tiêu chuẩn linh hoạt


Hệ thống thuê phải có tính linh hoạt, được thể
hiện thông qua khả năng thích ứng một cách dễ dàng
vói những hoàn cảnh kinh tế thay đổi. Một số chính
sách thuế có cơ chế ổn định tự động rất hữu hiệu đó là
thuế thu nhập, mức thuế thu nhập sẽ tự thay đổi mà
không cần phải thay đổi chính bản thân chính sách
thuế. Thu nhập chịu thuế phụ thuộc vào thu nhập
thực tế, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập thực tế
giảm dẫn đến mức thuế phải nộp giảm, tạo điều kiện
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi nền kinh
tế tăng trưởng nhanh, thu nhập tăng nhiều thì thuế
phải nộp cũng tự động tăng lên, nên có tác động hạn
chế nguy cơ lạm phát.
Tuy nhiên tính tự động điều chỉnh chưa thật sự tỏ
ra hữu hiệu, nó chưa có những tác động đủ mạnh trước
sự biến động lớn của nền kinh tế, vì vậy bắt buộc các
Chính phủ trong những điều kiện nhất định phải chủ
động điều chỉnh các loại thuế và thuế suất.
Yêu cầu xây dựng hệ thống thuế chính là phải kết
hợp những tiêu chí đó một cách tối ưu nhất nhằm thực
hiện mục tiêu của hệ thông một cách tốt nhất trong
hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể phù hợp với từng quốc
gia và từng giai đoạn phát triển kinh tế.

18 Học vỉện Tài chính


Chương 1. Đọ! Cương về thuế

1.4. Các yếu tố cơ bản cấu th à n h một sắc th u ế


Sắc thuế là một hình thức thuế cụ thể uược quy
định bằng một văn bản pháp luật, dưới hình thức
luật, pháp lệnh hoặc các chế độ thuế. Trong một văn
bản pháp luật vê thuế thông thường chứa đựng các
yếu tô" cơ bản sau đây:
1.4.1. Tên goi của sắc th u ế
Mỗi sắc thuế đều có một tên gọi nhằm phân biệt
giữa các hình thức thuế khác nhau, đồng thời phản ánh
những tính chất chung nhất của hình thức thuế đó.
Trong nhiều trường hợp, tên gọi của sắc thuế đã hàm
chứa nội dung, mục đích và phạm vi điểu chỉnh của sắc
thuế đó. Chẳng hạn, “thuế thu nhập cá nhân” là thuế
đánh vào thu nhập của cá nhân; “thuế thu nhập công
ty” đánh vào thu nhập của pháp nhân là các công ty;
“thuế giá trị gia tăng” đánh vào phần giá trị tăng thêm
của hàng hóa và dịch vụ sau mỗi chu kỳ luân chuyển
hàng hóa và dịch vụ qua từng giai đoạn.
1.4.2. Đôi tượng nôp th u ế
Trong một luật thuế thường quy định rõ ai phải nộp
thuế và người đó được gọi là đối tượng nộp thuế.
Đôi tượng nộp thuế có thể là thể níiân hoặc pháp
nhân mà được luật pháp xác định cớ trách, nhiệm phải

Học viện Tòi chính 19


GIÁO TRÌNH THUẾ

nộp thuế cho Nhà nước và gọi là người nộp thuế. Do tồn
tại cơ chế chuyển dịch gánh nặng của thuế nên người
nộp thuế có thể không đồng nhất với ngừòi chịu thuế.
1.4.3. Đối tương chiu thuê
Đôi tượng chịu thuê chỉ rõ thuế đánh vào cái gì
(hàng hóa, thu nhập hay tài sản...). Mỗi một luật thuế
có một đôi tượng chịu thuế riêng, chẳng hạn đối tượng
chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa và dịch vụ sản
xuất và tiêu dùng trong nước, còn đối tượng chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt là hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có
tính chất đặc biệt; đối tượng chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp là thu nhập từ hoạt động kinh doanh, còn đối
tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là thu nhập của các
cá nhân.
1.4.4. Cơ sở tín h th u ế
Cơ sở tính thuê là đại lượng được xác định làm căn cứ
tính thuế. Cơ sở tính thuế có thể đồng thời là đôi tượng
chịu thuế song cũng có thể khác đốì tượng chịu thuế về
hình thái biểu hiện. Chẳng hạn, đối tượng chịu thuế nhập
khẩu là hàng hoá nhập khẩu chịu thuế (đơn vị định tính)
nhưng cơ sở tính thuế là giá trị hải quan của hàng hoá
nhập khẩu (đơn vị định lượng). Tuy nhiên, đối tượng chịu
thuế thường rộng hơn cơ sờ tính thuế, bời vì có thể tồn tại
mức tối thiểu không phải nộp thuế, miễn giảm thuế... Một

20 Học viện Tài chính


Chương 1. Đại Cương về thuế

cơ sờ tính thuế, sau khi tính và nộp một loại thuế tương
ứng có thể trở thành cơ sở của một loại thuế khác.
1.4.5. Mức thuế
Mức thuế là đại lượng xác định số" thu (nhiều ít) so
với cơ sở tính thuế và được biểu hiện dưới hình thức thuế
suất hay định suất thuế.
Mức thuế có thể được thể hiện dưới 2 hình thức: mức
tuyệt đốì và mức tương đối.
- Mức thuế tuyệt đối (hay còn gọi là định suất thuê)
là mức thuế được tính bằng số tuyệt đối theo 1 đơn vị
vật lý của đối tượng chịu thuế. Ví dụ: 1 lít xăng phải
chịu thuế 1.000 đồng; 1 ha đất nông nghiệp hạng 1
vùng đồng bằng phải chịu thuế sử dụng đất nông
nghiệp là 550 kg thóc.
- Mức tương đối (hay còn gọi là thuế suất) là mức
thuế được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên một đơn
vị giá trị đối tượng chịu thuế. Ví dụ, thuế tiêu thụ đặc
biệt của rượu mạnh được tính bằng tỷ lệ 75% trên giá
tính thuế.
Căn cứ vào đặc điểm của mức thuế có thể phân biệt
theo các loại
• sau đây:
%

- Mức thuế thống nhất là mức nộp thuế cô" định như
nhau cho tất cả đốỉ tượng chịu thuế. Loại mức thuế này
IM

Học viện Tài chính 21


GIÁO TRÌNH THUẾ

không phụ thuộc vào cơ sở tính thuế. Trong lịch sử, cách
đánh thuế này thường được áp dụng để đánh thuế trên
đầu ngưòi (thuế thân).
- Mức thuế ổn định là mức nộp thuế được quy định
theo một tỷ lệ nhất định như nhau trên cơ sỏ tính thuế.
Dù cho cơ sở tính thuế cao thấp khác nhau thì người
nộp thuế cũng chĩ phải nộp mức thuế theo tỷ lệ ổn định.
Chẳng hạn, thuế lợi nhuận doanh nghiệp ở Việt Nam
được quy định bằng tỷ lệ ổn định 28% trên lợi nhuận
chịu
# thuế.
- Mức thuế lũy tiến là mức thuế phải nộp tăng dần
theo mức độ tăng của cơ sỏ tính thuế.
Để đảm bảo mức nộp thuế lũy tiến, ngưòi ta phải
thiết kê nhiều mức thuê suất ứng vói mỗi bậc thuế cùa
cơ sỏ tính thuế đó hình thành biểu thuế suất gọi là biểu
thuế suất lũy tiến. Thông thường có 3 loại biểu thuế
suất lũy tiến:
Biểu thuế lũy tiến giản đơn là loại biểu thuế chia cơ
sở tính thuế thành các bậc chịu khác nhau, ứng với mỗi
bậc chịu thuế có quy định mức thuế phải nộp bằng số
tuyệt đôi.
Biểu thuế lũy tiến từng phần là loại biểu thuế chia
cơ sỏ tính thuế thành nhiều bâc
• chiu
♦ thuế khác nhau, 7

22 , Học viện Tài chính


Chương ỉ. Đại Cương về thuế

ứng với mỗi bậc thuế có quy định các mức thuế suất
tăng dần tương ứng. Sô' thuế phải nộp là tổng sô" thuế
tính theo từng bậc thuế với thuê suất tương ứng.
Biểu thuế lũy tiến toàn phần là loại biểu thuế chia
cơ sỏ tính thuê thành nhiều bậc chịu thuế khác nhau,
ứng với mỗi bậc thuế có quy định các mức thuế suất
tăng dần tương ứng với mức tăng của cơ sở tính thuế. 80"
thuế phải nộp là sô" thuế tính theo cơ sở tính thuế đó với
thuế suất tương ứng.
- Mức thuế lũy thoái là mức thuế phải nộp giảm dần
theo mức độ tăng của cơ sở tính thuế.
1.4.6. M iễn thuế, giảm th u ế
Miễn giảm thuế là yếu tô" ngoại lệ được qui định
trong một số sắc thuế. Thực chất đó là sô" tiền thuế mà
ngưòi nộp thuế phải nộp cho Nhà nước, song vì những lý
do kinh tế - xã hội mà Nhà nước qui định cho phép
không phải nộp toàn bộ (miễn thuẽ) hoặc chỉ nộp một
phần (giảm thuê) sô" tiền thuế đó.
Việc qui định miễn giảm thuế là nhằm mục đích:
* Tạo điều kiện giúp đỡ người nộp thuê khắc phục
hoàn cảnh khó khăn do nguyên nhân khách quan làm
giảm thu nhập hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động kinh
tế của mình.

Học viện Tài chính 23


GIÁO TRÌNH THUẾ

- Thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế - fcã


hội nhằm khuyến khích hoạt động của ngiíời nộp thuế.
Tuy nhiên, việc miễn giảm thuế cũng có tính hai
mặt. Nó tạo điều kiện thực hiện các chính sách điểu
chỉnh kinh tế - xã hội của Nhà nước, có thể làm méo mó
tính công bằng của một sắc thuế. Vì vậy, để khuyến
khích tuân thủ và để đơn giản hóa chính sách, nên hạn
chế việc qui định các trường hợp miễn, giảm thuế mang
tính cá biệt.

ẹ g g g gmim.il 11\
24 Học viện Tài chính
Chương 2. Thuế giá trị giơ tàng

Chương 2

THUÊ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT)

2.1. Khái niêm,



đăc

7
điểm của th u ế GTGT
Thuế GTGT là thuê tính trên giá trị tăng thẽm của
hàng hoá, địch vụ phát sinh trong quá trình từ sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuế GTGT có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
- Thuế GTGT là sắc thuê tiêu dùng nhiều giai đoạn.
Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình
sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị
tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng sô" thuế thu được của
tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán
cho ngưòi tiêu dùng cuối cùng.
Giá trị gia tăng là phần giá trị mới tạo ra trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Đại lượng này có thể được
xác định bằng phương pháp cộng hoặc phương pháp trừ.
Theo phương pháp cộng, GTGT là trị giá các yếu tố cấu
thành giá trị tăng thêm bao gồm tiền công và lợi nhuận.
Theo phương pháp trừ, GTGT chính là khoản chênh
lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ trừ đi tổng

Học viện Tài chính 25


GIÁO TRÌNH THUẾ

giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng. Tổng giá trị
gia tăng ở tất cả các giai đoạn luân chuyển đúng bằng giá
bán sản phẩm ỏ giai đoạn cuôi cùng. Do vậy, tổng sô" thuế
thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính
trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Thuế GTGT có tính trung lập kinh tê cao. Thuê
GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu
tô" cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng
hoá, dịch vụ. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp
bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá
trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế; sun
phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì
tổng sô" thuế GTGT phải nộp của tất cả các giai đoạn
không thay đổi. Mục tiêu của thuế GTGT không phải để
trực tiếp điều chĩnh sự chênh lệch về thu nhập hay tài
sản, vì vậy thuế GTGT thường có ít mức thuế suất, ít
khi đặt ra vấn đề miễn giảm thuế, đảm bảo đơn giản, ít
gây ra sự méo mó
- Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián
thu. Đối tượng nộp thuế GTGT là người cung ứng hàng
hoá, dịch vụ, người chịu thuế là người tiêu dùng cuôì
cùng.Với tư cách là ngưòi bán hàng, các nhà sản xuất,
kinh doanh sẽ cộng sô' thuế GTGT vào giá bán hàng
hoá, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng hoá,

26 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trị gia tâng

dịch vụ. Tiển thuế GTGT ẩn trong giá thanh toán của
hàng noá dịch vụ được các cơ sở sản xuất kinh doanh
nộp váo Ngán sách Nhà nước thay cho ngưòi tiêu dùng.
- Thuê GTGT có tính chất luỹ thoái so với thu nhập.
Thuê GTGT đánh vào hàng hoá, dịch vụ, người tiêu
dùng hàng hoá, dịch vụ là người phải trả khoản thuế đó,
không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả số
thuê như nhau. Như vậy, nếu so sánh giữa số thuế phải
trả so với thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn
thì tỷ lệ này thấp hơn và ngược lại.
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu. Năm
1918 người đầu tiên nghĩ ra thuế này là một người Đức
tên là CARL FRIEDRICH VON SIEMENS. Mặc dù
vậy, ông không thuyết phục được Chính phủ Đức áp
dụng vào thời bây giò. Nưốc đầu tiên trên thế giới áp
dụng thuế GTGT là Pháp, bắt đầu áp dụng thí điểm
trong một sô" ngành cá biệt từ 01/07/1954 và đến
01/01/1968 đưa vào áp dụng chính thức. Ngay từ buổi
đầu thuê GTGT được áp dụng ở Pháp đã đáp ứng được
hai mục tiêu cơ bản là đảm bảo sô" thu kịp thời vào
NSNN và khắc phục tình trạng trùng lắp của thuế
doanh thu trước đây. Do có những ưu việt nổi trội của
thuê" GTGT nên ngày càng có nhiều nước trên thế giới
đưa vào áp dụng.
g sgg

Học viện Tài chính 27


GIẢO TRÌNH THUẾ

ở Việt Nam, thuê GTGT được bắt đầu nghiên cứu


từ khi tiến hành cải cách thuê bước 1 (năm L990).
Luật thuế GTGT được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ
11 thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/1999, thay cho thuế doanh thu trưốc
đây. Kể từ khi bắt đầu áp dụng cho đến nay đã có
nhiều sửa đổi bổ sung cho phù hơp với tình hình thực
tế. Ngày 03 tháng 06 năm 2008 Quốc hội khoá XII kỳ
họp thứ 3 đã thông Luật thuế GTGT và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/ 01/2009.

2.2. Nội dung cơ bản của th u ế GTGT hiện h à n h


ở Việt Nam
Theo quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật thuế GTGT, nội dung cơ bản của thuế GTGT hiện
hành bao gồm:
2.2.1. Pham vi áp dung
2.2.1.1. Đối tượng chịu thuếGTGT
Đối tượng chịu thuê GTGT là hàng hoá, dỊch vụ
dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ỏ Việt Nam
(bao gồm cả hàng hóa, dỊch vụ mua của tổ chức, cá nhân
ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.
Tại các văn bản pháp luật về thuế GTGT quy định
một sô" nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu

28 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trị gia táng

thuê GTGT. Nhìn chung, các hàng hoá, dịch vụ này


thường có một trong các tính chất cơ bản sau đây:
- Là các hàng hoá, dịch vụ mang tính chất thiết yếu
phục vụ nhu cầu đời sống sản xuất cộng đồng không đặt
vấn đế điều tiết tiêu dùng như dịch vụ y tế; văn hoá,
giáơ dục, đào tạo; vận chuyển hành khách công cộng
bằng xe buýt, xe điện;...
- Là hàng hoá, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu
đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo, không mang tính chất
kinh doanh như hàng nhập khẩu trong các trường hợp
hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà
tặng từ nước ngoài; phát sóng truyền thanh, truyền
hình theo chương trình, bằng nguồn tiền Ngân sách nhà
nước cấp,...
- Các hàng hoá, dịch vụ của một số ngành cần
khuyến khích như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy
hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các
sản phẩm khác hoặc mói sơ chế thông thường của tổ
chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu
nhập khẩu; sản phẩm muôi; ...
- Hàng hoá nhập khẩu nhưng thực chất không phục
vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam
như hàng chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt
Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuâ^t khẩu; hàng tạm

Học viện Tài chính 29


GIÁO TRÌNH THUẾ

xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên vật liệu nhập khẩu
để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng sản
xuất, gia công đã ký vối nước ngoài.
- Một sô" loại hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá trị
tăng thêm như dịch vụ tài chính
Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức
thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu
chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước
theo quy định của Chính phủ về mức lương tối thiểu
vùng đối với ngưòi lao động làm việc ở công ty, doanh
nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá
nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn
lao động.
2.2.1.2. Người nộp thuếGTGT
Là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân
biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi là
cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng
hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi là
người nhập khẩu).
2.2.2. Căn cứ tính thuế
Thuế GTGT được tính dựa trên hai căn cứ đó là giá
tính thuê và thuế suất.

30 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trị gia tâng

2.2.2.1. Giá tính thuế


a) Giá tính thuế:
Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT
được ghi trên hoá đơn bán hàng của người bán hàng,
người cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT
được ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu. Giá
tính thuê GTGT được quy định cụ thể như sau:
- Đổì với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu
cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) thuế TTĐB
(nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo các quy
đinh về giá tính thuế hàng nhập khẩu. Trường hợp hàng
hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá
tính thuê GTGT là giá nhập khẩu cộng vói (+) thuế nhập
khẩu cộng (+) thuế TTĐB (nếu có) xác định theo mức thuế
phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
Ví dụ: Một doanh nghiệp nhập khẩu 01 chiếc ô tô 4
chỗ ngồi, trị giá nhập khẩu 200 triệu đồng, thuế nhập
khẩu ô tô 200 triệu đồng, thuê tiêu thụ đặc biệt của ô tô
200 triệu đồng. Như vậy giá tính thuế GTGT của ô tô
nhập khẩu sẽ là:
200 tr đ + 200 tr đ + 200 tr đ = 600 tr đ
Thuế suất thuế GTGT của ô tô nhập khẩu nói trên
là 10%.

Học viện Tài chính 31


GIÁO TRÌNH THUẾ

Số thuê GTGT doanh nghiệp phải nộp khi nhập


khẩu ô tô là:
600 tr đ xlO% = 60 tr đ
- ĐỐI với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản x u ấ t, kinh
doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT, bao gồm cả
khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa,
dịch vụ mà cơ sỏ kinh doanh được hưởng, trừ các khoản
phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm
giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng
thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết
khấu thương mại. Đối với một sô" trường hợp cụ thể, giá
tính thuế được quy định như sau:
+ Đốì với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt (TTĐB) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã có
thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.
+ Đốì với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để
trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng hoặc để trả thay
lương: giá tính thuế GTGT được xác định theo giá
tính thuế của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương
đương tại thòi điểm phát sinh các hoạt động này.
Hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ là hàng hoá, dịch
vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng
cho tiêu dùng của cơ sở kinh doanh, không bao gồm

32 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trị gia tàng

hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản


xuẵt kinh doanh của cơ sở. Trường hờp hàng hoá luân
chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội
bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình
sản xuất trong một cơ sỏ sản xuất kinh doanh.không
phải tính và nộp thuế GTGT.
Ví dụ: Một cơ sở sản xuất xe đạp, dùng 100 chiếc xe
đạp để đổi lấy nguyên liệu. Giá bán chưa có thuế GTGT
một chiếc x&.đạp tại thòi điểm phát sinh hoạt động trao
đổi là 700.000 đ. Như vậy giá tính thuế GTGT của 100
chiếc xe đạp dùng để trao đổi là: 700.000 đ/chiếc X 100
chiếc = 70.000.000 đ
+ Giá tính thuế GTGT đốĩ với hoạt động cho thuê tài
sản là số tiền cho thuê chưa có thuê GTGT. Trưòng hợp
cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả
trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế
là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thòi hạn
thuê chưa có thuế GTGT. Trường hợp thuê máy móc,
thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài thuộc loại
trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính
thuế được trừ giá thuê phải trả cho nưốc ngoài.
* Ví dụ: Tháng 2 năm N, công ty M cho thuê 01 kho
chứa hàng, hợp đồng ghi rõ:
- Thòi hạn thuê: 04 năm
0

Học viện Tài chính 33


GIẢO TRÌNH THUẾ

- Mỗi năm bên thuê trả tiền một lần vào ngày 10
tháng 2, số tiền hàng năm bên thuê trả là 25 triệu đồng.
Ngày 10 tháng 02 năm N công ty M đã nhận được
tiền thuê cho năm đầu tiên với số tiền là 25 triệu đồng.
Như vậy, giá tính thuế GTGT công ty A phải kô khai
khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng 2 năm N
đối với hoạt động cho thuê nhà là 25 triệu đồng.
Ví dụ: Tháng 01 năm N công ty X cho thuê 01 căn
nhà, hợp đồng ghi rõ:
- Thòi hạn thuê: 10 tháng từ 01/01 năm N đến 31
tháng 10 năm N
- Tổng số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT 70 triệu
đồng
- Trả tiền một lần cho cả kỳ hạn thuê trong tháng 8
năm N
Ngày 05 tháng 01 năm N công ty X đã nhận toàn bộ
tiền do bên thuê trả theo đúng cam kết ghi trong hợp
đồng. Giá tính thuế GTGT công ty X phải kê khai khi
xác định thuế GTGT phải nộp của tháng 01 năm N đối
với hoạt động cho thuê nhà là 70 triệu đồng.
+ Đôi vói hàng hóa bán theo phương thức trả góp,
trả chậm thì giá tính thuế là giá bán trả một lần chưa

34 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuếgiá trịgia táng
* B
3B >———8MB— M— r — 1«. e-asssssssssssasssssBsse í i sy II... ■■■

có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm lãi trả
góp, trả chậm.
Ví dụ: Công ty thương mại bán xe máy loại lOOcc.
Nôu mua trả tiền ngay, giá bán chưa có thuế GTGT là
24 triệu đồng. Nếu mua trả góp thì phải trả ngay 6
triệu đồng, còn lại trả dần trong 6 tháng, mỗi tháng 3,5
triệu đồng. Vậy tổng sô" tiền mà người mua phải trả khi
mua trả góp là 6 triệu đồng + 6 x3,5 triệu đồng = 27
triệu đồng. Nhưng giá tính thuê GTGT vẫn chỉ là 24
triệu đồng/ chiếc. Giả sử trong tháng 3 năm N công ty
đã bán được 20 chiếc xe máy trả góp. Giá tính thuế
GTGT công ty phải kê khai khi xác định số thuế GTGT
phải nộp của tháng 3 năm N đối vối hoạt động bán xe
máy trả góp là:
20 chiếc X 24 triệu đồng = 480 triệu đồng.
+ Đối vói gia công hàng hóa, giá tính thuế là giá gia
công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao
gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật
liệu phụ và các chi phí khác phục vụ cho việc gia công
hàng hoá.
+ Giá tính thuế đốỉ vối xây dựng, lắp đặt là giá
chưa có thuế GTGT mà bên nhận xây dựng ríhận được
không phân biệt có bao thầu hay không bao thầu
nguyên vật liệu. Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực

Học viện Tài chính 35


GIÁO TRÌNH THUẾ

hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị
khôi lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao thì
giá tính thuế tính theo giá trị hạng mục công trình
hoặc giá trị khôi lượng công việc hoàn thành bàn giao
chưa có thuế GTGT.
Ví dụ: Công ty xây dựng Hải Nam nhận thầu xây
dựng công trình bao gồm cả giá trị vật tư xây dựng,
tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1.000
triệu đồng, trong đó giá trị vật tư xây dựng là 700 triệu
đồng; giá trị xây dựng 300 triệu đồng thì giá tính thuê
GTGT là 1.000 triệu đồng.
+ Đôi với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá
tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá
đất (hoặc giá thuê đất) thực tế tại thời điểm chuyển
nhượng. Trường hợp giá đất tại thòi điểm chuyển
nhượng do người nộp thuế kê khai không đủ căn cứ để
xác định giá tính thuế hợp lý theo quy định của pháp
luật thì tính trừ theo giá đất (hoặc giá thuê đất) do
ƯBND các tỉnh, thành phô" trực thuộc Trung ương quy
định tại thời điểm chuyển nhượng bất động sản. Giá đất
tính trừ để xác định giá tính thuê tôi đa không vượt quá
số tiền đất thu của khách hàng. Đôi vói cơ sở kinh
doanh đuỢc nhà nước cho thuê đất để đầu tư cơ sở hạ
tầng để cho thuê, giá tính thuê là giá cho thuê cơ sỏ hạ

36 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuếgiá trị gia tâng

tầng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng trừ (-) tiền thuê
đất phải nộp Ngân sách nhà nước.
Ví dụ: Công ty Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công
nghiệp Y được Nhà nước cho thuê 500.000 m2 đất trong
thời gian 50 năm để xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho
thuê. Giá cho thuê đất là 300.000 đồng/m2/năm. Sau khi
đầu tư hạ tầng, Công ty Y cho Công ty z thuê 5.000 m2
trong 20 năm để xây dựng nhà máy sản xuất, giá thuê
đất chưa có thuế GTGT (chưa kể phí tiện ích công cộng)
là 800.000 đồng/m2/năm. Công ty z trả tiền thuê hạ
tầng một năm một lần.
Giá tính thuê GTGT đối với tiền thu từ cho thuê hạ
tầng một năm đôi với Công ty Đầu tư kinh doanh hạ
tầng khu công nghiệp Y cho Công ty z thuê là:
(5.000 m2 X 800.000 đồng) - (5.000 m2 X 300.000
đồng) X 01 năm = 2.500.000.000 đồng.
Thuế GTGT là: 2.500.000.000 đ X 10% =
250.000.000 đồng.
+ Đôi với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng
hoá và dịch vụ, ủy thác xuất nhập khẩu hưởng tiền công
hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công, tiền hoa
hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT.
+ Đôi với vận tải, bốc xếp, giá tính thuế là giá cước
vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT.

Học viện Tài chính 37


GIẢO TRÌNH THUẾ

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ


thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT
thì giá chưa có thuế được xác định như sau:
Giá chưa có Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...)
thuế GTGT ~ 1 + (%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đỏ

Ví dụ: Một bưu điện tỉnh trong tháng bán 10.000


con tem, giá mỗi con tem 800 đ, thì giá chưa có thuế
GTGT được xác định như sau:
Giá ghi trên tem 10.000 X 800 đ = 8.000.000 đ
Giá chưa có thuế GTGT = 8.000.000 đ / 1 + 10% =
7.272.728 đ
+ Đốì vối dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng,
kinh doanh giải trí có đặt cược, là sô" tiền thu từ hoạt
động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số
tiền đã trả thưởng cho khách.
Giá tính thuế được tính theo công thức sau:
/»•'.• L »L. - -T /.T Số tiền thu đươc
Giá tính thuế GTGT = 7 —
1+ (%) thuế suất

Ví dụ: Cơ sỏ kinh doanh dịch vụ casino trong kỳ tính


thuế có sô" liêu sau:
- Sô" tiền thu được do đổi cho khách hàng trước khi
chơi tại quầy đổi tiền là: 43 tỷ đồng.
m

38 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trị gia tàng

- Sô' tiền đổi trả lại cho khách hàng sau khi chơi là:
10 tỷ đồng.
Sô"tiền cơ sở kinh doanh thực thu: 43 tỷ đồng - 10 tỷ
đồng = 33 tỷ đồng
Sô" tiền 33 tỷ đồng là doanh thu của cơ sở kinh
doanh đã bao gồm thuế GTGT và thuế TTĐB.
Giá tính thuế GTGT được tính như sau:

Giá tính thuế =- ^ = 30 tỷ đóng


1+10% ’
+ Đốì vói dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp
đồng ký vói khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ỏ, đi lại)
thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT.
Trường hợp giá trọn gói bao gồm cả các khoản chi vé
máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước ngoài vào
Việt Nam, từ Việt Nam đi nước ngoài, các chi phí ăn,
nghỉ, thâm quan và một sô" khoản chi ở nưốc ngoài khác
(nếu có chứng từ hợp pháp) thì các khoản thu của khách
hàng để chi cho các khoản trên được tính giảm trừ trong
giá (doanh thu) tính thuế GTGT.
b) Đon vị tiền tệ xác định giá tính thuế:
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam.
Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ
thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch

Học viện Tài chính 39


GIÁO TRÌNH THUẾ

bình quân trên thị trưòng ngoại tệ liên ngân hàng do


Ngân hàng nhà nưóc công bô' tại thòi điểm phát sinh
doanh thu để xác định giá tính thuế.
c) Thòi điểm để xác định giá tính thuế GTGT:
- Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người
mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu
được tiền.
- Đối với cung ứng dịch vụ là thòi điểm hoàn thành
việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung
ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa
thu được tiền.
- Đối vói hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày
ghi chỉ sô" điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên
hoá đơn tính tiền.
- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây
dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển
nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ
thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp
đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sỏ kinh doanh thực
hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
- Đốì vói xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu,
bàn giao công trình, hạng mục công trình, khôi lượng

40 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trị giơ tàng
aa— I J IIIII I gạgẹgg ẸgHgg I ts S S S ^ S S S B B S S S i ----- 1. . . m

xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu
được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký
tờ khai hải quan.
2.2.2,2. Thuế suất thuếGTGT
Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thông nhất
theo loại hàng hoá, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản
xuất gia công hay kinh doanh thương mại. Hiện hành
các mức thuế suất thuế GTGT gồm có 0%, 5% và 10%.
Việc quy định các mức thuế suất khác nhau thể hiện
chính sách điều tiết thu nhập và hưóng dẫn tiêu dùng
đôl với hàng hoá, dịch vụ. Trong điều kiện hiện nay của
nước ta, do mặt bằng kinh doanh của các nghành nghề
chưu đồng nhất nên sự phân biệt về thuế suất là phù
hợp, tuy nhiên mặt trái của cơ chế nhiều thuế suất là
tính phức tạp, làm tãng chi phí quản lý và chấp hành
luật thuế, có thể “bóp méo” giá cả tương đối giữa các
hàng hoá chịu thuế suất khác nhau. Các mức thuế suất
cụ thể hiện hành được quy định như sau:
a) Thuế suất 0%:
> Các trường hợp áp dụng thuế suất 0%: hàng hoá,
dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công
trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng
bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ
« ĨB 3

Học viện Tài chính 41


GIÁO TRÌNH THUẾ

thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các
trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%.
+ Hàng hóa xuất khẩu bao gồm: Hàng hóa xuất
khẩu ra nưốc ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu; Hàng hóa
bán vào khu phi thuế quan theo quy đinh của Thủ
tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn 'huế;
Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của
pháp luật về thương mại như Hàng hoá gia cồng chuyển
tiếp, Hàng hóa gia công xuất khẩu tại chỗ, Hàng hóa
xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
+ Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ được cung ừng
trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nưởc ngoài hoặc b tro>ng
khu phi thuế quan.
+ Các hàng hóa, dịch vụ khác: Hoạt động xây dựng,
lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; Vận ìtải
quốc tế bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hà ng
hoá theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài
hoặc từ nưốc ngoài đến Việt Nam. Trường hợp hiỢp
đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa thì Viận
tải quốc tế gồm cả chặng nội địa; Hàng hoá, dịch 'Vự
thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, t,rừ
các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%; Dịich
vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá
nhân nước ngoài.

42 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trịgia tâng
■ggg—— as ■■- BBgggg.'"1'- ---!-sssm

' Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế


suất 0% phải đáp ứng điều kiện:
+ Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu;
hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng
hoá xuất khẩu; hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;
+ Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ
xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo
quy định của pháp luật;
+ Có tò khai hải quan đôi với hàng hoá xuất khẩu.
• Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất
0% gồm:
+ Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công
nghệ, chuyển nhượng quyền sỏ hữu trí tuệ ra nưóc
ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng
khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phát sinh; dịch
vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài; sản
phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác
chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hoá, dịch vụ
cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong
khu phi thuê quan, trừ các trường hợp khác theo quy
định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Xăng, dầu bán cho xe ôtô của cơ sở kinh doanh
trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;

Học viện Tài chính 43


GIÁO TRÌNH THUẾ
*

+ Xe ôtô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi


thuế quan.
+ Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh nội địa cung cấp
cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuê quan nhưng
địa điểm cung cấp và tiêu dùng dịch vụ ở ngoài khu phi
thuế quan như: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng,
khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển, đưa đón người
lao động.

b) Mức thuế suất 5%: Áp dụng đối vối hàng hóa, dịch
vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng và các
hàng hoá, dịch vụ cần ưu đãi như nước sạch phục vụ cho
sản xuất và sinh hoạt; thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;
giáo cụ, đồ dùng để giảng dạy và học tập; dịch vụ khoa
học và công nghệ;...
c) Mức thuế suất 10%: Áp dụng đôi với hàng hóa, dịch
vụ không thuộc trường hợp áp dụng thuế suất 0%, 5%;
2.2.3. Phương p h á p tín h th u ế giá tri gia tă n g
Thuế GTGT cơ sỏ kinh doanh phải nộp được tính
theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ
thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Trường
hợp cơ sỏ kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh
mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sd phải hạch

44 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trịgiơ tàng

toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực
tiếp trên GTGT.
Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp
theo từng phương pháp như sau:
2.2.3. ĩ. Phương pháp khấu trừ thuế

a) Đối tượng áp dụng: Cơ sỏ kinh doanh thực hiện


đầy đủ chế độ kê toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định
củu pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký
nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối
tưựng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực
tiếp trên GTGT.
b) Cách tính thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT _ Số thuế GTGT số thuế GTGT đẩu
phải nộp ” đẩu ra ’ vào được khấu trừ

Trong đó:
- Sô" thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế
giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên
hoá đơn giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia
tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của
hàng hoá, dịch vụ đó.

Học viện Tài chính 45


GIÁO TRÌNH THUẾ

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là


giá đã có thuế GTGT thì thuê GTGT đầu ra được xác
định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuê theo
phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ
phải tính và thu thuê GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán
ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh
doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và
tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp
hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được
phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có
thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch
vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá
đơn, chứng từ.

Vỉ dụ: Một công ty sản xuất hàng may mặc trong kỳ


tính thuế có tình hình tiêu thụ trong tháng như sau:

- Bán 100 bộ quần áo cho công ty thương mại A, giá


bán chưa có thuế GTGT 100.000 đ/ bộ

- Bán 50 bộ quần áo cho doanh nghiệp B, hóa đơn


chỉ ghi giá thanh toán 110.000 đ/ bộ.

- Biết thuế suất thuế GTGT của sản phẩm may mặc
là 10%.

46 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trị gia tảng

Trong trường hợp này thuê GTGT đầu ra sẽ tính


như sau:
- Đối với số quần áo bán cho công ty thương mại A,
thuế GTGT đầu ra sẽ là:
100 bộ X 100.000 X 10% = 1.000.000 đ

- Đốì với sô" quần áo bán cho doanh nghiệp B, thuế


GTGT đầu ra sẽ là:
50 bộ X 110.000 X 10% =550.000 đ

- Tổng thuế GTGT đầu ra của công ty 1.550.000 đ


Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán,
hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế
toán, hoá đơn, chứng từ. Trường hợp hoá đơn ghi sai
mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh
chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì
xử lý như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ: Nếu
thuế suất thuê GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế
suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp
luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuê GTGT
theo thuế suất đã ghi trôn hoá đơn; Nếu thuế suất thuế
GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất đã được quy
định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT
Mi
Học viện Tòi chính 47
GIÁO TRÌNH THUẾ

thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế
GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về
thuê GTGT.
Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các
chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số
kiến thiết... ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT
thì thuế GTGT đầu ra đươc xác đinh như sau:
Thuế GTGT Giả thanh toán (tiển bán vé, tem...) thuế suất
đẩu ra " 1 + thuế suất cùa hàng hóa, dịch vụ đó x thuế GTGT

Ví dụ: Một bưu điện tĩnh trohg tháng bán 10.000


con tem, giá mỗi con tem 800 đ, biết thuế suất thuế
GTGT của dịch vụ bưu điện là 10%, khi đó thuế GTGT
đầu ra của bưu điện tỉnh trong tháng sẽ là:
„ __ > 800x 10.000
Thuế GTGT đẩu ra = — 7^ -^ T — X 10% = 727.272 đ
1 + 10%

- Thuế GTGT đầu vào bằng (-) tổng sô' thuế GTGT
ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao
gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi
trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc
chứng từ nộp thuê GTGT thay cho phía nưổc ngoài áp
dụng đôi vói các tổ chức nước ngoài không có tư cách
pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh
hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

48 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trìgiơ tâng

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mưa vào là loại được


dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán ]* giá đã có
thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế để
xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ.
Ví dụ: Trong kỳ, Công ty A thanh toán dịch vụ đầu
vào được tính khấu trừ là loại đặc thù:
Tổng giá thanh toán 110 triệu đồng (giá có thuế
GTGT), dịch vụ này chịu thuế là 10%, sô' thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ tính như sau:

X 10% = 10 triêu đổng


1 + 10 %

Giá chưa có thuế là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10


triệu đồng.
Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá
trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh,
cơ quan thuê kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ:
Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua vào
cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu
vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật về thuế GTGT; Trường hợp xác định được bên
bán đã kê khai, nộp thuê theo đúng thuế suất ghi trên

Học viện Tài chính 49


G IÁ O TRÌNH THUẾ
SSB 3 -'■■■■.............gg ■ I ' I

hoá đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế Sỉuất
ghi trên hoá đơn nhưng phải có xác nhận của cơ qiuan
thuế trực tiếp quản lý người bán; nếu thuế suất th u ế
GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất quy địnhi tại
các văn bản quy phạm pháp luật về thuê GTGT thì
khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá (kể cả
hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự
sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến nnại,
quảng cáo dưới các hình thức phục vụ cho sản xuất kảnh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được klhâu
trừ thuế GTGT đầu vào.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, tài sản cô điịnh
mua vào bị tổn thất, bị hỏng do thiên tai, hoả hoạ.1 , tai
nạn bất ngò không được khấu trừ.
- Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào: Tlhuế
GTGT đầu vào được khấu trừ dựa trên các nguyên tắc Sỉau:
Thứ nhất, thuế GTGT đầu vào được khấu trừt là
thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuiất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Điều đó có nghĩa là thuế GTGT đầu vào của hèàng
hóa, dịch vụ, nguyên nhiên vật liệu mua vào dùn£ <cho
sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đôi tưcỢng
không chịu thuế GTGT thì sẽ không được khấu trừ.

50 Học viện Tài Chĩnh


Chương 2. Thuế giá trị gia tăng

Nếu hàng hóa, dịch vụ, nguyên nhiên vật liệu mua
vào dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
thuộc diện chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ
được khấu trừ thuê sô" thuế đầu vào của các yếu tô" mua
vào dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
thuôc
• diên
• chiu• thuê GTGT,' số thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ được tính vào chi phí của hàng
hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT
đầu vào của các yếu tô" mua vào dùng cho từng hoạt
động chịu thuế và không chịu thuê GTGT để làm căn cứ
khấu trừ thuế. Trường hợp không thể hạch toán riêng
được thuế đầu vào được khấu trừ và không được khấu
trừ thì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%)
doanh số của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với
tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
Thứ hai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của TSCĐ:
Thuế GTGT đầu vào của tài sản cô' định sử dụng
đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được
khâu trừ toàn bộ.
Thuế GTGT đầu vào của tài sản cổ định trong các
trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào
nguyên giá của tài sản cô" định: Tài sản cố định chuyên

Học viện Tài chính 51


G IÁ O TRÌNH THUẾ
e HBSgg ggg--------------------— ggggg H sssssss---------- BBB asBCB g ạ g sssssa ■!'!'- s^gSEgg^gsteg

dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quôc


phòng, an ninh; tài sản cố định là nhà làm trụ sở văn
phòng và các thiết bị chuyên dùng £hục vụ hoạt động
tín dụng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh
doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh
chứng khoán, các bệnh viện, trường học; tàu bay dân
dụng, du thuyền không sử đụng cho mục đích kinh
doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh
du lịch, khách sạn.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ hình
thành tài sản cố định của doanh nghiệp như nhà ăn ca,
nhà nghĩ giữa ca, nhà ỏ miễn phí, phòng thay quần áo,
nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao
động làm việc trong khu vực sản xuất, kinh doanh và
nhà ở, trạm y tế cho người lao động làm việc trong các
khu công nghiệp được khấu trừ toàn bộ.
Tài sản cô" định là ô tô chở ngưòi từ 9 chỗ ngồi trở
xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển
hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn)
có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng thì sô' thuế GTGT đầu
vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng
không được khấu trừ.
Thứ ba, Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng
nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuê phải

52 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế già trị gia' tâng

nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay
còn để trong kho. Trường hợp cơ sỏ kinh doanh phát
hiện sô' thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ còn
sót hoá đơn hoặc chứng từ nộp thuế chưa kê khai, khấu
trừ thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê
khai, khấu trừ bổ sung tối đa là 6 (sáu) tháng, kể từ
tháng phát sinh hoá đơn, chứng từ bỏ sót.
- Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
+ Có hoá đơn giá trị gia tăng hdp pháp của hàng
hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuê giá trị gia
tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT
thay cho phía nước ngoài áp dụng đối với các tổ chức
nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá
nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh
tại Việt Nam.
Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế
GTGT đầu vào đôi vối các trường hợp: Hoá đơn GTGT
sử dụng không đúng quy định của pháp luật như; hóa
đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc
thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá
đã có thuế GTGT); không ghi hoặc ghi không đúng một
trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người
bán nên không xác định được người bán; hóa đơn, chứng
từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn

Học viện Tài chính


GIÁO TRÌNH THUẾ

không (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo); hóa đơn


ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch
vụ mua, bán hoặc trao đổi.
+ Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đốì với
hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá
trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn
dưối hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
Hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh
toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào
với giá trị hàng hóa bán ra; bù trừ công nỢ; thanh
toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân
hàng mà các phương thức thanh toán này được quy
định cụ thể trong hợp đồng cũng được coi là thanh
toán qua ngân hàng.
+ Đối vối hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và các trường
hợp được coi là xuất khẩu: Được quy định cụ thể cho
từng loại hình, nhưng nhìn chung phải đảm bảo ngoài 2
điều kiện nêu trên và cần phải có các chứng từ khác
như Hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hoá (đôl với
trường hợp gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ
chức, cá nhân nưởc ngoài; tờ khai Hải quan đối với hàng
hoá xuất khẩu có xác nhận đã xuất khẩu cùa cơ quan
hải quan; hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán
qua ngân hàng; hoá đdn GTGT bán hàng hoá, dịch vụ
hoặc hoá đơn đối với tiền công gia công.

54 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trị gia táng

Các trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất


khẩu hoặc hàng hoá được coi như xuất khẩu, nếu đã có
xác nhận của cơ quan Hải quan (đốì vói hàng hóa xuất
khẩu) nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác đối với
từng trường hợp cụ thể thì không phải tính thuế GTGT
đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Riêng đối vối trường hợp hàng hoá gia công chuyển tiếp
và hàng hoá xuất khẩu tại chỗ, nếu không có đủ một
trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định thì phải tính và
nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa. Đôi với
cơ sở kinh doanh có dịch vụ xuất khẩu nếu không đáp
ứng điều kiện về thanh toán qua ngân hàng hoặc được
coi như thanh toán qua ngân hàng thì không được áp
dụng thuê suất thuế GTGT 0%, không phải tính thuế
GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế đầu vào.
2.2.3.2. Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng
a) Đối tượng áp dụng: Cá nhân, hộ kinh doanh
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế
toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; Tổ
chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật
Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ chê độ kế toán, hoá đơn, chứng từ
theo quy định của pháp luật; hoạt động kinh doanh
mua bán, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.

Học viện Tài chính 55


GIÁO TRÌNH THUẾ

b) Xác định thuế GTGT phải nộp:


số thuế GTGT “ ,ri,í!Ỉi t Ỉ T ía I ĩ “ i su.í t ‘lĩ u í
h ii •s hàng hóa, dịch vụ X GTGT của hàng
^ n° fỉ chiu
• thue bán ra hóa,
' dich
i vu
ặ dó

• Ui
r -r n -r Giá thanh toán Giá thanh toán của
GTGT của hàng , ■“ ■ ì y . , : 7 '
hóa d^h vu =của hàng hoá' ' hàng hoá’ đ*ch vụ
’ ! • dịch vụ bán ra mua vào tương ứng

Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá


thực tế bán ghi trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, bao
gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm
mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền
hay chưa thu được tiền.
Gíá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được
xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc
nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương
ứng. Trưòng hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán
được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương
ứng với doanh sc> hàng bán ra thì:
Giá vốn _ Doanh số Doanh số Doanh số
hàng bán ra ~ tóndẩukỳ mua trong kỳ * tổn cuối kỳ

Ví dụ: Bà H - chủ hộ kinh doanh hàng may mặc, nộp


thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
trong tháng 6 năm N có tình hình sau:
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra 100
triệu đồng
................................................................ I1 ,!■—.5 ” ĩĩ-ĩ, MH....—......aaaggSBB

56 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuếgiá trị gia táng

Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào


dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế GTGT bán ra tương ứng trong tháng là 90
triệu đồng.
Thuế suất thuê GTGT của sản phẩm may mặc 10%.
Vậy số thuế GTGT mà bà H phải nộp là:
(100 tr đ - 90 tr đ) X 10% = 1 tr đ
Ví dụ: Vối ví dụ trên, giả sử bà H không hạch toán
được doanh sô" vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào
tương ứng với doanh số hàng bán ra, nhưng có các dữ
liệu sau:
Giá trị hàng tồn đầu kỳ: 20 triệu đồng
Giá trị hàng mua vào trong kỳ: 80 triệu đồng
Giá trị hàng tồn cuối kỳ: 8 triệu đồng
Giá vốn hàng bán ra sẽ là:
20 tr đ + 80 tr đ - 8 tr đ = 92 tr đ
Vậy số*thuế GTGT mà bà H phải nộp là:
(100 tr đ - 92 tr đ) X 10% = 0,8 tr đ
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT
theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được

Học viện Tài chính 57


GIÁO TRÌNH THUẾ

tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài
sản cố định vào doanh sô" hàng hoá, dịch vụ mua vào để
tính giá trị gia tăng.
c) Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính
thuế GTGT phải nộp đối vối từng cơ sở kinh doanh
- Đối vói cơ sỏ kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc
mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi
chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào
giá mua, giá bán ghi trên chứng từ (đối tương nộp thuê'
có kê khai).
* Đối vối cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có
đầy đủ hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ bán ra theo chế
độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định được đúng
doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ như hợp đồng và
chứng từ thanh toán nhưng không có đủ hoá đơn mua
hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được xác định
bằng doanh thu nhân (x) vối tỷ lệ (%) GTGT tính trên
doanh thu.
Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm
căn cứ xác định giá trị gia tăng được quy định như sau:
Thương mại (phân phối, cung cấp hàng hoá): 10%.
Dịch vụ, xây dựng (trừ xây dựng có bao thầu nguyên
vật liệu): 50%.

58 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trị gia tàng

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn vói hàng hoá, xây
dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 30%.
- Đốì với hoạt động kính doanh, hộ kinh doanh, cá
nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ chế độ kế toán, hoá đđn, chứng từ theo quy định
của pháp luật thì nộp thuế theo tỷ lệ (%) GTGT do Bộ
Tài chính quy định.
2.2.4. Hoá đơn, chứng từ m ua bán h à n g hoá,
dịch vụ

Cơ sở kinh doanh khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ


phải thực hiện chê độ hóa đơn, chứng từ theo quy định
của Pháp luật, cụ thể là:
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hoá
đơn GTGT (trừ trường hợp được đùng hoá đơn, chứng
từ đặc thù).
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực
tiếp trên GTGT khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng
hoá đơn bán hàng
- Cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng
dịch vụ có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập
- ì Iggg=aeBBB i.................BB!Im I! ggg SBB B

Học viện Tài chính 59


GIÁO TRÌNH THUẾ

hoá đơn, nếu ngưòi mua yêu cầu cung cấp hoá đơn thì phải
lập hoá đơn theo quy định, trường hợp không lập hoá đơn
thi phải lập Bảng kê bán lẻ để làm căn cứ tính thuế.
Việc sử dụng và ghi hóa đơn đối với một sô" trường
hợp cụ thể được quy định rõ trong các văn bản hiện
hành về thuế GTGT và trong quy định về chế độ quản
lý sử dụng hoá đơn, chứng từ do Bộ Tài chính ban hành.
Cơ sở kinh doanh phải tuân thủ những quy định này.
Có thể nêu quy định sử dụng hoá đơn chứng từ trong
một số trường hợp cơ bản như sau:
+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất điều chuyển
hàng hoá cho các cd sở hạch toán phụ thuộc như các chi
nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố’
trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển
giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc vối nhau; xuất
hàng hoá cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng
hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh
và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong
hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ như sau:
Cách thứ nhất: sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn
cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị
và từng khâu độc lập với nhau;
Cách thứ hai: Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ; sử dụng

60 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trị gia tâng

Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đốỉ
với hàng hoá xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh
điểu cỉộng nội bộ. Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh,
cửa hàng, cơ sỏ nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng
phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua,
đồng thòi lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có
hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hoá gửi bán
(gọi c.iung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa
đơn GTGT cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở
hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cỏ sở nhận
làm cại lý bán hàng.
+ Cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuê theo phương
pháp khấu trừ thuế có hàng hoá xuất khẩu (kể cả cơ sở gia
công hàng hoá xuất khẩu), thuộc đối tượng chịu thuế
GTG?, khi xuất khẩu hàng hoá sử dụng hoá đơn GTGT.
Khi xuất hàng hoá để vận chuyển đến cửa khẩu hay
đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, nếu chưa có căn cứ để
lập hoá đơn GTGT cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm
vận chuyển nội bộ Lệnh điểu động nội bộ theo quy định
làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau
khi làm xong thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, cơ sở lập
hoá dơn GTGT cho hàng hoá xuâ't khẩu.
+ Cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu là đôi tượng nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấư trừ thuế nhận nhập

Học viện Tài chính 61


GIÁO TRÌNH THUỂ

khẩu hàng hoá uỷ thác cho các cơ sở khác, khi trả hàng
cơ sở nhận uỷ thác lập chứng từ như sau:
Nếu đã nộp thuế GTGT ỏ khâu nhập khẩu, cơ sỏ lập
hoá đơn GTGT để cơ sỏ đi ủy thác nhập khẩu làm căn
cứ kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng
hoá ủy thác nhập khẩu. Hoá đơn GTGT xuất trả hàng
nhập khẩu uỷ thác ghi:
(a) Giá bán chưa có thuế GTGT bao gồm: giá trị
hàng hoá thực tế nhập khẩu theo giá CIF, thuế nhập
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phải nộp theo
chế độ quy định ỏ khâu nhập khẩu (nếu có).
(b) Thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT ghi
theo số thuê đã nộp ỏ khâu nhập khẩu.
(c) Tổng cộng tiền thanh toán (= a + b)
Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác lập hoá đơn GTGT
riêng để thanh toán tiền hoa hồng ủy thác nhập khẩu.
Trường hợp cơ sở nhận nhập khẩu ủy thác chưa nộp
thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập
khẩu ủy thác, cơ sở lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ theo quy định làm
chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi đã
nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hoá nhập
khẩu ủy thác, cơ sở mới lập hoá đơn theo quy định trên.

62 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trị giơ tăng
s 1 BB BS ■ g g g g i g ? — ■ a I—. ĩ ■

2.2,5. K hai thuế, nôp th u ế


2.2.5.1. Khai thuếGTGT
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và ngưòi nhập khẩu
hàng hioá phải kê khai thuế GTGT phải nộp theo quy
định sau:
a) Kê khai thuế đôi với hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Tirách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng
cho cơ quan thuế:
+ Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia
tăng cho cd quan thuế quản lý trực tiếp.
+ Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc
kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh cùng nơi người nộp
thuế cõ trụ« sở chính: Nếu đơn vị• trực
• thuộc
• hạch
• toán
độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị
gia tăn g cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực
thuộc; nếu đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì
người mộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng
chung cho cả đơn vị trực thuộc.
Nếu đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc có con
dấu, tà i khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng
hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu
vào, đầ u ra muốn kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký

Học viện Tài chính 63


GIÁO TRÌNH THUẾ
B

nộp thuế riêng, câp mã số thuế phụ thuộc và sử dụng


hóa đơn riêng.
+ Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc
kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp
thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ
khai thuế giá trị gia tăng cho Gơ quan thuế quản lý
trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc
không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu
thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của
ngưòi nộp thuế.
+ Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh
doạnh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai mà không
thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh
khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là
kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại
tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho
chi cục thuế quản lý địa phương có hoạt động xây dựng,
lắp đặt, bán hàng vãng lai đó.
+ Trường hợp người nộp thuế có công trình xây
dựng, lắp đặt ngoại tỉnh liên quan tói nhiều địa phương
như: xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện,
đường ông dẫn nước, dẫn dầu, khí V . V . , không xác dịnh
được doanh thu của công trình ỏ từng địa phương cấp
huyện thì người nộp thuế khai thuế giá trị gia tăng của
sat
64 Học viện Tài chính
Chương 2. Thuế giá trị gia táng

doanh thu xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh chung với hồ sơ
khai thuê giá trị gia tăng tại trụ sở chính.
+■ Nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ
thì ngưòi nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ
quan thuế theo đúng thòi hạn quy định, trừ trường hợp
đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuê
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT:
+ Khai thuế giá trị gia tăng là loại khai thuế theo
tháng. Thòi hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất
là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát
sinh nghĩa vụ thuế.
+ Khai quyết toán năm đôi vối thuế giá trị gia tăng
tính theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia
tăng, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm
nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm
dương lịch hoặc năm tài chính
+ Khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo từng lần
phát sinh đối vối hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt,
bán hàng vãng lai ngoại tỉnh. Thời hạn nộp hồ sơ khai
thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là
ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
+ Khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh
đôi với thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Học viện Tài chính 65


GIÁO TRÌNH THUẾ

trên doanh sô" của người kinh doanh không thường


xuyên. Thòi hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát
sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ mười, kổ từ
ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Khai bổ sung hồ sơ khai thuế: Người nộp thuế phát
hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót,
nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến sô" thuế phải nộp thì được
khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung
được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào,
không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của
lần tiếp theo, nhưng phải trưóc khi cơ quan thuế công bô"
quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người
nộp thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm
tăng sô" tiền thuế phải nộp, người nộp thuế tự xác định số
tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, sô"
ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định tại Luật
Quản lý thuế. Trường hợp người nộp thuế không tự xác
định hoặc xác định không đúng sô" tiền phạt chậm nộp thì
cơ quan thuế xác định sô" tiền phạt chậm nộp và thông
báo cho người nộp thuế biết để thực hiện. Trường hợp
khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số thuế phải nộp,
người nộp thuế được điều chỉnh giảm tiền thuế, tiền phạt
(nếu có) tại ngày cuối cùng của tháng nộp hồ sơ khai bổ
sung; hoặc được bù trừ số thuế giảm vào sô' thuế phát
sinh của lần khai thuế tiếp theo.

66 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuếgiâ trị gỉa tăng

- Quy định khai thuế trong một sô”trường hợp cụ thể:


+ Ngưòi nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt,
bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì khai thuế giá trị gia
tăng tạm tính theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%) hoặc theo tỷ
lệ 1% (đốì với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuê
giá trị gia tăng 5%) trên doanh thu hàng hoá, dịch vụ
chưa có thuê giá trị gia tăng vối chi cục thuê quản lý
địa phương nơi kinh doanh, bán hàng. Hồ sơ khai
thuế giá trị gia tăng đối vối hoạt động kinh doanh xây
dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh được nộp
theo từng lần phát sinh doanh thu. Trường hợp phát
sinh nhiều lần nộp hồ sơ khai thuế trong một tháng
thì người nộp thuế có thể đăng ký với chi cục thuế nơi
nộp hồ sơ khai thuế để chuyển sang nộp hồ sơ khai
thuế giá trị gia tăng theo tháng. Khi khai thuê với cơ
quan thuế quản lý trực tiếp, ngưòi nộp thuế phải tổng
hợp doanh thu phát sinh và sô" thuế giá trị gia tăng
đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt,
bán hàng vãng lai ngoại tỉnh trong hồ sơ khai thu ế
tại trụ sở chính. Số thuê đã nộp (theo chứng từ nộp
tiền thuế) của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp
đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh được trừ vào scí
thuê giá trị gia tăng phải nộp theo tờ khai thuế giá
trị gia tăng của người nộp thuế tại trụ sỏ chính.

Học viện Tài chính 67


GIẢO TRÌNH THUẾ

+ Cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc có hạch toán


kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ tại địa phương nơi sảm xuất, khi xuất bán
thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở
chính phải sử dụng hoá đơn GTGT làm căn cứ kê khai,
nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.
+ Trường hợp cơ sở sản xuất phụ thuộc không thực
hiện hạch toán kế toán thì ngưòi nộp thuế tại trụ sở
chính phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 2% (đối vói hàng
hoá chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1%
(đôi vối hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên
doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm
sản xuất ra hoặc sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi
có cơ sở sản xuất. Sô" thuế GTGT ngưòi nộp thuế đã nộp
cho cơ sỏ sản xuất hạch toán phụ thuộc được trừ vào sô"
thuế GTGT phải nộp của người nộp thuế tại địa phương
nơi đóng trụ sở chính.
+ Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
vừa có hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT nhưng
không hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ
lệ (%) giữa doanh sô" bán ra cùa hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế GTGT và tổng doanh sô" bán hàng hóa, dịch vụ

68 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuếgiá trị gia tâng
0 I ~1 ...... I 1 1 11 I III g gesgese = I~"T3»

.
trong kỳ. Hàng tháng cơ sở kinh doanh tạm tính thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) phát sinh
của tháng kê khai, khi lập Bảng phân bổ thuế GTGT
của hàng hoá, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong
nàm phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ cả năm theo tỷ lệ (%) thực tế của doanh sô" bán
cả năm (đến hết 31/12 hàng năm).
+ Khai thuế giá trị gia tăng đối vối hoạt động đại lý:
Người nộp thuế là đại lý bán hàng hoá, dịch vụ thuộc
đôl tượng chịu thuế giá trị gia tăng phải khai thuế đốì
với doanh thu bán hàng đại lý và doanh thu hoa hồng
đại lý được hưởng; ngưòi nộp thuế là đại lý thu mua
theo các hình thức phải khai thuê giá trị gia tăng đối
với hàng hoá thu mua đại lý và doanh thu hoa hồng
được hưởng; người nộp thuế là đại lý dịch vụ bưu điện,
bán vé xổ sô", máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ hoặc bán
bảo hiểm theo đúng giá quy định của bên giao đại lý
hưỏng hoa hồng thì không phải khai thuế giá trị gia
tăng đôi với doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại
lý và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng; ngưòi nộp
thuế là đại lý bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không
chịu thuế giá trị gia tăng thì không ‘phải khai thuế giá
trị gia tăng đối với doanh thu hàng hoá, dịch vụ đó và
doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng. Trường hợp tổ
chức, cá nhân ở Việt Nam làm đại lý bán hàng hóa, dịch

Học viện Tài chính 69


GIÁO TRÌNH THUẾ

vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thì tổ chức, cá nhân


ở Việt Nam phải kê khai nộp thuế GTGT đốì với hàng
hóa, dịch vụ thay cho phía nước ngoài.
+ Trường hợp kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch
vụ có mức thuế GTGT khác nhau, cd sở kinh doanh phải
kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định
đối vối từng loại hàng hóa dịch vụ; nếu không xác định
được theo từng mức thuế suất thì cơ sở kinh doanh phải
tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhãt của hàng
hóa, dịch vụ mà cơ sỏ sản xuất, kinh doanh.
- Khai thuế và xác định số thuế phải nộp theo
phương pháp khoán:
+ Các trường hợp nộp thuế theo phương pháp khoán
bao gồm: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có
đăng ký kinh doanh hoặc không phải đăng ký kinh
doanh, không đăng ký thuế, đã được cơ quan thuế đôn
đốc nhưng quá thòi hạn theo thông báo đôn đốc của cơ
quan thuế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh vẫn
không thực hiện đăng ký thuế; hộ kinh doanh, cá nhân
kinh doanh không thực hiện chê độ kế toán hoá đơn,
chứng từ; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không
thực hiện nộp tờ khai thuế theo quy định; hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh có mở sổ sách kế toán,
nhưng qua kiểm tra của cơ quan thuế thấy thực hiện

70 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuếgiá trịgia tâng

không đúng chế độ kế toán, không thực hiện đúng và


đầy đủ hoá đơn, chứng từ khi mua bán hàng hoá, dịch
vụ, kê khai thuế không chính xác, trung thực; cơ quan
thuế không thể căn cứ vào sổ sách kế toán, hoá đơn,
chứng từ để xác định số thuê phải nộp phù hợp với thực
tê kinh doanh.
+ Thòi hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán: Hộ nộp
thuế khoán thực hiện khai thuê theo năm (một năm
khai một lần). Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm
nhất là ngày 30 của tháng 12 của năm trước. Trường
hợp mối ra kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai
thuế khoán chậm nhất là mưồi ngày kể từ ngày bắt
đầu kinh doanh.
+ Xác định sô" thuế khoán phải nộp của hộ kinh
doanh: Căn cứ tài liệu kê khai của người nộp thuế về
doanh thu, thu nhập, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, chi
cục thuế phối hợp vói hội đồng tư vấn thuế xã, phường
kiểm tra xác định tính đúng đắn, trung thực của hồ sơ
khai thuế, tổ chức điều tra xác định lại doanh thu, thu
nhập những trưồng hợp có nghi vấn khai không đúng để
ấn định
• lại
• doanh thu kinh doanh. Để đảm bảo việc • xác
định thuế được công bằng, trước khi thông báo số thuế
phải nộp của từng hộ, cá nhân, chi cục thuế phải công
khai dự kiến doanh thu, sô" thuê phải nộp của từng hộ,

Học viện Tài chính 71


GIẢO TRÌNH THUẾ

cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán để lấy ý kiến


các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; sau đó tham
khảo ý kiến hội đồng tư vấn thuế xã, phường để xác
định và thông báo cho hộ, cá nhân nộp thuế biết và thực
hiện. Sô" thuế khoán được xác định cho từng tháng và ổn
định khoán trong một năm, trừ trường hợp hộ nộp thuế
khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh.
Trường hợp trong tháng, hộ kinh doanh, cá nhân kinh
doanh nghĩ kinh doanh cả tháng thì được miễn số thuế
phải nộp của tháng đó. Trường hợp trong tháng, hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh nghỉ kinh doanh từ mưòi
lăm ngày trở lên thì được xét giảm 50% số thuế phải
nộp của tháng.
b) Kê khai thuế đối với hàng nhập khẩu:
- Cơ sỏ kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu
hàng hóa chịu thuế GTGT phải kê khai và nộp tờ khai
thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê
khai thuế nhập khẩu vối cơ quan Hải quan thu thuế
nhập khẩu.
- Khai thuế đôi với cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu
có nhập khẩu uỷ thác hàng hoá chịu thuế giá trị gia
tăng: Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác hàng hoá chịu thuế
giá trị gia tăng không phải khai thuế giá trị gia tăng đôi
vói hàng hoá nhập khẩu uỷ thác khi xuất trả hàng,

72 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trịgia tàng

nhưng phải kê khai riêng phần hoá đơn lập cho hàng
hoá nhập khẩu uỷ thác đã trả cho cơ sỏ đi uỷ thác nhập
khẩu trong Bảng kê hoá đơn giá trị gia tăng bán ra và
nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2.2.Õ.2. Nộp thuếGTGT:
Người nộp thuế GTGT có trách nhiệm nộp thuế GTGT
đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách Nhà nước. Cụ thể:
a) Đôi với các cơ sở trong nước:
- Thòi hạn nộp thuế:
+ Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thòi hạn
nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp
hồ sơ khai thuế
+ Trường hợp cơ quan thuê tính thuế hoặc ấn định
thuế thời hạn nộp thuế là thòi hạn ghi trên thông báo
của cơ quan thuế.
+ Đối vối hộ nộp thuế khoán thì cơ quan thuế gửi
Thông báo nộp thuê khoán tối hộ nộp thuế khoán chậm
nhất là ngày 20 tháng 1. Thông báo một lần áp dụng
cho các tháng nộp thuế ổn định trong năm. Căn cứ vào
thông báo nôp thuê khoán, hộ nộp thuê nộp tiền thuê
hàng tháng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng.
Trường hợp hộ nộp thuế khoán lựa chọn nộp thuế theo

Học viện Tài chính 73


GIÁO TRÌNH THUẾ

quý thì thời hạn nộp thuế cho cả quý là ngày cuối cùng
của tháng đầu quý.
- Địa điểm và thủ tục nộp thuế:
+ Người nộp thuế thực hiện nộp thuế vào NSNN tại
Kho bạc Nhà nưốc; tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ
thuế; thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế nỷ
nhiệm thu thuế; thông qua ngân hàng thương mại, tổ
chức tín dụng khác.
+ Thuế GTGT có thể được nộp bằng tiền mặt hoặc
chuyển khoản. ĐỒI với trường hợp nộp thuê bằng chuyển
khoản thì ngày đã nộp thuế được xác định là ngày Kho
bạc Nhà nưốc, ngân hàng, tổ chức tín dụng xác nhận trên
Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản.Trưòng hợp
nộp thuế bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế được xác định
là ngày Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế hoặc tổ chức, cá
nhân được uỷ nhiệm thu thuế xác nhận việc thu tiền trên
chứng từ thu thuế bằng tiền mặt.
+ Trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi đã nhận
tiền thuế của người nộp thuế, cơ quan, tổ chức nhận
tiền thuế phải chuyển tiền vào NSNN. Trường hợp nộp
thuế bằng tiền mặt tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải
đảo, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển tiền thu
thuế vào NSNN chậm nhất không quá năm ngày làm
việc, kể từ ngày thu được tiền thuế.

74 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trị gia tâng
g j— ~-mmg g g g g g g g

' Xử lý đối với sô" thuê nộp thừa hoặc nộp thiếu ở các
kỳ trước: Trong một kỳ tính thuế, nếu cơ sở kinh doanh
kỹ trước nộp thiếu thì phải nộp đủ số thuế kỳ trước còn
thiếu. Nếu có sô" thuế nộp thừa kỳ trước được trừ vào số
thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, có thể bù trừ sô" tiền thuế
nộp thừa với sô' tiền'thuế, tiền phạt còn nợ, có thể bù trừ
giữa các loại thuê với nhau, hoặc có thể được hoàn trả khi
người nộp thuế không còn tiền nợ thuế, tiền phạt.
b) Đối với hàng nhập khẩu: Cơ sỏ kinh doanh và
người nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuế GTGT hàng
hoá nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu. Thòi hạn nộp
thuê GTGT hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo thời
hạn nộp thuế nhập khẩu.
c) Đồng tiền nộp thuế: Thuế GTGT nộp vào ngân
sách Nhà nước bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp nộp
thuế bằng ngoại tệ thì chỉ được nộp thuế bằng các loại
ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước. Sô" ngoại tệ nộp thuế được quy đổi sang đồng
Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nưốc
công bô" có hiệu lực tại thòi điểm tiền thuế được nộp vào
Kho bạc Nhà nước.
2.2.6. H oàn th u ế giá tri gia tăng
Hoàn thuế GTGT là việc nhà nước trả lại sô' thuế
GTGT mà đôx tượng nộp thuế đã nộp cho NSNN trong một
—aaesH ig .. .................... g a ■»■'■ gẹg g gg ■ a ssggBsggHgggBBBeg— .............................. e am

Học viện Tài chính 75


GIÁO TRÌNH THUẾ

số trường hợp nhất định. Cụ thể hơn, hoàn thuế GTGT là


việc NSNN trả lại •cho cơ sở kinh doanh hoặc •tổ chức, cá
• 9
nhân mua hàng hoá, dịch vụ về sử dụng số tiền thuế đầu
vào đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh
còr chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hoá,
dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân
đó không thuộc diện chịu thuế. Nội dung cơ bản của hoàn
thuế GTGT theo quy định hiện hành bao gồm:
2.2.6.1. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuếGTGT
Thứ nhất, Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp khâ\i trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3
tháng1liên tục trỏ lên có số thuế GTGT đầu vào chưa
được khấu trừ hết.
Sô" thuế được hoàn là sô" thuế đầu vào chưa được
khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.
Ví dụ: Doanh nghiệp A kê khai thuế GTGT có sô"
thuê GTGT đầu vào, đầu ra như sau:
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Thuế đầu vào Thuế đầu ra Luỹ kế số thuế
Tháng kẽ khai Thuế phải
được khấu trừ phát sinh đẩu vào chưa
thuế nộp
trong tháng trong thảng khấu trừ
Tháng 1*2/2008 200 100 -100 -100
Tháng 1/2009 300 350 +50 -50
Thảng 2/2009 300 200 -100 -150

76 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá trị gia tàng

Theo ví dụ trên, doanh nghiệp A lu.ỹ kế 3 tháng liên


tục có số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra. Doanh
‘0

nghiệp A thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT với số


thuế là 150 triệu đồng.
Thứ hai, Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án
đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm
dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu
tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thòi gian đầu tư từ 01
năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá,
dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường hợp,
nêu số thuế GTGT luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua
vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì
được hoàn thuế GTGT từng quý.

Thứ ba, Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đôl


tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự
án đầu tư mối, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở
kinh doanh phải kê khai bù trừ sô' thuế GTGT của hàng
hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư mới
cùng vói việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản
xuất kinh doanh đang thực hiện. Sau khi bù trừ nếu có
sô" thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng
cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết từ 200 triệu đồng
trở lên thì được
ề hoàn thuế GTGT cho dự0 án đầu tư.

Học viện Tài chính 77


GIÁO TRÌNH THUẾ

Trường hợp cơ sỏ kinh doanh đang hoạt động (trừ các


doanh nghiệp hạch toán toàn ngành) thuộc đôi tượng nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ
sở sản xuất mới tại địa bàn tỉnh, thành phô" trực thuộc
Trung ương khác vối tỉnh, thành phô' nơi đóng trụ sở
chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động,
chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, nếu có sô'
thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho
đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuê GTGT
cho dự án đầu tư. Cơ sở kinh doanh phải kê khai, lập hồ sơ
hoàn thuế riêng đốì với trường hợp này.
Thứ tư, Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá,
dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng
hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu
trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo
tháng. Cơ sở kinh doanh trong tháng vừa có hàng hoá,
dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong
nưốc, có số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ
xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ
200 triệu đồng trở lên, nhưng sau khi bù trừ vói số thuế
GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán trong nước,
nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ nhỏ hơn
200 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không được xét
hoàn thuế theo tháng, nếu sô" thuế GTGT đầu vào chưa
được khấu trừ từ 200 triệu đồng trỏ lên thì cơ sỏ kinh
doanh được hoàn thuế GTGT theo tháng.

78 Học viện Tòi chính


Chương 2. Thuế giá trị giơ tâng

Thứ năm, Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi


chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao,
bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có số thuê
GTGT đầu vào chưa đuỢc khấu trừ hết hoặc có sô" thuế
GTGT nộp thừa.
Thứ sáu, Hoàn thuế GTGT đối vối các chương trình,
dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại,
viện trợ nhân đạo:
* • t

- Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại:


chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức
do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý
chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả
đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng
cho chương trình, dự án.
- Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo
của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch
vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn
lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế
GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó.
Thứ bảy, Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý
hoàn th u ế của cơ quan có thẩm quyển theo quy định
của pháp luật.

Học viện Tài chính 79


GIÁO TRÌNH THUẾ

Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đốì tượng được


hoàn thuế GTGT theo quy định trong bảy trường hợp
nói trên phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành
nghề); có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lưu
giữ sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định của pháp
luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo
mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
Thứ tám, Đốỉ tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ
ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về Ưu đãi miển
trừ ngoại giao mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam để
sử dụng được hoàn thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đdn
GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh
toán đã có thuế GTGT.
2.2.6.2. Trách nhiệm của các đối tượng liên quan
đến việc hoàn thuế
- Đốì tượng nộp thuế: có trách nhiệm lập và gửi hồ
sơ đề nghị hoàn thuế theo quy định (như công văn xin
hoàn thuế, bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu
vào, đầu ra, số thuế đề nghị hoàn lại,...) gửi cơ quan
thuế; đảm bảo tính chính xác, trung thực và phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về số liệu kê khai; lưu giữ
đầy đủ tại cơ sỏ các hồ sơ khác liên quan đến hoàn thuế,

80 Học viện Tài chính


Chương 2. Thuế giá HỊgia tăng

khấu trừ thuế; cung cấp đầy đủ hoá dơn, chứng từ và hồ


sơ có liên quan làm cơ sở xác định sổ’ thuế GTGT được
hoàn khi cơ quan thuế yêu cầu thanh tra hoàn thuc" tại
cơ sở.
- Cơ quan thuế: thực hiện tiếp nhận hồ sơ hoàn
thuế, kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, quản lý chặt chẽ việc
hoàn thuế. Thông báo bằng văn bản và gửi trả hồ sơ cho
cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng được hoàn thuế;
yêu cầu cơ sở kinh doanh bổ sung hồ sơ hoặc lập lại hồ
sơ trong trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đôi tượng
được hoàn thuế nhưng hồ sơ chưa lập đầy đủ, đúng quy
định.
• Kiểm tra sô' liệu,* xác
' định
• sô" thuế được• hoàn của
các đối tượng được hoàn thuế. Ra quyết định hoàn thuế
cho đôì tượng được hoàn thuế. Thực hiện kiểm tra,
thanh tra hoàn thuê tại cơ sở đối với các trường hợp
phát hiện hồ sơ có dấu hiệu nghi vấn, đối tượng hoàn
thuế vi phạm quy định của Luật thuế.
- Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nưóc các cấp: Trong
thời gian tối đa là 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết
định hoàn thuế của cơ quan thuế, Kho bạc Nhà nước các
cấp thực hịên việc chi hoàn thuế cho các đổì tượng.
2.2.6.3. Thời hạn giải quyết hoàn thuếGTGT
- Thời hạn giải quyết hoàn thuế đôl với đối tượng áp
dụng hoàn thuế trước kiểm tra sau tối đa là 15 ngày (03

Học viện Tài chính 81


GIÁO TRÌNH THUẾ

ngày đối với các dự án sử dụng vốn ODA) kể từ ngày


nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Thời hạn giải quyết hoàn thuế đôl vối đốì tượng áp
dụng kiểm tra, thanh tra tại cơ sỏ trước khi hoàn th u ế
tối đa là 60 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ
theo quy định.

82 Học viện Tài chính


Chương 3. Thuế tiêu thụ đ ặ c biệt

Chương 3

THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT


m m m

3.1. Giới thiệu chung về th u ế tiêu thụ đặc biệt


3.1.1. K hái niệm,
• * đặc

điểm của th u ế tiêu th ụ•
đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là sắc thuế đánh vào
một sô" hàng hoá dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục
Nhà nưốc quy định.
Tính chất đặc biệt hay không đặc biệt của hàng hoá,
dịch vụ ở một quốc gia tuỳ thuộc vào phong tục, tập
quán, lối sống văn hoá và mức thu nhập bình quân đầu
người của quốc gia đó. Nhìn chung, các hàng hoá, dịch vụ
được

lựa

chọn
«
để thu thuế TTĐB có các tính chất sau:
- Việc sản xuất, tiêu dùng các loại hàng hoá, dịch vụ
này chưa thật cần thiết đối vối đời sông xã hội nên
thường chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước.
- Lượng cầu của hàng hoá, dịch vụ này thường biến
động theo thu nhập nhưng ít biến động theo mức giá cả.
- Các loại hàng hoá này cần hạn chế tiêu dùng do
không có lợi đối với nền kinh tế - xã hội nói chung

Học viện Tài chính 83


GIẢO TRÌNH THUẾ

hoặc có hại cho sức khoẻ, môi trường hay gây lãng phí
cho xã hội.
Thuế TTĐB là nguồn thu quan trọng của thuế
tiêu dùng, tạo ra một tiềm năng rất lớn vê nguồn thu
cho NSNN. Do các loại hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
TTĐB có khối lượng tiêu thụ lớn, ít ngưòi sản xuất,
lượng cầu ít biến động, dễ xác định và ít có khả năng
thay thế. Trong khi đó, nó lại đòi hỏi rất ít về nguồn
lực quản lý. Vì vậy, thuế TTĐB thường tạo ra sô' thu
đáng kể cho NSNN.
Thuế TTĐB còn được coi là công cụ quan trọng thực
hiện mục đích hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hàng hoá,
dịch vụ được coi là đặc biệt. Trong việc thực hiện mục tiêu
• • t • ♦ vi é • • •

này, tư tưởng chung là hạn chế những hàng hoá, dịch vụ


mà việc sản xuất, tiêu dùng không có lợi cho nền kinh tế
quốc dân xét trên phương diện kinh tế, chính trị, xã hội.
Mặt khác, thuế TTĐB góp phần quan trọng trong
việc tái phân phôi thu nhập của người có thu nhập cao,
đảm bảo công bằng xã hội.
Là một sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng, nhưng vì
là thuế tiêu dùng nên ngoài tính chất là thuế gián thu,
thuếTTĐB còn có những đặc điểm riêng biệt sau đây:
Một là, thuế TTĐB được thu một lần vào khâu sản
xuất, nhập khẩu hàng hoá, hoặc kinh doanh dịch vụ.

84 Học viện Tài chính


Chương 3. Thuế tiêu thụ đặc biệt
M I I ■ I ..................... .. gg g g BỊSSBSSBaa

Đây là loại thuế tiêu dùng một giai đoạn nên không gây
nên sự trùng lắp qua các khâu của quá trình luân
chuyển hàng hoá. Vì vậy, có tác dụng giảm thiểu chi phí
hành thu song đòi hỏi chế độ kiểm tra, giám sát thật
chặt chẽ nhằm đảm bảo hạn chế tới mức tôi đa sự thất
thu thuê TTĐB thông qua việc gian lận về sô" lượng
hàng hoá sản xuất và tiêu thụ.
Hai là, thuế tiêu thụ đặc biệt thường có mức động
viên cao. Thuế TTĐB có thể được xác định trên cơ sở giá
trị hoặc trên cơ sở đơn vị đo lưòng khác và thường được
thu với mức thuế suất cao hơn so vối thuế tiêu dùng
thông thường. Đặc điểm này thể hiện quan điểm điều
tiết của Nhà nước thông qua thuế TTĐB. Xét ở khía
cạnh quản lý, việc sản xuất và cung cấp các loại hàng
hoá, dịch vụ được coi là đặc biệt không chỉ liên quan đến
các vấn đề kinh tế, phân bổ nguồn lực mà còn liên quan
đến các vấn đề xã hội. Vì vậy, để sản xuất và tiêu dùng
hàng hoá và dịch vụ này theo định hướng của Nhà nước,
thì cần thiết phải sử dụng mức thuê cao thông qua thuế
TTĐB để hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý. Xét ở
khía cạnh phân phối thu nhập, đối tượng tiêu dùng
phần lớn các hàng hoá, dịch vụ đặc biệt này là những
người có thu nhập cao. Vì vậy, thuế TTĐB cần xây dựng
mức động viên cao nhằm điều tiết thu nhập của những
người có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội.

Học viện Tài chính 85


GIÁO TRÌNH THUẾ

Ba là, danh mục hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TIĐB


không nhiều và thay đổi tuỳ thuộc vào điểu kiện phát
triển kinh tế - xã hội và mức sông của dân cư. Vói ciện
thu thuế TTĐB tương đối hẹp cho nên có thể có án.h
hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng và phân phối
nguồn thu nhập. Do đó, thuế TTĐB là công cụ rất có
hiệu quả của các mục tiêu chính sách khác ngoài nực
tiêu nguồn thu.
3.1.2. Quá trìn h h ìn h thành, p h á t triển th u ế
TTĐB ò trên thê giới và Vỉêt N am
Thuế TTĐB được sử dụng phổ biến trên thế giới /ới
các tên gọi khác nhau: thuế tiêu dùng đặc biệt ỏ Pháp,
thuế đặc biệt ỏ Thuỵ Điển, hay thuế hàng hoá ở :á>c
nước Đông Nam Á. Ngoài ý nghĩa là một sắc thuế thư
vào các hàng hoá, dịch vụ "xa xỉ" thì thuế TTĐB còn líà
công cụ quan trọng để tạo nguồn thu mà không ảnh
hưỏng nhiều đến hoạt động kinh tế, là công cụ để tảo
vệ môi trường và điều tiết thu nhập. Có hai nhóna
hàng hoá được nhận thức như là các mục tiêu thích
hợp cho việc thu thuế TTĐB với lý do quá trình tiỗui
thụ chúng có tác hại đến môi trường. Các nhóm hàng
hoá này đồng thời cũng là các hàng hoá kiểm scátt
được, đó là các sản phẩm thuốc lá, đồ uống có cồn, /ài
các đầu vào của việc sử dụng xe máy bao gồm cả nhièm

86 Học viện Tài chính


Chương 3. Thuế tiều thụ đặc biệt

liệu lẫn bản thân xe máy. Thuế TTĐB đốì với hàng hoá
này nhằm mục đích giảm thiểu các ảnh hưỏng đên môi
trưòng của người sử dụng.
Luật thuế TTĐB ỏ Việt Nam được Quốc hội khoá
VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua và có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/10/1990 thay thế thuê hàng hoá trước đây. Thuế
TTĐB được áp dụng thống nhất đối với các cơ sỏ sản
xuãt thuộc kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh (kể
cả íỉốỉ vối các xí nghiệp có vốn đầu tư nưốc ngoài)
Khi mới ban hành, đối tượng chịu thuế TTĐB gồm 6
mặt hàng: thuốc lá điếu, rượu, bia, pháo, bài lá, vàng mã
của các cơ sở sản xuất bán ra. Lần sửa đổi năm 1993 đã
thu hẹp diện đánh thuế của thuế TTĐB lại còn 4 mặt
hàng là: thuốc lá điếu, rượu, bia, và pháo các loại. Thuế
TTĐB trong thòi kỳ 1990 - 1995 không đánh vào những
hàng hoá thuộc diện chịu thuế nhập khẩu vì chúng được
thiết kế ngầm định trong thuế nhập khẩu. Chỉ sau lần sửa
đổi năm 1995, thuế TTĐB mới đánh cả vào hàng nhập
khẩu nhằm thực hiện sự công bằng giữa hàng sản xuất
trong nưóc và hàng nhập khẩu. Luật thuế TTĐB sửa đổi
năm 1998 có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999 đã mở rộng
diện chịu thuế gồm 8 nhóm hàng hoắ và 4 loại dịch vụ.
Các hàng hoá chịu thuế gồm: Thuốc lá điếu, xì gà, rượu,
bia, ô tô dưới 24 chỗ ngồi, xăng các loại, napta, chế phẩm

Học viện Tài chính 87


GIÁO TRÌNH THUẾ

tái hợp, và các chế phẩm khác để pha chế xăng, điều hoà
nhiệt độ cồng suất từ 90.000 BTU trở xuống, bài lá, vàng
mã, hàng mã. Dịch vụ chịu thuế TTĐB gồm: Kinh
doanh vũ trường, mát xa, karaôkê, kinh doanh vé đặt
cược, đua ngựa, đua xe, kinh doanh gôn, bán thẻ hội
viên, vé chơi gôn. Một đặc trưng hết sức quan trọng của
thuế TTĐB là mức thuế suất cao thể hiện rõ mục tiêu
điều tiết, hướng dẫn tiêu dùng. Mức thuế suất của Luật
thuế TTĐB ban hành năm 1990 nằm trong khung thuế
suất từ 20% đến 70%. Biểu thuế suất của Luật sửa đổi
năm 1993, năm 1995, năml998, năm 2003 và năm 2008
được qui định chi tiết hơn theo phẩm cấp của từng loại
hàng hoá chịu thuế và trong khoảng từ 10% đến 75%.
Biểu thuế suất của Luật thuế TTĐB sửa đổi năm 2008
qui định mức cao nhất là 70% và mức thấp nhất là 10%.

3.2. Nội dung cơ bản của thuế TTĐB ở Việt Nam

Các văn bản pháp luật hiện hành quy định về thuế
TTĐB bao gồm:
+ Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng
11 năm 2008.
+ Nghị định 26/2009NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm
2009 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

88 Học viện Tài chính


Chương 3. Thuế tiêu thụ dặc biệt

+ Thông tư số 64/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của


Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 của Chính phủ qui định
chi tiết thi hành Luật • thuế tiêu thụ• đặc
* biệt
• và Luật

thuế giá trị gia tăng.


3.2.1. P ham vỉ áp d u n g tK uế tiêu th ụ đăc biêt
(TTĐB)
3.2.1.1. Đối tượng chịu thuế
Đôi tượng chịu thuế TTĐB là các hàng hoá, dịch vụ
sau đây:
- Hàng hóa bao gồm: Thuốc lá điếu, xì gà và chế
phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi,
ngậm; rượu; bia; xe ồ tô dưối 24 chỗ ngồi, kể cả xe ô tô
vừa chỏ người, vừa chỏ hàng loại có từ hai hàng ghế trỏ
lên, có thiết kế vách ngăn cô' định giữa khoang chỏ người
và khoang chỏ hàng; xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh
có dung tích xy lanh trên 125cm3; tàu bay, du thuyền;
xăng các loại, náp ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm
khác để pha chê xăng; điều hòa nhiệt độ công suất từ
90.000 BTU trở xuống; bài lá; vàng mã, hàng mã.
- Dịch vụ chịu thuế gồm: Kinh doanh vũ trường;
kinh doanh mát xa, karaôke; kinh doanh casino, trò
chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc

Học viện Tài chính 89


GIẢO TRÌNH THUẾ

pót, máy sòlót và các loại máy tương tự; kinh doanh đặt
cược; kinh doanh golf bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi
gôn; kinh doanh xổ số.
3.2.1.2. Đối tương không chịu thuế
Thuế TTĐB cũng có tính lãnh thổ giống như thuế
GTGT, vì vậy, các hàng hoá, dịch vụ không tiêu dùng ở
Việt Nam sẽ không thuộc diện chịu thuế TTĐB. Theo
qui định hiện hành, các trường hợp hàng hoá không
thuộc diện chịu thuế TTĐB bao gồm:
1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp
xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác
để xuất khẩu bao gồm:
- Hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp
xuất khẩu ra nưóc ngoài bao gồm cả hàng hoá bán, gia
công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ
ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất.
Cơ sở có hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế
TTĐB quy định tại điểm này phải có hồ sơ chứng minh
là hàng đã thực tế xuất khẩu, cụ thể như sau:
- Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng gia công cho
nưóc ngọài.
- Hoá đơn bán hàng hoá xuất khẩu hoặc trả hàng,
thanh toán tiền gia công.

90 Học viện Tài chính


Chương 3. Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Tò khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận cùa cơ


quan Hải quan về hàng hoá đã xuất khẩu.
- Chứng từ thanh toán qua Ngán hàng.
- Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế
TTĐB nếu tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu theo giấy
phép tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, trong thời hạn
chưa phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo
chê độ quy định thì khi tái nhập khẩu không phải nộp
thuế TTĐB, nhưng khi cơ sở sản xuất bán hàng hoá này
phải nộp thuế TTĐB.
- Hàng hóa do 'cơ sỏ sản xuất bán hoặc ủy thác cho
cơ sở kinh doanh xụất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng
kinh tế.
Đôi với hàng hoá cơ sở xuất khẩu mua, nhận uỷ thác
xuất khẩu để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà
tiêu thụ trong nước, cơ sỏ kinh doanh xuất khẩu phải kê
khai, nộp thuế TTĐB đối vối các hàng hoá này khi tiêu
thụ (bán) trong nưóc.
- Hàng hoá mang ra nưốc ngoài để bán tại hội chợ
triển lãm ỏ nưỏc ngoài.
2.Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:
- Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại;
quà tặng, quà biếu bao gồm:

Học viện Tài chính 91


GIÁO TRÌNH THUẾ

- Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đưòng qua cửa khẩu,
biên giói Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu, bao gồm:
- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái
xuất khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế nhập
khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuê TTĐB tương
ứng vối số hàng thực tái xuất khẩu.
- Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, nếu
thực tái xuất khẩu trong thòi hạn chưa phải nộp thuế
nhập khẩu theo chế độ quy địrih.
* Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu
chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật
về miễn trừ ngoại giao.
- Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý
miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và
ngưòi nưốc ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu
Việt Nam.
- Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa
hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi
thuê quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế
quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá

92 Học viện Tài chính


Chương 3. Thuế tiêu thụ đậc biệt

đưcc mua bán giữa các khu phi thuê quan với nhau, trừ
xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
4 Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh
đoốnh vận chuyển hàng hoá, hành khách và kinh doanh
du lịch.
Trường hợp tàu bay, du thuyền thuộc diện không
chịu thuê tiêu thụ đặc biệt nhưng sau đó không sử dụng
cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành
khách và kinh doanh du lịch thì phải chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt theo giá trị còn lại sau khi trừ giá trị đã khấu
hao theo quy định.
Cơ sở kinh doanh có tàu bay, du thuyền chuyển đổi
mục đích nêu trên phải kê khai nộp thuế TTĐB cho cơ
quan thuế quản lý trực tiếp.
5. Xe ô tô không thuộc đốì tượng chịu thuế TTĐB là
các loại xe theo thiết kế của nhà sản xuất được sử dụng
làm xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ; xe
thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24
người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí,
thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia
giao thông.
6. Điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở
xuống, theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên

Học viện Tài chính 93


GIÁO TRÌNH THUẾ

phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa; tàu,
thuyền, tàu bay.
3.2.1.3. Người nộp thuếTTĐB
Đối tượng nộp thuế TTĐB là các tổ chức, cá nhân
(gọi chung là cơ sở) có hoạt động sản xuất, nhập khẩu
hàng hoá, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế TTĐB.
Như vậy, khi xác định đối tượng nộp thuế TTĐB
phải có đầy đủ 2 điều kiện: đối tượng đó hoặc là người
sản xuất hàng hoá, kinh doanh dịch vụ hoặc là ngưòi
nhập khẩu hàng hoá nằm trong danh mục chịu thuế
TTĐB. Sỏ dĩ thuế TTĐB đánh cả vào hàng nhập khẩu,
một mặt nhằm đảm bảo công bằng giữa hàng sản xuất
trong nước và hàng ngoại nhập, mặt khác để bảo hộ sản
xuất trong nước, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Cơ sở chỉ phải nộp thuế TTĐB một lần ở khâu sản
xuất (đối với hàng sản xuất trong nước), khâu nhập
khẩu (đối với hàng nhập khẩu), hoặc ỏ khâu cung ứng
dịch vụ (đối với dịch vụ chịu thuể) mà không phải
chịu thuế TTĐB ở những khâu tiếp theo của quá
trình luân chuyển hàng hoá. Hàng hoá, dịch vụ đặc
biệt vẫn phải chịu cả thuế GTGT, vừa để đảm bảo
tính liên hoàn của thuế GTGT, vừa đảm bảo phù hợp
với thông lệ quốc tế.

94 Học viện Tòi chính


Chương 3. Thuế tiêu thụ đ ậ c biệt

3.2..2. Cán cứ tín h th u ế


Cán cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng
hóa,w iị<eh
• vụm chịu
# thuế TTĐB và thuế suất thuê TTĐB.
Từ cíc càn cứ trên, thuê TTĐB được xác định như sau:

ThuếTTĐB Giá tính Thuế suất


phải nộp s thuếTTĐB x thuếTTĐB

32.2.1. Giá tính thuếTTĐB


Về nguyên tắc, giá tính thuế TTĐB được xác định
trên :ơ sở giá chưa có thuế TTĐB. Qui định như vậy là
để đ:im bảo sự nhất quán về phương pháp tính thuế
giữa hàng sản xuất trong nưốc và hàng nhập khẩu. Cụ
thể 1À:
- Đôi với hàng sản xuất trong nước: Giá tính thuế
TTĐS là giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế TTĐB
và chưa có thuế giá trị gia tăng (GTGT), được xác định
cụ thể như sau:
„ . £ ., L L Giá bán chưa có thuế GTGT
Giá tính thuế TTĐB = ' .
1 + Thuế suất thuế TTĐB

Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB


bán hàng qua các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc thì
giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá do các chi nhánh,
cửa hàng, cơ sở phụ thuộc bán ra chưa có thuế GTGT. Cơ
sỏ sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ

Học viện Tài chính 95


GIÁO TRÌNH THUẾ

sỏ quy định, hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định
giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuê GTGT do cd sở
sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng.
- Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB được tiêu thụ
qua các cơ sở kinh doanh thường mại thì giá làm căn cứ
tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT của cd sở
sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so vói giá
bán bình quân do cơ sỏ thương mại bán ra. Trường hợp
giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10% so vói giá cơ sở
kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế TTĐB
là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định.
- Đôĩ với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB đối
với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB được
xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu +
Thuế nhập khẩu
Trường hợp thuế nhập khẩu được miễn hoặc giảm
thì giá tính thuế TTĐB tính theo số thuế sau khi được
miễn hoặc giảm.
Đối với rượu chai, bia chai, bia lon khi tính thuế
TTĐB không được trừ giá trị vỏ bao bì.
Sỏ dĩ giá tính thuế TTĐB bao gồm cả yếu tố thuế
nhập khẩu nhằm tạo ra sự bình đẳng tương đối về mặt

96 Học viện Tòi chính


Chương 3. Thuế tiêu thụ đặc biệt
g n m g g M -^ m — — BgngỊ ■! ■- ■■I ■- .- g - e a— ^ g g g ạ ^ g g

bằng giá cả giữa hàng sản xuất trong nưác và hàng nhập
khẩu tại khâu đầu tiên khi hàng hoá bắt đầu đi vào lưu
thông tại thị trường nội địa. Hơn nữa, trong điểu kiện hội
nhập kinh tế quổc tế, mức thuế suất thuế nhập khẩu
thường xuyên thay đổi, không cần phải thay đổi mức
thuế suất thuế TTĐB nhưng vẫn duy trì được mữc độ bảo
hộ Ổn định đôi với hàng sản xuất trong nưốc.
- Đối với hàng hóa gia công: giá tính th u ế TTĐB là
giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở giao gia
công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương
đương tại cùng thòi điểm bán hàng chưa có thuế GTGT
và chưa có thuế TTĐB.
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp: giá
tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế TTĐB và chưa
có thuế GTGT của hàng hóa bán theo phương thức trả
tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp.
- Đôĩ với hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợp tác
kinh doanh giữa cơ sản xuất và cơ sở sở hữu thương hiệu
(nhãn hiệu) hàng hoá, công nghệ sản xuất: giá tính thuế
TTĐB là giá bán ra chưa có thuế GTGT của cơ sỏ sở hữu
thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hoá, công nghệ sản xuất.
- Đôi vối hàng hốa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu
dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại là giá tính
thuê tiêu thụ đặc biệt cùa hàng hóa, dịch vụ cùng loại

Học viện Tài chính 97


GIẢO TRÌNH THUẾ

hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt
động này.
- Giá tính thuế dổi với dịch vụ chịu thuế TTĐB là
giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế
TTĐB và chưa có thuê GTGT,* được • xác định
m như sau:
Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT
Giá tính thuế TTĐB =
1 + Thuế suất thuế TTĐB

- Giá tính thuê TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ chịu
thuếTTĐB dùng để khuyến mại, trao đổi, tiêu dùng nội
bộ, biếu, tặng là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch
vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh
các hoạt động này.
Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa sản xuất trong
nước, dịch vụ chịu thuế TTĐB bao gồm cả khoản thu
thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, dịch vụ (nếu có) mà
cơ sở được hưởng.
* Thời điểm xác định thuếTTĐB như sau:
- Đối vói hàng hóa: thòi điểm phát sinh doanh thu
đối vối hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sỏ hữu
hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không
phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
- Đối vói dịch vụ: thời điểm phát sinh doanh thu là
thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thòi

98 Học viện Tài chính


Chương 3. Thuế tiêu thụ đặc biệt

điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã
thu (tược tiền hay chưa thu được tiên.
- Đối vói hàng hóa nhập khẩu là thòi điểm đăng ký
tờ khai hải quan.
3.2.2.2. Thuế suất thuếTTĐB
Biểu thuế TTĐB hiện hành có 8 mức thuế suất thuê
TTĐB khác nhau từ 10%- 70% phân theo từng loại hàng
hoá, dich vụ, tuỳ thuộc vào mức độ cần điều tiết đổi với
hàng hoá, dịch vụ đó.
Trường hợp cơ sở sản xuất nhiều loại hàng hóa và
kinh doanh nhiều loại * dịch
• vụ• chịu
• thuê TTĐB có các
múc thuế suất khác nhau thì phải kê khai nộp thuế
TTĐB theo từng mức thuê suất quy định đôi với từng
loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở sản xuất hàng hóa,
kinh doanh dịch vụ không xác định được theo từng mức
thuê suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất
cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất,
kinh doanh.
Hàng mã thuộc diện chịu thuê TTĐB không bao
gồm loại hàng mã là đồ chơi trẻ em và các loại hàng mã
dùng để trang trí.
Thuế suất thuê TTĐB không phân biệt hàng hóa
nhập khẩu hay hàng hóa sản xuất trong nưốc.

Học viện Tài chính 99


GIÁO TRÌNH THUẾ

3J2.3. Đăng ký, kê khai, nôp thuế, quyết toán th u ế

3.2.3.1. Đăng ký thuế


Việc đăng ký thuế TTĐB được quy định cụ thể như sau:

- Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu


thuế TTĐB, kể cả các đơn vị, chi nhánh, cửa hàng trực
thuộc cơ sỏ phải đăng ký thuế với cơ quan thuế nơi sản
xuất, kinh doanh theo hướng dẫn về kê khai đăng ký
thuế và đăng ký mã sô" đối tượng nộp thuế.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng chịu
thuế TTĐB phải thực hiện đăng ký sử dụng nhẵn hiệu
hàng hoá và hoá đơn chứng từ với cơ quan thuế.
3.2.3.2. Kê khai thuế
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh
dịch vụ chịu thuế TTĐB phải kê khai thuế TTĐB theo
các quy định sau đây:

- Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu


thuế TTĐB phải kê khai thuế TTĐB khi tiêu thụ hàng
hóa, dịch vụ, trả hàng gia công, trao đổi, biếu, tặng,
khuyên mại, tiêu dùng nội bộ.
Đôi với trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua các
chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc, bán hàng thông

100 Học viện Tài chính


Chương 3. Thuế tiêu thụ đặc biệt
E_5JU£SB ggg Ig ■ I ' ' 'I , =T i 5 = 5 g sga ----------- »

qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa


hồng, xuất hàng bán ký gửi, cơ sỏ sản xuất chính phải
kê khai nộp thuê TTĐB cho toàn bộ sô" hàng hóa này tại
nơi cơ sở sản xuất đăng ký kê khai nộp thuế. Các chi
nhánh, cửa hàng, cơ sở trực thuộc khi gửi báo cáo về cơ
sở sản xuất thì đồng gửi một bản cho cơ quan thuế nơi
chi nhánh, cửa hàng, cơ sở trực thuộc bán hàng biết để
theo dõi.
Đối vối trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua các
chi nhánh, cơ sở trực thuộc ở khác địa phương (tỉnh,
thành phố) thì kê khai căn cứ vào hóa đơn xuất hàng
của cơ sở sản xuất và khi quyết toán thuế sẽ quyết
toán theo doanh sô" thực tế do chi nhánh, cơ sở trực
thuộc

bán ra.
Đối vỏi hàng hoá gia công, trường hợp nếu có chênh
lệch về giá bán ra của cơ sở đưa gia công vói giá bán làm
căn cứ tính thuế TTĐB của cơ sở nhận gia công thì cơ sở
đưa gia công phải kê khai nộp bổ sung phần chênh lệch
về thuế TTĐB của hàng đưa gia công theo giá thực tế
mà cơ sỏ bán ra.
- Cơ sỏ nhập khẩu hàng hóa phải kê khai và nộp tờ
khai hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu theo từng
lần nhập khẩu cùng vói việc kê khai thuế nhập khẩu vối
cơ quan thu thuế nhập khẩu.

Học viện Tài chính 101


G IÁO TRÌNH THUẾ ____________ ___
ge— gsgagggaggg B gạ gB B gẹg BsgBBS-agggMg g g . ggaggaggggM B m g*”

Trường hợp nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhập


khẩu ủy thác là đối tượng kê khai, nộp thuê TTĐB.
- Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bằng
nguyên liệu đã chịu thuế TTĐB thì khi kê khai thuê
TTĐB ở khâu sản xuất được• khấu trừ sô" thuê TTĐB tỉã
nộp đối vối nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp. Sô
thuế TTĐB được khấu trừ đối với nguyên liệu tối đa
không quá số thuế TTĐB tương ứng với số nguyên liệu
dùng sản xuất ra hàng hóa đã tiêu thụ.
Việc khấu trừ tiền thuế TTĐB được thực hiện cùng
với việc kê khai nộp thuế, xác định thuê phải nộp trong
trưòng hợp này theo công thức sau:
SốthuếTTĐ B Số thuế TTĐB đ i nộp ở
SốthuếTTĐ B _ phải nộp của khâu nguyên liệu mua vào
phải nộp ~ hàng xuất kho ’ tương ứng với số hàng xuất
tiêu thụ trong kỳ kho tiêu thụ trong kỳ

Ví dụ: Doanh nghiệp A trong tháng N/ 2010 nhập


khẩu 10.000 lít bia tươi, tổng số thuế TTĐB của bia tươi
nhập khẩu là 30 triệu đồng, tổng sô" thuế GTGT ở khâu
nhập khẩu là 12 triệu đồng. Từ sô" nước bia này, doanh
nghiệp đã sản xuất được 20.000 chai bia (loại 1/2 lít/ chai).
Giả sử số bia hao hụt trong quá trình sản xuất coi như
không đáng kể. Trong tháng, doanh nghiệp đã tiêu thụ
được 5.000 chai với giá bán chưa có thuế GTGT là 8.700
đồng/ chai. Thuế suất thuế TTĐB của bia chai là 45%.

102 Học viện Tài chính


Chương 3. Thuế tiêu thụ dặc biệt

Thuế TTĐB phải nộp ở khâu sản xuất là:


8.700 30.000.000
5.000 X ——— X 45% . X 5.000 = 6.000.000đ
1 + 45% 20.000

- Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng để xuất khẩu


nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì phải kê
khai và nộp đủ thuế TTĐB thay cho cơ sở sản xuất. Giá
tính thuế TTĐB là giá bán ra của cơ sở kinh doanh xuất
khẩu chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT.
Ví dụ: Công ty kinh doanh xuất, nhập khẩu B trong
tháng M/ 2010 mua 10.000 cây thuốc lá của nhà máy
thuốc lá c để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế với giá mua
chưa có thuế GTGT là 89.000 đồng/ cây. Công ty đã xuất
khẩu được 7.000 cây với giá FOB là 165.000 đồng/ cây. Sô"
còn lại do không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo hợp
đồng nên không xuất khẩu được, phải tiêu thụ trong nưốc
với giá bán chưa có thuế GTGT là 132.000 đồng/ cây. Thuế
suất thuế TTĐB của thuốc lá trên là 65%.
Sô" thuế TTĐB công ty B phải nộp là:
132.000
3 000 X " X 65% = 156.000.000đ
1 + 65%
3.2.3.3. Hóa đơn, chứng từ
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh
dịch vụ chịu thuế TTĐB phải thực hiện đúng chế độ kế

Học viện Tài chính 103


GIÁO TRĨNH THUẾ

toán, hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa, kinh
doanh dịch vụ và vận chuyển hàng hóa theo quy định
của pháp luật.
Cơ sở sản xuất khi bán hàng, giao hàng cho các chi
nhánh, cơ sở phụ thuộc, đại lý đều phải sử dụng hóa
đơn. Trường hợp chi nhánh, cửa hàng trực thuộc đặt
trên cùng một tỉnh, thành phô' với cơ sở sản xuất hoặc
hàng xuất chuyển kho thì cơ sở được sử dụng phiếu xuất
kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động.
Đốỉ vối hàng xuất cho chi nhánh, đại lý bán đúng
giá quy định hưởng hoa hồng, giá bán ghi trên hóa đơn
là giá bán do cơ sỏ sản xuất quy định cho chi nhánh, đại
lý bán ra.
3.2.3.4. Nộp thuế
Thuế TTĐB được nộp vào ngân sách nhà nước theo
quy định sau đây:
- Cơ sỏ sản xuất, gia công hàng hóa, kinh doanh dịch
vu chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB vào ngân sách
nhà nưốc tại nơi sản xuất, gia công hàng hóa, kinh
doanh dịch vụ.
- Cơ sở nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu th u ế
TTĐB phải nộp thuế TTĐB theo từng lần nhập khẩu
tại nơi kê khai nộp thuế nhập khẩu. Thòi hạn thông

104 Học viện Tài chính


Chương 3. Thuế tiêu thụ đặc biệt

báo và thòi hạn nộp thuế TTĐB đốì với hàng hóa
nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và nộp
thuế nhập khẩu.
- Thuế TTĐB nộp vào ngân sách nhà nưốc bằng
đồng Việt Nam.
3.2.3.5. Quyết toán thuếTTĐB
Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế
TTĐB phải quyết toán thuế TTĐB theo quy định sau:
- Cơ sỏ sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu
thuế TTĐB phải thực hiện quyết toán thuế TTĐB hàng
năm với cơ quan thuế.
Trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua chi nhánh,
đơn vị trực thuộc ỏ khác địa phương vối nơi sản xuất,
khi quyết toán thuê căn cứ vào doanh thu bán hàng
thực tế của các chi nhánh, cơ sở phụ thuộc bán ra.
Cơ sở có hàng hoá gia công và cơ sở nhận gia công
đểu phải quyết toán thuế TTĐB với cơ quan thuế nơi
sản xuất, kinh doanh.
- Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, thay đổi
ngành nghề kinh doanh, chuyển dổi hình thức sỏ hữu,
giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nưốc thì
cơ sở phải quyết toán thuế với cci quan thuế và gửi
BgBBBBggggggS ! BSBgBBgg gBggga

Học viện Tài chính 105


G IÁ O TRÌNH THUẾ
r asssassasHSSSSB gggg gggạg ga m saa BBS ggạ gẹg 1. H*... B
— g i gge^= gg^

báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trong thiời
hạn 60 ngày, kể từ ngày có quyết định về các tha} đtổi
nêu trên và phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vẳo
ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày kế itừ
ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì cư<Ợc
trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc cưtỢc
hoàn thuế theo quy định.
* Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế TTĐB phiải
nộp đốì với đối tượng nộp thuế trong trường hợp sau:
9

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc


thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ.
+ Không kê khai hoặc quá thời gian quy định gủi ttò
khai, đã được thông báo nhắc nhở nhưng vẫn khìnig
thực hiện đúng, đã nộp tờ khai thuế nhưng kê líhỉai
không đúng các căn cứ xác định số thuế TTĐB.

+ Từ chối xuất trình sổ kế toán, hóa đơn chứng tù V ' à


các tài liệu cần thiết liên quan tởi việc tính thuế TTĐB..

+ Kinh doanh nhưng không có đăng ký knlh


doanh, không đăng ký kê khai nộp thuế mà bị kiirm
tra, phát hiện.

+ Kê khai giá bán làm căn cứ xác định giá tính tiuiế
TTĐB không đúng giá thực tế bán hoặc thấp hơn 1D%

106 Học viện Tài chính


Chương 3. Thuế tiêu thụ dặc biệt
. ,■ —I..JL ■- IU L
. gggạg i g g s s .■ ■— ĩ g

giá bán trên thị trường của hàng hoá, dịch vụ cùng loại
hoặc tương đương. Cơ quan thuê quản lý đối tượng nộp
thuế căn cứ giá bán trên thị trường để xác định căn cứ
ấn định thuế TTĐB.
3.2.4. Giảm thuế, hoàn thuê TTĐB
3.2.4.1. Các trường hợp được giảm, thuế
Người nộp thuê sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu
thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ
được giảm thuế.

Mức giảm thuế được xác định trên cơ sỏ tổn thất


thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng
không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt
hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi
được bồi thường (nếu có).

3.2.4.2. Hoàn thuếTTĐB


Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh
dịch vụ chịu thuê TTĐB được hoàn thuế TTĐB đã nộp
trong một số trường hợp, hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền
giải quyết hoàn thuế như sau:
1. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:
a) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc
biệt nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang

Học viện TÒI chính 107


GIÁO TRÌNH THUẾ

chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra
nước ngoài.
b) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ dặc
biệt để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại
lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các
phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến
đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện
của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tê theo quì
định của Chính phủ.
c) Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo
phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất khi tái
xuất khẩu được* hoàn lại• số thuế tiêu thụ •đặc• biệt • đã
nộp tương ứỊig với số" hàng tái xuất khẩu.
d) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại sô'
thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đổì vối sô" hàng xuất trả
lại nưốc ngoài.
đ) Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm,
giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác
trong thòi hạn nhất định đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt,
khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.
e) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai
báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so vối k h ả báo;

108 Học viện Tài chính


Chương 3. Thuế tiêu thụ đậc biệt
K-Jtf-J!!!l|_ g !g g « m g B H g S-glJar„.IIJl> g ■ SBgBBgggBggggggBanMBBB ' wsssĨZ* g BBHSgHgBgSI

hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng,


mất có lý do xác đáng, đã nộp thuê TTĐB.
g) Đôi với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất
lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu
(do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của
cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của
chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ
quan Hải quan kiểm tra và xác nhận lại sô" thuế TTĐB
phải nộp, nếu có sô' thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại,
nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp.
2. Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất,
gia công hàng xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụ
đặc biệt đã nộp tương ứng vối số nguyên liệu dùng để
sản xuất hàng hoá thực tế xuất khẩu.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi
sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình
thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp
nhà nưốc có sô' thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa, cơ sở có
quyền đề nghị cơ quan thuê hoàn lại sô" thuế tiêu thụ
đặc biệt nộp thừa.
4. Hoàn th u ê TTĐB trong các trường hợp:

a) Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm


quyền theo quy định của pháp luật.

Học viện Tài chính 109


GIẢO TRÌNH THUẾ

b) Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã


hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
c) Hoàn thuế trong trường hợp có sô" tiền thuế tiêu
thụ đặc biệt đã nộp lớn hơn số tiền thuế tiêu thụ đặc
biệt phải nộp theo quy định.

110 Học viện Tài chính

You might also like