You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

~~~~~~*~~~~~~

TIỂU LUẬN

Môn: Thuế - thực hành và khai báo

Đề tài: TÍNH ĐƠN GIẢN

VÀ CÔNG BẰNG CỦA THUẾ

Lớp học phần : 231KK1605


GV hướng dẫn : PGS.TS Phạm Quốc Thuần
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Kiều Phương-K214090633

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 1 năm 2024


i

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỤC TIÊU ĐƠN GIẢN VÀ CÔNG
BẰNG TRONG HỆ THỐNG THUẾ............................................................................... 3
1.1. Mục tiêu đơn giản trong hệ thống thuế .................................................... 3
1.1.1. Khái niệm sự đơn giản và mục tiêu đơn giản ....................................... 3
1.1.2. Vấn đề thực hiện mục tiêu đơn giản thông qua các luật thuế ............... 4
1.2. Mục tiêu công bằng trong hệ thống thuế .................................................. 5
1.2.1. Khái niệm công bằng và mục tiêu công bằng ....................................... 5
1.2.2. Vấn đề thực hiện công bằng thông qua các luật thuế ........................... 6
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐƠN GIẢN VÀ CÔNG BẰNG
TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT THUẾ.................................................................... 11
2.1 Thực tiễn thực hiện mục tiêu đơn giản trong thực thi pháp luật thuế................... 11
2.2 Thực tiễn thực hiện mục tiêu công bằng trong thực thi pháp luật thuế ................ 12
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 16
1

LỜI MỞ ĐẦU
Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào trên thế giới thống nhất về thuế. Với
góc độ tiếp cận khác nhau của các nhà kinh tế sẽ có khái niệm về thuế khác nhau. Tuy
nhiên, một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản thu bắt
buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”. Thuế đóng một vai trò quan
trọng không chỉ trong việc huy động nguồn lực vật chất cho ngân sách nhà nước mà
còn góp phần điều tiết nền kinh tế vĩ mô, điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã
hội trong phân phối thu nhập trong bối cảnh xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp như
hiện nay.

Việc xây dựng hệ thống thuế của một quốc gia là một quá trình phức tạp, không
ngừng hoàn thiện, đảm bảo tính công bằng, minh bạch và khuyến khích phát triển kinh
tế . Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của thuế ngày càng một nâng cao và đòi hỏi
Nhà nước phải xây dựng một hệ thống pháp luật về thuế phù hợp với sự phát triển của
đất nước. Xây dựng hệ thống thuế được thực hiện dựa trên các tiêu chí và mục tiêu
quan trọng, bao gồm: tính trung lập, tính hiệu suất, sự rõ ràng và đơn giản, tính hiệu
quả và công bằng tính linh hoạt.

Hai mục tiêu quan trọng của thuế là đơn giản và công bằng. Đơn giản hóa thuế
không chỉ giúp cho người nộp thuế và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, tuân thủ mà còn
giúp họ dễ dàng hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình hơn. Công bằng trong thuế
đòi hỏi sự phân phối công bằng của gánh nặng thuế giữa các tầng lớp xã hội, đảm bảo
rằng những người có điều kiện kinh doanh và thu nhập giống nhau đều phải nộp thuế
như nhau. Những chính sách thuế công bằng không chỉ thúc đẩy sự chia sẻ công bằng
mà còn mọi cá nhân, tổ chức, cá nhân tạp trung đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh để có thu nhập cao một cách chính đáng. Để có thể hiểu rõ hơn mục tiêu đơn giản
và công bằng của thuế góp phần quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống thuế linh
hoạt và hiệu quả được thể hiện như thế nào, tôi xin được trình bày thông qua đề tài sau
đây: “Mục tiêu đơn giản và công bằng của thuế, các minh chứng cụ thể trong lý thuyết
và thực tiễn”.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỤC TIÊU ĐƠN
GIẢN VÀ CÔNG BẰNG TRONG HỆ THỐNG THUẾ
1.1. Mục tiêu đơn giản trong hệ thống thuế
1.1.1. Khái niệm sự đơn giản và mục tiêu đơn giản
Nếu từng có một cuộc thảo luận về giữa các chuyên gia về thuế thì chắc hẳn là sự
đơn giản của thuế, bởi vì bản thân nó đã là một khái niệm phức tạp. Slemorod (1989,
p.157) đã xác định bốn khía cạnh phức tạp của hệ thống thuế là: Khả năng dự đoán,
khả năng thực thi, độ khó và khả năng điều kiển. Cooper (1993, p.424) chỉ ra rằng sự
đơn giản của thuế hàm chứa bên trong nó những hàm ý về khả năng dự đoán, tính cân
xứng, tính nhất quán, sự tuân thủ, năng lực quản lý, phối hợp và thể hiện. Trong nghiên
cứu gần đây của Haris (1996, pp.8-10) đã tiếp cận sự đơn giản thuế với một góc độ
khác, tác giả cho rằng ba khía cạnh đơn giản của thuế là sự đơn giản về chính sách,
hình thức và hành động. Như vậy, rõ ràng sự đơn giản là một khái niệm đa diện.

Một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về sự đơn giản của thuế là sự dễ dàng
mà trong đó nội dung của thuế có thể được đọc, hiểu và áp dụng chính xác vào các tình
huống thực tế (Tran-Nam, 2000). Dựa trên định nghĩa này, một số nguyên tắc cần thiết
để đơn giản hóa pháp luật, bao gồm:

- Rõ ràng: luật pháp và quyết định về thuế phải được thể hiện bằng ngôn ngữ đơn
giản và được xây dựng một cách hợp lý.
- Tính nhất quán: pháp luật và các quyết định về thuế phải nhất quán cả bên trong
lẫn bên ngoài và có sự phối hợp tốt.
- Tính chắc chắn: bất kỳ trường hợp thuế cụ thể nào được pháp luật điều chỉnh đều
phải làm phát sinh một nghĩa vụ thuế duy nhất.

Có bốn nguyên tắc của chính sách thuế đúng đắn: đơn giản, minh bạch, trung lập
và ổn định – đóng vai trò là nền tảng cho các nhà hoạch định chính sách và người nộp
thuế ở khắp mọi nơi (Taxfoundation.org). Trong đó sự đơn giản có nghĩa là thuế phải
dễ dàng cho cả người nộp thuế và chính phủ dễ dàng quản lý thu thuế. Sự đơn giản của
thuế sẽ thúc đẩy thêm nguồn thu từ thuế, tăng năng suất làm tăng trưởng kinh tế, dành
ít nguồn lực hơn cho việc tuân thủ thuế. Bởi vì sự đơn giản hóa thuế có nhiều ý nghĩa
nên việc làm cho hệ thống thuế trở nên đơn giản cũng vậy. Mục tiêu của đơn giản hóa
trong hệ thống thuế là:

- Cải thiện hệ thống, luật pháp thuế ở ý nghĩa ngôn ngữ và cấu trúc
- Làm chi hệ thống, luật pháp thuế trở nên đơn giản hơn về nội dung, ngụ ý của các
khái niệm.
- Giảm chi phí vận hành (theo nghĩa tuyệt đối hoặc tương đối) của hệ thống, pháp
luật thuế

1.1.2. Vấn đề thực hiện mục tiêu đơn giản thông qua các luật thuế
Những lời kêu gọi đơn giản hóa hệ thống thuế đã đến từ nhiều phía. Trong tuyên
bố về khái niệm chính sách thuế có tự đề “Các nguyên tắc hướng dẫn đơn giản hóa
thuế”, Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đã tuyên bố rằng: “Đơn giản hóa
phải được xem như là một mục tiêu chính sách thuế ưu tiên và được xem xét kỹ lưỡng
cùng với việc xây dựng pháp luật và hướng dẫn hành chính”.

Để thực hiện được yêu cầu này, các qui phạm pháp luật thuế Việt Nam phải cụ thể,
đơn giản, dễ hiểu, tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo, giảm thiểu những qui định dẫn chiếu
từ văn bản pháp luật này sang văn bản pháp luật khác hoặc hạn chế dẫn chiếu những qui
định chung. Yêu cầu về sự rõ ràng, đầy đủ được đặt ra ngay từ quá trình soạn thảo, ban
hành Luật thuế cho đến khi luật thuế đó đi vào đời. Các qui định trong đạo luật thuế liên
quan đến phạm vi áp dụng, đối tượng nộp thuế, đối tượng tính thuế, cách xác định mức
thuế phải nộp, thời hạn nộp thuế, cách thức nộp thuế, các cơ quan thu, hành vi nào bị coi
là vi phạm, thẩm quyền phạt và mức phạt cần phải được qui định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu
để đa số dân chúng đều có thể hiểu được quyền và nghĩa vụ về thuế của mình.
❖ Quá trình cải cách thuế ở Việt Nam

Trong 10 năm qua, Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung
3 lần vào các năm năm 2013, 2014 và 2020. Điểm nổi bật trong tiến trình cải cách chính
sách thuế TNDN của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022 là: Đảm bảo duy trì một sắc
thuế TNDN không có sự đối xử phân biệt giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau. Cụ thể, Việt Nam đã thực hiện giảm mức thuế suất phổ thông thuế
TNDN từ 25% xuống 22% từ ngày 01/01/2014, riêng doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa
được áp dụng mức thuế suất 20% ngay từ ngày 01/7/2013. Từ ngày 01/01/2016, mức
thuế suất thuế TNDN phổ thông tiếp tục được giảm xuống 20%, áp dụng thống nhất cho
mọi loại hình doanh nghiệp.

Việc thực hiện xóa bỏ nhiều phí, lệ phí gây phiền hà tốn kém cho người dân, doanh
nghiệp đã tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh tích lũy vốn, mở rộng sản
xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập.

Xây dựng một hệ thống thuế đơn giản hơn, khắc phụ tình trạng thu thuế suất chồng
chéo và từng bước tiếp cận thông lệ quốc tế: Luật Thuế GTGT thay cho Thuế doanh thu
và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thay cho Luật Thuế lợi tức, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/1999

1.2. Mục tiêu công bằng trong hệ thống thuế


1.2.1. Khái niệm công bằng và mục tiêu công bằng
Công bằng là một phạm trù khoa học được nghiên cứu bởi nhiều lĩnh vực khoa học
khác nhau bao gồm cả triết học, chính trị, pháp lý… Công bằng được coi là một hiện
tượng xã hội có ý nghĩa khách quan mà con người cần hướng tới trong tư duy, nhận thức
và hành động. Chính vì vậy, công bằng vừa là mục đích, vừa là chuẩn mực để đánh giá
sự tồn tại, phát triển của cộng đồng, của xã hội loài người.
Smith (2006) phân biệt giữa công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều
dọc. Công bằng theo chiều ngang có nghĩa là những người nộp thuế có nguồn lực như
nhau sẽ phải nộp số thuế bằng nhau và công bằng theo chiều dọc có nghĩa là những người
nộp thuế có nguồn lực không đồng đều sẽ phải trả số tiền thuế không bằng nhau. Ngay
cả khi đưa ra định nghĩa này, công bằng vẫn là một khái niệm chủ quan. Đối với Smith,
tính chủ quan này có thể bao gồm định nghĩa về nguồn lực bình đẳng hoặc câu hỏi hệ
thống thuế phải tiến bộ đến mức nào. Nhưng trong 230 năm qua, khái niệm công bằng
đã được mở rộng từ những công thức ban đầu này để bao gồm cả việc sử dụng hệ thống
thuế nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội được xác định rõ hơn về mặt chính
trị. Do đó, điều này đã làm cho định nghĩa về công bằng trở nên chủ quan hơn.

Mục tiêu công bằng trong hệ thống thuế mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng và tích
cực cho xã hội và nền kinh tế. Bao gồm: đảm bảo công bằng xã hội, giảm bất bình đẳng
trong thu nhập, khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp tích cực tham gia vào hoạt động
sản xuất kinh doanh để tạo ra thu nhập cao hơn, tạo ra nguồn ngân sách ổn định cho nhà
nước và từ đó còn nâng cao niềm tin của mọi người vào hệ thống thuế.

1.2.2. Vấn đề thực hiện công bằng thông qua các luật thuế
❖ Công bằng trong Luật thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần
từ tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước, nói cách khác,
đây là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chính đáng của từng cá nhân. Thuế thu nhập
cá nhân đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển, đối tượng nộp thuế này là mọi dân
cư trong nước và người nước ngoài có thu nhập phát sinh ở nước sở tại không phân biệt
nghề nghiệp và địa vị xã hội.

Nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân và thực thi pháp luật
thuế thu nhập cá nhân được thể hiện qua một số điểm sau:
Thứ nhất, quy định về người nộp thuế

Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định về đối tượng nộp thuế bao gồm cá
nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân
không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, ngay
trong quy định về đối tượng nộp thuế cũng đã thể hiện được tính công bằng khi phân
chia đối tượng cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Xuất phát từ nguyên tắc đánh
thuế theo lãnh thổ và đánh thuế theo thu nhập phát sinh, việc Luật Thuế thu nhập cá nhân
phân chia hai đối tượng này hoàn toàn hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tránh
đánh thuế nhiều lần đối với cùng một thu nhập.

Thứ hai, quy định về thu nhập miễn thuế

Mặc dù Luật thuế thu nhập cá nhân quy định cá nhân có thu nhập cao và đáp ứng
điều kiện theo quy định phải nộp thuế. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng và mọi loại
thu nhập đều phải chịu thuế. Sự công bằng ở đây được thể hiện ở quy định về thu nhập
miễn thuế nhằm thể hiện được chính sách ưu đãi của Nhà nước, tránh tình trạng “tận
thu” đánh thuế vào sức người. Theo đó, tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa
đổi bổ sung 2012 quy định 16 loại thu nhập được miễn thuế chủ yếu đối với các thu nhập
liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp; thu nhập nhận được từ quan
hệ chuyển nhượng bất động sản, nhà ở giữa những người có mối quan hệ trong gia đình;
hoạt động tài chính, bảo hiểm nhân thọ và tiền lương hưu.

Thứ ba, quy định về giảm trừ gia cảnh

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối
với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Sở dĩ đặt
ra khoản giảm trừ này chủ yếu xuất phát từ mục đích xã hội, tạo điều kiện cho những
người mang gánh nặng gia đình thực hiện được trách nhiệm của mình cũng như tránh
tình trạng “đánh vào sức người”, đồng thời khoản giảm trừ còn có ý nghĩa trong khuyến
khích cá nhân tham gia một số hoạt động nhất định như đóng góp từ thiện, nhân đạo...
Quy định này thể hiện tính công bằng giữa những người có thu nhập cao với nhau nhưng
có những điều kiện, hoàn cảnh gia đình khác nhau. Luật thuế thu nhập cá nhân đã quy
định mức giảm trừ hiện nay như sau: Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu
đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu
đồng/tháng. Ngoài mức giảm trừ gia cảnh, Luật thuế thu nhập cá nhân còn quy định mức
giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo.

Thứ tư, quy định về thuế suất luỹ tiến

Thuế suất là việc xác định mức thu của nhà nước trên đối tượng tính thuế. Đối với
thuế thu nhập cá nhân đảm bảo mục tiêu công bằng trong trả thuế tương ứng với nguyên
tắc khả năng trả thuế, thuế suất được thiết kế theo Biểu thuế luỹ tiến có nghĩa là mức thu
nhập càng cao phải chịu thuế suất cao lên tương ứng với giá trị thu nhập. Rõ ràng ở đây
đã thấy được sự công bằng theo chiều dọc của thuế đảm bảo người có thu nhập cao hơn
phải đóng thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp hơn. Điều này đươc quy định rõ tại
Điều 22 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung năm 2012, để đảm bảo tính
công bằng Luật đã quy định biểu thuế như sau: Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng cho
thu nhập từ tiền lương, tiền công. Biểu thuế chia ra càng nhiều khoảng thu nhập thì sẽ
đảm bảo được công bằng hơn, Luật đã chia ra 7 khoảng thu nhập với 7 mức thuế khác
nhau:

Bậc Phần thu nhập tính thuế/năm Phần thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất
thuế (triệu đồng) (triệu đồng) (%)

1 Đến 60 Đến 5 5

2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10


3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15

4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20

5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25

6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30

7 Trên 960 Trên 80 35

❖ Công bằng trong Luật thuế Tài sản

Thuế tài sản là sắc thuế trực thu đánh vào các loại tài sản có khả năng chịu thuế của
các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. Những tài sản này được tạo ra từ thu nhập do quá
trình tích lũy của người dân ở một thời điểm nhất định nên tài sản bao giờ cũng có tính
bao quát, phạm vi rộng hơn bao gồm cả thu nhập; ngược lại, thu nhập chính là một phần
của tài sản nên tài sản và thu nhập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế tài sản và thực thi pháp luật thuế tài sản
được thể hiện qua một số điểm sau:

Một là, Dự thảo Luật Thuế tài sản đã có những quy định hợp lý khi đặt ra ngưỡng
điều tiết thuế đối với nhà. Theo đó, nếu giá trị nhà dưới mức ngưỡng xác định thì người
sở hữu nhà không có nghĩa vụ phải nộp thuế tài sản cho Nhà nước. Đây chính là sự công
bằng theo khả năng của người nộp thuế.

Hai là, Dự thảo Luật Thuế tài sản có xem xét và tính đến các trường hợp miễn,
giảm thuế như: số thuế nộp thấp (dưới 50.000 VNĐ), đất xây nhà tình thương, đại đoàn
kết... Điều này đã thấy rõ bản chất của thuế tài sản chỉ mong muốn điều tiết vào những
người có thu nhập tương đối và không điều tiết vào những chủ thể mà điều kiện sống
của họ còn nhiều khó khăn.

Ba là, Dự thảo Luật Thuế tài sản đã điều tiết vào một số tài sản chưa được sự công
nhận của Nhà nước (đất lấn, chiếm). Trong trường hợp này, theo quy định của luật,
những chủ thể có thu nhập từ việc khai thác đất nên có nghĩa vụ phải nộp thuế tài sản
cho Nhà nước. Điều này cũng nhằm đảm bảo sự công bằng giữa những người sử dụng
đất có lợi ích như nhau thì cũng phải cùng có nghĩa vụ nộp thuế.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐƠN GIẢN VÀ
CÔNG BẰNG TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT THUẾ
2.1 Thực tiễn thực hiện mục tiêu đơn giản trong thực thi pháp luật thuế
❖ Thực tiễn tại các nước trên thế giới

Hệ thống thuế đơn giản là một hệ thống thuế với ít sắc thuế và mức thuế suất hạn
chế việc miễn, giảm thuế. Đối với các nước đang phát triển, một hệ thống chính sách
thuế đơn giản sẽ dễ quản lý và dẫn đến mức độ tuân thủ cao hơn một hệ thống thuế phức
tạp. Chẳng hạn, Thái Lan chỉ áp dụng một mức thuế suất đối với thuế giá trị gia tăng
(GTGT). Bên cạnh đó, các nước đang phát triển còn thực hiện đơn giản hóa về thuế suất
các loại thuế (áp dụng một mức thuế suất thuế GTGT); đơn giản hóa cơ cấu giá; đơn
giản hóa cấu trúc về thuế tiêu thụ đặc biệt. Một số quốc gia nhất là các nước thuộc Liên
Xô cũ và Đông Âu đã thực hiện cải cách chính sách thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) theo
hướng xoá bỏ biểu thuế luỹ tiến, áp dụng duy nhất một mức thuế suất thuế TNCN. Điều
này đã tạo được sự cải cách về thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế.

Tại các quốc gia trên thế giới, thanh toán thuế được thực hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau bao gồm: Thanh toán qua ngân hàng, bưu điện; Thanh toán di động, thanh
toán qua mạng internet; ghi nợ trực tiếp; Các hình thức khác. Trong đó thì việc thanh
toán qua ngân hàng, bưu điện, internet và ghi nợ trực tiếp đang được các nước sử dụng
khá phổ biến.

❖ Thực tiễn tại Việt Nam

Đến nay, biểu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của phần lớn các nước
thường có ít hơn 6 bậc (biểu thuế của Nhật Bản có 5 bậc, Australia và Hàn Quốc có 4
bậc, Anh có 3 bậc). Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện có 7 bậc được xem là khá phức tạp,
chưa tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Việc thực hiện giảm bớt số bậc thuế trong biểu
thuế lũy tiến, sẽ góp phần làm đơn giản, tăng cường tính minh bạch trong việc quản lý,
thu thuế.

Về thời gian nộp thuế, Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể trong 5 năm qua về
thủ tục kê khai và nộp thuế, đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc về chỉ số này. Ví dụ, năm
2020, tổng thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế giả định là 384 giờ so
với 498 giờ vào năm 2019. Tuy khi so sánh với các chỉ số toàn cầu và khu vực, Việt
Nam đạt điểm không cao, nhưng đây thực sự là một bước cải cách đột phá và những thay
đổi trong tương lai đối với việc tự động hóa quy trình khai thuế và nộp thuế sẽ giúp Việt
Nam cải thiện vấn đề này tốt hơn nữa.

Nhiều chính sách thuế mới được ban hành trong thời gian vừa qua đã góp phần đơn
giản, minh bạch hoá việc kê khai, tính thuế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: bãi
bỏ phụ lục bảng kê trong hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng; đơn giản hoá thủ tục đăng ký
phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng; bãi bỏ quy định kê khai thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quý; bổ sung quy định rõ thời hạn cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra quyết
toán thuế khi người nộp thuế giải thể, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi loại hình; giảm
dần sự khác biệt giữa kế toán và thuế trong xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh
nghiệp…

2.2 Thực tiễn thực hiện mục tiêu công bằng trong thực thi pháp luật thuế
❖ Thực tiễn xu hướng điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân trên thế giới

Dù không giống nhau, song trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới
ghi nhận một số xu hướng chung trong điều chỉnh chính sách thuế TNCN là: Tăng
ngưỡng thu nhập tính thuế; Tăng giảm trừ gia cảnh; Áp dụng biểu thuế suất lũy tiến với
thu nhập từ tiền lương, tiền công; Tăng thuế suất với thu nhập cao, giảm thuế suất với
thu nhập thấp; Mở rộng đối tượng thu thuế (bao gồm cả thu nhập từ trúng thưởng…)….
nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo cũng như đảm bảo chức năng phân phối thu nhập
của hệ thống thuế.
Hầu hết tất cả các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc những cá nhân có mức thu nhập
tiền lương, tiền công cao hơn thì bị đánh thuế cao hơn, với khung thuế suất thuế TNCN
lũy tiến, như: Tại Myanmar có mức giao động từ 1% đến 25%; tại Singapore từ 0% đến
22%; tại Philippin từ 5% đến 32%; tại Malaysia từ 1% đến 28%; tại Hàn Quốc từ 6%
đến 40% và tại Mỹ từ 10% (thu nhập dưới 9.325 USD) đến 39,6% (thu nhập từ 418.400
USD trở lên)…

Tại Anh, từ năm tài chính 2016 – 2017, chính sách thuế TNCN thay đổi theo hướng
có lợi cho người lao động, theo đó: (i) Tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân từ khoảng
10.000 bảng lên 10.800 Bảng và 11.500 bảng cho năm 2017 – 2018; (ii) Mức thu nhập
chịu thuế thuế suất cơ bản tăng từ 31.785 bảng (năm 2015 – 2016) lên 31.900 Bảng trong
năm 2016 – 2017 và 32.300 Bảng trong năm 2017 – 2018.

Croatia cũng giảm ngưỡng từng bậc tính thuế TNCN, cụ thể, mức thuế suất cao
nhất 36% sẽ được nâng ngưỡng tính thuế từ 210.000 HRK/năm lên 360.000 HRK/năm.
Tiền thưởng không chịu thuế được tăng thêm 5.000 HRK/năm. Thu nhập từ chuyển
nhượng bất động sản giảm xuống còn 3% với kỳ vọng giảm thiểu việc người dân không
đăng ký chuyển nhượng tài sản.

❖ Thực tiễn điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Theo biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
hiện hành, thuế suất đối với người làm công ăn lương gồm 7 bậc, từ 5 % đến 35% (từ 80
triệu đồng/tháng trở lên), sau khi trừ đi phần chiết giảm gia cảnh 9 triệu đồng/tháng cho
người nộp thuế và 3,6 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc.

Ngày 02/6/2020 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
(áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020). Theo đó, nâng mức giảm trừ đối với đối tượng nộp
thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ
thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng

Việc điều chỉnh như trên là cần thiết do phù hợp với xu hướng, thông lệ thế giới và
với quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân; góp phần bù lại mức trượt giá; cải thiện
mức sống của người dân, kích thích tăng mức chi tiêu hộ gia đình, tăng tiêu dùng của xã
hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh dịch NCOVID-19
đang có những tác động bất lợi đến nhiều mặt của nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh một nền kinh tế đang ngày càng phức tạp, việc xây dựng và duy trì
một hệ thống thuế đơn giản và công bằng không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn
là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững và công bằng xã hội.

Mục tiêu đơn giản hóa giúp tăng tính minh bạch, khuyến khích sự hiểu biết và tuân
thủ từ phía người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó, mục tiêu công bằng nhấn mạnh sự
phân phối gánh nặng thuế dựa trên khả năng thanh toán, giảm bất bình đẳng và thúc đẩy
sự công bằng xã hội.

Việc đạt được cả hai mục tiêu đơn giản và công bằng của thuế đòi hỏi sự liên tục
cân nhắc và cải tiến trong quá trình thiết kế và thực hiện chính sách thuế. Điều này bao
gồm việc kiểm soát và tối ưu hóa hệ thống thuế, loại bỏ những quy định không cần thiết
và làm cho thông tin thuế trở nên minh bạch và dễ hiểu. Quá trình này cũng đòi hỏi sự
linh hoạt để điều chỉnh chính sách thuế phản ánh môi trường kinh tế và xã hội đang thay
đổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14
2. Luật Thuế TNCN năm 2007
3. Bejaković, P. (2020). How to Achieve Efficiency and Equity in the Tax
System?. Revija za socijalnu politiku, 27(2), 137-150.
4. Tran-Nam, B. (2000). Tax reform and tax simplicity: a new and'simpler'tax
system?. University of New South Wales Law Journal, The, 23(2), 241-251.
5. British Tax Review Tax simplification: the impossible dream?
6. Surrey, S. S., & Brannon, G. M. (1967). Simplification and equity as goals of tax
policy. Wm. & Mary L. Rev., 9, 915.
7. Lê, T. T. H. (2016). Nguyên tắc công bằng trong thực thi pháp luật thuế thu nhập
cá nhân ở Việt Nam.
8. Lê, T. M. P. (2019). Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

9. Huyền, P. (2017). Đánh giá tính công bằng của Luật Thuế thu nhập cá nhân của
Việt Nam hiện hành. https://caodangluatmientrung.edu.vn/vi/news/Nghien-cuu-
trao-doi/Da-nh-gia-ti-nh-cong-ba-ng-cu-a-Lua-t-Thue-thu-nha-p-ca-i-nhan-cu-a-
Vie-t-Nam-hie-n-ha-nh-702.html
10. Lê T. T. (2020, May 23). Thuế Thu nhập cá nhân: Góc nhìn từ Thế giới. Trang
Ngoại giao Kinh tế; Vụ Tổng hợp Kinh tế Việt Nam.
https://ngkt.mofa.gov.vn/thue-thu-nhap-ca-nhan-goc-nhin-tu-the-gioi/
11. Vận dụng nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế tài sản. (n.d.). Retrieved
January 7, 2024, from
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207292
12. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan tại một số nước. (n.d.).
Tcnn.Vn. Retrieved January 7, 2024, from
https://tcnn.vn/news/detail/6485/Kinh_nghiem_cai_cach_thu_tuc_hanh_chinh_t
hue_hai_quan_tai_mot_so_nuocall.html
13. Những yêu cầu và mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế
ở VN. (2008, December 21). LUẬT TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG.
14. TAX FOUNDATION. (2023). Tax Simplicity: It Pays to Keep It Simple.
https://www.youtube.com/watch?v=or9orCrFGZk&t=6s
15. Vận dụng nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế tài sản. (n.d.). Retrieved
January 7, 2024, from
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207292

You might also like