You are on page 1of 5

1.

Giai pháp và chiến lược hoàn thiện cải cách đơn giản hóa thủ tục
doanh nghiệp
Kinh tế số, hạ tầng số, các nền tảng số tiếp tục được phát triển, các Cơ sở
dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây
dựng, kết nối, chia sẻ, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Dịch vụ
công trực tuyến, tiện ích được đẩy mạnh. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn
các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, bảo vệ dữ liệu cá nhân được quan
tâm, chú trọng. Chuyển đổi số đã góp phần tăng trưởng quốc gia, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp; triển khai
hợp lòng dân và được Nhân dân ủng hộ, lấy người dân, doanh nghiệp làm
trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, động lực cho sự phát triển. Huy động nguồn
lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân, cộng đồng doanh
nghiệp vào việc chuyển đổi số.
Tổ chức bài bản nhưng không cầu toàn, nóng vội, làm đến đâu chắc đến
đó, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Có tầm nhìn chiến lược, tư duy đột phá;
hành động quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm.
Các Cơ sở dữ liệu quốc gia là nguồn tài nguyên mới và là nền tảng
quan trọng trong chuyển đổi số quốc gia nên phải có tính liên thông, liên kết,
chia sẻ cao giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa các cấp chính quyền, giữa
công và tư. Việc hình thành Trung tâm dữ liệu quốc gia do Bộ Công an chủ
trì xây dựng là một giải pháp quan trọng thúc đẩy hình thành các cơ sở dữ
liệu chung nhưng vẫn bảo đảm thẩm quyền quản lý dữ liệu của từng bộ,
ngành, địa phương.
Tập trung cải cách, xây dựng thể chế, phân cấp, phân quyền, cá thể hóa
trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tăng cường phân
cấp, phân quyền phải đi đôi với kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực, nâng
cao năng lực thực thi của các đơn vị được phân cấp, phân quyền.

2.Giải pháp về các chính sách ưu đãi thuế dành cho các doanh nghiệp nước
ngoài:
 Việt Nam cần có các nghiên cứu để xây dựng hệ thống chính sách pháp luật
rõ ràng và minh bạch, đơn giản, tránh chồng chéo, không thống nhất giữa
các văn bản pháp luật gây khó khăn cho nhà đầu tư trong nước cũng như
nước ngoài. Đồng thời, cuộc đua về việc hạ thấp thuế suất giữa các quốc gia
có khả năng cao sẽ không mang lại sự ổn định và tăng trưởng lâu dài cho nó.
Ngược lại, 1 hệ thống thuế hoạt động tốt, công khai minh bạch, hiệu quả và
không quá phức tạp, phù hợp với các thông lệ cùng chuẩn mực quốc tế sẽ là
điểm sáng được các nhà đầu tư đánh giá cao. Vì thế, Việt Nam nên tạo ra các
điều kiện để thủ tục và chi phí cho kê khai, nộp thuế phải ở mức thấp nhất có
thể.

 Việc rà soát để chỉnh sửa và đơn giản hóa các quy định có liên quan cần
được tiến hành đồng bộ, tiến tới không quy định ưu đãi thuế ở các luật
chuyên ngành khác luật thuế để đảm bảo tính thống nhất. Bên cạnh đó, việc
cải cách thủ tục hành chính liên quan cũng cần được đẩy mạnh, cần tiến tới
thống nhất số liệu và liên thông giữa các Sở, ban ngành liên quan nhằm giảm
bớt các thủ tục kê khai. Đẩy mạnh hiện đại hóa, áp dụng công nghệ thông tin
trong các hoạt động liên quan tới kê khai, nộp thuế, hoàn thuế.

=> Tác dụng của việc đơn giản hóa các thủ tục liên quan về thuế đối với
các doanh nghiệp:
 Tiết kiệm chi phí: việc đơn giản hóa các quy trình liên quan đến thuế
có thể giúp cho doanh nghiệp giảm đi các chi phí tài chính bên ngoài
liên quan đến việc thuê chuyên gia thuế hoặc phải thực hiện nhiều các
công đoạn phức tạp để tuân thủ các quy định về thuế.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển: Nhờ gián cách gánh nặng về
quy trình thuế mà doanh nghiệp có thể tập trung vào mở rộng các hoạt
động kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm mới.
Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp thu hút những người có nhu cầu,
tăng trưởng cả về quy mô và danh tiếng nhanh hơn.
 Hỗ trợ vấn đề tài chính: Khi quá trình hoàn thuế trở nên nhanh chóng
và chính xác hơn, doanh nghiệp có thể tận dụng các khoản thuế hoàn
lại để cải thiện tài chính và đầu tư vào các dự án phát triển.

 Quan điểm về thu hút FDI cần thay đổi theo hướng ưu đãi về thuế không
phải là tất cả, tức là không sử dụng nó như 1 yếu tố quyết định. Để đảm bảo
được tính hiệu quả của các chính sách ưu đãi thuế thì các yêu cầu về đảm
bảo ổn định kinh tế vĩ mô, sự ổn định và minh bạch của thể chế có vai trò rất
quan trọng.

2. Chiến lược lâu dài: (có thể kết hợp các ưu đãi thuế cùng những ví dụ sau)
 Cần hướng tới tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và ổn
định, bảo đảm sự tiếp cận dễ dàng, bình đẳng với chi phí hợp lý về vốn, lao
động, nguồn nguyên liệu, điều kiện giao thông, kết cấu hạ tầng cho các nhà
đầu tư cả trong và ngoài nước,… thông qua chiến lược tổng thể và đồng bộ
từ trung ương tới địa phương với tầm nhìn dài hạn không chỉ là chính sách
về thuế. VD:
 Tăng cường quan hệ đối tác và mở cửa thị trường: Thiết lập và mở
rộng quan hệ đối tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế có thể giúp
Việt Nam tận dụng được cơ hội đầu tư. Điều này có thể đạt được
thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do, tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài sẽ tạo ra một môi trường đầu
tư thuận lợi.
 Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Để thu hút các nhà đầu
tư, Việt Nam cần có lực lượng lao động có trình độ cao cùng với kỹ
năng chuyên môn tốt. Có thể thấy rằng đầu tư vào giáo dục và đào tạo
cũng là một giải pháp thiết thực để đáp ứng nhu cầu này.
 Khuyến khích đẩy mạnh hiện đại hóa, đổi mới công nghệ: Đầu tư vào
công nghệ và nghiên cứu phát triển là một việc làm quan trọng có thể
giúp nâng cao được năng suất lao động và tạo ra nhiều giá trị gia tăng.
Đồng thời nó cũng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp, gián tiếp giúp các nhà đầu tư có thể nhìn ra tiềm năng, thế
mạnh của mỗi doanh nghiệp. Từ đó, nhanh chóng đưa ra quyết định
đầu tư cũng như tạo ra thu hút đầu tư mạnh mẽ.
 Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại: Đầu tư vào hạ tầng giao
thông, viễn thông, năng lượng và các ngành công nghiệp khác.

 Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực phát triển bền vững như:
 Các mô hình công nghiệp xanh như: LEED - Hội đồng công trình
xanh Mỹ; LOTUS - Hội đồng công trình xanh Việt Nam; BCA
GREEN MARK - Hội đồng Công trình xanh Singapore và EDGE -
IFC Tổng công ty tài chính quốc tế - một thành viên của Nhóm Ngân
hàng Thế giới.
 Năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, điện khí…
 Công nghệ thông tin
 Dịch vụ, du lịch…

3.Giai pháp và chiến lược hoàn thiện thuế Vat ở Việt Nam
Việt Nam cần nghiên cứu toàn diện, có những điều chỉnh cần thiết để
chính sách ưu đãi thuế tiếp tục phát huy hiệu quả.. Để đảm bảo hiệu quả,
việc xây dựng và áp dụng chính sách ưu đãi thuế phải có chọn lọc, có
trọng điểm, minh bạch và đơn giản dựa trên theo nguyên tắc thị trường và
phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
cần quan tâm đến một số giải pháp cụ thể sau:
1. Thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể các chính sách ưu đãi thuế để có
các điều chỉnh, sửa đổi phù hợp. Cụ thể, nghiên cứu giảm dần sự phụ
thuộc quá lớn vào việc áp dụng hình thức ưu đãi về miễn, giảm thuế
TNDN có thời hạn để chuyển sang áp dụng hình thức ưu đãi thuế khác,
hiệu quả hơn, ví dụ, cơ chế ưu đãi qua giảm trừ nghĩa vụ thuế phải nộp
hay giảm trừ thu nhập chịu thuế theo đầu tư. Mức giảm trừ có thể là
cho toàn bộ hay một phần so với số vốn nhà đầu tư bỏ ra, tùy theo mức
độ ưu tiên của dự án đầu tư. Ngoài ra, Việt Nam có thể nghiên cứu áp
dụng phương thức giảm trừ bổ sung, qua đó cho phép tính vào chi phí
được trừ ở mức cao hơn số mà các DN đã thực chi trong một số hoạt
động mà nhà nước cần khuyến khích

2.Rà soát để thu hẹp danh mục ngành, nghề và địa bàn được hưởng ưu đãi
thuế, đảm bảo chính sách ưu đãi thuế được thực hiện có chọn lọc, gắn với
các chủ trương, định hướng.

Chính sách ưu đãi thuế phải hướng vào các ngành, nghề có khả năng tạo ra
các “ngoại ứng tích cực cho nền kinh tế”, tạo điều kiện cho các DN Việt Nam
đổi mới, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước,
tập trung vào các ngành, nghề mà Việt Nam có thể phát huy lợi thế so sánh,
có dư địa để phát triển.

Cùng với đó, cần nghiên cứu lộ trình phù hợp, từng bước giảm dần ưu đãi
đầu tư dựa theo địa bàn để chuyển sang ưu đãi dựa theo ngành, nghề. Đối
với các khu kinh tế (KKT), cần xem xét đến tính chất, đặc điểm và mục tiêu
riêng của từng KKT để có những chính sách ưu đãi riêng, không áp dụng
chung cùng một mặt bằng chính sách ưu đãi thuế. Đồng thời, quy định cụ thể,
rõ ràng các tiêu chí để thành lập các KKT, khu công nghiệp và khu chế xuất
để hạn chế sự dàn trải trong áp dụng chính sách ưu đãi thuế. Về nguyên tắc,
ưu đãi dựa theo địa bàn nên chỉ áp dụng đối một số khu vực nhất định (ví dụ
như các các vùng có lợi thế phát triển) để tạo động lực lan tỏa cho tăng
trưởng
3.Hoàn thiện khuôn khổ đánh giá hiệu quả của ưu đãi thuế, xây dựng Báo
cáo chi tiêu thuế; Thực hiện phân tích chi phí - lợi ích của các chính sách
ưu đãi thuế một cách thận trọng và mang tính dài hạn trước khi ban hành
và trong quá trình thực hiện, bao gồm cả các ảnh hưởng về khía cạnh xã
hội. Để thực hiện được yêu cầu này, cần thiết lập cơ chế báo cáo để cơ
quan thuế có cơ sở thu thập thông tin và dữ liệu liên quan đến việc thực
hiện các chính sách ưu đãi thuế, bao gồm các thông tin liên quan đến số
dự án được hưởng ưu đãi thuế, số giảm thu NSNN do ưu đãi thuế, đóng
góp của dự án được hưởng ưu đãi đối với nền kinh tế trên các khía cạnh
như tạo việc làm, thúc đẩy xuất khẩu, kết quả chuyển giao công nghệ. DN
được hưởng ưu đãi phải kê khai thuế đầy đủ, kể cả trong trường hợp
không phát sinh nghĩa vụ thuế phải nộp (do được hưởng ưu đãi).

4. Đẩy mạnh quá trình hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh. Cùng với việc hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế, cần có các giải
pháp đồng bộ khác ở tầm vĩ mô và vi mô để đảm bảo xây dựng cho được
một môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn, minh bạch và đảm bảo sự
tiếp cận dễ dàng, bình đẳng với chi phí hợp lý của các nhà đầu tư đối với
các cơ hội kinh doanh cũng như trong việc thụ hưởng các lợi ích do chính
sách ưu đãi thuế mang lại giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài.

You might also like