You are on page 1of 3

Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Bước 1: Xác định vấn đề chính sách


Đối với bất kỳ một quốc nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì vốn
có một vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế cũng
như giải quyết các vấn đề chính trị, văn hóa và xã hội. Nguồn vốn để phát triển kinh tế
có thể được huy động ở trong nước hoặc từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong
nước thường có hạn, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam (có tỷ
lệ tích luỹ thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần có một số vốn lớn để phát triển kinh tế).Vì
vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia.
Hơn nữa, trong bối cảnh của nền kinh tế phát triển, tự do hoá thương mại và
ngày càng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Vai trò của vốn đầu tư đặc biệt là
vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để phát triển kinh tế được đánh giá là rất quan
trọng. Bất kỳ một quốc gia nào muốn tăng trưởng và phát triển đều cần một điều kiện
không thể thiếu được, đó là phải thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho nền
kinh tế. Vấn đề về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho việc phát triển kinh tế - xã hội
đều được các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển quan tâm. Việt Nam cũng
nằm trong quy luật đó.
Theo tổng cục Thống kê, số vốn FDI đăng ký vẫn tiếp tục tăng với khoảng 21,6
tỷ USD, cao nhất 4 năm qua, cho thấy vai trò, vị thế và quy mô ngày của dòng vốn
FDI trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập
những tổ chức quốc tế trong và ngoài khu vực như Cộng đồng kinh tế ASEAN
(ASEAN Economic Community-AEC), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(Trans Pacific Partnership (TPP))... thì việc nhìn lại dòng vốn FDI ở Việt Nam những
năm qua, lại càng cần thiết
=>Cần có chính sách….

B2: Nghiên cứu sơ bộ, đưa vào nghị trình

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nghị quyết nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Điển
hình là:
- Nghị quyết 50/NQ-CP về cải cách hành chính: Được ban hành vào năm 2019, nghị
quyết này tập trung vào việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm bớt quy
định phi lý và thủ tục hành chính phức tạp, từ đó thu hút đầu tư nước ngoài.
- Nghị quyết 55/NQ-CP về chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm
2020: Được ban hành vào năm 2019, nghị quyết này tập trung vào việc nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để
đầu tư tại Việt Nam.
- Nghị quyết 30/2021/QH14 về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn
2021-2030.Nghị quyết này có mục tiêu đảm bảo sự công bằng, minh bạch và thuận lợi
cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Nó cũng nhằm tăng cường sự cạnh tranh và sự hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu
hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
Bước 3: Nghiên cứu chọn giải pháp, dự thảo chính sách

Dựa vào “Nghị quyết 55/NQ-CP về chính sách hỗ trợ và phát triển doanh
nghiệp đến năm 2020” có các phương án giải pháp được đề xuất như sau:

- Phương án 1: Thực hiện chính sách đối ngoại năng lượng linh hoạt, hiệu quả, bình
đẳng, cùng có lợi. Mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác năng lượng với các đối tác
chiến lược, đối tác quan trọng. Tăng cường quan hệ quốc tế về năng lượng trong tất cả
các phân ngành, lĩnh vực phù hợp với xu thế hội nhập, tận dụng cơ hội từ các hiệp
định thương mại, các quan hệ chính trị - ngoại giao thuận lợi để phát triển năng lượng.

- Phương án 2: Khẩn trương xây dựng chiến lược nhập khẩu năng lượng dài hạn song
song với khuyến khích đầu tư, khai thác tài nguyên năng lượng ở nước ngoài để góp
phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp Việt
Nam đầu tư dự án năng lượng ở nước ngoài, trước hết là với các dự án nguồn điện tại
một số nước láng giềng để chủ động nhập khẩu điện về Việt Nam. Mở rộng quan hệ
đối tác với các công ty đầu tư năng lượng, phát triển công nghệ năng lượng tiên tiến.

- Phương án 3: Tích cực tham gia hợp tác năng lượng tại tiểu vùng Mê Công mở rộng
(GMS) và khu vực Đông Nam Á (ASEAN); liên kết lưới điện, hoàn thiện cơ chế mua
bán điện với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia. Tiếp tục nghiên cứu kết nối hệ thống
khí trong khu vực, triển khai thực hiện khi điều kiện cho phép.

Việt Nam cũng cần chuẩn bị chiến lược thu hút FDI trong dài hạn, chuyển
trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng,
ưu tiên các dự án có giá trị gia tăng cao, mô hình quản lý hiện đại. Chủ động thu hút
dự án FDI theo hướng có chọn lọc; chủ động đối với những dự án FDI đặc biệt như là
dự án có nguồn vốn lớn, ngành nghề kinh doanh tập trung vào những mục tiêu trọng
điểm quốc gia, thì nên có những chính sách riêng nhằm thu hút được hiệu quả. Cần
khuyến khích, tạo điều kiện của các dự án FDI đầu tư và sản xuất tại Việt Nam theo
hình thức liên doanh với doanh nghiệp trong nước, để doanh nghiệp Việt Nam có điều
kiện tiếp cận với công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại của doanh nghiệp FDI, đồng
thời giúp doanh nghiệp FDI tập trung vào khâu trọng điểm để tạo ra sản phẩm.

B4: Thông qua và ban hành thực hiện

Nghị quyết 55/NQ-CP về chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm
2020

Nghị quyết 55/NQ-CP là một văn bản pháp luật quy định về chính sách hỗ trợ
và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Văn bản này được ban hành bởi Chính phủ
Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 2 năm 2015.

Nghị quyết 55/NQ-CP đặt ra mục tiêu nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ
cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2016-2020. Nghị
quyết này chú trọng đến việc thực hiện những biện pháp cụ thể để thúc đẩy sự hình
thành và phát triển của các doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các
doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng góp
tích cực cho sự phát triển kinh tế đất nước.

You might also like