You are on page 1of 4

2.2.

Thành tựu và hạn chế trong thực tiễn hội nhập quốc tế của Việt
Nam:

2.2.1. Thành tựu:

Sau khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ,Việt Nam bị Mỹ
cấm vận kinh tế ,đất nước lâm vào tình trạng khó khăn : Mất nguồn viện trợ từ các
nước XHCN,mất hẳn thị trường xuất khẩu truyền thống.Chính sách mở cửa và hợp
tác với bên ngoài,tập trung vào hợp tác trong khu vực gần kề về địa lý(Đông Nam
á,Bắc á) để tận dụng lợi thế địa lý – kinh tế (khu vực đã tăng trưởng và có tốc độ
tăng trưởng cao nhất và năng động nhất thế giới ) đã làm cho hoạt động xuất nhập
khẩu của Việt Nam hồi phục và nhanh chóng có những chuyển biến tích cực.

– Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực
với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như ADB, IMF, WB, tham gia các tổ chức
kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa
phương (ASEAN, AFTA, ASEM, APEC, WTO…). Đặc biệt, tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính
thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm
đàm phán gia nhập Tổ chức này;

– Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại
giao với 189 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng
hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định
thương mại song phương và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với
các nước và các tổ chức quốc tế…

– Trong 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, từ một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, quy mô nhỏ bé, đến nay GDP của Việt Nam đạt 262 tỷ USD, tăng
hơn 18 lần, đứng thứ 44 trên thế giới. Trong bảng xếp hạng chỉ số quyền lực châu
Á (Asia Power Index) năm 2020 do Viện Lowy – viện nghiên cứu chính sách đối
ngoại hàng đầu của Ô-xtrây-li-a công bố vào ngày 19-10-2020, Việt Nam vượt
Niu Di-lân, xếp thứ 12 về sức mạnh tổng hợp trong số 26 quốc gia, vùng lãnh thổ
được đánh giá;

– Về xuất nhập khẩu: Hoạt động xuất nhập khẩu gia tăng mạnh mẽ. Phát
triển xuất khẩu đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo,
nhất là đối với khu vực nông thôn. Phát triển xuất khẩu cũng có tác dụng tích cực
trong việc nâng cao trình độ của người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

– Thông qua hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam
đã tiếp thu được khoa học, công nghệ mới và cách quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh
vực, qua đó góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhờ tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư và viện
trợ quốc tế, nhiều lĩnh vực hạ tầng như Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin,
Giao thông vận tải… đã phát triển đáng kể, tạo tiền đề và cơ sở quan trọng, đáp
ứng yêu cầu, tạo thuận lợi cho hội nhập ở tất cả các lĩnh vực khác;

– Việc hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế đã kích thích sự thay đổi tích
cực hơn của cơ cấu xuất khẩu, chuyển dần từ sản phẩm thô sang công nghiệp chế
biến và sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị tăng cao hơn, thúc đẩy tái cơ cấu
kinh tế theo hướng phát triển bền vững, tạo điều kiện cho nền kinh tế và các doanh
nghiệp Việt Nam tiếp cận các yếu tố đầu vào như vốn, công nghệ, kinh nghiệm
quản lý…, thay đổi tư duy sản xuất, làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh;
– Về thu hút FDI, ODA và kiều hồi: Việt Nam không chỉ là nước nhận FDI,
mà còn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. FDI và ODA vào Việt Nam đã góp phần
thúc đẩy tăng GDP, tăng vốn đầu tư phát triển xã hội, tăng kim ngạch xuất khẩu,
phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

2.2.2 . Hạn chế:

Bên cạnh những thành tựu đạt được từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã nêu
trên, quá trình hội nhập của Việt Nam còn những hạn chế cần khắc phục trong thời
gian tới như sau:

– Chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có giai đoạn, có khâu còn
chưa được triển khai đồng bộ, đầy đủ;

– Trong một số trường hợp, hội nhập kinh tế quốc tế còn mang tính bị động,
bị lôi cuốn theo tình thế và yêu cầu chính trị, chưa có nghiên cứu cơ sở khoa học
và thực tiễn trong khi mức độ sẵn sàng và sự chuẩn bị của nền kinh tế nước ta chưa
cao;

– Chưa có chiến lược rõ ràng, chủ động khi tham gia các Hiệp định FTA,
chưa chuẩn bị tốt các điều kiện cơ bản trong nước và chưa có được nỗ lực chung
của toàn xã hội để tận dụng tối đa các cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
đem lại nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả
và phát triển bền vững;

– Các lợi ích quốc gia thu được từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế chưa
tương xứng với tiềm năng của đất nước. Các hạn chế này đã tác động bất lợi tới
phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian qua và có thể gây tác động bất lợi lâu dài
tới nền kinh tế.

You might also like