You are on page 1of 8

NHÓM 10

[Sự cần thiết của hội

nhập kinh tế quốc tế

của Việt Nam]


Mục lục:
1. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Các cấp
độ hội nhập kinh tế quốc tế. Vì sao Việt
Nam phải hội nhập kinh tế quốc tế? Nội
dung hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam
2. Tác động tích cực và tiêu cực của hội
nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của
Việt Nam.
3. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam hiện nay.
4. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội
nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của
Việt nam
Nhóm 10: Sự cần thiết của hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam

1.Hội nhập kinh tế quốc tế:


- Hội nhập kinh tế quốc tế là việc thực
hiện quá trình quốc tế hóa kinh tế dựa trên
cơ sở là các nước tự nguyện tham gia và
chấp nhận thực hiện những điều khoản,
nguyên tắc đã được thoả thuận thống nhất
trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
- Hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành
và phát triển cùng với sự phát triển của
quá trình tự do hóa thương mại và xu
hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc
gia.
- Hội nhập kinh tế quốc tế được phân loại
là có sáu cấp độ: khu vực/hiệp định thương
mại ưu đãi, khu vực/hiệp định thương mại
tự do, liên minh thuế quan, thị trường
chung, liên minh kinh tế tiền tệ, và hội
nhập toàn diện.
- Vì sao không chỉ Việt Nam mà những
quốc gia khác phải tham gia hội nhập kinh
tế quốc tế: Vì hội nhập kinh tế đã trở thành
một phần quan trọng của hội nhập kinh tế
thế giới, là nguồn động lực to lớn để kích
thích phát triển kinh tế - xã hội của một
quốc gia. Bên cạnh đó hội nhập kinh tế
quốc tế còn giúp Việt Nam mở rộng và
đưa các mối quan hệ với các đối tác nước
ngoài đi vào chiều sâu, cũng cố về nhiều
mặt.
- Nội dung hội nhập kinh tế của Việt Nam:
+ Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn
dân và của cả hệ thống chính trị, dưới sự
lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước.
+ Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối
đa nội lực, nâng cao sức mạnh tổng hợp và
năng lực cạnh tranh.
+ Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhậ
trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi
cho hội nhập kinh tế, góp phần tích cực
vào phát triển kinh tế và nhiều mặt của đời
sống.
+ Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp
tác vừa đấu tranh, kiên định với lợi ích
quốc gia, dân tộc.
2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
đến sự phát triển của Việt Nam.
* Tác động tích cực:
- Các quốc gia tham gia hội nhập sẽ có cơ
hội và điệu kiện để khai thác tối ưu lợi thế
quốc gia trong phân công lao quốc tế.Tăng
cường phát triển các quan hệ thương mại
và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng
thị trường xuất nhập khẩu.
- Tạo môi trường hợp tác thuận lợi cho
Việt Nam với các quốc gia khác, từ đó
thiết lập các quan hệ song phương, khu
vực, và đa phương.
- Tạo động lực cạnh tranh và phát triển
trong nước và trong thị trường thế giới. Từ
đó khẳng định được vị thế trong trật tự thế
giới mới.
* Tác động tiêu cực:
- Ngược lại khi động lực quá nhiều sẽ trở
thành sức ép cạnh tranh giữa các thành
viên, cũng như là những doanh nghiệp
trong nước.
- Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế
quốc gia vào thị trường thế giới.
- Làm tăng nguy xói mòn văn hóa trong
nước vì lấn át của văn hóa nước ngoài.
- Hội nhập không phân phối công bằng lợi
ích cũng như rủi ro nên những quốc gia
đang phát triển như Việt Nam sẽ dễ bị tuột
hậu so với các nước khác.

3. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện


nay ở Việt Nam:
- Việt Nam chính thức gia nhập WTO
ngày 11/1/2007, gia nhập Hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày
28/7/1995, gia nhập Liên Hợp Quốc (UN)
vào ngày 20/9/1977 và nhiều tổ chức quan
trọng khác nữa.
- Bên cạnh đó Việt Nam có quan hệ ngoại
giao với 189 nước, trong đó có tất cả các
nước lớn.
- Việt Nam đã ký 16 FTA, trong đó có

những đối tác quan trọng như Anh,


Canada, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga,
Trung Quốc, Úc; đang tiếp tục đàm phán 2
FTA với Israel và khối EFTA. Đặc biệt
Việt Nam đã hoàn tất một số hiệp định thế
hệ mới mang tính chiến lược như EVFTA,
CT-TPP, EAEU - VN FTA.

4. Phương hướng phát triển.


- Việt Nam cần tiếp tục quán triệt và triển
khai hiệu quả các chủ trương, chính sách,
chương trình hành động của Đảng, Nhà
nước về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó
chú trọng việc nâng cao toàn diện năng lực
thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc
tế; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao
sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng
các cơ chế, chính sách phù hợp để tạo môi
trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho
các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam, qua đó, nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp trong hội nhập.
Nguồn:
https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/
thuong-mai-tai-chinh.aspx?ItemID=5

https://luatminhkhue.vn/hoi-nhap-kinh-te-
quoc-te-la-gi-tac-dong-va-cac-loai-hinh-
hoi-nhap-kinh-te-quoc-te.aspx

https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-
doi/giai-phap-nang-cao-hieu-luc-hieu-qua-
hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-144582.html

https://www.vass.gov.vn/tap-chi-vien-han-
lam/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-viet-
nam-trong-boi-canh-cuc-dien-kinh-te-the-
gioi-moi-20

You might also like