You are on page 1of 4

I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1. Khái niệm :
-Hội nhập kinh tế quốc tế :
+ Là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau hội nhập nền kinh tế.
+ Là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế với nhau.
+Là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc:
- Gắn kết kinh tế và thị trường từng nước với nền kinh tế và thị trường các
nước trong khu vực và nước ngoài.
- Gia nhập và góp phần xây dựng các nền thể chế kinh tế khu vực
và toàn cầu.
2. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
+ Đề cập tới các mối quan hệ quốc tế về kinh tế, thương mại, khoa học, kĩ thuật
và công nghệ.
+ Các chiến lược mở cửa thời hội nhập “ chiến lược sản xuất hướng về xuất
khẩu”.
+Nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa.
+ Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế và tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên
ngoài để phục vụ xây dựng và phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa.
+ Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Đảng ta chú trọng: tăng cường quan
hệ với các nước láng giềng và các nước lớn.
3. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam
+ Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu.
+ Thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
+ Tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của
các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh
tế.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì hoà bình ổn định, tạo dựng môi
trường thuận lợi để phát triển kinh tế.
+ Mở rộng giao lưu các nguồn lực nước ta với các nước
+ Nâng cao vị trí Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là thành tựu lớn nhất
sau hơn một thập niên triển khai các hoạt động hội nhập.

II. HIỆN TRẠNG, THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM KHI HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1. Hiện trạng kinh tế Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Nền kinh tế trong tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng thấp.
+ Chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới.
+ Là một nước đi lên từ nông nghiệp, chịu ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh.
+ Tình trạng thất nghiệp kéo dài.
+ Cơ sở vật chất hạ tầng yếu kém.
2. Thách thức khi tham gia “sân chơi” quốc tế
+ Nước ta đối mặt với nhiều cạnh tranh quyết liệt từ quốc tế
+ Các thương hiệu nội địa bị đe dọa
+ Thể chế và môi trường kinh tế vẫn còn thiếu xót
+ Với 1 nền kinh tế chưa vững mạnh, nước ta vẫn còn nhiều hạn chế về kinh
nghiệm, rất khó để tạo được tính riêng biệt, dễ dàng biến từ “hội nhập” thành
“hòa tan”
+ Về vận chuyển, SX hàng hóa tiềm ẩn nhiều rủi ro
+ Nền nông nghiệp, lâm sản và thủy sản gặp nhiều khó khăn
+ Giáo dục còn cần cải thiện
=>>Hội nhập cũng đã cho Việt Nam đứng trước nhiều thách thức song bên cạnh
đó cũng có nhiều cơ hội.
3. Cơ hội của Việt Nam
Mở rộng thị trường
+ Bổ sung những giá trị và tiến bộ của VH
+ Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền KHCN
+ Tặng cơ hội cho các DN, tiếp cận TTQT
+ Tạo Cơ hội cho cá nhân thụ hưởng các SP với giá cạnh tranh
+ Tạo điều kiện để đề ra chính sách năm bắt xu thể phát triển của TG
+ Động lực và điều kiện để cải cách, hướng tới xây dựng một XH mở, dân chủ
hơn.
+ Điều kiện để VN khẳng định vị trí trên TG.
+ Duy trì hòa bình và ổn. định để tập trung cho - phát triển KT
III MỘT VÀI GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền
2. Sửa đổi, bổ sung pháp luật, cơ chế, chính sách kinh tế thương mại
3. Xây dựng chiến lược tổng thể về | hội nhập kinh tế quốc tế
4. Đào tạo nhân lực
5. Tăng cường an ninh phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế củng cố và tăng cường
năng lực ủy ban quốc gia về hợp tác KTQT
IV MỘT SỐ THÀNH TỰU MÀ NƯỚC TA ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
 - Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới,
mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của
các nước và vùng lãnh thổ[1], ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song
phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống
đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các
nước và các tổ chức quốc tế.[2]
- Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế
như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên
một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và
thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương.
-1977: VN tham gia liên hợp quốc UN. Đánh dấu bc ngoặt trong quá trình ngoại
giao quốc tế của VN. Từ đó nước ta đã nhận đc nhiều viện trợ và bảo vệ ở quốc
tế hơn. đặc biệt là sau khi hòa bình độc lập thì liên hợp quốc đã giúp hỗ trợ phát
triển kinh tế sau chiến tranh.
- Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN). Chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ
1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. ASEAN đã phát triển khối Đông Nam Á,
những quốc gia cùng điều kiện khí hậu/tự nhiên địa lý, dẫn đến việc cùng nhau
phát triển về nhiều mặt cả kinh tế lẫn xã hội (SEA GAME).
- Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu
(ASEM), tạo mối quan hệ ngoại giao gắn kết và phát triển kinh tế trong khối Á
– Âu
- Và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương (APEC), tạo mối quan hệ ngoại giao và ký các hiệp định
kinh tế với các nước phát triển trong khối Châu Á - Thái Bình Dương, góp phần
tăng GPA cũng như vốn đầu tư nước ngoài cho Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu.
- tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng
khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức
này, một lần nữa khẳng định vị thế Việt Nam trên thương trường quốc tế.
=>> Gần 2 thập niên qua, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhanh thứ
nhì Châu Á và thứ tư trên thế giới. Việt Nam đang tiếp tục cải cách kinh tế
mạnh mẽ hơn theo hướng phát triển bền vững.Việt Nam đã và đang đi đúng
hướng và sẽ phát triển còn mạnh hơn nữa trong những năm sau .

You might also like