You are on page 1of 23

KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA HỘI NHẬP KINH

TẾ QUỐC TẾ
I/ Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế:
- Là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa
trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
Việt Nam tham gia APEC (1998) Việt Nam tham gia Tổ chức thương mại TG(2007)

II/Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế:
Thứ nhất: Do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế:
- Toàn cầu hóa: Là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế
giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá
nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu.
- Diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...

- Trong đó, toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng nổi trội: vừa là trung tâm, cơ sở và là động lực thúc đẩy
toàn cầu hóa các lĩnh vực khác.

- Toàn cầu hóa đi liền với khu vực hóa:


+ Khu vực hoá kinh tế diễn ra dưới nhiều hình thức như: khu vực mậu dịch tự do, đồng minh
(liên minh) thuế quan, đồng minh tiền tệ, thị trường chung, đồng minh kinh tế...
+ Mục đích: hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, từng bước xoá bỏ những cản trở trong việc
di chuyển vốn,lực lượng lao động, hàng hoá dịch vụ ...tiến tới tự do hoá hoàn toàn những di
chuyển nói trên giữa các nước thành viên trong khu vực.
VD: khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA) VD: Liên minh châu Âu (EU)

- Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế
⇒ Mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng.
⇒ Nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu.
VD: Dây truyền sản xuất của Samsung tại Việt Nam.

- Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn cầu.

- Lợi ích hội nhập kinh tế quốc tế:


⇒ Tạo cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu xuất hiện ngày càng nhiều.
⇒ Tận dụng được các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp, biến thành động lực cho sự
phát triển.

Chia sẻ về thành tựu công nghệ lọc khí và nước của nhật bản cho việt nam
Thứ 2: Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là
những nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
-Với các nước đang và kém phát triển: là cơ hội để tiếp cận, sử dụng được các nguồn lực bên
ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho sự phát triển của mình.
+ Lợi ích:- Đẩy mạnh quá trình phát triển
- Thu hẹp khoảng cách đối với các nước phát triển.

VD: Việt Nam đặt ra rất nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nước ngoài muốn
đầu tư, chuyển giao công nghệ tới Việt Nam.

-Tác động tích cực đến ổn định kinh tế vĩ mô: Việc mở cửa thị trường, thu hút vốn
+ Thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Tăng tích lũy, cải thiện thâm hụt ngân sách
+ Tạo niềm tin cho các chương trình hỗ trợ quốc tế trong cải cách kinh tế
+ Mở cửa, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp
dân cư.
⇒ Thúc đẩy nền kinh tế, cải thiện đời sống của người dân.

--Tuy nhiên còn những tiêu cực: các nước tư bản với những ưu thế đang biến quá trình toàn cầu
hóa thành quá trình tự do hóa kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
Ví dụ: Hàng hoá các nước đang phát triển vẫn bị ngăn trở khi thâm nhập thị trường các nước
lớn bằng một số biện pháp do các nước phát triển đặt ra: áp đặt luật chống bán phá giá

⇒ Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức. 
⇒ Các nước đang và kém phát triển cần phải có chiến lược hợp lý, tìm kiếm các đối sách phù
hợp để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa đa bình diện và đầy nghịch lý.

B, Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế


I/ Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả, thành công
+Hội nhập là tất yếu, nhưng đối với VN, hội nhập không phải bằng mọi giá.
       
 ĐIỀU KIỆN ĐỂ HỘI NHẬP HIỆU QUẢ
1.Cơ chế thị trường
-Cơ chế thị trường: Phải xác lập và có hiệu quả với nguyên tắc chủ yếu là: giá cả, lãi suất,
tỷ giá do thị trường quy định
- Nhà nước: + kiểm soát được lạm phát và duy trì được ở mức thấp hơn mức độ tăng
trưởng
+ huy động và phân bổ được các nguồn vốn vào các lĩnh vực kinh doanh có
hiệu quả thông qua thị trường tiền tệ và vốn
+ xác lập được pháp luật cần thiết, thích hợp và thông thoáng hỗ trợ cho việc
mở cửa...

(Lạm phát
VN vẫn trong mức thấp hơn
vs tăng trg tính đến tháng 1-
2022) \

2. Phải có các quan hệ kinh


tế bền vững với các trung tâm
kinh tế chủ yếu của thế giới
như Mỹ, Nhật Bản và Châu
Âu. (PP)
- Quan hệ giữa nước đó với các quốc gia trên thế giới phát triển tới một mức độ đòi hỏi
phải có những quan hệ nhiều bên hỗ trợ và trở thành cơ sở của sự hợp tác và trên các vấn đề cơ
bản phải có sự trùng hợp về lợi ích.)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Hà Lan Mark
Rutte

II/ Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

-Tiến trình hội nhập được chia thành các mức độ từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương
mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường
chung (thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ… (PP)

- Hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều
hoạt động: ngoại thương, đầu tư quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ,....
Đầu tư quốc tế

Dịch vụ thu ngoại tế

C, Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển kinh tế của
Việt Nam
A- Tác động tích cực:
 PP: 1) + Tạo điều kiện mở rộng thị trường, thương mại phát triển
     => Kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, có chiều sâu, hiệu quả cao.
(Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin
Pyo về việc nâng kim ngạch thương mại song phương vn-hàn quốc trong năm 2023)
(Biểu đồ tăng trưởng GDP VN từ năm 1987 đến 6 tháng 2021)

PP: 2)+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước hợp lý, hiện đại, hiêu quả hơn: -
Hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có khả năng cạnh tranh cao
-> Các doanh nghiệp trong nước có khả năng tiếp cận vs thị trường quốc tế
- Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh -> Thu hút khoa học, công nghệ hiện đại từ bên
ngoài. 
(Cơ cấu GDP của VN từ năm 2005 đến 6 tháng 2021)

(ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất)

(Hàng VN xuất hiện trên quầy Tết ở siêu thị Úc)


PP 3)
- Cải thiện tiêu dùng trong nước:  Người dân được tiếp cận với nhiều loại sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ hơn cả về giá cả, chất lượng, mẫu mã

- Giao lưu, cạnh tranh giữa các nước


- Gia tăng cơ hội việc làm cả trong và ngoài nước.
(Nhà máy samsung tịa khu công nghệ cao TP HCM)
PP 4) + Tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách dế nắm bắt tình hình, xu thế phát triển
của thế giới
 Xây dựng và điều chỉnh những chiến lược hợp lý, để đưa ra những chính sách phát triển.

PP 5) + nhờ việc đẩy mạnh hợp tác giáo dục và đào tạo, nghiên cứ khoa học với các nước sẽ
làm nâng cao trình độ nhân lựu, tiềm lực khoa học, công nghệ
 nâng cao chất lượng nên kinh tế.

(Chuyển giao công nghệ lọc hóa dầu VN- Italia)


PP 6 ) + Tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới -> làm giàu thêm văn hóa dân tộc, thúc đẩy
tiến bộ xã hội.

(Đêm nhạc 'Huyền thoại Opera’ kỷ niệm 110 năm Nhà hát Lớn Hà Nội)

PP 7) + Hội nhập chính trị, cải cách toàn diện -> hướng tới một nhà nước pháp quyền xhcn, cởi
mở, dân chủ văn minh
(Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký Liên hợp quốc
Antonio Guterres trong chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam
tham gia Liên hợp quốc)

PP 8) + Nâng cao vai trò, uy tín trên trường quốc tế

PP 9) + Đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình khu vực -> để tập chung phát triển kinh tế,
y tế, giáo dục,.
+ mở ra khả năng phối hợp, đóng góp giữa VN và các nước để giải quyết những vấn đề
kinh tế toàn cầu

Kết luận: Hội nhập kinh tế quốc tế đã đóng góp quan trọng vào việc: mở rộng và đưa quan hệ
của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; quảng bá
hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường
quốc tế.
(VN nhập mua nhiều vũ khí tiên tiến của Nga 1 tỷ USD (2014) )
B-Tác động tiêu cực:
PP: 1)+ Gia tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp -> gây ra nhiều khó khăn, bất lợi về mặt
kinh tế, xã hội.

PP: 2) + Gia tăng sự phụ thuôc vào thị trường nước ngoài -> dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu hay khu vực.

(Minh Họa)
PP: 3) + Xảy ra sự phân phối không công bằng về lợi ích và rủi ro cho các quốc gia  -> Gia tăng
khoảng cách giàu nghèo trên thế giới, bất bình đẳng xã hội.

(Người vô gia cư ở Mỹ)


PP: 4) + Các nước đang phát triển như VN phải đối diện vs nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng bất lợi, không mong muốn -> gây ra những hệ lụy cho môi trường, đất nước,....

(ô nhiễm không khí tại HN)


PP: 5) + Tạo ra thách thức với quyền lực nhà nước, chủ quyền quố gia: mất ổn định trật tự an
toàn xã hội
PP: 6) + Bản sắc dân tộc bị xói mòn, lấn át bởi văn hóa nước ngoài.

(Giữ gìn các truyền thống, văn hóa nước nhà đang là việc làm cấp bách của nước ta)

PP: 7) + Gia tăng tình trạng buôn lậu, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia........

(Đại dịch covid 19)


D, Khái quát một số phương hương nâng cao hiệu quả hội nhập kinh
tế quốc tế trong phát triển kinh tế của Việt Nam

I. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam.
1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại.
-Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế có tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn đến những
vấn đề cốt lõi của hội nhập.

-Trong nhận thức, phải xác định được hội nhập kinh tế là tất yếu khách quan, là xu thế khách
quan của thời đại, không một quốc gia nào có thể nằm ngoài xu thế đó.

-Thực tế hiện nay, chủ trương, đường lối chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và
nhà nước có nơi, có lúc chưa được quán triệt kịp thời, đầy đủ và thực hiện nghiêm túc.

2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp.

- Chiến lược kinh tế là một kế hoạch tối quan trọng cho hội nhập kinh tế -> phải phù hợp với
thực tế
-Cần đánh giá đúng bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động của kinh tế, chính trị thế giới

-> Xây dựng lộ trình rõ ràng, tránh làm việc mông lung giúp công cuộc hội nhập không gây
lãng phí, tiêu tốn thời gian và công sức. Tránh để xảy ra những sai lầm không đáng có.

3. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế và thực hiện đầy đủ các cam kết
của Việt Nam trong các liện kết kinh tế quốc tế và khu vực.

-Đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế là sự hình thành các liên kết kinh tế quốc tế và khu
vực để tạo sân chơi chung cho các nước.

-Tích cực tham gia các liên kết kinh tế quốc tế


-> góp phần nâng cao uy tín, vai trò của Việt Nam trong các tổ chức này; tạo được sự tin cậy,
tôn trọng của cộng đồng quốc tế

4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và pháp luật

- Việt Nam có thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, vì vậy để nâng cao hiệu quả của hội
nhập kinh tế quốc tế cần:

+ Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng trên cơ sở
pháp luật.

+ Đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước trên cơ sở thực hiện đúng các chức năng của nhà nước
trong định hướng, tạo môi trường, hỗ trợ và giám sát.

+ Cải cách hành chính, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý theo hướng ngày càng minh bạch,
thông thoáng môi trường đầu tư, kinh doanh.

+ Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến hội nhập kinh tế phù
hợp với thể chế kinh tế thị trường.

Hội nghị của chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, pháp luật

5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế

- Hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp.

- Thực trạng: Nước ta vẫn còn nền tảng công nghệ và hạ tầng yếu kém, nguồn lao động có
chất lượng thấp, quy mô đầu tư nhỏ bé => năng lực cạnh tranh thấp, hạn chế khả năng vươn ra
thị trường thế giới của các doanh nghiệp.
=> Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách
thức của thời kỳ hội nhập bằng nhiều phương pháp.

Việt Nam cần nhiều giải pháp để nâng cao năng lực, sự cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế

6. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của Việt Nam

- Khái niệm: Nền kinh tế độc lập, tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào
nước khác, người khác hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính
sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương
mại, viện trợ… để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ
bản của dân tộc.

- Để xây dựng nên kinh tế độc lập tự chủ cần phải:

+ Hoàn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

+ Đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại.

+ Tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng đổi mới.

+ Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Xây dựng một nền kinh tế tự chủ trong hội nhập

- Để tăng cường hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế của Việt Nam, có một số
phương hướng nâng cao có thể được thực hiện, bao gồm:

1. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Việt Nam cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng để đạt mục tiêu thu nhập trung bình cao
Tỷ lệ lao động qua đào tạo tang từ 40% năm 2010 lên 65% năm 2020

2. Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Các nhu cầu dịch vụ ngày càng hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Nhu cầu của khách hang ngày càng gia tăng

3. Tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế


Hợp tác quốc tế về vấn đề kinh tế Hợp tác phát triển kinh tế - thương mại giữa Việt
Nam và Vương Quốc Anh

4. Đầu tư vào các ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam

Công nghiệp chế biến thực phẩm

Công nghiệp dệt may Công nghiệp sản xuất điện tử


E, Từ vị trí sinh viên HVCNBCVT, đề xuất trách nhiệm đóng góp cho thành
công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời xây dựng nền kinh tế độc lập, tự ở
chủ Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay:

- Thanh niên cần nhận thức về trách nhiệm phải trở thành lực lượng xung kích đi đầu trên
mọi lĩnh vực với bản lĩnh và ý chí vững vàng, cùng trình độ cao.

-Nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng trong sáng, lập trường tư
tưởng vững vàng

-Có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh


-Có tinh thần đấu tranh chống lại các thế lực thù địch các tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham
nhũng...
-Trung thành tuyệt đối với đường lối xây dựng đất nước nói chung và mở rộng kinh tế đối
ngoại nói riêng của Đảng và Nhà nước ta.

You might also like