You are on page 1of 39

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

CHƯƠNG I: Những vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế

I - Khái niệm TMQT

- Thương mại quốc tế: là việc mua bán hàng hoá dịch vụ qua biên giới quốc gia = xuất khẩu
+ nhập khẩu
Phân biệt TM nội địa và TMQT:
✔ TM nội địa chủ thể là công dân 1 nước. còn QT là công dân các nước khác nhau
✔ TMQT: khó khăn trong thủ tục hải quan
✔ Đồng tiền thanh toán khác nhau: đồng ngoại tệ, nội tệ
✔ Luật pháp khác nhau: QT theo quy định luật nước người bán/mua/ theo nước thứ 3/ theo
công ước chung
✔ Rào cản: thủ tục hải quan, thuế xnk
✔ Hình thức hợp đồng khác nhau
✔ TMQT phải di chuyển qua biên giới quốc gia
✔ TMQT là công nghệ sản xuất gián tiếp
✔ Giá cao hơn do thêm phí vận chuyển, lãi, thuế

Ý nghĩa: dựa vào TMQT, xuất khẩu các thế mạnh, sau đó thu ngoại tệ và nhập khẩu các sản phẩm
thiếu hụt của quốc gia

1. ĐK để TMQT ra đời, tồn tại, phát triển


- Phải có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kèm theo sự xuất hiện của tư
bản thương nghiệp (quy mô lớn)
- Phải có sự ra đời của nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nc

2. Nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động TMQT


- Nâng cao hiệu quả KD, thúc đẩy QT CNH đất nước (CNH: chuyển từ chân tay -> máy
móc) (nhập khẩu máy móc hiện đại
Nâng cao hiệu quả kinh doanh: cùng một nguồn vốn bỏ ra nhưng đầu tư vào lĩnh
vực khác thu được nhiều hơn. (Tính kinh tế theo quy mô: lợi nhuận tăng, chi phí
giảm)
- Góp phần giải quyết các vđ kinh tế xh của đất nc như: vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng
tài nguyên có hiệu quả
- Đảm bảo sự thống nhất giữa tính kinh tế và tính chính trị trong hoạt động TMQT
(1 quốc gia có 4 kênh để thu hút ngoại tệ: đầu tư FDI, xuất khẩu - nguồn ngoại tệ lớn nhất, kiều
bào gửi về, do đi vay)

Mối quan hệ giữa TMQT với các lĩnh vực khác


TMQT với Sản xuất (Xuất nhập khẩu tác động ntn với TMQT)
- Sx tác động tới quy mô TMQT
Trong chu trình tái sản xuất xã hội: Sản xuất - Phân phối - Trao đổi- tiêu dùng
TMQT giữ vai trò khâu trung gian là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
+ SX => NK: sản xuất quy mô lớn, luân chuyển hàng hóa nhanh, nhu cầu đầu
vào lớn => hoạt động NK phát triển
+ SX=>XK: sản xuất quyển định quy mô, chất lượng và giá cả của hàng hóa xk =>
tính cạnh tranh XK trên thị trường quốc tế
- TMQT thúc đẩy sx
+ Thứ nhất, TMQT tạo điều kiện đảm bảo các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất,
giúp chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng có lợi cho quá trình sản xuất tiếp
theo
+ Thứ hai, TMQT tạo vốn cho việc mở rộng vốn đầu tư cho sản xuất
+ Thứ ba, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh giúp sx phát triển vững mạnh =>
tăng năng lực và hiệu quả sản xuất
+ Thứ tư, TMQT tạo điều kiện tiếp thu KH-CN, tăng năng lực và hiệu quả sản xuất
+ Thứ năm, TMQT giúp cho việc phân bố và sử dụng các nguồn lực trong nước 1
cách hiệu quả hơn
+ Thứ sáu, TMQT tạo ra những yếu tố thúc đẩy nhất dịch với 1 số ngành công nghiệp
vốn k có cơ hội phát triển nào khác
+ Thứ bảy, TMQT giúp chính phủ có thêm nguồn thu để tài trợ cho phát triển sản xuất

? TMQT tạo điều kiện tiêu thụ hàng hóa của những ngành khó tiêu thụ trong nước, em hiểu
như nào

TQMT tác dụng tiêu dùng


+ Thông qua hoạt động TMQT trực tiếp NK hàng tiêu dùng mà trong nước chưa sx
được hoặc sx chưa đủ
+ Thông qua hoạt động TMQT nhập khẩu những tư liệu sx cần thiết để phục vụ cho
việc sx hàng hóa và td trong nước
+ Thông qua hoạt động TMQT tạo ra những biến đổi trong nhu cầu tiêu dùng xã hội,
thể hiện:
- Tạo điều kiện gia tăng thu nhập, từ đó tăng khả năng TD của nhân dân
- TMQT tạo thói quen TD mới: phát sinh nhu cầu mới hoặc biến đổi cơ cấu nhu cầu
(CL, SL, giá cả)
Tiêu dùng tác động ngược lại
Thị hiếu, nhu cầu TD sẽ phần nào định hướng hoạt động TMQT chuyển dịch theo 2 khía cạnh:
+ NK hàng tiêu dùng hoặc
+ NK đầu vào cho sx hàng tiêu dùng
=> mqh đan xen lẫn nhau: sản xuất - TMQT - tiêu dùng - sản xuất

Hoạt động TMQT tăng => thu hút ĐTNN tăng:


XK tăng:
- Nước XK thường có chi phí sx thấp hơn so với chi phí sx của thế giới => có khả
năng mang lại lợi nhuận cho các nhà ĐT
- XK nhiều => có nguồn tài chính mạnh, dự trữ ngoại tệ nhiều, cán cân TTQT ổn định
=> tạo lòng tin cho các nhà ĐTNN (VD: Trung Quốc)
- Cơ cấu XK sẽ bộc lộ tiềm năng rõ rệt ở nhiều lĩnh vực, ngành => thu hút ĐTNN
hướng về XK
- Thị trường sẵn có, quan hệ tốt => thu hút ĐTNN
- Hệ thống các chính sách khuyến khích xk => ưu đãi đtnn
- chỉ số xk/gdp: độ mở của nền kt
NK tăng:
- Quốc gia có nhu cầu lớn về các loại sản phẩm và có khả năng thanh toán => dễ thu
hút được đtnn vào hoạt động sx thay thế nk để tiêu thụ tại thị trường đó
VD: ngành ô tô VN
Vốn đtnn tăng => hoạt động tmqt tăng:
- ĐTNN sẽ mở rộng quy mô SX, đa dạng hóa lĩnh vực sx của 1 quốc gia => TQMT
phát triển
- ĐTNN đi liền với máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến trình độ quản lý, sx
lớn, sản phẩm mới,... => Tăng khả năng xk sang các thị trước mới
TMQT và Đầu tư ra nước ngoài
TMQT tác động đến Đầu tư ra nước ngoài:
- XK tăng => các dn cũng sẽ tìm kiếm cơ hội thâm nhập các thị trường, lập văn phòng
đại diện, liên doanh với đối tác nước ngoài => đt ra nước ngoài
- NK tăng => các nhà đầu tư sẽ đi tìm những nơi có chi phí sx thấp để bỏ vốn đt sản
xuất sau đó XK ngược lại thị trường của mình (VD: hình thức gia công)
Đầu tư ra nước ngoài tác động đến TMQT
- việc di chuyển vốn ra nước ngoài thông qua đầu tư trực tiếp thường kích thích hoạt
động TMQT mà ở đây chủ yếu là xuất khẩu hàng hóa, vì nhu cầu của các cơ sở đầu
tư tại nước ngoài đối với:
+ Thiết bị cho các công trình, các chi nhánh
+ Các sản phẩm bổ sung;
+ Các bộ phận rời;

III. Những vấn đề cơ bản về chính sách TMQT

1. Khái niệm
- Là hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế hành chính và pháp luật để thực hiện những
mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực TMQT của một nước
Lưu ý:
- CMTMQT nhỏ hơn CS kinh tế, là 1 bộ phận của nó
- CSTMQT thường xuyên biến động

2. Nhiệm vụ
- Bảo hộ hợp lý thị trường và nền sản xuất nội địa: giảm tiêu cực hoạt động nhập khẩu
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra bên ngoài,
tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế: hoạt động xuất khẩu

3. Các hình thức của CSTMQT


3.1 Chính sách bảo hộ mậu dịch
a) Khái niệm: Là hình thức nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ thị trường nội
địa, bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài

b) Đối tượng áp dụng


- Những ngành sx tạo ra nhiều công ăn việc làm
- Những ngành sx có nguy cơ bị hàng nhập khẩu đe doạ
- Những ngành CN còn non trẻ chưa đủ sức cạnh tranh

c) Các loại hình trong chính sách này


(1) Chính sách bảo hộ kiểu cũ (phòng ngự) => duy trì, tồn tại
(2) Chính sách siêu bảo hộ (kiểu mới - tấn công) => nuôi dưỡng, trở thành ngành thế mạnh,
mũi nhọn để XK

d) Tác động
- Tác động tích cực:
+) Giảm bớt áp lực cạnh tranh của hàng hoá nc ngoài, bảo vệ và thúc đẩy sx trong nc
+) Thuế NK góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nc
+) sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ

- Tác động tiêu cực:


+) ko tận dụng đc nguồn lực như: công nghệ tiên tiến, thị trg tiêu thụ..
+) sx trong nc ít được cọ xát, cạnh tranh với hàng hoá nc ngoài sẽ tạo ra sự trì trệ sản xuất dẫn đến
nền kinh tế hđ kém hiệu quả
+) ng tiêu dùng thua thiệt

3.2 Chính sách mậu dịch tự do


a. Khái niệm: là hình thức nhà nc xoá bỏ rào cản trong quan hệ buôn bán với bên ngoài, thực
hiện tự do hoá thương mại

b. Tác động
● Tích cực
+) tạo môi trg cạnh tranh trong nc, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế
+) tạo môi trg thuận lợi thu hút vốn đầu tư và công nghệ hiện đại thế giới.
+) lợi cho ng tiêu dùng: mua đc với giá mềm hơn
+) tạo đk phân bổ nguồn lực kinh tế
● Tiêu cực
+) Những ngành sx trong nc chưa đủ sức cạnh tranh sẽ bị phá sản và đình đón trc sự cạnh tranh
của hàng hoá nhập khẩu
+) nền kinh tế trong nước dễ bị phụ thuộc vào thị trường thế giới

c. Việc lựa chọn hai loại hình trong chính sách thương mại quốc tế của các nước ntn?
- Căn cứ vào trình độ của các ngành sản xuất của các nước
- Căn cứ vào cam kết chính phủ của các nước

d. Thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa 2 chính sách này


- Bảo hộ trên cơ sở tự do hoá TM
- Bảo hộ có lựa chọn ko tràn lan
- Bảo hộ trên cơ sở bình đẳng
- Bảo hộ có đk, có thời hạn nhất định

III. Các nguyên tắc áp dụng trong CSTMQT


1) Nguyên tắc 1: Không phân biệt đối xử = MFN (ng tắc tối huệ quốc) + NT (ng tắc đãi
ngộ quốc gia)

a) Nguyên tắc Tối huệ quốc: MFN: Các bên tham gia ký kết dành cho nhau những thuận lợi
và ưu đãi không kém hơn những thuận lợi và ưu đãi mà một bên đang và sẽ dành cho bất kỳ một
nước thứ ba nào.
(Nếu A ký với B nguyên tắc tối huệ quốc, trong tương lai A ký với C và cho C ưu đãi hơn
thì phải quay trở lại cho B ưu đãi không được kém hơn. B cũng có nghĩa vụ như vậy)

b) Sự ra đời và tên gọi của Tối huệ quốc


- Lần đầu tiên: hiệp ước thương mại giữa Mỹ - pháp (1778)
- Sự ra đời của GATT (General Agree on Tariffs and Trade) – 1947
- WTO – 1995 (World Trade Organization)

c) Về tên gọi của nguyên tắc


- Riêng đối với Mỹ: Tháng 6/1998 đổi tên thành Quy chế về Quan hệ thương mại bình
thường (NTRs) (vì xưa, HK chỉ cho 1 số nước được hưởng => nước được ưu đãi nhất. Nhưng đến
1998 HK cho rất nhiều quốc gia trên TG được hưởng => từ tối hệ quốc k còn chính xác nước =>
nước có quan hệ bình thường với Mỹ thì được hưởng, các nước không có quan hệ bình thường
(thường là các nước XHCN) với Mỹ thì không được hưởng)
- Trong WTO: vẫn giữ nguyên tên gọi MFN

d) Cơ sở pháp lý để thực hiện nguyên tắc MFN


- Hiệp định TM được ký kết giữa các nước và trong hiệp định thương mại đó có điều khoản
quy định về MFN
- Theo quy định của các tổ chức quốc tế: GATT/ WTO

e) Cách áp dụng Tối Huệ quốc


- Áp dụng MFN vô điều kiện: các nước không ràng buộc đk nào, các nước ngay lập tức
nguyên tắc Tối Huệ Quốc, VD: MFN trong GATT/WTO
- Áp dụng MFN có điều kiện: đủ đk về kinh tế, chính trị
+ Luật Jackson-Vanik: cho dân đi lại tự do
+ Ký được hiệp định song phương với Hoa kỳ
+ Hàng năm quốc hội Mỹ sẽ xem xét có cho tiếp tục hưởng hay ko

*Mục đích áp dụng nguyên tắc này: tạo sự bình đẳng và xóa bỏ phân biệt giữa các nước trong
quan hệ buôn bán, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng và môi trường thuận lợi cho sự phát triển của
thương mại quốc tế
*Phạm vi áp dụng
- Thuế quan, các loại phí và các khoản thu khác liên quan đến hàng hoá XNK
- Các quy định về hạn chế số lượng và cấp giấy phép XNK
- Các quy định thủ tục hải quan
- Phương pháp thanh toán, tính thuế
*Lĩnh vực áp dụng
- TMHH
- TMDV
- Đầu tư nước ngoài
- Quyền SHTT
*Ngoại lệ của MFN
Ngoại lệ 1: Mậu dịch biên giới
- Mậu dịch biên giới: là những hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá qua biên giới giữa các
nước chung đường biên.
- Là hoạt động mua bán trao đổi hh của cư dân biên giới
- Buôn bán tại chợ biên giới, cửa khẩu

Ngoại lệ 2: Những ưu đãi trong các Thỏa thuận thương mại khu vực RTA (REGIONAL
TRADE ARRANGEMENT)
VD: AFTA, NAFTA, EU,...
RTA song phương
Ngoại lệ 3: Những ưu đãi đặc biệt mà nước phát triển dành cho các nước đang và chậm phát
triển.
VD: Thể hiện ở hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP - Generalized System of Preferences)
Ngoại lệ 4: Mua sắm chính phủ
● Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) : Các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại
cam kết dành cho hàng hoá, công dân hoặc công ty nước kia những ưu đãi trên thị trường nội địa
giống như những ưu đãi dành cho hàng hoá, công dân hoặc công ty nước mình => tạo sự bình
đẳng trong TMQT, thúc đẩy TMQT phát triển

*Ngoại lệ của nguyên tắc


- Mua sắm của chính phủ
- Những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia
VD: các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước vào đầu tư xây khách sạn => ưu
tiên nhà đầu tư trong nước (liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia)
- Những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân. VD: đi bầu cử, tranh cử, bỏ
phiếu, chăm sóc y tế..

*Giống và khác nhau


Giống: ở mục đích
Khác ở đối tượng áp dụng:
- MFN: đối tượng áp dụng nằm ngoài lãnh thổ quốc gia, và xoá bỏ ở phạm vi bên ngoài lãnh
thổ
- NT: đối tượng là người đi qua biên giới và vào lãnh thổ nước cho hưởng rồi, xoá bỏ ở
phạm vi bên trong lãnh thổ
- Trong WTO: MFN + NT = Non-discrimination
2) Nguyên tắc 2: Tự do hoá mậu dịch
- Cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, để đến một lúc nào đó trong tương lai
những trở ngại này được xóa bỏ hoàn toàn, mở đường cho TM phát triển
- Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được thông qua các cuộc đàm phán song phương
hoặc đa phương
3) Nguyên tắc 3: Chỉ được phép bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan, không cho
phép sử dụng các hạn chế định lượng
- Mục đích để bảo đảm tính minh bạch mở cửa thị trường của nước đó (hạn ngạch hạn chế
nhập khẩu)
- Thông qua đàm phán và lịch trình cắt giảm thuế quan, dễ dàng hơn khi dự đoán mức độ
bảo hộ và dự đoán chính sách
- Hạn chế định lượng thường là những biện pháp mang tính võ đoán, ít dựa trên các căn cứ
khoa học, chủ yếu nhằm bảo hộ
- Các hàng rào phi thuế quan phải dần được thay thế bằng thuế quan (thuế hoá các phương
pháp phi thuế quan -> thuế quan)
**Thuế hóa?
Là sự lượng hóa tác dụng bảo hộ của các biện pháp phi thuế quan và được thay thuế ằng
thuế quan.
Từ này được dùng để chỉ các nước thành viên của WTO được phép nâng thuế quan lên để
bù đắp lại việc từ bỏ bảo hộ bằng biện pháp phi thuế quan
4) Nguyên tắc 4: Thiết lập một cơ sở ổn định cho hoạt động TMQT
- Các nước thành viên phải thông qua đàm phán, đưa ra thuế suất trần với lịch trình cắt giảm
(thuế suất trần là nới lỏng thuế suất ràng buộc) (thuế suất ràng buộc: mỗi vòng đàm phán, thuế
suất các nước thỏa thuận với nhau được ghi vào danh mục ưu đãi hay là danh mục thuế quan. Mỗi
nước có 1 bản danh mục riêng. Thuế suất ghi trong bản danh mục này gọi là thuế suất ràng buộc,
tức là nước đó sẽ không được phép tăng thuế suất cao hơn mức đã ghi trong danh mục)
- Minh bạch hoá chính sách: các nước ký kết phải đảm bảo sự ổn định (công khai và rõ ràng)
của chính sách kinh tế thương mại và đầu tư. ngoài ra các quốc gia phải đảm bảo tính minh bach
trong tất cả các chính sách kinh tế và thương mại để việc thực thi không bị bóp méo, tạo thuận lợi
cho các nhà đầu tư. Không bóp méo chính sách, tất cả được công bố cho các doanh nghiệp trong
và ngoài nước)

5) Nguyên tắc 5: Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho TM giữa các nước thành
viên
- Nhằm giải quyết các tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá, trợ cấp sx
trong nước.
- Bằng cách nào? Cho phép tất cả các bên có quyền đánh thuế chống phá giá, đánh thuế đối
kháng chống trợ cấp. Sẽ áp thuế đến khi không còn hành vi cạnh tranh không lành mạnh

6) Nguyên tắc 6: Quyền được tự vệ trong thương mại


- Một nước có thể hạn chế NK trong TH khẩn cấp khi lượng hh NK tăng đột biến do việc
giảm thuế quan đe doạ hoặc gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với sx trong nước
- Các công cụ để tự vệ: Thuế quan, các biện pháp hạn chế định lượng, hạn chế nhập khẩu.
(Khác: hai cái trên áp khi không còn hành vi. Quyền tự vệ được áp dụng nhưng phải có sự nhượng
bộ cho nước xuất khẩu. Thời gian áp dụng theo năm, gia hạn trong một lần duy nhất, và không
được vượt 8 năm.
Chống bán phá giá và trợ cấp là cạnh tranh k lành mạnh

7) Nguyên tắc 7: Những ưu đãi đặc biệt dành cho các nước đang và chậm phát triển và
các nền kinh tế chuyển đổi
- Đối với những nước này nghĩa vụ và cam kết thường mang tính giảm nhẹ hơn so với
những nghĩa vụ, cam kết chung mà trong các liên kết kinh tế đề ra.

CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

I. Các lý thuyết cổ điển

1. Chủ nghĩa trọng thương


1.1) Nội dung chính:
- CNTT đề cao vai trò của tiền tệ
- Coi trọng ngoại thương phải thực hiện xuất siêu. Mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt
- CNTT cho rằng lợi nhuận là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, lừa gạt
- Đề cao vai trò của nhà nước trong điều tiết nền KT
1.2) Vai trò của CNTT:
Chỉ ra việc quốc gia cần tham gia TMQT
Tạo ra thuyết kinh tế # thuyết tôn giáo

2. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith (1723-1790)


- Bàn tay vô hình
- Giàu có do sản xuất tạo ra. Không chỉ do thương mại, Adam khuyến khích quốc gia phát
triển sản xuất
Tư tưởng chính của AS về thương mại quốc tế:
- Thương mại, đặc biệt là ngoại thương có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế cả
các nước
- Nguồn gốc của sự giàu có của 1 quốc gia không phải do ngoại thương mà do sản xuất công
nghiệp
- TMQT Dựa trên cơ sở tự nguyện và các bên cùng có lợi, sự trao đổi phải là ngang giá
- Cơ sở mậu dịch giữa các quốc gia căn cứ vào lợi thế tuyệt đối của các nước
Giả định trong lý thuyết này:
- Chỉ có 2 nền kinh tế tham gia sản xuất hàng hóa
- Hàng hóa do các nước khác nhau sản xuất đồng nhất với nhau về đặc tính và chất lượng
- Không tính đến chi phí vận tải
- Chi phí là không đổi cho dù quy mô sản xuất tăng
- Các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, công nghệ, đất đai) ở các nước là giống nhau
- Dễ dàng di chuyển các nguồn lực từ sx mặt hàng này sang mặt hàng khác
- Ko có sự hiện diện của hàng rào thuế quan
- Trình độ công nghệ là như nhau
VD:
=> thế giới tăng thêm hàng hóa
Nhược điểm của lý thuyết:
- các giả định khó thực hiện

3. Giả thuyết Ricardo


Một quốc gia sẽ xuất khẩu hàng hoá có giá cả thấp hơn tương đối so với nước kia
Sau này, Gottriend von Haberler (1900) vận dụng khái niệm chi phí cơ hội vào giải thích lý thuyết
LTSS
- Một quốc gia có LTSS khi quốc gia đó có khả năng sản xuất 1 hàng hóa với mức chi phí cơ
hội thấp hơn so với quốc gia khác
- chi phí cơ hội của việc sản xuất ra 1 hàng hóa khác mà chúng ta phải hy sinh khi chúng ta
sử dụng nguồn lực để sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa kia
Năm 1965 Bela Balassa có đưa ra LTSS biểu hiện RCA (The coefficient of Revealed Comparative
Advantage)
● Hệ số biểu thị lợi thế so sánh viết tắt là RCA
Công thức:

Trong đó:
EXA: giá trị xk sản phẩm X của quốc gia A
EA: tổng giá trị xk của quốc gia A
EXW: giá trị xk sản phẩm X của toàn TG
Ew: tổng giá trị xk của toàn TG
Ý nghĩa:
Chỉ ra khả năng cạnh tranh xuất khẩu của 1 quốc gia về 1 sản phẩm xác định trong mối tương
quan với mức xuất khẩu thế giới của sản phẩm đó
- RCA < 1 sản phẩm không có lợi thế so sánh
- 1 <RCA < 2.5 sản phẩm có lợi thế so sánh cao
- RCA > 2.5 sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao

4. Lý thuyết về giá trị quốc tế hay mối tương quan của cầu (reciprocal Demand)
Kết luận:
- Giới hạn tỷ lệ trao đổi mậu dịch chính là những tỷ lệ trao đổi trong nước, tùy ở năng suất
tương đối mỗi quốc gia
- Trong giới hạn này, tỷ lệ mậu dịch thực sự tùy thuộc vào số cầu của mỗi nước đối với sản
phẩm của nước khác
- tỷ lệ trao đổi này sẽ ổn định khi xuất khẩu của 1 quốc gia vừa đủ để trang trải số nhập khẩu
của quốc gia đó
- Tác giả John Stuart Mill (1806-1873)
- Còn gọi là lý thuyết về Giá trị quốc tế hay tỷ lệ trao đổi giữa các sản phẩm
- D.Rocardo chỉ đề cập đến Cung, do vậy, JSMill đã bổ sung việc nghiên cứu xem Cầu quyết
định như thế nào đến tỷ lệ trao đổi trong TMQT
- JSMill dựa trên năng suất của công nhân chứ không phải phí tổn của CN như lý thuyết
DRicardo
Kết luận
- Giới hạn tỷ lệ trao đổi mậu dịch chính là những tỷ lệ trao đổi trong nước, tùy ở năng suất
tương đối của mỗi quốc gia
- Trong giới hạn này, tỷ lệ mậu dịch thực sự tùy thuộc vào số cầu của mỗi nước đối với sản
phẩm của nước khác
- Tỷ lệ này sẽ ổn định khi xuất khẩu của 1 quốc gia vừa đủ để trang trải số nhập khẩu của
quốc gia đó

5. Lý thuyết tỷ lệ các yếu tố (H-O) đến năm 1930 -> HOS


Khái niệm hàm lượng các yếu tố: Mặt hàng X được coi là sử dụng nhiều (một cách tương đối) lao
động nếu tỷ lệ giữa lượng lao động và các yếu tố khác (vốn) sử dụng để sản xuất ra 1 đơn vị mặt
hàng nào đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng các yếu tố đó để sản xuất ra 1 đơn vị mặt hàng Y khác

Công thức: LX/KX > LY/KY


Khái niệm về sự dồi dào tương đối của các yếu tố: Quốc gia A được gọi là dồi dào tương đối về
lao động nếu tỷ lệ giữa lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác của quốc gia đó lớn hơn tỷ lệ
tương ứng của quốc gia khác
Công thức: LA/KA > LB/KB
=> 1 quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều 1 các tương
đối yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia đó

Mô hình thương mại H - O


Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF - Production Possibility Frontier
Sản xuất ở trên đường C thì tốt nhất
Đường bàng quan (Indifferent Curve)

Khi chưa có ngoại thương:

Khi ngoại thương xuất hiện ngắn hạn, điểm sản xuất chưa thay đổi
Độ dốc bằng tỷ lệ trao đổi
Nếu điểm sản xuất thay đổi thì đường tiêu dùng sẽ di chuyển theo điểm sản xuất nhưng vẫn song
song với đường tiêu dùng cũ (vì tỷ lệ trao đổi ~ góc không đổi)
Khi ngoại thương xuất hiện trong dài hạn, điểm sản xuất thay đổi

Mặc định A lợi thế vải, B lợi thế thép


S tgA1KCa = S tgLM1Cm (2 tam giác vuông có 1 góc nhọn bằng nhau: cùng tỷ lệ trao đổi)
VD: bên A sản xuất A1 vải nhưng chỉ sử dụng K lượng vải => đoạn A1K xuất khẩu sau cho B
(chính là đoạn CmL), tương tự thép bên B xuất khẩu sang bên A (LM1 => KCa)

II - Các lý thuyết mới về thương mại quốc tế

1. Thương mại quốc tế dựa trên quy mô (economies of scale and international trade)
- Cơ sở lý luận: tính hiệu quả tăng dần theo quy mô
- Giả thiết: nếu 2 nước giống nhau về mọi khía cạnh: CN sx, tự sẵn có các yếu tố sx, sở
thích,... => loại trừ khả năng giải thích bằng lý thuyết H - O
- Hai nước chuyên môn hóa và trao đổi cho nhau: cùng có lợi
? Vì sao đường giới hạn khả năng sản xuất ở đây lại lõm vào trong, khác với đường giới hạn khả
năng sx thông thường
Trả lời: các nước theo hướng không cố định => đường gh kn sản xuất vẽ lõm vào trong vì nếu tập
trung vào sản xuất 1 mặt hàng thì sẽ có lợi về sản xuất mặt hàng đó => A theo hướng nào thì B
theo hướng kia

Thương mại quốc tế dựa trên quy mô


Các nước giống nhau về mọi khía cạnh => trao đổi với nhau vẫn có lợi khi A tập trung vào sản
xuất 1 mặt hàng, B tập trung vào mặt hàng khác

2. Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm (international product cycle)
Vào năm 1961, Posner đưa ra các lý thuyết về khoảng cách CN, dựa trên ý tưởng cho rằng CN
luôn thay đổi dưới hình thức ra đời các phát minh, sáng chế mới và điều này tác động đến xuất
khẩu của các quốc gia. Theo Vernon (1966), các nhân tố cần thiết cho sản xuất 1 sản phẩm mới sẽ
thay đổi tùy theo vòng đời sản phẩm đó.

Đầu tiên:
Đầu tiên, khi sản phẩm mới được giới thiệu và SX bởi các nước phát minh thì chi phí còn cao
Khi sản phẩm và CN sx dần dần chuẩn hóa và được phát triển rộng rãi, tổ chức sx trên quy mô lớn
thì các quốc gia khác (thường các nước dồi dào về vốn) sẽ bắt chước CN sx nên lợi thế so sánh
được chuyển từ nước phát minh sang quốc gia này

Cuối cùng:
Khi công nghệ trở nên hoàn toàn được chuẩn hóa, quá trình sx được chia thành nhiều công đoạn
khác nhau được chuyển tới những nước đang phát triển nơi có lực lượng lao động dồi dào và mức
lương thấp

Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm (international product cycle)

3. Lý thuyết về sự cạnh tranh của quốc gia


Sự thịnh vượng của 1 quốc gia được tạo ra chứ không phải kế thừa. Nó không phát triển từ sự sẵn
có tài nguyên thiên nhiên, nguồn ld, lãi suất hay giá trị tiền tệ của 1 quốc gia giống như điều mà kt
học cổ điển khăng khăng khẳng định

4 yếu tố chính:
Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự lk của 4 nhóm yếu tố tạo thành
1 mô hình kim cương:
1.Điều kiện các yếu tố sản xuất
2. Điều kiện nhu cầu trong nước
3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan
4.Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh
Ngoài ra còn 2 yếu tố khác:
- Chính sách của chính phủ
- Cơ hội
=> 2 yếu tố phụ tác động đến 4 yếu tố chính và ngược lại, tạo thành mô hình kim cương

Mô hình DIAMOND của Michael Porter

(1) Điều kiện các yếu tố sản xuất

Phân loại đầu vào


Đầu vào cơ bản Đầu vào phổ biến/chung
Đầu vào cao cấp Đầu vào chuyên ngành

Đầu vào cơ bản gồm:


- tài nguyên thiên nhiên
- khí hậu
- vị trí địa lý
- nhân công không có kỹ năng hoặc kỹ năng trung bình
- nguồn vốn
Đầu vào cao cấp gồm:
- cơ sở hạ tầng viễn thông kỹ thuật số hiện địa
- lực lượng lao động có trình độ cao như các kỹ sư cơ khí, kỹ sư tin học
- các học viện nghiên cứu và đại học trong các lĩnh vực phát triển trình độ cao
Đầu vào phổ biến/chung: đầu vào sử dụng chung cho tất cả các ngành, thí dụ như hệ thống đường
cao tốc, vốn tín dụng, lao động có trình độ trung học
Đầu vào chuyên ngành: chỉ phù hợp với 1 số ít hoặc thậm chí là chỉ 1 số ngành, như cơ sở hạ tầng
có những tính chất đặc thù, tri thức của 1 chuyên ngành cụ thể, kỹ năng cụ thể

(2) Điều kiện nhu cầu trong nước


Theo porter, thông thường, các công ty thường tỏ ra nhạy cảm nhất với những nhu cầu của những
khách hàng ở gần với họ nhất
Do đó, những đặc điểm của nhu cầu thị trường trong nước đặc biệt quan trọng trong việc định
hình các thuộc tính của các sản phẩm được chế tạo trong nước và trong việc tạo ra sức ép cho sự
sáng tạo đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm

(3) Các ngành hỗ trợ có liên quan


- các ngành sản xuất hỗ trợ: là những ngành sản xuất cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động
sản xuất, kinh doanh của DN
- Các ngành sản xuất liên quan: là những ngành mà DN có thể phối hợp hoặc chia sẻ các
hoạt động (thường diễn ra ở các khâu phát triển kỹ thuật, sản xuất, phân phối tiếp thị hoặc dịch
vụ)

Lợi thế tạo ra từ những ngành hỗ trợ và có liên quan


- cung cấp trong thời gian ngắn và với chi phí thấp
- duy trì quan hệ hợp tác liên tục
- các nhà cung ứng giúp doanh nghiệp nhận thức các phương pháp và cơ hội mới để áp dụng
công nghệ mới
- ngành hỗ trợ là chất xúc tác chuyển tải thông tin và đổi mới từ doanh nghiệp này đến doanh
nghiệp khác, đẩy nhanh tốc độ đổi mới trong toàn bộ kinh tế

(4) Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh


Ở đây, Porter chỉ ra 2 điểm quan trọng
Thứ nhất: Các quốc gia khác nhau được đặc trưng bởi các triết lý quản lý khác nhau giúp hoặc
không giúp được gì cho họ trong việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Theo ông, không có hệ
thống quản lý nào là phù hợp trên toàn cầu. Khả năng cạnh tranh trong 1 ngành cụ thể tạo ra từ sự
hội tụ các thông lệ quản lý và phương thức tổ chức được ưa thích tại quốc gia đó và các nguồn của
lợi thế cạnh tranh trong ngành đó
VD: Các công ty chiếu sáng, đồ gỗ, giày dép, sợi len và máy móc đóng gói của Y, có chiến lược
nhấn mạnh đến sự tập trung, các sản phẩm làm theo yêu cầu khách hàng, việc tiếp thị thị trường
ngách, sự thay đổi nhanh chóng, sự năng động ngoạn mục phù hợp với cả tính năng động của
ngành đó và đặc trưng của hệ thống quản lý của người Ý. Trái lại, hệ thống quản lý của Đức, vận
hành tốt trong các ngành định hướng KT và CN - quang học, hóa chất và máy móc phức hợp - nơi
mà các sản phẩm phức tạp yêu cầu sự chế tạo chính xác, một quy trình phát triển thận trọng, dịch
vụ hậu mãi và vì vậy là 1 cơ cấu quản lý có tính kỷ luật cao độ.

Thứ hai: sự liên hệ chặt chẽ giữa mức độ cạnh tranh mãnh liệt trong nước và sự sáng tạo và
trường tồn của lợi thế cạnh tranh trong 1 ngành. Mức độ cạnh tranh mạnh mẽ trong nước khiến
các cty phải tìm kiếm các cách cải tiến hiệu quả sx, từ đó làm họ trở nên có sức mạnh cạnh tranh
trên thị trường TG. Đối thủ cạnh tranh trong nước tạo ra sức ép cho sự cải tiến, sáng tạo, nâng cao
CL, giảm chi phí và đầu tư vào việc nâng cấp các yếu tố tiên tiến. Tất cả những điều này giúp việc
tạo ra các cty có sức mạnh cạnh tranh ở tầm TG.
Cạnh tranh trong nước tạo ra những lợi ích như:
- Sự thành công của 1 DN tạo sức ép phải cải tiến đối với các đối thủ cạnh tranh hiện tại và
thu hút đối thủ mới nhập cuộc
- Tạo sức ép bán hàng ra thị trường nước ngoài đặc biệt khi có yếu tố hiệu quả kinh tế nhờ
quy mô
- Tạo sức ép làm thay đổi cách thức cải tiến lợi thế cạnh tranh
Vai trò của chính phủ
(1) Định hướng phát triển thông qua chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển
kinh tế
(2) tạo môi trường pháp lý và kinh tế cho các chủ thể kinh tế hoạt động và cạnh tranh lành
mạnh
(3) điều tiết hoạt động và phân phối lợi ích 1 cách công bằng thông qua việc sử dụng các công
cụ ngân sách, thuế khóa, tín dụng,...
(4) Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế theo đúng pháp luật và chính sách đề ra...

Những cơ hội đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến LTCT:
- Sự thay đổi bất ngờ về CN (như Cn sinh học, CN vi điện tử)
- Thay đổi về chi phí đầu vào, như tăng giá dầu mỏ đột ngột
- thay đổi đáng kể trên thị trường chứng khoán thế giới, tỷ giá hối đoái
- Tăng mạnh của cầu thế giới hay khu vực
- Quốc định chính trị của các chính phủ nước ngoài
- ….

CHƯƠNG III CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU


I - Mục đích, vai trò và nguyên tắc của NK
1. Mục đích của NK
- Nhằm bổ sung: NK hàng hóa trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đáp
ứng đủ nhu cầu
Nhập khẩu bổ sung giúp cho nền kinh tế phát triển cân đối và ổn định
- NK nhằm thay thế: NK những hàng hóa mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng NK
NK thay thế giúp cho sản xuất trong nước cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài
Với cương vị là Chính phủ nên lựa chọn nhập khẩu bổ sung bởi không bị phụ thuộc
2. Vai trò của nhập khẩu
(1) Tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH - HĐH
(2) Bổ sung những mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn
định
Một nền kinh tế muốn phát triển tốt cần đảm bảo sự cân đối theo những tỷ lệ nhất định như: cân
đối giữa khu vực 1 và 2; giữa tích lũy và tiêu dùng giữa hàng hóa và lượng tiền lưu thông giữa xl
và nk và cán cân thanh toán
(3) NK góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân
+ thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng
+ cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động
+ nâng cao mức thu nhập của nhân dân
(4) có vai trò tích cực đến thúc đẩy XK
- tạo đầu vào cho sản xuất hàng xk, nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho xk
- NK giúp thiết lập được quan hệ thương mại với nước xk hàng, do đó có cơ hội để xk hàng
hóa của mình sang các nước này (có qua có lại)

3. Những nguyên tắc và chính sách NK của Việt Nam


3.1 Các nguyên tắc
NT1: Sử dụng vốn NK tiết kiệm đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Xác định mặt hàng NK phù hợp với kế hoạch phát triển KT XH, KHKT của đất nước
- Sử dụng vốn tiết kiệm, dành ngoại tệ nhập vật tư cho sản xuất và đời sống, khuyến khích
sản xuất trong nước thay thế hàng NK
- Nghiên cứu thị trường để NK được hàng hóa thích hợp với giá cả có lợi, nhanh chóng phát
huy tác dụng đẩy mạnh sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân
NT2: Nhập khẩu thiết bị KT tiên tiến hiện đại, phù hợp với nhu cầu
+ CN tiên tiến:
- Tiết kiệm nguyên vật liệu
- Năng suất cao
- Làm ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao
- Không gây ô nhiễm môi trường
+ CN thích hợp (Appropriate Tech)
CN mà nguồn lực sử dụng cho nó phù hợp với các điều kiện của quốc gia đó
NT3: Phải bảo vệ và thúc đẩy sx trong nước phát triển, tăng nhanh XK
Thông thường, hàng NK có giá rẻ hơn và phẩm chất tốt hơn. Nhưng nếu chỉ dựa vào NK thì sẽ
bóp chết sản xuất trong nước, người dân sẽ không có công ăn việc làm
Do vậy, khi NK cũng phải được tính toán kỹ càng, hạn chế việc tác động tiêu cực đến nền sản xuất
trong nước, chỉ nền cho hàng NK cạnh tranh với hàng nội địa dần dần và tùy vào từng trình độ
phát triển của từng ngành và lĩnh vực.

II - Các biện pháp công cụ quản lý NK


Là những biện pháp, thủ tục mà NN đưa ra nhằm tác động và điều tiết hoạt động NK của các DN
1. Thuế NK
a. Khái niệm
Thuế nhập khẩu là 1 công cụ tài chính mà các nước sử dụng để quản lý hoạt động NK hàng hóa
thông qua việc thu 1 khoản tiền khi hàng hóa di chuyển qua biên giới hải quan vào nội địa

b. Phân loại
Thuế trực thu: người chịu thuế = người đóng thuế.
Thuế gián thu: người chịu thuế không trực tiếp đi đóng thuế.
Trường hợp phi thương mại, phi lợi nhuận (mua rồi dùng luôn) thì thuế trực thu là thuế gián thu.
2. Phân loại
(1) Theo mục đích đánh thuế
+ Thuế tài chính (đang có xu hướng giảm -> 0 do xu hướng tự do hoá thương mại)
+ Thuê bảo hộ (bảo vệ thị trường): VD thuế chống bán phá giá hàng hóa => bảo vệ nền sản
xuất trong nước
(2) Theo pp tính thuế
+ Thuế NK tính theo số lượng (Thuế tuyệt đối): là loại thuế được tính ổn định dựa theo khối
lượng hoặc trọng lượng theo hàng hoá xuất nhập khẩu
+ Thuế NK tính theo giá trị
Nhược điểm: ng bán và ng mua có thể trốn thuế => WTO đã định ra 6 phương pháp
+ Thuế hỗn hợp: vừa theo số lượng vừa theo giá trị
VD:
Trong biểu quan của Mỹ:
Mặt hàng các chất chiết xuất có hương và hương liệu mùi trái cây chưa trên 50% cồn chịu thuế
hỗn hợp:
12USD/pound và 3% giá trị lô hàng
Mặt hàng có trọng lượng 50pounds, giá trị 10.000USD
Thuế nhập khẩu phải chịu?
50x12+10.000x3% = 900USD

Ưu nhược tính thuế theo pp giá trị


+ Ưu: quy ước của WTO
+ Nhược: người bán - mua thỏa thuận với nhau ghi trong hợp đồng, hóa đơn k đúng với giá
trị thực của hàng hóa => trốn thuế

6 pp tính thuế theo pp giá trị của WTO


VD: Căn cứ giá của sp tương tự vào thời điểm tính thuế (thường tính cao hơn thực tế để bảo vệ
nền sx trong nước)

Ưu nhược điểm tính thuế theo số lượng


+ Ưu: dễ tính
+ Nhược: khó tính với sp cũ, có giá trị quá cao, quá thấp

(3) Theo mức thuế


+Mức thuế phổ thông (thuế nhập khẩu thông thường): áp dụng với các nước, khu vục k có
thỏa thuận ưu đãi với nhau về thuế quan = 150% MFN => Cao

+ Mức thuế ưu đãi (Thuế NK ưu đãi)


Ưu đãi có đi có lại: VD Ưu đãi tối huệ quốc MFN, ưu đãi trong khuôn khổ các Hiệp định thương
mại tự do 150% MFN, ưu đãi trong FTA song phương
Ưu đãi 1 chiều: Thuế GSP (là loại thuế đặc biệt trong đó các nước phát triển đơn phương dành
cho các nước đang và chậm phát triển khi hàng hóa của những nước này NK vào thị trường nước
dành ưu đãi)
=> Đặc điểm:
+ Mức thuế Nk được quy định thấp hơi so với mức thuế MFN (thường chỉ 0-3%)
+ Thường ưu đãi về thuế quan
+ GSP chỉ dành cho sản phẩm NK từ các nước đang trát triển, mang tính đơn phương, không
có yêu cầu có đi có lại
+ Không mang tính chất cam kết lâu dài (có thời hạn nhất định)
+ Không mang tính chất cam kết chung, mà chỉ áp dụng qua đàm phán song phương
+ các nước áp dụng: Mỹ, Can, EU, Anh, Thụy Sĩ , Nhật, Úc, New Zealand,...
ĐK được hưởng:
- Dựa vào xác định xuất xứ hàng hóa
(1) sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước đc hưởng GSP. hoặc
(2) sản phẩm có thành phần nhập khẩu nhưng phải đạt hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo (còn
gọi là tỷ lệ nội địa hóa) tại nước được hưởng theo quy định của bên cho hưởng
(3) Tỷ lệ hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo còn có thể được tính theo quy tắc xuất xứ gộp
Nghĩa là trong hàng hóa của 1 nước có những thành phần xuất xứ từ nước khác trong cùng 1 tổ
chức khu vực mà các nước này cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem như
là có xuất xứ từ những nước có liên quan
VD: VN xuất khẩu hàng may mặc sang EU, nhưng loại hàng này chỉ có 22% trị giá xuất xứ từ
VN. Tuy nhiên nếu VN nhập khẩu những thành phần khác từ Thái Lan (18%), Indo (20%)...
Vậy xuất xứ cộng gộp của sản phẩm là 22% + 18% + 20% = 60% (do các nước này đều là thành
viên của khối ASEAN)
- Để thỏa mãn yêu cầu xuất xứ hàng hóa DN nước xuất khẩu phải xuất trình Certificate of
Origin Form A (xin ở phòng thương mại công nghiệp VN) khi làm thủ tục nhập khẩu
ASEAN Form B (xin ở bộ công thương), tất cả đều có form
- các điều kiện khác tùy theo các nước cho hưởng
VD: chế độ GSP của mỹ công bố và áp dụng từ năm 1976
Thời hạn áp dụng với nước được hưởng là 10 năm, sau đó tùy theo mối quan hệ kinh tế giữa 2
nước có thể xem xét để gia hạn 10 năm tiếp theo
- ngoài ra, mỹ còn xác định tiêu chuẩn đối với hàng hóa:
+ tiêu chuẩn xuất xứ toàn bộ: 100% giá trị hàng hóa
+ + đối với những sản phẩm có thành phần nhập khẩu: sản phẩm phải có ít nhất 35% giá trị
nguyên liệu và tổng chi phí sản xuất
+ Quy tắc cộng gộp áp dụng để xác định xuất xử theo tỷ lệ 35% (giá trị nguyên liệu và tổng
chi phí sản xuất) nếu hàng hóa được làm từ nguyên liệu có xuất xứ từ 3 khối ASEAN, CARICOM
(Thị trường chung Trung Mỹ) và ANDEAN (các nước vùng núi Andet)
+ Mức thuế tạm thời: thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ => chỉ mang
tính tạm thời và bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu.

+Thuế leo thang


3. Tác động của thuế nhập khẩu
Thặng dư NTD là phần chênh lệch giữa mức giá NTD sẵn sàng trả và mức giá họ phải trả
Thặng dư NSX được xđ trên đường cung dưới đường giá (chênh lệch giữa mức giá mà họ nhận
được và chi phí họ phải bỏ ra)
Sơ đồ biểu diễn tác động của thuế quan nhập khẩu đối với nước nhỏ

Td = -(a+b+c+d)
Sx=+a
Cp=+c
Sơ đồ biểu diễn tác động của thuế quan nhập khẩu đối với nền kinh tế quy mô lớn
Pw1: giá thế giới trước khi áp thuế nhập khẩu (=giá nội địa ban đầu)
Pw1+T : giá nội địa sau khi áp thuế nhập khẩu (tạm thời, ngắn hạn)
Pw2: giá thế giới ngay sau khi áp thuế nhập khẩu
Pw2+T = Pd: giá nội địa dài hạn sau khi áp thuế nhập khẩu
Nhận xét
Thặng dư người tiêu dùng: -e-f-g-h-i-j
Thặng dư nhà sản xuất: +e
Ngân sách nhà nước thu: +g+h+i+n+p+q
Phúc lợi xã hội: n+p+1-f-i
=> KL: chưa biết phúc lợi xã hội tăng lên hay giảm xuống

4. Các công thức đo lường mức bảo hộ thuế quan


1. Bảo hộ danh nghĩa
1.1 Bảo hộ danh nghĩa thuế quan
cho ta biết sự bảo hộ giá trị danh nghĩa là ntn nếu k có hạn chế về số lượng, k có buôn lậu hoặc
nhân tố khác có thể làm thuế quan méo mó

Pw: giá thế giới


t : thuế suất của giá trị nhập khẩu
Btq: viết tắt của Bảo hộ thuế quan.
Trường hợp thuế được tính bằng 1 tỷ lệ % trên giá trị hàng hóa:

Trường hợp thuế được tính bằng 1 số tiền cụ thể T

Trường hợp có tác động của giá tính thuế


Pg - giá được ghi trong biểu giá tính thuế
VD: giả thiết rằng giá do Chính phủ quy định cho xe đạp nữ nhập khẩu là 700k, trong khi giá khai
báo (trong hóa đơn) là 600k. Cũng giả định chính phủ vẫn đánh thuế 50% vào xe đạp nhập khẩu.
Kết quả là bảo hộ của thuế quan tăng từ 50% lên 58%
700/600 * 50%
Trường hợp thuế nội địa đánh khác nhau giữa hàng SX trong nước và nhập khẩu.

Trong đó:
Tid, Tim = thuế gián thu (các sản phẩm nội địa (d) và nhập khẩu (m)
Ts - thuế nhập khẩu
VD:
- VD đối với ô tô nhập khẩu, ngoài việc phải chịu thuế nhập khẩu là 60%, còn phải nộp thêm
thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất là 100%. Nhưng với các ô tô sản xuất trong nước, không phải
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt mà chỉ phải nộp 10% khi bán hàng. Trong trường hợp này bảo hộ của
thuế quan sẽ là:
((1+0.6)*(1+1)/(1+0.1))- 1)= 1.9 đáp án 1.9 nhưng áp dụng sai =))
- Trái lại, cả ô tô nhập khẩu và ô tô sản xuất trong nước khi bán hàng đều phải nộp như nhau
loại thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất là 100%
Bảo hộ thuế quan trong trường hợp này sẽ là 60%
=> Kết luận
● Tim > Tid: phân biệt đối xử không có lợi đối với hàng nhập khẩu
● Tim = Tid: không có phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu
● Tim < Tid: đối xử có lợi cho hàng nhập khẩu

1.2 Bảo hộ danh nghĩa thực


Chênh lệch tính bằng % mà người sx nội địa nhận được Pd và giá quốc tế Pw. Bảo hộ thực chịu
tác động của tất cả các nhân tố như: hàng rào thuế quan, phi thuế quan, buôn lậu,v.v..
VD: 1 chiếc ô tô du lịch (dưới 8 chỗ ngồi) giá NK 370tr VND. Thuế nk và thuế tiêu thụ đặc biệt
đánh vào chiếc ô tô NK này là 60% và 100%. vậy chiếc ô tô này được bán ở trên thị trường nội
địa k thấp hơn 1184tr vnd. mức bảo hộ danh nghĩa của thuế quan trong trường hợp này là 220%

2. Bảo hộ hiệu quả


Tỷ suất bảo hộ hiệu quả là 1 khái niệm dùng để đánh giá tác động bảo hộ của thuế quan đối với
thành phẩm và nguyên liệu đầu vào nhập khẩu
Công thức: EPR = (VAd/VAi) - 1
Pd: giá nội địa của thành phẩm
Pw là giá quốc tế của thành phẩm
Cd là giá nội địa của đầu vào
Cw là giá quốc tế của đầu vào
to và t1 là thuế suất nk đối với thành phẩm và đầu vào thì:
VAd = Pd - Cd = Pw(1+t0) - Cw(1+t1)
VAi = Pw - Cw
Do vậy, EPR = (Pwt0 - Cwt1)/(Pw-Cw)
Ý nghĩa: cho biết mức chênh lệch của giá trị gia tăng của sản xuất trong nước so với quốc tế
VD:
Để minh họa cơ chế bảo hộ hiệu quả thật sự, chúng ta giả định để có được chiếc xe đạp nữ với giá
600k (giá NK) cần 200k vật tư đầu vào như thép và các phụ kiện cho việc sản xuất ra chiếc xe đạp
trên. Chế độ thuế quan thống nhất đánh vào xe đạp nhập khẩu là 50%
Để khuyến khích sản xuất xe đạp trong nước Chính phủ cho phép ngành sản xuất xe đạp NK thép
và phụ liệu được hưởng mức thuế ưu đãi 1% trên giá nhập.
Áp dụng cách tính của công thức ta có:
Pd = 600.000đ (1+0.5) = 900.000đ
Cd = 200.00đ (1+0.01) = 202.000đ
Vậy VAd = 900.00đ - 202.000đ = 698.000đ
VAi = 600.000đ - 200.000đ = 400.000đ
Và 698.000 - 400.000
EPR = Bet = …. = 0,745 hay 74.5%

2. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế quan (Non - Tariff Trade Barriers - NTB)
2.1 Định nghĩa và ưu nhược điểm
a. Định nghĩa
Hạn chế hoặc ngăn cấm nhập xuất khẩu giữa 2 quốc gia.
b. Ưu nhược
Ưu điểm:
- phong phú về hình thức
- đáp ứng nhiều mục tiêu
- nhiều công cụ chưa đưa vào đàm phán cắt giảm hoặc loại bỏ
Nhược điểm:
- không minh bạch, không rõ ràng và khó dự đoán
- Nhà nước không thu hoặc ít thu được lợi ích tài chính
- Quản lý khó khăn, tốn kém
2.2 Các rào cản phi thuế quan
Nhóm 1: Các biện pháp hạn chế định lượng
Nhóm 2: Các biện pháp tương đương thuế quan
Nhóm 3: Quyền kinh doanh của DN
Nhóm 4: Các biện pháp kỹ thuật
Nhóm 5: Các biện pháp ĐT liên quan đến Thương mại
Nhom 6: Các biện pháp liên quan đến hoạt động DV
Nhóm 7: Các biện pháp quản lý hành chính
Nhóm 8: Các biện pháp bảo vệ TM tạm thời

2.2.1 Nhóm 1
- là những quy định của các nước về số lượng hay giá trị hàng hóa được xuất đi hay nhập về
từ thị trường nào đó
- tính chất bảo hộ cao, wto yêu cầu loại bỏ
- 3 biện pháp chính

a. cấm nk
Mục đích:
- bảo đảm an ninh quốc gia
- bảo vệ đạo đức xã hội
- bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật
- đảm bảo cân bằng cán cân TTQT
- Bảo hộ sản xuất trong nước
=> là biện pháp bảo hộ NK mạnh nhất

b. hạn ngạch nk
- là quy định của NN về số lượng hay giá trị hàng hóa được NK nói chung hoặc từ 1 hoặc 1
số thị trường nhất định nào đó trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm)
- Phân loại
Hạn ngạch quy định số lượng
Hạn ngạch quy định giá trị
- là hình thức thuộc hệ thống giấy phép không tự động
- Thường được tính toán và công bố hàng năm dựa trên cơ sở nhu cầu trong nước và 1 số
yếu tố khác
- Mục đích
Bảo hộ sản xuất trong nước
Sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại lệ
Thực hiện các cam kết của CP với nước ngoài
=> Hiện nay Vn k còn sử dụng hạn ngạch nữa

Tác động

Thặng dư người tiêu dùng: -a-b-c-d


Thặng dư sản xuất: +a
Chính phủ: 0
Doanh nghiệp có hạn ngạch: +c

Sơ đồ biểu diễn tác động của hạn ngạch nhập khẩu đối với nước nhỏ
Doanh nghiệp được cấp hạn ngạch thu được diện tích hình C -> dẫn đến trường hợp chạy hạn
ngạch, doanh nghiệp sẽ độc quyền bán sản phẩm đó trong nước.
Đường màu đen: tổng cung trong nước
+ phần trùng với tổng cung trong nước khi giá thấp hơn P1 vì người ta k nhập khẩu vào (cần
bán bằng hoặc cao hơn giá quốc tế), chỉ cung trong nước

Sơ đồ biểu diễn tác động của hạn ngạch nhập khẩu đối với nền kinh tế quy mô lớn

Pw1: Giá thế giới trước khi áp hạn ngạch nhập khẩu (=giá nội địa ban đầu)
Pw2: giá thế giới ngay sau khi áp hạn ngạch nhập khẩu
Pd: giá nội địa dài hạn sau khi áp hạn ngạch nhập khẩu
- Thặng dư người tiêu dùng: -e-f-g-h
- Thặng dư nhà sản xuất: + e
- Nhà nhập khẩu thu: +g+n
- Phúc lợi xã hội: n-f-h
=> KL: chưa biết phúc lợi tăng hay giảm
Quy định WTO ntn:
- Điều XI - GATT/1994: không cho phép các nước sử dụng hạn ngạch để hạn chế NK
- điều XVIII - GATT/1994: cho phép sử dụng trong trường hợp đặc biệt ngoại lệ:
+ khắc phục sự khan hiếm trầm trọng về lương thực, thực phẩm, sản phẩm thiết yếu
+ Bảo vệ cán cân thanh toán
+ Điều kiện của các nước đang phát triển:....

Ngoài ra còn có hạn ngạch thuế quan


Hạn ngạch thuế quan là chế độ trong đó quy định sẽ áp dụng 1 mức thuế thấp hoặc bằng không
(0%) đối với những hàng hóa được nhập khẩu theo đúng số lượng quy định. Khi hàng hóa nhập
khẩu vượt quá số lượng quy định thì sẽ áp dụng mức thuế cao (còn gọi là thuế lần 2) để bảo hộ
các nhà sản xuất trong nước
=> Sự khác nhau giữa hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch thuế quan
WTO cho phép sử dụng hạn ngạch thuế quan để hạn chế hàng nhập khẩu, thường áp dụng trong
ngành nông nghiệp
(VN: muối, đường, trứng gia cầm, thuốc lá. Đối với 1 số nước Đông Âu thì muối là công nghiệp
vì họ phải đào mỏ khai thác…)
c. giấy phép nk
Định nghĩa: là 1 chế độ mà theo đó, hàng hóa muốn NK vào lãnh độ một nước phải xin giấy phép
của các cơ chức năng, áp dụng rộng rãi hơn hạn ngạch. Theo WTO, có hai loại:
+ Giấy phép tự động, được cấp trong vòng 10 ngày với mục đích Thống kê.
+ Giấy phép không tự động, được cấp trong 30-60 ngày với mục đích hạn chế => Hạn chế
nhập khẩu

2.2.2 Nhóm 2

=>Dựa vào mặt hàng tương tự


WTO đưa ra 6 phương pháp xác định trị giá hải quan để làm cơ sở tính thuế:
- Trị giá giao dịch (Transaction value)
- Trị giá giao dịch của hàng đồng nhất (Transaction value of identical goods)
- Trị giá giao dịch của hàng tương tự (Transaction value of similar good)
- Trị giá khấu trừ (Deductive value)

- Trị giá theo tính toán (Computed Value)


- Phương pháp dự phòng (Fall-back method)
b. Phụ thu: thu thêm ngoài phí nhập khẩu
=> WTO không chấp nhận vì gây phân biệt đối xử
Mục đích:
- Bình ổn giá
- Thu NSNN
- Bảo hộ sản xuất
WTO cho rằng phụ thu không áp dụng, không được công nhận là hợp pháp nếu như mức thu này
khác với mức thu đối với sản phẩm nội địa.
Danh mục phụ thu thường không cố định
Theo biểu thuế NK ưu đãi mới từ 1-9-2003 phụ thu chênh lệnch giá đã được thay thế bằng thuế
nhập khẩu.

2.2.3 Nhóm 3: Các biện pháp liên quan tới DN


a. Quyền kd XNK (Trading Rights)
- Dành cho cty được tiến hành XNK mặt hàng nhất định, trên thị trường và thời gian nhất
định
- Trái với nguyên tắc WTO: công khai, minh bạch, bình đẳng
- Nhằm bình ổn giá và khối lượng các mặt hàng có ảnh hưởng đến nền kinh tế (các mặt hàng
đặc biệt, liên quan an ninh quốc gia)
b. Đầu mối NK: (Designated Trading)
Nhà nước quy định một số mặt hàng chỉ được NK thông qua một số cty nhất định
Mục đích: đảm bảo cung cầu, ổn định XH, sức khỏe cộng đồng, bảo hộ SX trong nước.
VD: thuốc bảo quản,...

2.2.4 Nhóm 4: Nhóm biện pháp kỹ thuật (Technical measures)


a. rào cản kỹ thuật đối với TM
- Là những quy định, pháp luật, yêu cầu về tiêu chuẩn, đặc điểm kỹ thuật, tc mà sản phẩm nk
phải đáp ứng trước khi đưa vào tiêu thụ tại thị trường nội địa
Nhiều nước phát triển áp dụng vì nó liên quan đến trách nhiệm xã hội, môi trường,...
- Nhiều nước có quy định khác nhau được xây dựng tiêu chuẩn bắt buộc riêng phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh nước mình.
VD: nhập khẩu ô tô sang Anh, Thái Lan (tay lái bên trái), tất cả các loại thịt lợn không được mổ
theo nghi thức đạo Hồi thì không được nhập vào Malaysia.
Một số nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật phổ biến

- Chỉ tiêu, thống số về vận hành, hoạt động của máy móc, thiết bị, CN, phương tiện vận
tải,...
- Quy định nhãn mác, bao bì đóng gói
- QUy trình chế biến, thẩm mỹ, kích cỡ hàng hóa
- Hàm lượng chất trong sp
- Chất lượng hàng hóa
- Bảo vệ môi trường sinh thái
- Điều kiện lao động
- Khác
Theo WTO
Các quy định kỹ thuật
Các tiêu chuẩn

AoTBT yêu cầu:


- Áp dụng trên cơ sở Tối huệ quốc
- Tuân thủ nguyên tắc NT
- Không được gây ra những trở ngại không cần thiết với thương mại
- Áp dụng trên cơ sở khoa học.

b. Các biện pháp kiểm dịch động thực vật


Mục đích
- Đảm bảo an toàn thực phẩm
- Bảo vệ sức khỏe con người khỏi những loài động;/thực vật mang bệnh
- Bảo vệ quốc gia khỏi sự thâm nhập và lan truyền các dịch bệnh, loài gây hại
- Bảo vệ động thực vật khỏi côn trùng và bệnh tật
Thường là các quy định về
Kiểm dịch
- quy trình cn chế biến
- điều kiện vệ sinh công nghiệp
- hàm lượng các chất có trong sp,...
DM nông sản thường có các quy định sps
- rau quả tươi
- Thịt và các sản phẩm thịt
- sản phẩm sữa
- thực phẩm chế biến

2.2.5 nhóm 5: Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại.
a-Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa
b-Yêu cầu về tỷ lệ XK bắt buộc
c-Yêu cầu về phát triển nguồn NL trong nước
d-Yêu cầu về cân đối thương mại
e-Yêu cầu về cân đối ngoại hối

2.2.6 Nhóm 6
a. Dịch vụ phân phối
- Đưa ra nhiều yêu cầu khó đáp ứng
b. Dịch vụ tài chính, ngân hàng
- Hạn chế sử dụng ngoại tệ
- Đảm bảo kết hối lượng ngoại tệ (kết hối)
- Quản lý vay ngoại tệ
c. Các dịch vụ khác:
Giám định hàng hóa, dịch vụ vận tải, dịch vụ khai báo và tính thuế hải quan.

2.2.7 Nhóm 7
- Đặt cọc NK (Import Deposit Schemes)
- Hàng đổi hàng (Barter)
- Thủ tục hải quan (Customs Procedures)
- Mua sắm của Chính phủ (government procurement)
- Quy tắc xuất xứ (rules of origin)

2.2.8 Nhóm 8
a-Các biện pháp đối kháng, chống trợ cấp (Countervailing Measures)
b-các biện pháp chống bán phá giá (anti-dumping measures)
c-Biện pháp tự vệ

CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU

I - Vai trò của xuất khẩu đối với ngành kinh tế (lướt qua)
1.Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá đất nước.
2.Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
3. Xk có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của
nhân dân.
II - Mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và phương hướng xuất khẩu (đọc thêm)

III - Những biện pháp, chính sách đẩy mạnh và hỗ trợ xuất khẩu
3 nhóm chính
1. Nhóm BP tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu XK (4)
2. Nhóm BP về tài chính, tín dụng (5)
3. Nhóm BP về thể chế và xúc tiến XK (2)

1.1 Xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực


a - Khái niệm
Hàng xuất khẩu chủ lực: chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu do có thị trường ngoài
nước và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi.
Hàng quan trọng: không chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu nhưng đối với từng thị
trường, từng địa phương lại có vị trí quan trọng
Hàng thứ yếu: không thuộc 2 loại trên, kim ngạch thường nhỏ.

Các quan điểm về hàng chủ lực trên thế giới


3 quan điểm
- Quan điểm 1: mặt hàng xuất khẩu chủ lực chỉ đơn giản là mặt hàng xuất khẩu có kim
ngạch lớn, chiếm trên 25% tổng kim ngạch xuất khẩu
- Quan điểm 2: mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mặt hàng xuất khẩu mà sản xuất ra phần lớn
là để xuất khẩu
- Quan điểm 3: mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mặt hàng có kim ngạch lớn do có điều kiện
thuận lợi về cung và cầu
Quan điểm tại VN: Hàng XKCL là loại hàng xuất khẩu có thị trường tương đối ổn định, có điều
kiện sản xuất trong nước thuận lợi và có hiệu quả nên chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất
khẩu và vị trí quyets định trong cơ cấu hàng xuất khẩu

b. các điều kiện của 1 mặt hàng xuất khẩu chủ lực
- Điều kiện về cầu: có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị
trường đó
- Điều kiện về cung: có nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để thu
được lợi trong buôn bán
- Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kinh ngạch XK của đất nước

c. Ý nghĩa
Việc chú trọng xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã có những ý nghĩa quan trọng đối với nền
kinh tế VN:
- mở rộng quy mô sản xuất trong nước, trên cơ sở đó kéo theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH, mở rộng và là phong phú thị trường nội địa
- tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu: tốc độ tăng trưởng của các MHXKCL luôn cao hơn tốc
độ chung của kim ngạch XK
- tạo điều kiện giữ vững, ổn định thị trường XK và NK
- tạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với nước
ngoài

1.2 Gia công XK


a. Khái niệm:
Là hoạt động mà bên Đặt gia công giao NVL, có khi cả máy móc thiết bị và chuyên gia cho bên
Nhận gia công để SX ra 1 mặt hàng mới theo yêu cầu của mình. Kết thúc sx, bên Đặt nhận sản
phẩm và trả tiền công cho bên Nhận
Khi hoạt động này vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia thì gọi là Gia công XK

b.Phân loại gia công XK


Dựa vào Mối quan hệ giữa 2 bên
+ Gia công chủ động
+ Gia công thụ động
Dựa vào Đối tượng gia công:
+ Gia công XK sản phẩm CN
+ Gia công XK nông nghiệp
Dựa vào mức độ chuyển giao
+ Gia công XK chuyển giao toàn phần
+ Gia công XK chuyển giao từng phần

c. Lợi ích của gia công XK


Đối với bên Nhận Gia công:
- Giải quyết việc làm cho người lao động
- tăng thu ngoại tệ và tăng thu nhập quốc dân
- Thích ứng nhanh chóng với nhu cầu của thị trường thế giới
- Tạo điều kiện thâm nhập thị trường nước ngoài
- Khắc phục được tình trạng thiếu NVL để sx hàng XK
- Tranh thủ vốn và kỹ thuật của bên Đặt gia công

Đối với bên Đặt gia công


- Sử dụng được lao động giá rẻ của bên Nhận gia công
- Tận dụng được cơ sở vật chất sẵn có của bên Nhận gia công
- Tận dụng ưu đãi của các chính sách ở nước Nhận gia công XK
- có thể thâm nhập các thị trường có quan hệ ưu đãi với bên Nhận gia công

1.3 đầu tư cho XK


- Ưu tiên cho các ngành sx hàng XK
- Đối với nông sản: đầu tư đổi mới giống cây trồng, đổi mới công nghệ trước và sau thu
hoạch
- Chú trọng đầu tư cho CSHT phục vụ cho hoạt động XK
- Tạo môi trường thuận lợi thu hút mạnh vốn ĐTNN cho XK

1.4 Lập các khu chế xuất


a. Khái niệm KCX:
- Theo World Bank: “KCX là 1 lãnh địa CN chuyên môn hóa dành riêng để SX phục vụ XK,
tác khỏi chế độ ™ và thuế quan của nước sở tại, ở đó áp dụng chế độ thương mại tự do”
- Theo hiệp hội KCX thế giới (WEPZA): KCX bao gồm những khu vực được CP sở tại cho
phép chuyên môn hóa sx CN chủ yếu vì mục đích XK. đó là khu vực biệt lập có chế độ mậu dịch
và thuế quan riêng theo phương thức tự do, không phụ thuộc vào chế độ mậu dịch thuế quan phổ
thông của nước sở tại
- Theo Việt Nam (NĐ 36 CP ngày 24-4-1997): là KCN tập trung các DN chế xuất chuyên
SX hàng XK, thực hiện các dịch vụ cho SX hàng XK và hoạt động XK, có ranh giới địa lý xác
định, không có dân cư sinh sống, do CP hoặc Thủ tướng CP quyết định thành lập

b. Cách hình thành và nội dung hđ KCX


Cách 1: nước chủ nhà xây dựng CSHT của KCX cho các nhà đầu tư thuế (cần thơ)
Cách 2: chủ DTNN thuê đất của nước sở tại
Xây dựng CSHT KCX cho các chủ DT khác thuê lại
Cách 3: Liên doanh xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCX
Nội dung hoạt động của KCX
- vật tư, nguyên liệu SX
- quan hệ mua bán với nước ngoài: được miễn thuế NK, thuế XK
- quan hệ với thị trường nội địa: là quan hệ XK, NK
- quan hệ giữa các Dn trong ùng KCX: không phải mở tờ khai HQ
- Đồng tiền sử dụng là đồng tiền tự do chuyển đổi
- Hàng hóa phục vụ đời sống hàng ngày trong KCX thanh toán = VND

c. Lợi ích của KCX


+ Đối với nước chủ nhà
- Thu hút được vốn, CN, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của chủ DTNN
- Tăng cường khả năng XK thu ngoại tệ
- Góp phần giải quyết việc làm và nâng cao trình độ lao động
- làm hạt nhân thúc đẩy sự phát triển KT - XH trong vùng
+ Đối với nhà đầu tư nước ngoài
- tận dụng được những ưu đãi về thuế mà nước chủ nhà dành cho DNKCX
- tận dụng được nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ của nước chủ nhà
- mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

2. Biện pháp chính sách tài chính nhằm khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu
- nhà nước bảo lãnh và cc tín dụng
- trợ cấp xuất khẩu
- chính sách tỷ giá hối đoái
- bán phá giá hàng hóa

2.1 Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu


để chiếm lĩnh tt nước ngoài, nhiều DN thực hiện việc bán chịu và trả chậm, hoặc dưới hình thức
tín dụng hàng hóa với lãi suất ưu đãi đối với ng mua hàng nước ngoài biện pháp này có nhiều rủi
ro
=> NN đứng ra bảo lãnh, đền bù nếu bị mất vốn
- tỷ lê đền bù có thể lên đến 100% vốn bị mất, nhưng thường lệ đền bù khoảng 60-70%
- Lợi ích: thúc đẩy xk, nâng được giá bán

2.2 cấp tín dụng xk


Cách 1: Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để họ dùng tiền đó mua
hàng nước mình
Ý nghĩa:
Về phía nước cấp tín dụng:
- giúp cho DN đẩy mạnh được xuất khẩu vì có sẵn thị trường tiêu thụ giải quyết được tình
trạng dư thừa hàng hóa trong nước
- Có thể bán hàng hóa với giá cao hơn giá thị trường
- có nước cấp tín dụng thường là những nước phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh nên việc
cấp tín dụng này thường đi kèm với những điều kiện chính trị có lợi cho nước cấp tín dụng

Về phía nước được cấp tín dụng:


Cách 1: cho vay rồi yêu cầu họ mua hàng nước mình => bán được hàng
Cách 2: Nhà nước cấp tín dụng cho các DN trong nước với lãi suất ưu đãi để các DN đẩy mạnh
XKA

a. Cấp tín dụng trước khi giao hàng: nhằm giúp DN có vốn để trang trải chi phí:
- mua NVL
- sản xuất sản phẩm: trả lương cho CN, trả tiền dịch vụ phục vụ sx
- chi phí bao bì
- cước vận chuyển: ra cảng, sân bay, … cước lưu kho, lưu bãi,...
- bảo hiểm, thuế

b. Tín dụng sau khi giao hàng, nhằm mục đích:


- trả các khoản tín dụng trước khi giao hàng
- đóng các khoản thuế mà sau này sẽ được hoàn lại
2.3 trợ cấp xuất khẩu
a. khái niệm
Trợ cấp xk là những khoản hỗ trợ của chính phủ hoặc 1 cơ quan công cộng cho các khoản thu hay
giá cả trực tiếp hoặc gián tiếp có tác động làm tăng xuất khẩu 1 sp xk
=> Vi phạm nguyên tắc của WTO, tạo cạnh tranh không lành mạnh

b. mục đích
giúp người xk tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa => đẩy mạnh xk

c. Hình thức: trực tiếp và gián tiếp


- Trợ cấp trực tiếp là những bù đắp trực tiếp thiệt hại cho DN khi XK hàng hóa như áp dụng
thuế suất ưu đãi đối với hàng XK, miễn hoặc giảm thuế đối với các nhà XK để sản xuất hàng
XK… cho các nhà XK được hưởng các giá ưu đãi cho các đầu vào sản xuất hàng XK như điện,
nước, vận tải, thông tin liên lạc, trợ giá XK
- Trợ cấp gián tiếp là Nhà nước dùng Ngân sách để giới thiệu, triển lãm, quảng cáo, tạo điều
kiện thuận lợi cho các giao dịch XK, hoặc NN giúp đỡ kỹ thuật và đào tạo chuyên gia

d. tác dụng
- góp phần phát triển CN nội địa và thúc đẩy xuất khẩu
- góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng KT. trợ cấp XK kích thích lan truyền hiệu
ứng tích cực và khắc phục hiệu ứng tiêu cực
- Trợ cấp XK cũng được sử dụng như 1 công cụ để “mặc cả” trong đàm phán quốc tế

e. Mặt trái của trợ cấp xk:


● Trợ cấp bóp méo sự cạnh tranh tự nhiên trong môi trường thương mại tự do
● Chi phí cơ hội của trợ cấp rất lớn và xét về dài hạn, trợ cấp có thể cản trở sự phát triển của
chính ngành được trợ cấp
● Trợ cấp có thể ko hiệu quả về mặt tài chính ngân sách
● Xác suất chọn sai đối tượng trợ cấp khá cao
● Trợ cấp có thể dẫn đến hành động trả đũa
Tác động đối với nước nhỏ tiến hành trợ cấp xuất khẩu

=> Ảnh hưởng


● Thặng dư người tiêu dùng: - (I+H)
● Thặng dư nhà sản xuất: +(I + H + J)
● Thu ngân sách của chính phủ: - (H+J+K)
● Lợi ích quốc gia: - (H + K)

Tác động đối với nước lớn tiến hành trợ cấp xuất khẩu
Pw1: giá TG trước khi được NN trợ cấp XK (=giá nội địa ban đầu)
Pw1 + TC: giá nội địa sau khi nhà nước trợ cấp xuất khẩu
Pw2: giá TG ngay sau khi nhà nước trợ cấp XK
Pd = Pw2 + TC: giá nội địa dài hạn sau khi NN trợ cấp XK
=> Nhận xét
- Thặng dư người tiêu dùng: - e - f
- thặng dư nhà sản xuất: + e + f + g
- Chính phủ mất: -f-g-n-i-j-k-L-m
- Phú lợi xã hội: -f-i-j-k-L-m-n
=> Kết luận: Phúc lợi xã hội giảm xuống
Quy định của WTO về tcxk:
(1) Trợ cấp bị cấm (TC đèn đỏ)
- Trợ cấp XK (trợ cấp căn cứ vào kết quả XK, VD thường XK, trợ cấp NL đầu vào để XK,
miễn thuế giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm XK, ưu
đãi tín dụng XK); hoặc
- trợ cấp nhằm ưu tiên sử dùng hàng nội địa so với hàng NK
VN đã bãi bỏ loại TC này. riêng với các ưu đãi đầu tư (ưu đãi về thuế) dựa trên tiêu chí thành tích
XK và tỷ lệ nội địa hóa, NN đã cho phép trước khi gia nhập WTO sẽ được thực hiện đến hết 5
năm từ ngày gia nhập

(2) trợ cấp k bị khiếu kiện (TC đèn xanh)


- trợ cấp ko cá biệt: tức là các loại trợ cấp ko hướng tới 1 (1 nhóm) DN/ngành/khu vực địa lý
nào. Tiêu chí hưởng trợ cấp là khách quan, ko do cơ quan có thẩm quyền cấp tùy tiện và ko tạo ra
hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào; hoặc
- Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay ko cá biệt):
+ trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với 1 số
điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);
+ Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí cụ thể như thu nhập bình quân, tỷ lệ
thất nghiệp)
+ trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh
mới

(3) Trợ cấp đèn vàng - không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện
Bao gồm tất các các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). các nước thành
viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác
hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của thành viên khác thì có thể sẽ bị kiện ra WTO

2.4 Bán phá giá hàng hóa


a. các cách hiểu về bán phá giá hàng hóa
cách hiểu thông thường nhất: là việc bán hàng hóa sang 1 nước khác với giá thấp hơn giá bán
thông thường của chính sản phẩm đó khi bán ở thị trường trong nước
Mục đích: Chiếm thị phần, tăng cường xk, triệt hạ cty đối thủ -> độc chiếm thị phần
Điều kiện: tiềm lực lớn, hoặc bán giá cao ở nước này để bù phần lỗ nước nk bán phá giá hàng hóa,
hoặc được trợ cấp

b. Cách hiểu WTO


Bán phá giá hàng hóa là hành động mang sp của 1 nước sang bán ở 1 nước khác, với mức giá xk
thấp hơn giá trị thông thường của sp đó (hoặc sp tương tự như sp đó) khi bán cho người tiêu dùng
ở thị trường nội địa nước xk
Sản phẩm tương tự SPTT (Sản phẩm tương tự):
- theo điều 2.6 ADA định nghĩa SPTT là sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các
đặt tính giống với sản phẩm đang được xem xét
- thực tế SPTT thường được xếp vào cùng 1 loại mã HS trong phân loại hàng hóa của hải
quan (thường giống nhau về đặc tính vật lý, hóa học, mục đích sử dụng, khả năng thay thế từ góc
độ người tiêu dùng,...) Ngoại trừ, các sản phẩm có mẫu mã kiểu dáng khác biệt ảnh hưởng đến giá
thành hay chi phí sản xuất của sản phẩm
Giá trị thông thường: là mức giá được bán ra theo 1 quy trình thương mại thông thường nhằm
mục đích phục vụ tiêu dùng ở nước xk
- mức giá phải có lãi
- khối lượng hàng hóa được bán ở mức độ đủ lớn tại tt nước xk cho ng tiêu dùng của họ
(>=5%)

2.5 bán phá giá hối đoái


Là việc xuất khẩu hàng hóa với giá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh, nhưng người thực hiện
bán phá giá hối đoái vẫn thu được lợi nhuận phụ thêm nhờ vào sự mất giá của đồng tiền, trong đó
mất giá đối ngoại của đồng tiền lớn hơn mất giá đối nội của đồng tiền đó
Mất giá đối ngoại của đồng tiền: là việc giá trị của đồng tiền trong nước giảm xuống so với đồng
tiền nước ngoài
Mất giá đối nội của đồng tiền:
- Nếu doanh nghiệp vẫn bán với giá 1400 USD/tấn thì LN là bao nhiêu?
LN - 1400x15x13.000 - 175.000.000x120% = 63.000.000đ

3. Các biện pháp về thể chế và xúc tiến xk


3.1 các biện pháp về thể chế
Các biện pháp về thể chế là các biện pháp mà qua đó chính phủ tạo ra môi trường pháp lý thuận
lợi cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
- tạo ra môi trường pháp lý trong nước bằng việc thể chế hóa tất cả các chính sách, biện pháp
khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu
- đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương… trên cơ sử đó bảo
vệ lợi ích cho người XK tạo thuận lợi cho XK
- Gia nhập và ký kết các Hiệp ước quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy tự do buôn bán

3.2 thực hiện xúc tiến xuất khẩu


Xúc tiến XK là 1 bộ phân của xúc tiến thương mại. đó là các hoạt động được thiết kế để tăng xuất
khẩu của 1 quốc gia hay 1 công ty
Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu bao gồm:
1/Việc tham gia vào các hội trợ thương mại, cử các phái đoàn thương mại ra nước ngoài, tiến hành
quảng cáo,...
2/Thiết lập chiến lược phát triển nhấn mạnh đến mở rộng XK thông qua các chính sách hỗ trợ XK
nhằm khai thác lợi thế so sánh của đất nước

● Ở cấp DN hoạt động xúc tiến xuất khẩu gồm:


- tiến hành quảng cáo để bán hàng ra nước ngoài
- tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài
- cử các đoàn cán bộ ra nước ngoài nghiên cứu thị trường hàng hóa, thương nhân và chính
sách NK của nước mua hàng
- lập văn phòng đại diện ở nước ngoài hay ở các trung tâm thương mại quốc tế lớn

You might also like