You are on page 1of 13

Bài 1: Giới thiệu chung về kinh doanh quốc tế

1. Khái niệm kinh doanh quốc tế


Kinh doanh quốc tế: Kinh doanh vượt ra ngoài biên giới
2. Động cơ của kinh doanh quốc tế
* Tăng doanh số bán hàng
- Cơ hội tăng doanh số bán quốc tế: Thị trường trong nước bão hòa -> khai
thác cơ hội ở nước ngoài.
- Tận dụng công suất sản xuất dư thừa: Hàng hóa dịch vụ vượt mức thị
trường tiêu thụ -> Khám phá thị trường quốc tế để tăng lượng sản phẩm bán
ra -> giảm bớt chi phí
* Tiếp cận các nguồn lực từ nước ngoài:
- Nguồn lực trong nước không có sẵn hoặc đắt đỏ, nhu cầu về tài nguyên
thiên nhiên.
- Nguồn lực lao động dồi dào, rẻ
* Phân tán rủi ro cạnh tranh:
- Tại thị trường nội địa có nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nhiều rủi ro =>
tham gia thị trường quốc tế để giảm bớt rủi ro
Ví dụ: Tập đoàn Sam Sung mở rộng thị trường sang Việt Nam để tận dụng nguồn
lao động dồi dào và rẻ cùng với việc sản xuất các sản phẩm chất lượng cao với giá
cả cạnh tranh để mở rộng thị trường.
3. Chủ thể tham gia kinh doanh quốc tế
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Hoạt động xuất nhập khẩu
- Các công ty lớn, công ty đa quốc gia và toàn cầu
4. Các hình thức kinh doanh quốc tế
* Lĩnh vực ngoại thương: Nhập khẩu, xuất khẩu, Gia công, Tái sản xuất, Chuyển khẩu,
Xuất khẩu tại chỗ, buôn bán đối lưu, hội chợ quốc tế
* Thông qua hợp đồng
- Dự án chìa khóa trao tay: A xây dựng, thử nghiệm một công trình sản xuát sua
đó sẽ trao lại công trình này cho B
- Hợp đồng cấp phép: A trao cho B những tài sản vô hình trong một thời gian
nhất định. B được cấp giấy phép và trả /phí cho A
- Hợp đồng nhượng quyền: A trao cho B sử dụng tên công ty, nhãn hiệu, mẫu
mã để tiếp tục kinh doanh
- Hợp đồng quản lý: A giúp B bằng việc đưa nhân viên qua B hỗ trợ
- Hợp đồng theo đơn đặt hàng: Thường diễn ra ở các dự án lớn, đa dạng, chi tiết
với nhũng bộ phận phức tạp -> đặt hàng theo từng khâu
- Hợp đồng xây dựng và chuyển giao: Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh doanh trong
một thời gian nhất định sau đó chuyển lại cho B trong tình trạng công trình đang hoạt
động tốt mà B không phải bồi hoàn cho A
- Hợp đồng phân chia sản phẩm: Hai hoặc nhiều bên góp vốn tiến hành kinh
doanh, sản phẩm chia theo tỷ lệ vốn góp
* Thông qua đầu tư nước ngoài
- Đầu tư trực tiếp
- Đầu tưu gián tiếp
Bài 2: Toàn cầu hóa
5. Toàn cầu hóa
* Khái niệm:
- Theo nghĩa rộng: Là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kếttrong quan
hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội (kinh
tế, chính trị, an ninh, văn hóa…) giữa các quốc gia.
- Theo nghĩa hẹp: Một khái niệm kinh tế chỉ quá trình hình thành thị trường toàn
cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia.
* Phân loại toàn cầu hóa:
- Toàn cầu hóa thị trường: là việc thị trường quốc gia riêng biệt và đặc thù đang hội
nhập dần hình thành thị trường toàn cầu. Dỡ bỏ rào cản thương mại. Thị hiếu của
người tiêu dùng có xu hướng tiệm cận
- Toàn cầu hóa quá trình sản xuất: quá trình cung ứng hàng hóa và dịch vụ từ các nới
trên toàn cầu để khai thác, tận dụng được sự khác biệt quôc gia về chi phí và chất
lượng các yếu tố sản xuất như lao động, năng lượng, đất đai và vốn.
6. Động lực thúc đẩy toàn cầu hóa:
* Thúc đẩy, khuyến khích:
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ => thúc đẩy quá trình lưu chuyển vốn, tài
nguyên, nhân lực, thông tin, công nghệ trên phạm vi toàn cầu.
- Tính quốc tế hóa của hoạt động sản xuất – kinh doanh ngày càng phát triển
khẳng định vai trò quan trọng của các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia
đối với sự phát triển của toàn cầu hóa
- Sự ra đời và phát triển của kinh tế tri thức: Thị trường của kinh tế tri thức không
giới hạn trong một biên giới quốc gia mà lan tỏa, mở rộng khắp thế giới do tính lan
tỏa và thông quan của thông tin, tri thức.
* Hạn chế:
- Mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữ các nước và các nhóm nước, nhóm xã hội
- Khủng hoảng kinh tế ở các nước lớn
- Bất ổn về chính trị, xung đột về tôn giáo, văn hóa, sắc tộc
Bài 3: Môi trường kinh tế - chính trị
7. Các loại hình chế độ chính trị:
- Chế độ chuyên chế: Một cá nhân hoặc đảng chính trị kiểm soát toàn bộ cuộc sống
của mọi người và ngăn ngừa đảng đối lập. quyền lực duy trì bằng cảnh sát ngầm,
thông tin truền qua các phương tiện đại chúng do nhà nước kiểm soát.
- Chế độ dân chủ: CP được người dân lựa chọn trực tiếp qua các đại diện do họ
bầu ra.
+ Quyền sở hữu tư nhân
+ Quyền lực có giới hạn của chính phủ
- Chế độ xã hội chủ nghĩa: Sự giàu có cần được sử dụng trước hết như một phương
tiện sản xuất chứ không phải lợi nhuận. Chính phủ kiểm soát những phương tiện
cơ bản của việc sản xuất, phân phối, hoạt động thương mại.
* Rủi ro DN gặp phải:
- Khủng bố, đảo chính, chiến tranh, quốc hữu hóa
- Cấm vận, trừng phạt, tẩy chay kinh tế
- Chiến tranh
- Sự chiếm hữu tài sản DN của CP các nước: Tịch thu, sung công
8. Các loại hình hệ thống pháp luật:
- Thường luật: Thông luật dựa trên truyền thống, tiền lệ và phong tục tập quán
- Dân luật: Luật dân sự dựa trên một bộ cca luật lệ chi tiết được thành lập, tập hợp các
chuẩn mực các chuẩn mực đạo đức mà một xã hội hoặc một cộng đồng chấp nhận
- Giáo luật: PL giựa trên cac giáo huấn về tôn giáo
- Luật XHCN: Dựa trên luật dân sự kết hợp với các yếu tố của nguyên tắc XHCH mà
nhấn mạnh quyền tài sản của nhà nước
- Luật hỗ hợp.
* Rủi ro DN gặp phải
- Pháp luật đầu tư nước ngoài
- Pháp luật hợp đồng, thuế
- Kiểm soát cơ cấu tổ chức và hoạt động
- Pháp luật về internet và thương mại điện tử
Bài 4: Môi trường văn hóa:
1. Khái niệm
- Văn hóa là những khuôn mẫu có tính chất định hướng học hỏi, chia sẻ và có gia trị
lâu bền trong một xã hội
- Văn hóa có ảnh hưởng đến mọi hành vi, suy nghĩ của con người do đó ảnh hưởng
mạnh mẽ đến kinh doanh.
- Văn hóa do con người tạo ra trong môi trường
- Văn hóa không phải đúng hay sai. VH là khái niệm có tính tương đối. Mỗi nền VH
có quan điểm riêng
- VH không bàn đến hành vi cá nhân – là hành vi tập thể
- VH không di truyền, VH sinh ra từ môi trường xã hội
Bài 5. Thương mại quốc tế
1. Lợi ích của TMQT
- Mở ra cơ hội cho tất cả doanh nghiệp và người tiêu dùng
- Tự do thương mại kích thích tăng tươngr kinh tế và nâng cao mức sống
2. Các lý thuyết về TMQT
Tư tưởng chính Hạn chế
Chủ nghĩa - Chỉ có vàng bạc và kim loại - Chỉ coi vàng và bạc là hình
trọng thương quý mới tạo ra sự giàu có thức của cải duy nhất của quốc
- Duy trì Xuất > Nhập gia
- Nhà nước can thiệp vào kte - Coi hoạt động thương mại có
thông qua luật pháp và chính tổng lợi ích bằng không
sách kte - Nếu 1 quốc gia nắm quá nhiều
=> Chưa giải thích được cơ cấu vàng bạc => Lạm phát
hàng hóa xuất khẩu trong - Chưa giải thích đucojw cơ cấu
thương mại quốc tế hàng hóa xuất khẩu trong
TMQT
- Chưa thấy được lợi ích của
quá trình chuyên môn hóa sản
phẩm
Lý thuyết về - Một nước có lợi thế tuyệt đối Không gT được: Một quốc gia
lợi thế tuyệt trong sản xuất một sản phẩm có lợi thế tuyệt đối về mọi SP
đối (Adam đó hiệu quả nhất với 1 QG không có lợi thế tuyệt
Smith) - Các nước chuyên môn hóa đối thì có xảy ra TMQT không
những ngành có lợi thế tuyệt
đối
- Xuất SP có lợi thế tuyệt đối
Lý thuyết về - Thương mại thế giới là trò - Mô hình đơn giản đi kèm với
lợi thế so sánh chơi có tổng lợi ích dương, tất nhiều lý thuyết phi thực tế:
(David cả các nước tham gia đều có lợi + Thế giới chỉ có 2 quốc giá và
Ricardo) - Các nước có thể tham gia 2 loiaj HH
TMQT kể cả khi mua hàng + Chi phí vận tải = 0
hóaa mà bản thân sản xuất hiệu
quả hơn
- Nhấn mạnh năng suất lao
động tạo ra lợi thế so sánh giữa
các quốc gia
Lý thuyết của - Lợi thế so sánh hình thành từ - Không GT được mọi hiện
Heckscher – những khác biệt giữa các quốc tượng TMQT đặc biệt khi chi
Ohlin gia từ mức độ sẵn có của các phí vận tải, bảo hiểm quá lớn
yếu tố sản xuất.
- Xuất sản phẩm có nhân tố dồi
dào, nhập sản phẩm nhân tố
khan hiếm
Lý thuyết vòng - Giai đoạn đầu của SP mới
đời sản phẩm phát triển ở Hoa Kỳ
(Raymond - Theo thời gian nhu cầu tăng
vernon) => Sản xuất
Lý thuyết - thông qua tác động lên lợi ích
thương mại kinh tế nhờ quy mô, thương
mới mại có thể làm tăng mức độ đa
dạng của các hàng hóa cung cấp
tới người tiêu dùng và giảm chi
phí trung bình trên một đơn vị
Sp
- Có nhũng ngành mà thị trường
toàn cầu chỉ có thể hỗ trợ, tạo
điều kiện cho một số ít cty tham
gia mà thôi
Lý thuyết cạnh - Tính sẵn có của các yếu tố sản
tranh quốc gia: xuất
Mô hình kim - Các điều kiện về nhu cầu
cương trong nước
- Các ngành công nghiệp liên
kết và phụ trợ
- Chiến lược, cơ cấu và năng
lực của DN

3. các công cụ chính phủ sử dụng can thiệp đến hoạt động TMQT
* Căn cứ can thiệp
- Liên quan đến chính trị:
+ Bảo vệ các việc làm và các ngành sản xuất trong nước
+ Bảo vệ an ninh quốc gia
+ Trả đũa thương mại
Ví dụ: Xung đột ngoại giao dẫn đến biện pháp trả đũa thương mại giữa Mỹ và
Trung Quốc, cả hai bên đều áp dụng các biện pháp trả đũa thương mại như tăng
thuế nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ bên kia.
+ Bảo vệ người tiêu dùng
+ Đẩy mạnh các mục tiêu trong chính sách đối ngoại
- Liên quan đến kinh tế
+Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ
+ Theo đuổi các chính sách thương mại chiến lược
* Công cụ can thiệp
- Thuế quan: thuế đánh lên hàng xuất hoặc nhập khẩu
Ví dụ: Thuế nhập khẩu cho mặt hàng thuốc là là 40%
- Phi thuế quan
+ Trợ cấp: Tiền mà CP trả cho nhà sản xuất trong nước, Lợi ích thuộc về các nhà
SX trong nước. Hình thức: Hỗ trợ bằng tiền mặt, khoản vay lãi suất thấp, giảm
thuế, chính phủ mua cổ phần tại công ty đó.
+ Hạn ngạch: Hạn chế trực tiếp về số lượng một số hàng hóa được nhập khẩu vào
một nước
+ Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Cách quy định một mức hạn ngạch được áp dụng
bởi nước xuất khẩu và thường theo yêu cầu của chính phủ nước nhập khẩu.
Ví dụ: Hạn chế về số lượng ô tô xuất khẩu sang Hoa Kỳ của các nhà sản xuất ô tô
Nhật Bản vào năm 1981.
+ Thuế chống bán phá giá: Các chính sách chống bán phá giá được xây dựng để
trừng phạt những công ty nước ngoài liên quan đến hành động bán phá giá nhằm
bảo vệ các công ty nội địa
Bài 5: Đầu tư quốc tế
1. Khái niệm:
ĐTQT là việc các nhà đầu tư của một nước (Pháp nhân hoặc cá nhân) Đưa vốn hoặc
bất kỳ hình thức giá trị nào sang một nước khác để thực hiện các hoạt động sản xuất
kinh doanh hoặc các hoạt động nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt ccas hiệu quả xã hội.
2.Đầu tư trực tiếp: Tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài mình hoặc cùng vói các tổ
chức kinh tế nước sở tại bỉ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều
hành
+ Hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Doanh nghiệp liên doanh, DN 100% vốn
đầu tư nước ngoài, Hợp đồng xây dựng vận hành chuyển giao, Khu chế xuất, khu công
nghiệp tập trung.
 Tác động của đầu tư trực tiếp
Nước đi đầu tư Nước tiếp nhận đầu tư
Tích cực - Khai thác và sử dụng lợi - Các công nghệ được chuyển giao
thế của nước tiếp nhận đầu - Tăng cường huy động vốn đầu tư
tư trơng nước
- Khắc phục tình trạng SP bị - Tăng nguồn thu NHQG
lão hóa - DN địa phương tiếp cận thị trường
- Tăng quy mô GNP thế giới
- Tăng hiệu quả sử dụng vốn - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Giảm giá thành sản phẩm - Thúc đẩy giáo dục, đào tạo tâm lý
- Tránh hàng rào bảo hộ đội ngũ lao động
mậu dịch - Tạo việc làm, tăng thu nhập
- Tận dụng chính sách
khuyến khích đầu tư
Tiêu cực - Rủi ro hơn đầu tư trong - Tăng khoảng cách giữa các vùng
nước - ảnh hưởng doanh nghiệp trong
- Có thể chảy máu chất xám nước
- Khôgn tạo thêm được việc - Tăng mức độ thâm hụt cán cân
làm trong nước thanh toán
- Trốn thuế, ô nhiễm môi trường
- Bị thua thiệt giá do vẫn đề giá chyển
nhượng nội bộ
Ví dụ: - Sam Sung đầu tư vào VN tạo cơ hội việc làm cho người lao động trong
nước, đóng góp vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho VN
3. Đầu tư gián tiếp: Bỏ vốn, không quản lý là loại hình di chuyển vốn giữa các quốc
gia
4. Công cụ can thiệp của chính phủ vào đầu tư quốc tế
- Công cụ can thiệp
+ Pháp luật đầu tư
+ Chính sách đầu tư
Bài 9: Chiến lược kinh doanh quốc tế
1. Khái niệm
- Hoạt động thực hiện bởi các nhà quản lý của công ty nhằm đạt được mục tiêu:
+ Tăng khả năng sinh lời
+ Tăng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
2. Bốn loại chiến lược kinh doanh quốc tế
Sản phẩm Tăng lời Nhận diện
Chiến - SP phổ quát - Sản xuất theo - Sản phẩm không/ít có sự điều
lược toàn - Mức độ sẵn quy mô chỉnh khi thâm nhập thị trường.
cầu sàng - Tính kinh tế -Công ty đặt trụ sở những vùng
- Nhiều đối thủ vùng tạo lợi thế cạnh tranh, quy mô
CT - Đường cong sản xuất lớn và chịu nhiều sức
kinh nghiệm ép về CP. Cấu trúc, tổ chức
theo lĩnh vực/ Sản phẩm
- Quản lý tập trung
Chiến - Hàng xa xỉ - Xa xỉ: Khác biệt - SP có sự khác biệt hóa hoặc
lược quốc - Mức độ sẵn hóa công ty mới thâm nhập thị
tế sàng - Hàng mới: Mở trường nước ngoài
- DN mới tham rộng quy mô SX - Sp ít sự điều chỉn
gia KDQT muốn - Thâm nhập bằng hình thức
đưa SP ra thị xuất khẩu
trường - Quản lý tập trung
Chiến - Những sản - Tăng giá trị cảm - SP điều chỉnh theo nhu cầu
lược đa phẩm mà thị hiếu nhận của khách từng khu vực
quốc gia ở mỗi vùng khác hàng bằng cách - Không cạnh tranh về giá
nhau đáp ứng nhu cầu - Cấu trúc tổ chức theo khu vực
khách hàng - Hoạt động công ty phân tán,
quy mô nỏ và vừa
- Quản lý phân cấp
Chiến - Thị hiếu khác - Tăng giá trị cảm - Thay đổi theo thị hiếu những
lược đa nhau nhưng nhiều nhận chi tiết đòi hỏi khác biệt
quốc gia đối thủ nên áp lực - Giảm giá thông - Tiêu chuẩn hóa toàn cầu đối
về giá qua sản xuất theo với nhũng chi tiết không đòi
quy mô hỏi khác biệt
- Kết hợp: Tập trung + Phân
cấp
Ưu điểm Nhược điểm
Chiến lược toàn - Chi phí tiết kiệm - DN không chú ý đến thị
cầu - Cho phép DN bán sp với hiếu
mức giá thấp hơn đối thủ từ - Không cho phép DN thay
đó mở rộng thị phần đổi SP của mình
- Cho phép nhà quản trị chia - Tạo cơ hội cho đối thủ
sẻ kinh nghiệm với nhau nhảy vào đáp ứng các nhu
cầu đang bị bỏ trống
- Không phù hợp những
nơi có có yêu cầu thích ứng
địa phương cao.
Chiến lược quốc tế - Cho phép DN chuyển giao, - Chi phí cao
phát triển các sản phẩm của - Khó khăn trong việc thích
mình trên thị trường nước ứng với địa phương
ngoài - Khó khăn trong việc kiểm
- Tiếp cận nguồn lực mới, soát công ty con
học hỏi kinh nghiệm
Chiến lược Xuyên - Kết hợp hài hòa toàn cầu - Khó thực hiện, khó vận
quốc gia hóa và địa phương hóa hành
- Thúc đẩy các nhà quản lý - Chi phí cao
thích nghi với điều kiện môi
trường
Chiến lược đa quốc - Tối thiểu hóa rủi ro chính - Trùng lặp về hoạt động
gia trị quản lý
- Danh tiếng, uy tín tốt hơn - Việc địa phương hóa sản
tại thị trường nước ngoài phẩm làm tăng chi phí
- Tiềm năng cao từ việc tạo
ra các sản phẩm đột phá
Bài 10: Cơ cấu tổ chức thiết kế theo chiến lược kinh doanh quốc tế
* Mô hình theo chiều dọc
1. Quản lý tập trung: Quyết định tập trung tại cáp cao nhất: Chiến lược quốc tế, chiến
lược toàn cầu
- Lợi thế:
+ Tạo điều kiện phối hợp trong chuỗi
+ Nhất quán chiến lược kinh doanh
+ Giảm chi phí nhân viên cấp dưới
+ Cán bộ quản lý cấp cao quyết định trực tiếp
-Hạn chế
+ Không khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên
+ Không tạo động lực cho nvien: theo quy định từ trên xuống
+ Không sàng lọc được nhiều thông tin
2. Quản lý phân cấp: Ra quyết định ở các cấp thấp hơn: Đa quốc gia
- Lợi thế:
+ Lãnh đạo cấp cao có năng lực, kinh nghiệm
+ Giám đốc cấp cao có toàn quyền ra quyết định
+ Nhân viên, quản lý gần gũi
- Khó khăn:
+ Rủi ro nếu không đánh giá đúng năg lực cấp dưới
+Hạn chế phối hợp chéo giữa các đơn vị
+ Khó kiểm soát chiến lược chung
+ Công ty con sẽ ưu tiên hoạt động của mình
Xuyên quốc gia: Kết hợp
* Mô hình theo chiều ngang
- 3 chức năng:
+ Thực hiện nhiệm vụ tổ chức
+ Chia nhỏ công việc theo vị trí
+ Thiết kế mối quan hệ quản lý
- Mô hình theo chức năng
- Mô hình theo bộ phận quốc tế
- Mô hình theo bộ phận phụ trách sản phẩm
- Mô hình bộ phận theo khu vực địa lý
- Mô hình ma trận
Câu 11. Mô hình theo chức năng thường được các doanh nghiệp có dải hàng hóa hẹp
trong đó phương pháp sản xuất và marketing thường không khác nhau nhiều, và thị
trường không thường xuyên thay đổi nhiều.
Đúng.
Câu 12. Cơ cấu tổ chức trong kinh doanh quốc tế là một công cụ quan trọng trong việc
triển khai các chiến lược của doanh nghiệp.
Đúng. Cơ cấu tổ chức quyết định sự thành công của một DN
Câu 13. Việc một doanh nghiệp lựa chọn cơ cấu tổ chức kinh doanh quốc tế như thế
nào chỉ cần dựa vào quan quy mô tài chính của doanh nghiêp.
Sai. Dựa vào cách thức ra quyết định của DN và sự khác biệt theo chiều ngang
Câu 14. Đối với các doanh nghiệp triển khai theo đuổi và thực hiện chiến lược quốc tế
hoặc chiến lược toàn cầu thì theo mô hình quản lý tập trung; các doanh nghiệp theo
chiến lược đa quốc gia sẽ theo mô hình quản lý phân cấp và doanh nghiệp theo chiến
lược xuyên quốc gia sẽ thực hiện mô hình quản lý kết hợp giữa quản lý tập trung và
quản lý phân cấp. Nguyên nhân để một doanh nghiệp lựa chọn mô hình quản lý nào
chủ yếu là do quan điểm của doanh nghiệp
Sai. Dựa vào cách thức thức ra quyết định và sự khác biệt về chiều ngang của DN
Câu 15 : Đối với các doanh nghiệp triển khai theo đuổi và thực hiện chiến lược quốc tế
hoặc chiến lược toàn cầu thì theo mô hình quản lý tập trung; các doanh nghiệp theo
chiến lược đa quốc gia sẽ theo mô hình quản lý phân cấp và doanh nghiệp theo chiến
lược xuyên quốc gia sẽ thực hiện mô hình quản lý kết hợp giữa quản lý tập trung và
quản lý phân cấp. Nguyên nhân để một doanh nghiệp lựa chọn mô hình quản lý nào
chủ yếu là do quan điểm của doanh nghiệp.
Sai.
Câu 16. Đối với các doanh nghiệp triển khai theo đuổi và thực hiện chiến lược quốc tế
hoặc chiến lược toàn cầu thì thông thường nên theo mô hình quản lý tập trung .
Đúng.
Câu 17. Đối với các doanh nghiệp triển khai theo đuổi và thực hiện chiến lược đa quốc
gia không nên áp dụng theo mô hình quản lý phân .
Sai. Tùy DN
Câu 18. Đối với các doanh nghiệp triển khai theo đuổi và thực hiện chiến lược xuyên
quốc gia không nên thực hiện mô hình quản lý kết hợp giữa quản lý tập trung và quản
lý phân cấp.
Sai.
Câu 19. Mô hình theo chức năng là cách thức tổ chức công việc của doanh nghiệp khi
sản phẩm của doanh nghiệp có cùng công nghệ và các áp lực cạnh tranh phải theo đuổi
chiến lược toàn cầu.
Đúng.
Câu 20. Mô hình quản lý theo chiều ngang là cách một doanh nghiệp thiết kế cơ cấu tổ
chức của mình để đồng thời thực hiện 3 chức năng: thực hiện nhiệm vụ của tổ chức;
chia nhỏ các công việc theo vị trí làm việc, và thiết kế mối quan hệ quản ly
Đúng.
Bài 11: Lựa chọn và thâm nhập thị trường quốc tế
I
1. Xác định mức độ hấp dẫn cơ bản của thị trường, địa điểm
Với mục tiêu mở rộng thị trường, tăng doanh số … => Đánh giá nhu cầu của thị
trường đó đối với Sp, xác định mức độ sẵn có của nguồn lực khi DN dự định tổ
chức sản xuất
- Xác định nhu cầu cơ bản của thị trường quốc tế: Sản phẩm (có cần thiết hay
không), mặt hàng, lĩnh vực, chính trị và văn hóa
+ Các nhân tố ảnh hưởng: Thời tiết, địa hình, trình độ công nghệ, chính sách của
chính phủ coa thuận lợi không, văn hóa đặc trưng
- Xác định mức độ sẵn có các nguồn lực:
+ Công nghệ thông tin
+ Chất lượng nhân lực
+ Khoa học công nghệ
+ Thủ tục
- Lao động:
+ Chi phí vay mượn
+ Khả năng cung ứng
+ Chi phí lao động
+ số lượng lao động
+ Chất lượng lao động
- Nhân tố định hướng húc đẩy thâm nhập thị trường quốc tế
+ Nhân tố bên trong (sự giảm sút của cầu trong nước…), bên ngoài (điều kiện
thuận lợi ở nước ngoài, Thị trường ít đối thủ hơn…) Cơ hội học hỏi từ đối thủ,
Hưởng ưu đãi từ chính phủ.
2. Đánh gia môi trường kinh doanh quốc gia:
- môi trường văn hóa, Chính trị và pháp luật, Tự nhiên, Công nghê, Cạnh tranh có
tác động mạnh mẽ khi DN lựa chọn thị trường trong điều kiện toàn cầu hóa.
3. Đánh giá tiềm năng thị trường kinh doanh quốc tế
- Thị trường đo lường được: Đo lường được quy mô, đặc tính để lên được phương
án kinh doanh.
- Thị trường đủ lớn: Đủ lớn để đạt được doanh số và phát triển lâu dài
- Thị trường có thể làm khai thác được: Có khả năng tiếp cận và thỏa mãn nhu cầu
khách hàng
4. Lựa chọn thị trường địa điểm
- Tổ chức khảo sát thực tế
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Định giá sản phẩm
II. Phương thức thâm nhập thị trường bằng hợp đồng
- Hợp đồng nhượng quyền: Một doanh nghiệp cung cấp cho một công ty khác một
tài sản vô hình (nhãn hiệu) cùng với sự hỗ trợ trong một thời gian dài. Doanh
nghiệp cung cấp sẽ nhận được thù lao và một khoản phí cổ định trả trước và tiền kỳ
vụ hoặc cả hai
+ ƯU điểm:
Sử dụng như một cách thức thâm nhập thị trường mới với chi phí và rủi ro thấp
Cho phép mở rộng thị trường nhanh chóng về phương diện địa lý
DN có thể có lợi từ những kiến thức về văn hóa vfa kỹ năng của nhà quản trị địa
phương từ đỏ giảm rủi ro kinh doanh và tạo được lợi thế cạnh tranh.
Sử dụng đại lý đặc quyền cho phép các nhà kinh doanh có được sự thôngd nhất
thông qua việc tạo ra bản sao các snar phẩm tiêu chuẩn trên từng thị trường mục
tiêu.
+ Nhược điểm:
việc quản lý một số lượng lớn đại lý đặc quyền trên các thị trường khác nhau là
cồng kềnh và phức tạp
hạn chế trong việc kiểm soát và đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng và hình ảnh
toàn cầu của sản phẩm.
- Hợp đồng quản lý: Một doanh nghiệp sẽ cung cấp cho doanh nghiệp khác cac
kinh nghiệm chuyên môn về quản lý trong một thời gian xác định
- Hợp đồng đầu tư quốc tế: Là một loại văn bản ghi chép lại các thỏa thuận giữa
bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư thuộc các quốc gia khác nhau, quy định điều
khoản nhằm giải quyết các bấn đề liên quan việc di chuyển nguồn vốn đầu tư từ
quốc gia này sang quốc gia khác.
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế: Sự thỏa thuận giữa các bên thuộc quốc gia
khác nhau, theo đó bên cung ứng dịch vụ tại quốc gia này có nghãi vụ thực hiện
cung cấp dịch vụ cho bên sử dụng dịch vụ tại quốc gia kia, còn bên sử dụng dịch vụ
phải thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – KN: Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
là sự thoả thuận ý chí giữa các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc
gia khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng và
chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho một bên khác gọi là Bên nhập khẩu và Bên
nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho Bên xuất khẩu, nhận hàng và quyền sở hữu
hàng hóa theo thỏa thuận.

You might also like