You are on page 1of 8

Nội dung ôn tập kinh tế chính trị Mác Lênin

1. Quy luật cung cầu nền kinh tế thị trường

- Cầu là số lượng hàng hóa mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá
khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

- Nhân tố tác động đến lượng cầu: Giá cả, thu nhập, giá cả hang hóa liên quan, thị
hiếu, kì vọng, …

- Cung là số lượng hang hóa mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở các mức
giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

- Nhân tố tác động đến lượng cung: Giá cả, giá cả yếu tố đầu vào, công nghệ, kì vọng,

Mối quan hệ cung – cầu và giá cả:

- Nếu Cung > Cầu thì sẽ dẫn đến Giá cả < Giá trị hàng hóa

- Nếu Cung < Cầu thì sẽ dẫn đến Giá cả > Giá trị hàng hóa

- Nếu Cung = Cầu thì sẽ dẫn đến Giá cả = Giá trị hàng hóa

- Nhận thức và vận dụng quy luật cung – cầu có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Nhà nước dùng chính sách giá cả, thuế, sản lượng, … để điều tiết
cung – cầu nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.

1
2. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản

- Tuần hoàn tư bản là sự vận động liên tiếp của tư bản trải qua ba giai đoạn, tồn tại
dưới ba hình thái và thực hiện ba chức năng rồi quay về hình thái ban đầu có kèm
thêmgiá trị thặng dư.

- Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi
mới, diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại không ngừng.

- Chu chuyển tư bản bao gồm thời gian chu chuyển tư bản và tốc độ chu chuyển tư
bản.

- Thời gian chu chuyển tư bản là thời gian tư bản vận động hết một vòng tuần hoàn.
Thời gian chu chuyển tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.

- Thời gian sản xuất là thời gian tư bản vận động trong lĩnh vực sản xuất, bao gồm thời
gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian sản xuất:

➢ Tính chất của ngành nghề


➢ Quy mô và chất lượng của sản phẩm
➢ Năng suất lao động
➢ Thời gian đối tượng lao động chịu tác động của thiên nhiên
➢ Mức độ dự trữ sản suất

- Thời gian lưu thông là thời gian tư bản vận động trong lĩnh vực lưu thông

Các nhân tố tác động đến thời gian lưu thông:

➢ Tình hình thị trường


➢ Khoảng cách thị trường
➢ Điều kiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc
➢ Hiệu quả của hoạt động marketing

- Tốc độ chu chuyển của tư bản biểu hiện thông qua số vòng chu chuyển của tư bản
trong một khoảng thời gian nhất định

2
𝐶𝐻
𝑛=
𝑐ℎ

Trong đó: n là số vòng chu chuyển của tư bản

CH là một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)

ch là thời gian chu chuyển của tư bản

Tư bản cố định và tư bản lưu động

- Tiêu chí phân chia: Căn cứ vào phương thức chuyển hóa giá trị vào sản phẩm.

- Tư bản cố định là bộ phận của tư bản tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó
được di chuyển từng phần vào trong sản phẩm.

Tư bản cố định bị hao mòn dần và có hai loại hao mòn:

➢ Hao mòn hữu hình


➢ Hao mòn vô hình

- Tư bản lưu động là bộ phận tư bản tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó di
chuyển toàn bộ vào sản phẩm.

Ý nghĩa nghiện cứu tuần hoàn và chu chuyển của tư bản

- Ý nghĩa chung: Tìm ra các biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Đối với tư bản cố định: Tiết kiệm chi phí bảo quản, sửa chữa tài sản cố định và hạn
chế hao mòn vô hình.

- Đối với tư bản lưu động: Tiết kiệm được tư bản lưu động và nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.

3
3. Chủ nghĩa tư bản độc quyền

Khi nghiên cứu CNTBTDCT, C.Mác và Ăngghen đã dư báo rằng:

“Tự do cạnh tranh dẫn đến tập trung sản xuất, tập trung sản xuất phát triển đến một
trình độ nhất định lại dẫn tới độc quyền”

Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền

- Do các yếu tố đầu vào như cách mạng khoa học kỹ thuật, cạnh tranh giữa các xí nghiệp,
khủng hoảng kinh tế và tín dụng tư bản.

- Từ đó, tập trung sản xuất, các xí nghiệp lớn cạnh tranh với nhau, dẫn đến tổ chức độc
quyền ra đời.

- Tổ chức độc quyền là liên minh giữa các nhà tư bản lớn nhằm tập trung vào trong tay
phần lớn, hoặc thậm chí toàn bộ giá trị của một ngành, cho phép liên minh này có ảnh
hưởng quyết định đến việc sản xuất và lưu thông của ngành đó

Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

➢ Sự xuất hiện của tư bản tài chính


➢ Tập trung sản xuất

Tập trung sản xuất biển hiện qua sự phát triển của các tổ chức độc quyền:

Liên kết ngang :

o Cácten
o Xanhđica
o Tờrớt

Liên kết dọc:

o Côngxoócxiom

Liên kết đa ngành:

o Côngglômêrát
o Cônsơn
➢ Xuất khẩu tư bản

4
➢ Sự phận chia thị trường thế giới của các tổ chức độc quyền
➢ Sự phân chia lãnh thổ giữa các cường quốc tư bản

5
4. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Sự cần thiết hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam

- Thể chế: Là những quy tắc do con người đặt ra nhằm điều chỉnh các hoạt động của
con người trong một chế độ xã hội.

- Thể chế bên trong: Thể hiện ở tập quán, quy chuẩn đạo đức, lề lối tốt, quy ước thương
mại và luật tư nhiên, …

- Thể chế bên ngoài: Chịu đựng áp đặt bởi các chế tài từ trên xuống. Đây là những hình
phạt được áp đặt chính thức và sử dụng quyền lực hợp pháp.

- Thể chế kinh tế: Là những quy tắc do con người đặt ra nhằm điều chỉnh hành vi của
các chủ thể kinh tế, các quan hệ kinh tế.

- Thể chế kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Là thể chế
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.”

➢ Thứ nhất, hoàn thiện thể chế kinh tế là một yêu cầu khách quan của nền kinh tế
thị trường.
➢ Thứ hai, hệ thống thể chế chưa đầy đủ.
➢ Thứ ba, hệ thống thể chế còn kém hiệu quả, hiệu lực.

Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam

o Hoàn thiện thể chế về sở hữu và thành phần kinh tế.


o Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị
trường.
o Hoàn thiện thể chế để gắn tăng trưởng với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và
thúc đẩy hội nhập quốc tế.
o Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực hệ thống chính trị.

6
5. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế

- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của
mình với nền kinh tế thế giới dựa trên những chia sẻ về lợi ích, đồng thời tuân thủ các
chuẩn mực quốc tế.

Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế:

➢ Thứ nhất, sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đều giữa các quốc gia.
➢ Thứ hai, trình độ phát triển không đều giữa các quốc gia.
➢ Thứ ba, yêu cầu khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
➢ Thứ tư, xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.

Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

- Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thực hiện đa dạng hóa về hình thức, đa phương hóa các quan hệ vả liên kết kinh tế
quốc tế (mức độ hội nhập kinh tế quốc tế).

- Các hình thức kinh tế quốc tế: ngoại thương, đầu tư quốc tế, tín dụng quốc tế, viện trợ,
hợp tác khoa học công nghệ, dịch vụ quốc tế, …

- Các quan hệ kinh tế quốc tế: Song thương và đa phương.

Các liên kết kinh tế quốc tế

- Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA)

- Khu vực mậu dịch tự do (FTA)

- Liên minh thuế quan (CU)

- Thị trường chung (CM)

- Liên minh kinh tế (EU)

- Liên minh tiền tệ (MU)

- Diễn đàn hợp tác kinh tế (EC-EM)

7
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của Việt Nam

➢ Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế:

- Tạo điều kiện mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư và thành tự khoa học – kỹ thuật.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tiềm năng khoa học công nghệ quốc gia.

- Tạo việc làm, nâng cao đời sống dân cư.

- Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực như chính trị, văn hóa, an ninh,
quốc phòng, …

➢ Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế:

- Sự cạnh tranh khiến nhiều doanh nghiệp, ngành kinh tế gặp khó khăn, phá sản.

- Gia tăng khoảng cách giàu – nghèo, bất bình đẳng xã hội.

- Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường.

- Gia tăng tình trạng khủng bố, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia.

- Phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về chính trị, an ninh, văn hóa.

Phương thức nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

- Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.

- Xây dựng chiến lược vả lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp.

- Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết quốc tế và thực hiện đầy đủ các can kết
của Việt Nam.

- Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

You might also like