You are on page 1of 4

Trần Gia Bảo NNA D2023B

Hoàng Văn Khoa NNT D2023B

Câu1: Phân tích nền Kinh Tế Thị Trường:

-Khái niệm: Nền KTTT là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh
tế phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều thông qua thị trường, chịu sự
chi phối của các quy luật thị trường.
-Đặc trưng của nền KTTH:
+ Kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế và các chủ thể kinh tế này
đều bình đẳng trước pháp luật.
+ Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực xã hội thông qua sự hoạt
động của các thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức
lao động, thị trường khoa học công nghệ...
+ Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là
động lực thúc đẩy KTTT phát triển.
+ Động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh tế - xã hội.
+ Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với các quan hệ kinh tế;
đồng thời, nhà nước có vai trò khắc phục các khuyết tật của thị trường, đảm bảo bình đẳng
xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế
+ Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế.
-Ưu thế của nền KTTT
+ Nền KTTT luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự hình thành ý tưởng mới của các chủ thể
kinh tế
+ Nền KTTT cho phép phát huy tốt nhất tiêm năng của mọi chủ thể, các vùng miền cũng
như lợi thế quốc qua trong quan hệ với thế giới
+ Nền KTTT luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người, từ đó
thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội
-Nhược điểm của nền KTTT:
+Xét trên phạm vi toàn bộ nền sản xuất xã hội, nền KTTT luôn tiềm ần những rủi ro khủng
hoảng.
+Nền KTTT không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy
thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
+Nền KTTT không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.
Câu 2: Một số quy luật nền kinh tế thị trường
* Quy luật giá trị:

- Khái niệm:
+ Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở
đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.
+ Quy luật chi phối cơ chế thị trường và chi phối các quy luật kinh tế khác, các quy luật kinh
tế khác là biểu hiện yêu cầu của quy luật giá trị mà thôi
- Nội dung:
+ Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được tiến hành trên cơ sở
hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Tác động của quy luật giá trị:
+)Thứ nhất, tự phát điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hoá:
Trong sx, thông qua sự biến đổi của giá cả, người sx sẽ biết được tình hình cung cầu
về hàng hoá đó và quyết định phương án sản xuất.
Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá
cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu,…
+)Thứ hai, kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động:
Trên thị trường, hàng hoá được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản xuất có giá trị
cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận
hơn và ngược lại.
Trong lưu thông, để bán được nhiều sản phẩm, người sản xuất không ngừng tăng chất
lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng,…
+) Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất:
Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với trường, năng lực giỏi,
sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội nên lãi nhiều,
những người này sẽ mở rộng quy mô sản xuất, trở nên giàu có, phát triển thành ông
chủ và ngược lại.
* Quy luật cung-cầu:
- Khái niệm: là quy luật kinh tế pahnr ánh mối quan hệ giữua cung và cầu trên thị trường.
Quy luật này đòi hỏi cung – cầu phải có sự thống nhất, nếu không có sự thống nhất giữa
chúng thì sẽ có các nhân tố xuất hiện điều chỉnh chúng
- Trên thị trường, cung – cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn
nhau theo hướng cầu xác định cung và ngược lại cung thúc đẩy, kích thích cầu.
- Cung – cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả
- Căn cứ quan hệ cung – cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả, khi giá cả thay đổi,
cần đưa ra các chính sách điều tiết giá cho phù hợp nhu cầu thị trường,…
*Quy luật cạnh tranh:
-Quy luật cạnh tranh là điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa chủ
thể sản xuất và trao đổi hàng hóa. Khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh
doanh, bên cạnh sự hợp tác cần chấp nhận cạnh tranh.
-Như vậy hoạt động cạnh tranh trong kinh tế thị trường là tất yếu. Cạnh tranh là sự ganh đua
giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thực hiện tốt
nhất lợi ích của mình. Ví dụ cạnh tranh giữa công ty Cocacola và Pepsi.
-Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: Cạnh tranh là điều tất yếu trong kinh
tế thị trường. Thế nhưng cạnh tranh có tác động 2 mặt vừa là tích cực và tiêu cực.
-Những tác động tích cực của cạnh tranh như sau:
+Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất
Trong kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh các chủ thể sản xuất kinh doanh
không ngừng tìm kiếm. Cũng như ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất, nâng cao trình
độ tay nghề lao động,… Kết quả cạnh tranh là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã
hội phát triển nhanh hơn.
+Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, với mục đích lợi nhuận tối đa các chủ thể kinh tế bên cạnh hợp
tác họ luôn cạnh tranh với nhau. Để giành giật những điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi,
luôn đổi mới, sáng tạo.
Nhờ vậy, các chủ thể trở nên năng động hơn, nhạy bén với thị trường. Các chính sách kinh tế
liên tục được cải thiện để phù hợp với quy luật phát triển của cơ chế thị trường. Qua đó, nền
kinh tế thị trường không những được hoàn thiện.
+Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ nguồn lực
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể phải cạnh tranh với nhau để tiếp cận các nguồn nhân
lực. Như lao động, tài nguyên, công nghệ, vốn. kết quả của sự cạnh tranh này là làm cho
nguồn lực được phân bổ một cách linh hoạt.
+Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội
Ở kinh tế thị trường, sự tồn tại của doanh nghiệp sản xuất là do người tiêu dùng quyết định.
Vì vậy để chiếm lĩnh thị trường và có lợi nhuận các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau.
Mục đích của người sản xuất, kinh doanh là lợi nhuận cao nhất. Cho nên họ phải tìm mọi
cách tạo ra khối lượng sản phẩm phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng của xã hội.
- Bên cạnh những tác động tiêu cực còn có tác động tiêu cực của cạnh tranh khi cạnh tranh
không lành mạnh như sau:
+Gây tổn hại môi trường kinh doanh
Chẳng hạn đẻ chạy theo lợi nhuận sẽ có nhiều hoạt động lừa đảo, trốn thuế, làm hàng giả,
buôn lậu,…Những hành vi tiêu cực này làm tổn hại đến môi trường kinh doanh, xói mòn giá
trị đạo đức xã hội. Buộc Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế bằng pháp luật, cơ chế và chính
sách.
+Gây lãng phí nguồn lực xã hội
Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội vì có thể chiến giữ nguồn lực
không đưa vào sản xuất kinh doanh. Để tạo ra hàng hóa và dịch vụ xã hội.
*Quy luật lưu thông tiền tệ:
⁃ để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông , ở mỗi kì cần đưa vào lưu thông một khối
lượng tiền tệ thích hợp. Số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hoá được xác định theoe quy
luật gọi là quy luật lưu thông tiền tệ
⁃ —> Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật xác định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông
hàng hoá ở mỗi kì nhất định
⁃ Khi tiền chỉ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông thì số lượng tiền cần thiết cho lưu
thông được xác định bằng công thức tổng quát:
M=PxQ/V
- Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá hàng hoá được đưa ra thị
trường và tỉ lệ nghịch với tốc độ lưu thông tiền tệ
- Khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng tiền
mat tro nen pho bien thi s6 trong tien can thiet cho luu thong duge xac dinh
M = (PxQ - (G1 + G2) + G3)/V

You might also like