You are on page 1of 18

Phân tích nội dung các quy luật kinh tế chủ yếu cửa nền kinh tế thị trường

1.Định nghĩa kinh tế thị trường


Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác
động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng
hoá, dịch vụ trên thị trường.
2.Quy luật kinh tế chủ yếu cửa nền kinh tế thị trường
2.1 Quy luật cung cầu
a, khái niệm
Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên bán) và
cầu (bên mua) hàng trên thị trường. Quy luật này đòi hỏi cung-cầu phải có sự
thống nhấ nếu không có sự thống sẽ xuất hiện các nhân tố điều chỉnh.

+ Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra
thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản
xuất và chi phí sản xuất xác định
+ Cầu là khối lượng hàng hóa
và dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua hoặc sẵn sàng mua trong một thời kì
nhất định, tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế xác định
- Mối quan hệ cung-cầu: Trên thị trường cung và cầu có mối quan hệ hữu cơ
với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng giá
trị, nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị và ngược lại. Đây là sự tác
động phức tạp theo nhiều chiều hướng nhiều mức độ khác nhau.

VD: Tại thời điểm tháng A của năm B, giá một mớ rau chỉ dao động 5000VNĐ. Cô
C có khả năng chi trả để mua cho gia đình mình 3 mớ rau/ngày. Tuy nhiên, khi vật
giá tăng do biến đổi khí hậu, giá của một mớ rau tăng lên 15000VND. Lúc này, gia
đình cô C chỉ đủ trang trải mỗi ngày 1 mớ rau.
Qua ví dụ này ta thấy, khi vật giá tăng, nhu cầu sẽ giảm. Hoặc, khi nguồn cung bị
ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài tác động, giá của sản phẩm sẽ có xu hướng biến
động. Nói một cách tổng quan hơn thì nguồn cung và nguồn cầu có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Chỉ khi cung và cầu cân bằng thì giá sẽ ổn định.
2 Vai trò của quy luật cung cầu
+Quy luật cung cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông
hàng hóa.
+ Làm biến đổi cơ cấu và dung lượng thị trường; quyết định giá cả thị trường.
Ở đâu có thị trường thì ở đó có quy luật cung cầu tồn tại và hoạt động một
cách khách quan.
VD: thị trường bất động sản. Khi có nhiều người muốn mua nhà hơn là những căn nhà đang
được bán, cầu nhà ở sẽ tăng lên và giá nhà sẽ tăng. Ngược lại, nếu có nhiều căn nhà trống
không được mua, cung nhà ở sẽ tăng và giá cả sẽ giảm. Điều này làm thay đổi cơ cấu và dung
lượng thị trường bất động sản trong khu vực cụ thể.
C, Ý nghĩa: nếu nhận thức được quy luật cung cầu thì có thể vận dụng để tác
động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng có lợi cho quá trình sản xuất.
VD: Giả sử bạn là chủ một công ty sản xuất điện thoại di động. Bằng cách áp dụng quy luật
cung cầu, bạn có thể tối ưu hóa sản xuất và kinh doanh của mình như sau: Dự báo nhu cầu,

Tối ưu hóa sản xuất, Điều chỉnh giá cả:, Phát triển sản phẩm mới:

2.2 Quy luật giá trị


a, Quy luật giá trị là gì?
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có hàng
hóa và trao đổi hàng hóa ở đó có quy luật giá trị hoạt động
b, Nội dung quy luật giá trị
_Nội dung này đc hiểu trên 2 phạm vi: sản xuất và trao đổi hàng hóa.
+Trước hết phạm vi sản xuất hàng hóa: Chúng ta thấy rằng môic người sản xuất sẽ
tự quyết định hao phái lao động cá biệt riêng của mình. Nhưng muốn bán được
hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi họ lại phải căn cứ vào hao phí lao động xã
hội.Người sản xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động ca biệt phải phù hợp
với hao phí lao động xã hội của hàng hóa đó.Muốn vậy họ phải tìm cách hạ thấp
giá trị cá biệt ngang bằng hoặc nhỏ hơn lượng giá trị xã hội
 Ví dụ: để sản xuất 1 cái áo, người sản xuất A hao phí lao động cá biệt là
50k/sản phẩm. Nhưng hao phí lao dộng xã hội( tức là mức hao phí lao
động trung bình mà xã hội chấp nhận) chỉ là 40k/sản phẩm. Như vậy nếu
bán ra thị trường theo mức hao phí lao động cá biệt là 50k thì người sản
xuất A không bán đc, quy mô sản xuất bị thu hẹp.( có thể ko cho vào
slide để ng thuyết trình tự đọc)
+ Còn trong trao đổi hay lưu thông hàng hóa: nội dung quy luật giá trị cần phải tiến
hành theo nguyên tắc ngang giá tức là hai hàng hóa trao đổi được với nhau phải
cùng kết tinh một lượng lao động xã hội như nhau
 Ví dụ: một cái áo có giá trị xã hội là 40k. Trong trường hợp thị trường
cân bằng, cung = cầu, lúc đó giá cả của cái áo sẽ bằng giá trị của cái áo =
40k. Nhưng trong trường hợp khi cung > cầu, tức là sản xuất dư thừa,
buộc nhà sản xuất phải giảm giá sản phẩm xuống còn 30k, tức là giá cả <
giá trị. Ngược lại khi cung < cầu khi đó hàng hóa khan hiếm , giá cả sẽ
cao hơn giá trị và sản phẩm đc bán với giá 50k chẳng hạn. .( có thể ko
cho vào slide để ng thuyết trình tự đọc)

 Như vậy giá cả thị trường xoay quanh giá trị dưới tác động của
quan hệ cung cầu
C, Vai trò của quy luật giá trị
- Thứ nhất, quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Thứ hai, quy luật giá trị kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản
xuất, nâng cao năng suất lao động

-
- Tác động thứ ba của quy luật giá trị là phân hóa người giàu và người
nghèo
-

2.3 Quy luật cạnh tranh


A, Khái niệm
Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan
hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa
 Cạnh tranh trong nội bộ ngành
- Khái niệm : Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh
doanh trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hóa.
 Cạnh tranh giữa các ngành
- Khái niệm : Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất
kinh doanh giữa các ngành khác nhau.
- Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là để các chủ thể sản xuất kinh doanh ở
các ngành sản xuất khác nhau tìm kiếm lợi ích của mình.

Ví dụ: Hiện nay bảo hiểm và ngân hàng là hai ngành đang cạnh tranh với nhau rất
mạnh.

B, Nguyên nhân và mục đích của cạnh tranh


- Nguyên nhân:
+ Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế
độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế
+Do điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau
+ Cạnh tranh nhằm để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được
những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ

-Mục đích của cạnh tranh là lợi nhuận.

C, TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
 Những tác động tích cực của cạnh tranh
- Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
- Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường.
- Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực.
- Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội.

 Những tác động tiêu cực của cạnh tranh


 - Một là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh.
 - Hai là, cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực của xã hội.
 - Ba là, cạnh tranh không lành mạnh làm tổn hại phúc lợi của xã hội.
2.4 Quy luật lưu thông tiền tệ
A, Khái niệm
Quy luật lưu thông tiền tệ là những quy luật được xây dựng và thực hiện
nhằm kiểm soát sự lưu thông của tiền tệ trên thị trường. Nội dung của quy luật này
tập trung vào quy định lượng tiền cần thiết cho việc lưu thông hàng hóa. Quy luật
lưu thông tiền tệ là nhân tố chủ yếu chi phối quá trình vận động và phát triển của
nền kinh tế.
Công thức của quy luật lưu thông tiền tệ :
Công thức: M=P.Q/V
Trong đó:
 M là số lượng cần thiết cho lưu thông
 P là mức giá của hàng hoá , dịch vụ đưa vào lưu thông
 Q là khối lượng hàng hoá , dịch vụ đưa vào lưu thông
 V là tốc độ lưu thông của đồng tiền hay số vòng luân chuyển TB của 1 đơn
vị tiền tệ Khi tiền thực hiện cả chức năng thanh toán

Số lượng tiền cần thiết trong lưu thông được xác định bằng công thức :
M=(G-(G1+G2)+G3)/V
Trong đó:
 G là tổng giá cả lưu thông
 G1 là tổng giá cả hàng hoá bán chịu
 G2 là tổng giá cả hàng hoá khấu trừ cho nhau
 G3 là tổng giá cả hàng hoá đến kỳ thanh toán Lạm phát
 V là tốc độ lưu thông của đồng tiền hay số vòng luân chuyển TB của 1 đơn
vị tiền tệ Khi tiền thực hiện cả chức năng thanh toán
B, Lạm phát
+ Khái niệm: Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa,
dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo
kinh tế vĩ mô.

Ví dụ: trong điều kiện bình thường mua một bát phở với giá 25.000
vnđ, khi xảy ra tình trạng lạm phát để mua được một bát phở bạn cần
phải bỏ ra 30.000 vnđ.

+ Nguyên nhân:

 Tăng cung tiền:Khi chính phủ in thêm tiền mà không có sự tăng cường giá
trị của nền kinh tế, cung tiền tăng lên, dẫn đến lạm phát.

 Tăng giá nguyên liệu:Nếu giá nguyên liệu như dầu, thức ăn tăng mạnh, chi
phí sản xuất tăng cao, do đó giá cả sản phẩm cũng tăng lên.

 Yếu tố cung cầu:Nếu cầu vượt quá cung, đặc biệt là trong tình trạng kinh tế
tăng trưởng mạnh mẽ, giá cả có thể tăng cao.


 Tăng giá nhân công:Nếu giá lao động tăng nhanh chóng, chi phí sản xuất
cũng tăng, gây áp lực lạm phát.
 Khả năng đối ứng của chính phủ:Nếu chính phủ không thể thiết lập chính
sách tiền tệ và tài khóa hiệu quả để kiểm soát lạm phát, tình trạng này có thể
trở nên tồi tệ hơn.
+ Tác hại của lạm phát
 Mất giá trị của tiền tệ: Lạm phát làm mất giá trị của tiền tệ, điều này đồng
nghĩa với việc mua sắm giảm giá trị. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy khó khăn
hơn trong việc duy trì cuộc sống hàng ngày vì giá cả tăng nhanh chóng.


 Giảm sức mua: Lạm phát làm giảm sức mua của người tiêu dùng vì số tiền
họ có giảm giá trị. Điều này có thể dẫn đến giảm tiêu thụ và doanh số bán
hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế.

 Khủng hoảng kinh tế: Lạm phát nếu không kiểm soát được có thể dẫn đến
khủng hoảng kinh tế. Sự mất giá trị của tiền tệ có thể tạo ra không chắc chắn
và khó dự đoán trong kinh doanh và đầu tư.

 Phân biệt giàu nghèo gia tăng: Người giàu thường có khả năng bảo toàn
giá trị tài sản của họ trong khi người nghèo, người phụ thuộc vào thu nhập
cố định, sẽ cảm nhận mạnh mẽ hậu quả của lạm phát. Điều này làm gia tăng
khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội.


 Không chắc chắn trong kế hoạch đầu tư: Do lạm phát tạo ra sự không
chắc chắn về giá trị tiền tệ và lãi suất, nó có thể làm giảm khả năng kế hoạch
đầu tư và làm tăng rủi ro cho các nhà đầu tư.

 Mất lòng tin vào tiền tệ: Lạ m phát có thể làm mấ t lòng tin củ a ngườ i dân vào tiền tệ và hệ
thố ng tài chính, khiến họ tìm kiếm các phương tiện bả o toàn giá trị khác như vàng hoặ c đầ u tư
vào tài sả n thự c.


 Áp lực lên ngân hàng và tài chính: Lạ m phát tă ng cườ ng áp lự c lên các tổ chứ c tài chính và
ngân hàng để duy trì sự ổ n định và đố i mặ t vớ i nhữ ng thách thứ c từ thị trườ ng.

+ Biện pháp giảm lạm phát có thể bao gồm:

 Kiểm soát cung tiền tệ: Ngân hàng quốc gia có thể thực hiện chính sách
tiền tệ để kiểm soát cung tiền và giữ lạm phát ở mức ổn định.


 Tăng trưởng kinh tế ổn định: Tăng trưởng kinh tế ổn định có thể giúp
kiểm soát lạm phát bằng cách đảm bảo rằng cầu và cung trong nền kinh tế là
cân bằng.

 Quản lý chi phí sản xuất: Chính phủ có thể đưa ra các biện pháp để kiểm
soát chi phí sản xuất và giảm áp lực tăng giá.


 Quản lý đầu tư và tài chính: Chính phủ có thể quản lý đầu tư và tài chính
một cách thông minh để đảm bảo rằng không có sự quá tải về cung tiền.

 Tăng cường giám sát và kiểm soát: Tăng cường giám sát và kiểm soát
giúp ngăn chặn hành vi làm giá và các hành động không đối chất trên thị
trường.



You might also like