You are on page 1of 3

Giá cả hàng hóa trên thị trường phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Giá cả hàng hóa trên thị trường sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố:
+ Giá trị thị trường
+ Giá trị của tiền tệ
+ Quan hệ giữa cung và cầu về hàng hoá trên thị trường
Ngoài ra, giá cả hàng hóa trên thị trường còn chịu sự tác động của quan hệ
cạnh tranh.

Một là: Giá trị thị trường


Giá trị thị trường là giá trị xã hội, giá trị được xã hội thừa nhận và
được đo lường bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra
một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội
với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.
Giá trị thị trường là kết quả của sự cân bằng các giá trị cá biệt của
hàng hóa trong cùng một ngành thông qua cạnh tranh và cạnh tranh trong
nội bộ ngành sẽ dẫn tới hình thành một giá trị xã hội trung bình.
Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của sức sản xuất của mỗi ngành mà giá
trị thị trường có thể ứng với một trong ba trường hợp sau đây:
TH1: Giá trị thị trường của hàng hoá do giá trị của đại bộ phận hàng hoá
được sản xuất ra trong điều kiện trung bình quyết định => Đây là trường
hợp phổ biến nhất.
TH2: Giá trị thị trường của hàng hoá do giá trị của bộ phận hàng hoá
được sản xuất ra trong điều kiện xấu quyết định.
TH3: Giá trị thị trường hàng hoá do giá trị của đại bộ phận hàng hoá
được sản xuất ra trong điều kiện tốt quyết định.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa: ( 2 yếu tố )
 Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian
hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Đại lượng giá trị của một hàng hóa thay đổi theo tỉ lệ thuận với lượng lao
động thể hiện trong hàng hóa đó và tỉ lệ nghịch với sức sản xuất của lao
động.
Ví dụ: năng suất lao động tăng lên sẽ làm cho lượng giá trị trong một
hàng hóa giảm xuống đồng nghĩa với việc sẽ giảm lượng thời gian hao phí
lao động cần thiết trong một đơn vị hàng hoá.
 Trong thực hành sản xuất, kinh doanh để có thể giảm hao phí lao
động cá biệt chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp để góp phần
tăng năng suất lao động.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm:
+ Trình độ khéo léo trung bình của người lao động
+ Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào
quy trình công nghệ
+ Sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất quy mô và hiệu ứng của
tư liệu sản xuất các điều kiện tự nhiên.
 Tính chất phức tạp của lao động.
Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động
giản đơn và lao động phức tạp:
+ Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo
một cách có hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kĩ năng, nghiệp vụ
cũng có thể thao tác được.
+ Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải
qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên; và trong
cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau thì lao động phức tạp sẽ
tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn.

Hai là, Giá trị tiền tệ


Tiền về bản chất là một loại hàng hóa đặc biệt là kết quả của quá trình phát
triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa.
Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa.
Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất
và trao đổi hàng hoá.
Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Giá
trị là cơ sở của giá cả.
Trong việc phát hành, lưu thông tiền giấy phải được tính toán kỹ
lưỡng, phù hợp với lượng tiền cần thiết trong lưu thông. Nếu nhu cầu về
tiền thực tế không thay đổi theo thời gian thì sự gia tăng mức cung tiền
danh nghĩa nhất định phải dẫn đến một lượng tăng tương ứng trong mức
giá.
Thay đổi trong mức cung tiền gây ra sự thay đổi về giá cả và sự thay đổi
về giá cả này sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố:
+ Sự tăng lượng cung tiền gây ra sự tăng giá.
+ Do tác động của một số nhân tố làm cho giá cả tăng lên và chính phủ
điều tiết sự tăng lên của giá cả bằng cách in thêm tiền thì cả khối lượng
tiền và giá cả cũng tăng lên.

Ba là, Quan hệ giữa cung và cầu về hàng hoá trên thị trường

Cung là số lượng hàng hóa mà chúng có mặt trên thị trường hoặc có khả
năng chuyển đến thị trường.
 Cung và sản xuất có liên quan với nhau nhưng không phải là một; và
chúng có thể chênh lệch nhau.
Cầu là nhu cầu về hàng hóa có khả năng thanh toán.
 Cầu và nhu cầu có quan hệ mật thiết với nhau nhưng không phải là
một. Chỉ những nhu cầu về hàng hóa mà có khả năng thanh toán thì
đó mới là cầu.
Cung lớn hơn cầu sẽ làm cho giá cả xuống thấp hơn giá hàng hóa và
ngược lại.

Ngoài ra, giá cả hàng hóa còn chịu sự tác động của quan hệ cạnh tranh.

Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền kinh tế
thị trường nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu
thụ hàng hoá.
Nhà sản xuất cạnh tranh nhau: Sự cạnh tranh này tạo điều kiện cho
nhà sản xuất thu được lợi nhuận và nó có tác dụng rất lớn để thúc đẩy sản
xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, giá bán sản
phẩm.
Người tiêu dùng cạnh tranh nhau: Sự cạnh tranh này làm cho giá cả thị
trường thay đổi theo xu hướng tăng lên

You might also like