You are on page 1of 4

1.

Đối tượng nghiên cứu của KTCT


- Với tư cách là một môn khoa học, KTCT Mác – Lenin có đối tượng nghiên cứu riêng:
- Là các quan hệ của sản xuất và trao đổi trong phương thức sản xuất mà các quan hệ đó
hình thành và phát triển. Đó không phải là quan hệ thuộc một lĩnh vực, khía cạnh của
nền sản xuất xã hội/ mà là chỉnh thể thống nhất của các quan hệ sản xuất và trao đổi
đó, là quan hệ trong mỗi khâu và giữa các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội với tư
cách là sự thống nhất biện chứng của sản xuất và thị trường
- KTCT không nghiên cứu biểu hiện kỹ thuật của sự sản xuát và trao đổi mà là hệ thống
các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi.
- Chịu sự tác động không chỉ bởi trình độ của lực lượng sản xuất mà còn cả kiến trúc
thượng tầng nghiên cứu tương ứng của phương thức sản xuất.
- Khái quát lại, đối tượng nghiên cứu của KTCT là các quan hệ xã hội của sản xuất và trao
đổi,được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất nhất định.
- Quan hê xã hội của sản xuất và trao đổi biểu hiện ở những bộ phận như: quan hệ sở
hữu; quản lý; phân phối, phân bổ nguồn lực; xã hội trong lưu thông; xã hội trong tiêu
dùng; xã hội trong quản trị phát triển quốc gia, quản trị phát triển địa phương; giữa sản
xuất và lưu thông; giữa sản xuất và thị trường.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: là phương pháp được tiến hành bằng cách
nhận ra và gạt bỏ quá trình nghiên cứu những yếu tố ngẫu nhiên, hiện tượng tạm thời,
từ đó nắm được bản chất và phát hiện được tính quy luật và quy luật chi phối vận động
của đối tượng nghiên cứu
Ví dụ: Trong hóa học, nguyên tử thực tế là những thực thể phức tạp với các phân tử và
electron di chuyển xung quanh nhân. Tuy nhiên, trong mô hình nguyên tử, chúng
thường được biểu thị bằng các hình ảnh đơn giản như các quả cầu nhỏ cho biểu thị
electron và nhân.

2. Lượng giá trị của hàng hóa


- Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa.
- Lượng lao động đã hao phí: được tính = thời gian lao động: được xã hội chấp nhận,
không phải là thời gian lao động của đơn vị sản xuất cá biệt, mà là thời gian lao động xã
hội cần thiết)
- Thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian đòi hỏi, để sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo,
cường độ lao động trung bình
- Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa: được đo lường bởi thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, về nguyên tắc nhân tố nào ảnh hưởng tới
thời gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hóa cũng sẽ ảnh hưởng
tới lượng giá trị của hàng hóa
+ Một là: năng suất lao động. Năng suất lao động la năng lực sản xuất của người lao
động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. (Phụ
thuộc vào: trình độ khéo léo trung bình của ng lđ, mức độ pt khoa học và trình độ áp
dụng, kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô, hiệu suất, đk tự nhiên)
NSLĐ tăng lên -> giảm thời gian hao phí cần thiết trong một đơn vị hàng hóa ->
lượng giá trị của hàng hóa giảm xuống
+ Hai là: tình chất phức tạp của lao động.
Dựa vào tính chất phức tạp: chia ra lao động giản đơn và lao động phức tạp
LĐ giản đơn: là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn cũng có thể làm được
LĐ phức tạp: là lao động yêu cầu phải trải qua quá trình đào tạo về kỹ năng,
nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định
 Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều
giá trị hơn lao động giản đơn

3. Tiền tệ:
- Lịch sử phát triển của tiền tệ gắn liền với tiến trình lịch sử phát triển của sản xuất và trao
đổi hàng hóa, và quá trình phát triển hình thái của giá trị từ thấp đến cao.
- Hình thái tiền: Khi lực lượng sx và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sx
hàng hóa càng được mở rộng, đòi hỏi khách quan là cần có một loại hàng hóa làm vật
ngang giá chung thống nhất. Vàng trở thành hình thái tiền của giá trị. Tiền vàng trong
trường hợp này trở thành vật ngang giá chung. Về bản chất, tiền là một loại hàng hóa
đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, là yếu tố
ngang giá chung cho thế giới.
Ngoài ra còn là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa, phản ánh lao
đọng xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.
- Chức năng của tiền: Thước đo giá trị; phương tiện lưu thông; phương tiện cất trữ;
phương tiện thanh toán
+ Thước đo giá trị: Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa khác. Giá trị
hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả của hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá cả.
Giá trị của hàng hóa tỉ lệ thuận với giá cả và ngược lại, phụ thuộc nhiều yếu tố: giá trị của
hàng hóa, giá trị của tiền, ảnh hưởng của quan hệ cung cầu
+ Phương tiện lưu thông: khi tiền được dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng
hóa. Để thực hiện chức năng này cần tiền mặt. Tiền làm cho quá trình trao đổi, mua bán
trở nên thuận lợi, đồng thời làm cho hành vi mua, bán tách rời về mặt không gian và
thời gian, tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.
+ Phương tiện cất trữ: Khi tiền rút ra khỏi quá trình lưu thông để cất trữ, có tác dụng dự
trữ tiền cho lưu thông, sản xuất hàng hóa phát triển, tiền cất trữ được đi vào lưu thông
và ngược lại khi sản xuất giảm, một phần tiền được rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
+ Phương tiện thanh toán: Trong trường hợp được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu
hàng hóa,… gồm nhiều hình thức khác nhau. Chức năng phương tiện thanh toán gắn liền
với chế độ tín dụng thương mại, tức là mua bán thông qua chế độ tín dụng.

4. Quy luật giá trị:


- Khái niệm: Là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao
đổi thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị
- Yêu cầu: QLGT yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở
của hao phí lao động của xã hội cần thiết. Theo yêu cầu của QLGT, người sản xuất muốn
bán được hàng hóa trên thị trường thì lượng giá trị của một hàng hóa cá biệt phải phù
hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. Vì vậy họ phải luôn tìm cách hạ thấp hao phí
lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí xã hội cần thiết.
- Hoạt động: QLGT hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung
quanh giá trị, dưới sự tác động của quan hệ cung – cầu. Trong nền kinh tế hàng hóa,
QLGT có những tác động cơ bản:
+ Thứ nhất: QLGT điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
 Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ biết được
tình hình cung – cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án sản xuất
 Còn trong lưu thông, QLGT điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả tháp đến nơi có giá
cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu theo mệnh lệnh của
giá cả hàng hóa góp phần làm cho cung – cầu hàng hóa giữa các vùng được cân
bằng.
+ Thứ hai: QLGT kích thích cải thiện kỹ thuật, hợp lý hóa sản phẩm sản xuất nhằm tăng
năng suất lao động. Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị của xã hội.
Người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu
được nhiều lợi hơn và ngược lại. Vì vậy, để đứng vững trong cạnh tranh, người sản xuất
phải luôn tìm cách làm giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã
hội bằng cách không ngừng cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương
pháp quản lý,…
+ Thứ ba: QLGT phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo
một cách tự nhiên. Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị
trường, trình độ năng lực giỏi, sản xuất hao phí cá biệt tháp hơn mức hao phí chung
của xã hội sẽ trở nên giàu có và ngược lại
- Tóm lại, QLGT vừa có tác dụng đào thải những cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến bộ;
làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; vừa có tác dụng đánh giá người sản
xuất, đảm bảo bình đằng đối với người sản xuất

5. Hàng hóa sức lao động:


- Theo C.Mác, sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và
tinh thần tồn tại trong cơ thể và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra
một giá trị sử dụng nào đó
- Có hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
+ Người lao động được tự do về thân thể
+ Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao
động của mình tạo nên hàng hóa để bán
- Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính gồm: giá trị và giá trị sử dụng.
+ Đầu tiên, giá trị của hàng hóa sức lao động : do thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Được đo lường gián tiếp thông qua
lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động. Do các bộ phận sau
hợp thành:
 Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động
 Phí tổn đào tạo người lao động
 Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi con người lao động.
 Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và
lịch sử.
+ Thứ hai, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu
của người mua. Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có
được giá trị lớn hơn. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện trong quá
trình sử dụng sức lao động.
 Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà không
hàng hóa thông thường nào có được, đó là trong khi sử dụng nó, không
những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn
hơn.

You might also like