You are on page 1of 60

1, phân tích khái niệm, thuộc tính của hàng hóa ?

nguồn gốc của giá trị hàng hóa


và giá trị thặng dư khác nhau như thế nào ?
 Khái niệm: hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu
nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán
Hàng hóa là phạm trù lịch sử: sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng
hóa khi được trao đổi, mua bán trên thị trường.
 Thuộc tính của hàng hóa: giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng: là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn một nhu cầu
nào đó của con người
 Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù cụ thể, ta có thể cảm nhận
được bằng các gáic quan con người
Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng
hàng hóa
Giá trị: giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của ngươiì sản xuất đã hao phí để
sản xuất ra hàng hóa hay lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Giá
trị chỉ được biểu hiện ra bên ngoài thông qua trao đổi, mua bán hay được biểu
hiện thông qua giá trị trao đổi
 Bản chất của giá trj là lao động của người sản xuẩ kết tinh trong hàng
hàng hóa. Giá trị hàng hóa là biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những
người sản xuất và trao đổi hàng hóa. Giá trị là phạm trù lịch sử
Khi tiền xuất hiện, giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng 1 lượng tiền
nhất định, gọi là giá cả hàng hóa
 Nguồn gốc của giá trị hàng hóa và nguồn gốc của giá trị thặng dư khác nhau
như thế nào ?
- Nguồn gốc của giá trị hàng hóa là do hao phí lao động của người sản xuất
hàng hóa kết tinh trong sản phẩm
- Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do bóc lột của nhà tư bản đối với lao
động không công của công nhân làm thuê.
2, Lượng giá trị hàng hóa được xác định như thế nào ? những nhân tố nào có
tác động và làm thay đổi lượng giá trị của hàng hóa ?
 Thước đo giá trị của hàng hóa : giá trị của hàng hóa là lao động của người sản
xuất kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động đã
hao phí để sản xuất ra hàng hóa đóquyết định. Lượng lao động đã tiêu hao đó
được đo bằng thười gian lao động.
Thời gian lao động cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một
hàng hóa với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình
trong những điều kiện bình thgường của xã hội. hao phí lao đọng xã hội cần
thiết chính là mức hao phí lao động trung bình để sản xuất ra một sản phẩm,
người nao đưa ra thị trường nhiều sản phẩm nhất sẽ là người quyết điịnh giá
mua và bán của sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất, hao phí lao động vật hóa được chueyẻn sang sản
phẩm dưới dạng khấu hao về máy móc, nhà xưởng, công cụ lao động, chi phí
về nguyên vật liệu, nhiên vật liệu, ký hiệu © còn hao phí về lao động sống của
người lao động tạo ra giá trị mới, được kết tinh trong hàng hóa, ký hiệu ( v +
m). như vậy, giá trị của hàng hóa bao gồm hao phí lao động quá khứ ( c ) cộng
với hao phí lao động sống hay giá trị mới được tao ra ( v + m ). Lượng gái trị
của hàng hóa được biểu hiện bằng: c + v + m
 Các nhân tốc ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa :
Thời gian lao đọng xã hội cẩn thiết là một đại lượng kh cố định. Khi time lđxh
cần thiết thay đổi thì lượng gtrị hàng hóa cũng thay đổi.
Về nguyên tắc có 3 nhân tố ảnh hưởng đến lươngj gtrị hàng hóa :
- Năng suất lao động
- Cường độ lao động
- Tính chất hay mức độ phức tạp của lao động
3, phân tích một số loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường hàng hóa việt nam ?

Trên trị trường việt nam có một số loại hàng hóa đặc biệt như sau :
 Hàng hóa dịch vụ:

Bên cạnh những hàng hóa vật thể hữu hình, còn có những hàng hóa vô hình
được trao đổi, mua bán trên thị trường. những loại hàng hóa này được gọi là
hàng hóa dịch vụ
Dịch vụ là hàng hóa vô hình kh thể cầm nắm được, cũng không thể xác định
chất lượng trực tiếp bằng những chỉ tiêu kĩ thuật được lượng hóa, hàng hóa
dịch vụ cũng kh tyhể tách rời được nhà cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ
không mang tính đồng nhất, kh ổn định và khó xác định, là loại hàng hóa kh
thể tích lũy hay lưu trữ. Dịch vụ tạo ra lợi ích nhưng không bao gồm sở hữu.
khi sử dụng một dịch vụ, người mua không theo kiểu “” mua đứt bán đoạn “
mà chỉ chi trả cho hình thức tạm thời, mang tính “” thuê””

 Tiền tệ :
Là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sản phẩm
của sự phát triển, các hình thái giá trị từ thấp đến cao, từ hình thái gảin đơn
đến hình thái phát triển cao nhất là hình thái tiền tệ
Tiền ra đời và thực hiện 5 chức năng cơ bản sau :
- Thước đo giá trị
- Phương tiện lưu thông
- Phương tiện cất trữ
- Phương tiện thanh toán
- Tiền tệ thế giới
 Hàng hóa sức lao động
Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa và là đối tượng trao đổi, mua bán trên thị
trường khi sản xuất hàng hóa phát triển đến trình độ nhất định làm xuất hiện
những điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa.
Hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng như các
hàng hóa khác

 Đất đai :
Sở dĩ đất đai kh có gtrị song vẫn có giá cả, vẫn là đối tượng trao đổi, mua bán
vì nó có khả năng đem lại thu nhập ( hoặc lợi ích ) cho người sở hữu chúng. Vì
vậy, đất đai là một lạoi hàng hóa đặc biệt

 Chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá :


Cổ phiếu là giấy chúng nhận quyền sở hữu của một cổ đông về số tiền đã đóng
góp vào một công ty
 Cổ phiếu là một loại chứng khoán có giá, đảm bảo cho người sở hữu
chúng được quyền lĩnh một phần thu nhập từ kết quả hoạt động của
công ty
Trên thị trường, cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác có giá
khác như tín phiếu, công trái, giấy vay nợ… đều có thể được mua bán
 Thương hiệu:
Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác
giúp phân biệt một tổ chức hay một sảm phẩm với đối thủ trong mắt của
người tiêu dùng
Thương hiệu được coi là hàng hóa vì thương hiệu không phải tự nhiên mà có.
Đó là kết quả của sử hao phí SLĐ của người nắm giữ thượng hiệu
4, phân tích vai trò và chức năng của thị trường ? ở việt nam hiện nay có những
loại thị trường nào ?
 Khái niệm thị trường :
Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa
giữa các chủ thể kinh tế với nhau
Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến sự trao
đổi mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch
sử, kinh tế, xã hội nhất định.
 Vai trò của thị trường :
- Thị trường vừa là điều kiện, vừa là môi trường cho sản xuất phát triển
- Thị trường là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm định năng lực của các chủ
thể kinh tế
- Thị trường là thành tố gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể; gắn nền
kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới
 Chức năng chủ yếu của thị trường :
- Chức năng thừa nhận : thị trường là nơi thừa nhận công dụng, tính có ích
hay giá trị sử dụng của hàng hóa, thừa nhận cho phí lao động để sản xuất
ra hàng hóa
- Chức năng thực hiện :
Thị trường là nơi thực hiện các hành vi trao đổi hàng hóa, thực hiện giá trị
hàng hóa và thực hiện cân bằng cung cầu từng loại hàng hóa thông qua giá
cả thị trường
- Chức năng thông tin :
Thị trường là nơi cung cấp thông tin cho người sản xuất lẫn người tiêu
dùng. Chức năng này đòi hỏi ng sx phải tổ chức hệ thống thông tin của
mình, có pp thu thập, xử lí thông tin kịp thời để xd kế hoạch kinh doanh,
phát triển thi trường phù hợp
- Chức năng điều tiết và kích thích :
Người nào có sp chất lượng cao và giá cả thấp thì sẽ được thị trường lựa
chọn và ngược lại. thị trường thực hiện việc chọn lọc, đào thải, kích thích
hoặc hạn chế sx, tiêu dùng, đảm bảo cho sx phù hợp với nhu cầu xh
 Phân loại thị trường :
- Căn cứ vào đối tượng hàng hóa đưa ra trao đổi, mua bán trên thị truơng, ta
có thị trường tư liệu sx và thị trườnng tư liệu tiêu dùng
- Căn cứ vào vai trò của người mua, người bán trên thị trường, ta có thị
trường người bán và thị trường người mua
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động, ta chia ra thị trường trong nước và thị
trường thế giới
- Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trường, ta có thị trường tự
do, thị trường có điều tiết, thị trường độc quyền
 Tóm lại, thị trường là lĩnh vực tioeeu thụ sản phẩm: sự hình thành và
phát triển thị trường gắn liền với phân công lao động xh, phân công lđ
xh càng pt thì các quan hệ thị trường càng đa dạng
5, phân tích các quy luật kinh tế chủ yếu của kinh tế thị trường ?
1, quy luật giá trị :
Ql gtrị là ql kinh tế cơ bản của sx hàng hóa. ở đâu có sx và trao đổi hàng hóa thì ở
đó có sự hoạt động của quy luật giá trị, ql gtrị chi phối cơ chế thị trường và chi
phối các quy luật kte khác, các ql kte khác là biểu hiện ycau của ql gtrị mà thôi
a) Nội dung của ql gtrị:
Ql gtrị yêu cầu việc sx và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở
của hao phí lao động xã hội cần thiết
b) Tác động của ql gtrị :
- Tự phát điều tiết việc sx và lưu thông hàng hóa
- Tự phát thúc đẩy lực lượng sx ptriển
- Thực hiện bình tuyểntự nhiên và phân hóa người sản xuất
 Tóm lại: ql gtrị vừa có tác dụng đào thải cái lác hậu, lõi thời, kích thích sự
tiến bộ, làm cho lực lượng sx ptr mạnh mẽ; vừa có td đánh giá ng sx,
đảm bảo sự bình đẳng đv ng sx; vừa có những tác động tiêu cực
2, quy luật cung – cầu :
- Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa cung và
cầu trên thị trường. Quy luật này đòi hỏi cung - cầu phải có sự thống nhất,
nếu không có sự thống nhất giữa chúng thì sẽ có các nhân tố xuất hiện điều
chỉnh chúng.
- Cung phản ánh khối lượng sản phẩm hàng hoá được sản xuất và đưa ra thị
trường để bán
- Cầu phản ánh nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán của xã hội
- Cung - cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Nếu cung
lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị; ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu thì
giá cả cao hơn giá trị; nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng với giá trị
- Quy luật cung - cầu tác động khách quan và rất quan trọng. Ở đâu có thị
trường thì ở đó quy luật cung - cầu tồn tại và hoạt động một cách khách
quan
3) Quy luật lưu thông tiền tệ :
- quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật xác định số lượng tiền cần thiết cho
lưu thông hàng hóa mỗi thời kỳ nhất định.
- Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả hàng
hóa được đưa ra thị trường và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ.
Đây là quy luật lưu thông tiền tệ
- số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:
M= (P.Q - (G1+G2) +G3)/V
Trong đó P.Q là tổng giá cả hàng hóa; G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu;
G2 là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau; G3 là tổng giá cả hàng hóa
đến kỳ thanh toán; V là số vòng quay trung bình của tiền tệ
4) quy luật cạnh tranh
- Quan hệ cạnh tranh bao gồm cạnh tranh giữa người bán và người mua,
người bán với người bán, người mua với người mua, cạnh tranh trong nội
bộ ngành, giữa các ngành; cạnh tranh trong nước và quốc tế; cạnh tranh
giữa các tổ chức có liên quan... Các mối quan hệ cạnh tranh này có ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Cạnh tranh là động lực thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ khoa học và sự phát triển
lực lượng sản xuất. Cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy
bén, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, thay đổi
phương thức tổ chức quản lý hiệu quả hơn, đổi mới sản phẩm...
- Cạnh tranh là động lực thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ khoa học và sự phát triển
lực lượng sản xuất. Cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy
bén, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, thay đổi
phương thức tổ chức quản lý hiệu quả hơn, đổi mới sản phẩm...
6, phân tích vai trò của các chủ thể khi tham gia thị trường :
1) Người sản xuất
Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa,
dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hóa
nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố nào sao cho có lợi nhất.
2) Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là tất cả các cá nhân, hộ gia đình; họ là những người mua
hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và là mục đích của sản xuất. Sức mua của người
tiêu dùng là yếu tố quyết định sự thành bại của người sản xuất
Người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn tới quyết định việc sản xuất cái gì, số
lượng bao nhiêu trong nền kinh tế.
Trên thị trường, người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng
sản xuất
3) Các chủ thể trung gian trong thị trường
- Thương nhân là người trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng,
lấy việc mua bán hàng hóa là cơ sở để tồn tại và phát triển. Hoạt động của
các thương nhân được biểu hiện khái quát qua công thức vận động T - H -
T.
- Sự xuất hiện của của các thương nhân giúp những người sản xuất chỉ
chuyên tâm vào sản xuất, không phải quan tâm đến khâu tiêu thụ sản
phẩm nên rút ngắn được thời gian lưu thông, tăng nhanh vòng quay của
vốn. Đồng thời, năng lực sản xuất không bị phân tán
- Tóm lại, thương nhân và các trung gian thương mại tuy không trực tiếp tạo
ra sản phẩm hàng hóa và giá trị, song hoạt động của họ làm cho khối lượng
hàng hóa lưu thông trên thị trường tăng lên; giao lưu giữa các vùng, các
khu vực và giữa các nước được đẩy mạnh; từ đó góp phần thúc đẩy sản
xuất và kinh tế phát triển
4) Nhà nước
- Tóm lại, thương nhân và các trung gian thương mại tuy không trực tiếp tạo
ra sản phẩm hàng hóa và giá trị, song hoạt động của họ làm cho khối lượng
hàng hóa lưu thông trên thị trường tăng lên; giao lưu giữa các vùng, các
khu vực và giữa các nước được đẩy mạnh; từ đó góp phần thúc đẩy sản
xuất và kinh tế phát triển
- Vai trò lớn nhất của nhà nước là điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các
công cụ, chính sách của mình và thực hiện các chức năng cơ bản sau :
+ chức năng hiệu quả: nhà nước sử dụng công cụ luật pháp nhằm đảm bảo
cho cơ chế thị trường vận hành tốt nhất, đảm bảo tự do kinh doanh, cạnh
tranh bình đẳng giữa các tác nhân kinh tế, khắc phục các yếu tố làm giảm
hiệu quả của nền kinh tế
+ Chức năng công bằng nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách thuế, các
chương trình phúc lợi xã hội nhằm giảm bớt tình trạng phân phối bất bình
đẳng trong nền kinh tế do cơ chế thị trường gây ra; khắc phục những bất
công trong xã hội trên nhiều lĩnh vực
+ Chức năng định hướng nhà nước định hướng cho sự phát triển nền kinh
tế và thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế để đảm bảo cho sản xuất,
thị trường ổn định, phát triển theo đúng mục tiêu đề ra.
 Tóm lại, trong nền kinh tế, mọi hoạt động của các chủ thể đều chịu sự
tác động của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường, đồng thời
chịu sự điều tiết, can thiệp của nhà nước qua việc thực hiện hệ thống
pháp luật và các chính sách kinh tế
 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
Để bảo vệ quyền lợi cho chính mình và cho toàn xã hội thì trước hết người
mua hàng phải là người tiêu dùng thông thái. Đơn giản như trước tiên khi mua
một loại hàng hóa, người tiêu dùng cần kiểm tra mặt hàng trước khi nhận, lựa
chọn tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để
không gây nguy hại đến tính mạng và sức khỏe của mình và của người khác.
Đồng thời, người tiêu dùng phải tích cực nghiên cứu tìm hiểu pháp luật để biết
được quyền lợi trong tiêu dùng của mình để khi có sự cố xảy ra thì biết cách tự
giải quyết hoặc tìm đến cơ quan nào để giải quyết.
7, phân tích điều kiện ra đời và thuộc tính của hàng hóa sức lao động
1) Khái niệm sức lao động
Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh
thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người
đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
2) Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
* Điều kiện để SLĐ trở thành hàng hóa:
- Thứ nhất, người lao động được tự do về thân thể, làm chủ được SLĐ của
mình và có quyền bán SLĐ của mình như một hàng hóa.
- Thứ hai, người lao động phải bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và tư liệu sinh
hoạt, để tồn tại bắt buộc họ phải bán sức lao động, tức là đi làm thuê cho nhà
tư bản.
3) Hai thuộc tính của hàng hóa SLĐ
* Giá trị và giá trị sử dụng

- Giá trị của hàng hóa sức lao động:


Giá trị của hàng hóa sức lao động là thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động đó.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Giá trị sử dụng SLĐ là sự thỏa mãn nhu cầu của người mua nó, tức là để
người mua tiêu dùng vào quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hóa
nào đó.
8, Phân tích quá trình hình thành, phát triển và bản chất của tiền tệ? Nêu chức
năng của tiền tệ?
1) Nguồn gốc, bản chất của tiền tệ
Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và
trao đổi hàng hóa, hay của quá trình phát triển của các hình thái giá trị của
hàng hóa.
- Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên: Giá trị của hàng hóa này biểu hiện ở
một hàng hóa khác. Ví dụ: 1 cái rìu = 20 kg thóc.
- Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên: Giá trị của hàng hóa này biểu hiện ở
một hàng hóa khác. Ví dụ: 1 cái rìu = 20 kg thóc.
- Hình thái chung: Tất cả các hàng hóa đều biểu hiện giá trị ở một hàng hóa
có vai trò làm vật ngang giá chung. Ví dụ: 2 cái rìu 40 kg thóc = 1 con 10 kg
chè
- Hình thái tiền: Hình thái tiền là hình thái khi vật ngang giá được cố định ở
một hàng hóa độc tôn và phổ biến. Lúc đầu có nhiều hàng hóa đóng vai trò
tiền tệ, cuối cùng được cố định lại ở vàng. Ví dụ: 40 kg thóc Hoặc 10 kg chè
2 gram vàng 2 cái rìu - 2 gram vàng
 * Bản chất của tiền: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật
ngang giá chung cho tất cả hàng hóa, nó thể hiện lao động xã hội và biểu
hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
2) Chức năng của tiền tệ ;
- Thước đo giá trị
- Phương tiện lưu thông
- Phương tiện cất trữ
- Phương tiện thanh toán
- Tiền tệ thế giới
 Tóm lại, năm chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hóa quan hệ
mật thiểt với nhau. Sự phat triển các chứuc năng của tiền phản ảnh sự
phát triển của sx của sx và lưu thông hnagf hóa
3) Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với nước ta hiện nay - Tiền tệ
ra đời là một tất yếu khách quan do yêu cầu của lưu thông hàng hóa, Tiền
chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích của cuộc sống con vậy, cần
khắc phục tư tưởng sùng bái đồng tiền trong xã hội. - Giải quyết tốt mối
quan hệ giữa hàng và tiền để lưu thông hàng hóa trôi chảy. Tránh tình
trạng khan hiếm tiền làm lưu thông hàng hóa bị ách tắc; ngược lại cũng
không phát hành tiền quá nhiều tiền sẽ đưa tới lạm phát, làm cho phát
triển, tất yếu sẽ dẫn tới rối loạn nền kinh tế, đời sống gặp khó khăn... ản
xuất không Chú ý đến việc xử lý giá cả hàng hóa, vì nó liên quan trực tiếp
tới sản xuất và đời sống của xã hội.
9, phân tích thực chất của tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đế tích lũy
tư bản ? lấy ví dụ minh họa
1) Tích lũy tư bản là gì?
- Tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản
hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.
- Ví dụ 1: năm thứ nhất quy mô sản xuất là 80c + 20v + 20m. Giả định 20m
không bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành
10m dùng để tích luỹ và 10m dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản.
Phần 10m dùng để tích luỹ được phân thành 8c + 2v, khi đó quy mô sản
xuất của năm sau sẽ là 88c + 22v + 22m (nếu m vẫn như cũ). Như vậy, vào
năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá
trị thặng dư cũng tăng lên tương ứng.
2) Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản
 Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản phải được
chia làm hai trường hợp:
- Một là, trường hợp khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy mô tích
lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư thành
hai quỹ: quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản, nếu tỷ lệ này tăng lên
thì quy mô tích lũy tư bản tăng và ngược lại.
- Hai là, nếu tỷ lệ phân chia đó là xác định thì quy mô tích lũy tư bản phụ
thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư, nếu khối lượng giá trị thặng dư càng
nhiều thì quy mô tích lũy tư bản càng tăng và ngược lại. Trong trường hợp
này, khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào nhân tố sau:
+ trình độ bóc lột sức lao động
+ trình độ năng suất lao động xã hội
+ sự chênh lệch ngày càng gia tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
+ quy mô của tư bản ứng trước
Giả định M không đổi thì quy mô tích luỹ phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia
giữa tích luỹ và tiêu dùng( tiêu dùng ít thì tích luỹ nhiều và ngược lại)
Ví dụ: M = 200 khi Tích luỹ 100, tiêu dùng 100 thì cơ cấu c/v = 80/20;
70/30; 60/40; 50/50
Trong quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản, thời kỳ đầu các nhà tư bản
thường tiết kiệm tiêu dùng để tăng quy mô kinh tế. Nhưng khi chủ nghĩa tư
bản phát triển, các nhà tư bản tiêu dùng sa hoa hơn nhưng nhờ khối lượng
m tăng lên nên không ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ
3) Ý nghĩa của việc nghiên cứu tích lũy tư bản đối với nền kinh tế nước ta
hiện nay

Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Nhu cầu tích lũy vốn rất lớn
và đang mâu thuẫn gay gắt với tình trạng xuất phát điểm của nền kinh tế còn
thấp, thu nhập của người dân ít. Việc nghiên cứu tích lũy tư bản có ý nghĩa xây
dựng cơ sở lý thuyết cho việc tìm kiếm giải pháp về vốn nhằm đẩy mạnh CNH,
HĐH và thực hiện tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân.

Đó là, phải có cơ chế huy động mọi nguồn lực của xã hội (lao động, tài nguyên,
vốn, công nghệ vào sản xuất, tăng thu nhập, tạo nguồn vốn tích lũy. Phải giải
quyết tốt mâu thuẫn giữa tích lũy và tiêu dùng theo hướng ưu tiên cho tích
lũy; thực hiện quay vòng vốn nhanh. Đặc biệt, phải nâng cao hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế và tăng năng suất lao động xã
hội, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
10, Trình bày nguyên nhân ra đời và tác động của độc quyền trong nền kinh tế
thị trường?
 Nguyên nhân ra đời của độc quyền trong kinh tế thị trường:
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ
thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí
nghiệp có quy mô lớn.
- Vào ba thập kỷ cuối của thế kỷ XIX máy móc mới ra đời, như: động cơ
diezen, máy phát điện, máy tiện, máy phay...; phát triển những phương
tiện vận tải mới, như: xe hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay... và đặc biệt là
đường sắt. Những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện này, một mặt
làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô
lớn; mặt khác, làm tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy, tăng
tích tụ và tập trung tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.
- biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất
quy mô lớn.
- Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật,
tăng quy mô tích lũy để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ
nghĩa làm phá sản hàng loạt các xí nghiệp vừa và nhỏ, các nhà tư bản lớn
tồn tại, nhưng để tiếp tục phát triển, họ phải thúc đẩy nhanh quá trình tích
tụ và tập trung tư bản.
- Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy
mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty
cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
 Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường?
* Những tác động tích cực:
- Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các
hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
- Độc quyền làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh,
- Độc quyền tạo sức mạnh góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo
hướng sản xuất lớn hiện đại.
* Những tác động tiêu cực:
- Độc quyền làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu
dùng và xã hội.
- Độc quyền đã phần nào kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, kìm hãm sự phát triển
kinh tế, xã hội
- độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân hóa giàu
nghèo.
11, Phân tích tính tất yếu khách quan và đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
 Khái niệm kinh tế thị trường:
Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền
kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều
được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật của thị
trường.
 Tính tất yếu khách quan:
- Một là: Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp với tính
quy luật phát triển khách quan.
- Hai là: do tính ưu việt của nền kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển
- Ba là : kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phù hợp với nguyện vộng của
nhân dân: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
 Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam:
- Về mục tiêu: Kinh tế thị trường định hướng XHCN là phương thức để phát
triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH; nâng
cao đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”
- Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế: Kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu nhiều thành
phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Về quan hệ quan lý nền kinh tế: Nhà nước điều tiết, quản lý quá trình phát
triển nền kinh tế theo định hướng XHCN thông qua pháp luật, chính sách
và các công cụ quản lý kinh tế.
- Về quan hệ phân phối: Thực hiện phân phối công bằng các yếu tố sản xuất,
trong đó hình thức phân phối trong lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối
theo phúc lại là những hình thức phân phối phản ánh định hướng XHCN
của nền kinh tế thị trường.
- Về gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội một cách tự giác. tiến bộ
và công bằng xã hội là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
kinh tế xã hội.
 Với những đặc trưng trên, kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam là kết hợp những mặt tích cực, ưu điểm của kinh tế thị trường với
bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội để hướng tới một nền kinh tế thị
trường hiện đại, văn minh
12, Anh, chị hãy phân tích vai trò và biểu hiện lợi ích kinh tế ở Việt nam? Nhà
nước có vai trò như thế nào trong việc đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế?
 Khái niệm lợi ích kinh tế;
Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động
kinh tế của con người.
 Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế:
- Xét về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan
hệ giữa các chủ thể trong nền sản xuất xã hội.
- Xét về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan
hệ giữa các chủ thể trong nền sản xuất xã hội.
 Vai trò của lợi ích kinh tế:
- Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế -
xã hội.
Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết là để thỏa mãn các
nhu cầu vật chất, nâng cao phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu
vật chất của mình. Tuy nhiên, mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất phụ
thuộc vào mức thu nhập. Do đó, thu nhập càng cao thì mức độ thỏa mãn
nhu cầu vật chất càng tốt.
Theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng của mình, các chủ thể kinh tế đã đóng
góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Vì lợi ích của mình, người lao động
phải tích cực lao động sản xuất, nâng cao tay nghề, cải tiến công cụ lao
động; chủ doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực, đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của khách hàng bằng cách nâng
cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao tinh thần trách
nhiệm trong phục vụ người tiêu dùng... tất cả điều đó đều có tác dụng thúc
đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế và nâng cao đời
sống của người dân.
- Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.
Lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành
và thực hiện các lợi ích khác như: lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn
hóa của các chủ thẻ xã hội.

Lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mẽ để phát triển
kinh tế - xã hội.
 Vai trò của nhà nước:
- Tạo lập đk gia tăng thu nhập cho chủ thể
- Hạn chế mâu thuẫn về lợi ích của các chủ thể
- Xử lí hợp lí các xung đột do mâu thuẫn của các lợi ích kinh tế
13, Phân tích vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội? Nêu trách nhiệm của sinh viên đối với sự nghiệp CNH, HĐH của đất
nước?
 Khái niệm :
cách mạng công nghiệp: là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ
của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công
nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về
hắn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật -
công nghệ Phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất
lao động cao hơn đó vào đời sống xã hội.
 Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển
- Một là, thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
Các cuộc cách mạng công nghiệp có những tác động vô cùng to lớn đến sự
phát triển lực lượng sản xuất của các quốc gia.
Điều chỉnh cấu trúc và vai trò của các nhân tố trong lực lượng sản xuất.
+ Về tư liệu lao động: thay thế lao động chân tay bằng máy tính điện tử, tự
động hóa,..
+ Về nguồn nhân lực: CMCN đặt ra những đòi hỏi về chất lượng nguồn
nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
+ Về đối tượng lao động: cách mạng công nghiệp đã đưa sản xuất của con
người vượt qua giới hạn về tài nguyên thiên nhiên, tránh phụ thuộc vào các
nguồn năng lượng truyền thống.
CMCN tạo cơ hội cho các nước phát triển nhiều ngành kinh tế và ứng dụng
nhiều thành tựu khoa học để tối ưu hóa quá trình sản xuất, phân phối, trao
đổi, tiêu dùng và quản lý, quản trị...
Người tiêu dùng được tiếp cận với nhiều sản phẩm và dịch vụ có chất lượng
cao.
- Hai là, đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
- Sự biến đổi về sở hữu tư liệu sản xuất: đa dạng hóa các loại hình sở hữu,
lấy sở hữu tư nhân làm nòng cốt đồng thời phát huy sức mạnh và ưu thế
tối đa của sở hữu nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước.
- Thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi
cho hội nhập kinh tế quốc tế.

- Trong lĩnh vực phân phối, CMCN giúp cho việc phân phối sản phẩm và tiêu
dùng trở nên dễ dàng và nhanh chóng

- CMCN tạo điều kiện để tiếp thu trao đổi kinh nghiệm tổ chức quản lý kinh
tế xã hội giữa các nước. Mở rộng kinh tế đối ngoại.

- Ba là, thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển:
- Công nghệ đã giúp cho các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu được kết
nối thành một thế giới phẳng.

- Phương thức điều hành, quản trị được tin học hóa trong quản lý kinh tế
xã hội của Nhà nước.

- Phương thức quản trị và điều hành của doanh nghiệp được dựa trên ứng
dụng công nghệ cao để thiết kế, tiếp thị và cung ứng hàng hóa dịch vụ...
* trách nhiệm của sinh viên:
- tích cực học hỏi, nâng cao trình độ lí luận chính trị, bồi đắp tư tưởng cách mạng
trong sáng
- học tập tốt, nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa, tay nghề
- tự nguyện, tự giác tham gia vào các hội thanh niên , gop phần tham gia xây dựng
đoàn, đảng
- tích cực tham gia xây dựng mtrường xã hội lành mạnh, mtrường sinh thái trong
lành, sạch đẹp
14, Trình bày khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Phân tích đặc điểm của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam? Nêu một số vai trò của cách mạng
công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam
1. Khái niệm công nghiệp hóa:
CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện
và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến
bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
2. Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:
- - CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện hiện. - mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam đang tích cực, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế.
* Vai trò của cách mạng 4.0 ở việt nam:
- Tăng năng suất và doanh thu
- Tối ưu hóa quá trình sản xuất
- Ptr công nghiệp tăng tốc
- dịch vụ khách hàng tốt hơn
15, Trình bày khái niệm và sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc
tế? Nêu một số tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển kinh tế
Việt nam?
1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế:
Là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường việc gắn kết giữa
các nền kinh tế của các quốc gia với nhau dựa trên sự chia sẻ nguồn lực và lợi
ích trên cơ sở tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc
các tổ chức quốc tế.
2. Sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
-Là đòi hỏi khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
- Là phương thức phát triển chủ yếu và phổ biến của các nước, nhất là các
nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay
* Một số tác động của hội nhập kinh tế đến sự phát triển kinh tế việt nam
- Đối với xuất, nhập khẩu: Quá trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan
trong hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện hệ thống quản lý hải quan theo tiêu
chuẩn quốc tế và cắt giảm hàng rào thuế quan đã tạo ra tác động tích cực đến
hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
- Đối với chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu: Hội nhập kinh tế quốc tế đã
thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa
xuất khẩu theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo
hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo
có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.
- Đối với sản xuất trong nước: Việc tự do hóa thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia
tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là từ các nước vào
Việt Nam do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn sẽ
tác động đến lĩnh vực sản xuất trong nước.
BÀI TẬP
1. Một xí nghiệp sản xuất ra 1.000 sản phẩm, tư bản ứng ra ban đầu là 4.000
USD, trong đó 3.500 USD dùng để mua máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật
liệu…, trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân là 200%. Nhờ tiết kiệm
nguyên nhiên vật liệu mà tư bản bất biến giảm được 100 USD, tư bản khả biến và
trình độ bóc lột của nhà tư bản không đổi. Hỏi giá trị của 1 đơn vị hàng hóa thay
đổi như thế nào so với dự kiến ban đầu?
2. Tư bản ứng trước là 500.000 USD. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là 9:1. Tư
bản bất biến hao mòn dần trong 1 chu kỳ sản xuất là 1 năm, tư bản khả biến quay 1
năm 12 vòng, mỗi vòng tạo ra 100.000 USD giá trị thặng dư. Hãy xác định khối
lượng giá trị thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm ?

3. Một xí nghiệp sử dụng 200 công nhân, lương 300 USD/tháng, tỷ suất giá
trị thặng dư bằng 200%. Tìm khối lượng giá trị thặng dư cả năm của xí nghiệp?
4. Khi tổ chức sản xuất, nhà tư bản kinh doanh ứng trước 10 triệu USD,
trong điều kiện cấu tạo hữu cơ tư bản là 9/1. Hãy tính tỉ suất tích lũy, nếu biết rằng
mỗi năm 0,5 triệu USD giá trị thặng dư biến thành tư bản và trình độ bóc lột là
300%?
5. Tư bản ứng trước để kinh doanh là 3,5 triệu USD, trong đó tư bản cố định
là 2,5 triệu USD, tư bản khả biến là 200.000 USD. Tư bản cố định hao mòn trung
bình trong 12,5 năm. Nguyên, vật liệu 2 tháng mua 1 lần. Tư bản khả biến quay 1
năm 10 vòng. Hãy xác định tốc độ chu chuyển trung bình của toàn bộ tư bản?
6. Tổng số tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp là 800 USD, với tỉ
suất lợi nhuận bình quân 15%, lợi nhuận công nghiệp là 108 USD. Các nhà tư bản
thương nghiệp cần phải mua và bán sản phẩm theo giá bao nhiêu để họ và nhà tư
bản công nghiệp thu được lợi nhuận bình quân?
7. Tư bản ứng trước để kinh doanh là 600.000 USD, có cấu tạo hữu cơ là
4/1; trình độ bóc lột là 100%. Hỏi sau bao nhiêu năm trong điều kiện tái sản xuất
giản đơn, tư bản đó biến thành giá trị thặng dư tư bản hóa hoàn toàn?
8. Có 100 công nhân làm thuê sản xuất trong 1 tháng được 12.500 đơn vị sản
phẩm với chi phí tư bản bất biến là 250.000 USD. Giá trị sức lao động 1 tháng của
mỗi công nhân là 250 USD; trình độ bóc lột là 300%. Hãy tính giá của 1 đơn vị sản
phẩm và kết cấu của nó?
9. Một doanh nghiệp tư bản có tỷ suất giá trị thặng dư là 200%, tiền công
của mỗi công nhân là 20 USD và số công nhân là 150 người. Tính:
a, Khối lượng giá trị thặng dư hang năm của doanh nghiệp khi thời gian 1
vòng chu chuyển tư bản là 90 ngày?
b, Khối lượng giá trị thặng dư tư bản hóa (chuyển hóa thành tư bản) trong 1
năm của doanh nghiệp đó khi biết hệ số tích lũy tư bản là 20%?
10. Tư bản ứng trước là 1.000.000 USD, cấu tạo hữu cơ là 4/1. Số công nhân
làm thuê là 2.000 người. Sau đó, tư bản tăng lên 1.800.000 USD, cấu tạo hữu cơ tư
bản tăng lên 9/1. Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào nếu mức tiền công
của mỗi công nhân không thay đổi?
11. Một xí nghiệp sản xuất ra 1000 sản phẩm, tư bản ứng ra ban đầu là 4.000
USD, trong đó 3.500 USD dùng để mua máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật
liệu…, trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân là 100%. Hãy tìm giá trị
của 1 sản phẩm của xí nghiệp đó?
12. Ngày làm việc 8 giờ, m’ = 300%. Sau đó nhà tư bản kéo dài ngày lao
động lên 10 giờ. Trình độ bóc lột sức lao động trong xí nghiệp thay đổi như thế nào
nếu giá trị sức lao động không đổi? Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư là phương
pháp gì?
13. Giả sử giá trị của nhà xưởng, công trình sản xuất là 300.000 USD. Công
cụ, máy móc, thiết bị là 800.000 USD, thời hạn sử dụng trung bình của chúng là 15
năm và 10 năm. Chi phí 1 lần về nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu là 100.000 USD,
còn về sức lao động là 50.000 USD. Mỗi tháng mua nguyên nhiên vật liệu 1 lần và
trả tiền thuê công nhân 2 lần. Hãy tính:
- Thời gian chu chuyển của tư bản cố định ?
- Thời gian chu chuyển của tư bản lưu động ?
14. Trình độ bóc lột là 200% và cấu tạo hữu cơ của tư bản là 7/1. Trong giá trị
hàng hoá có 8.000 USD giá trị thặng dư. Với điều kiện tư bản bất biến hao mòn
hoàn toàn trong 1 chu kỳ sản xuất. Hãy xác định: chi phí sản xuất tư bản và giá trị
hàng hoá đó ?
15. Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hao mòn thiết bị máy móc là 100.000
USD, chi phí nguyên, nhiên vật liệu là 300.000 USD. Hãy xác định chi phí tư bản
khả biến nếu biết rằng giá trị sản phẩm là 1.000.000 USD và trình độ bóc lột là
200%?
16. Có 400 công nhân làm thuê. Ngày làm việc là 10 giờ, trong thời gian đó
mỗi công nhân đã tạo ra giá trị mới là 30 USD, m’ = 200%. Tính khối lượng giá trị
thặng dư?
17. Năm 2020 so với 2019 một xí nghiệp có những thay đổi: Tổng sản phẩm
đầu tư tăng từ 60 triệu USD lên 100 triệu USD; cấu tạo hữu cơ tăng từ 4/1 lên 9/1;
trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân tăng từ 100% lên 150%. Hỏi khối
lượng giá trị thặng dư tăng thêm bao nhiêu phầm trăm?
18. Một xí nghiệp tư bản có tỷ suất giá trị thặng dư thực tế là 300%, tiền công
của 1 công nhân là 10 USD và số công nhân làm việc trong xí nghiệp là 120 người.
Hãy tính:
- Khối lượng giá trị thặng dư thực tế?
- Khối lượng giá trị thặng dư hằng năm thu được là bao nhiêu khi thời gian
chu chuyển của tư bản 1 vòng là 120 ngày?
19. Giả sử tư bản công nghiệp trong xã hội là 270 tỷ USD, tư bản thương
nghiệp là 30 tỷ USD. Tổng giá trị thặng dư được tạo ra là 50 tỷ USD, chi phí lưu
thong thuần túy là 5 tỷ USD. Hỏi tỷ suất lợi nhuận bình quân trong những điều
kiện đó là bao nhiêu?
20. Tiền công hàng ngày của 1 công nhân là 20 USD, trình độ bóc lột là
150%. Khi năng suất lao động khai thác vàng tăng lên 3 lần đã gây ra sự tăng
tương ứng của giá cả hàng hóa và người công nhân đấu tranh để tăng tiền công
hằng ngày lên 24 USD. Tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào?
21. Một nhà tư bản đầu tư dệt vải như sau:

- Máy móc (dùng trong 10 năm): 1.000.000 USD

- Thuê 1 công nhân (1 tháng): 50 USD

- Bông dệt vải (1 tháng): 500 USD

- Các chi phí cố định khác (1 tháng): 100 USD

Giả sử nhà tư bản thuê 50 công nhân và tính toán để tỷ suất giá trị thặng dư là
200%. Tính lượng giá trị hàng hóa trong 1 năm và tổng lượng giá trị thặng dư mà
nhà tư bản đó thu được trong 5 năm?

22. Tư bản ứng trước 500.000 USD, trong đó bỏ vào nhà xưởng 200.000
USD; máy móc, thiết bị 100.000 USD. Nguyên liệu, nhiên liệu, và vật liệu phụ gấp
3 lần tiền thuê lao động.

Hãy xác định lượng tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản bất biến và tư bản
khả biến?

23. Một doanh nghiệp tư bản cần thuê bao nhiêu công nhân để trong cả năm
thu được 180.000 USD giá tri thặng dư, với tỷ suất giá trị thặng dư là 300% và tiền
công trả cho mỗi công nhân 200 USD/ tháng.
24. Có 200 công nhân làm việc trong 1 nhà máy. Cứ 1 giờ lao động 1 công
nhân tạo ra lượng giá trị mới là 5 USD, m’ = 300 %. Giá trị sức lao động mỗi ngày
của 1 công nhân là 10 USD. Hãy xác định độ dài của ngày lao động. Nếu giá trị
sức lao động không đổi và trình độ bóc lột tăng lên 1/3 thì khối lượng giá trị thặng
dư mà nhà tư bản chiếm đoạt trong 1 ngày tăng lên bao nhiêu?
25. Toàn bộ tư bản ứng trước là 6.000.000 USD, trong đó giá trị nguyên vật
liệu là 1.200.000 USD, nhiên liệu điện là 200.000 USD, tiền lương trả cho công
nhân là 600.000 USD. Giá trị máy móc và thiết bị sản suất gấp 3 lần giá trị nhà
xưởng và công trình. Thời gian hao mòn hoàn toàn của chúng là 10 năm và 25
năm. Hãy tính tổng số tiền khấu hao sau 8 năm.
26. Năm 2010 tiền lương trung bình của 1 công nhân ngành chế biến là 1.238
USD/năm, còn giá trị thặng dư do 1 công nhân làm ra là 2.134 USD. Đến năm
2019, tiền lương của công nhân tăng lên 1529 USD và giá trị thặng dư của 1 công
nhân làm ra là 5.138 USD.
Hãy xác định trong những năm đó thời gian của người công nhân lao động
cho mình và cho nhà tư bản thay đổi như thế nào nếu ngày làm việc 8 giờ?
27. Tư bản đầu tư 900. 000 đô la, trong đó bỏ vào tư liệu sản xuất là 780.000
USD. Số công nhân làm thuê thu hút vào sản xuất là 400 người.
Hãy xác định khối lượng giá trị mới do 1 công nhân tạo ra, biết rằng tỷ suất
giá trị thặng dư là 200%.
28. Chi phí trung bình về tư bản bất biến cho 1 đơn vị hàng hoá trong 1
ngành là 90 USD, chi phí tư bản khả biến là 10 USD, m’ = 200%. Một nhà tư bản
sản xuất trong 1 năm được 1000 đơn vị hàng hoá. Sau khi áp dụng kỹ thuật mới,
năng suất lao động trong xí nghiệp của nhà tư bản đó tăng lên 2 lần. Số lượng hàng
hóa sản xuất cũng tăng lên tương ứng. Tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế
nào? Nhà tư bản thu được bao nhiêu khối lượng giá trị thặng dư siêu ngạch?
29. Ngày làm việc 8 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Sau đó, do
tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng nên hàng hóa
ở những ngành này rẻ hơn trước 2 lần. Trình độ bóc lột lao động thay đổi như thế
nào nếu độ dài ngày lao động không đổi? Nhà tư bản đã dùng phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư nào?
30. Một công nhân làm thuê một giờ tạo được lượng giá trị mới là 300 USD,
m’ = 200%. Một ngày người công nhân đó tạo thêm được 1.800 USD giá trị thặng
dư cho nhà tư bản. Tính thời gian lao động của người đó trong một ngày?

You might also like