You are on page 1of 17

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác. Phân biệt
quy luật kinh tế và chính sách kinh tế. Ý nghĩa của việc nghiên cứu kinh tế
chính trị Mác - Lênin đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị
quốc gia.

Đối tượng nghiên cứu:

KTCT là môn khoa học xã hội nghiên cứu quan hệ sản xuất, hay quan hệ kinh
tế giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu
dùng của cải vật chất

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất và trao đổi trong
mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc
thượng tầng.

Phương pháp nghiên cứu

Phân biệt

Quy luật kinh tế: Chính sách kinh tế


KN: Phản ánh những mối liên hệ KN: Là tổng thể các biện pháp
tất yếu, bản chất, thường xuyên KT của NN nhằm tác động vào
lặp đi, lặp lại của các hiện tượng các ngành KT theo những mục
và quá trình kinh tế tiêu và trong những (t) nhất định
- Tính chất: - Tính chất:
+ Hoạt động khách quan + Là kết quả của HĐ chủ quan
+ Là qui luật XH, chỉ phát sinh tác + Là sự nhận thức và vận dụng
dụng thông qua hoạt động KT của con các QLKT
người. + Hiệu quả của CSKT phụ thuộc
+ Phần lớn là có tính lịch sử, chỉ tồn vào trình độ nhận thức và vận
tại dụng QLKT
trong những điều kiện KT nhất định

Ý nghĩa: Kinh tế Chính trị cung cấp các luận cứ khoa học, làm cơ sở cho sự
hình thành đường lối, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và các chính sách,
biện pháp kinh tế cụ thể phù hợp với yêu cầu của các quy luật khách qua’n và
điều kiện cụ thể của đất nước ở từng thời kỳ nhất định.

2. Khái niệm, điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa. Hai thuộc tính của hàng
hóa và tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Các nhân tố ảnh hưởng
đếnju lượng giá trị của hàng hóa. Nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền
tệ.

Khái niệm: theo chủ nghĩa Mác sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động
kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi,
mua bán

Điều kiện ra đời:

Một là, phân công lao động xã hội.

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội một cách tự phát
thành các ngành, nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên
môn hoá lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất. Do phân công lao
động xã hội nên mỗi người sản xuất sẽ làm một công việc cụ thể, vì vậy họ chỉ
tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi
người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu, đòi
hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho
nhau, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hoá. Phân
công lao dộng xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hoá càng mở
rộng hơn, đa dạng hơn.

Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.

Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho những người sản
xuất độc lập với nhau có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó, người này
muốn dung sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi mua bán, tức là
phải trao đổi qua hình thức mua bán. Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế
giữa các sản xuất khách quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu. Xã hội loài người
ngày càng phát triển, sự tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa sản xuất ra
lại càng phong phú.
Nói tóm lại, sản xuất hàng hóa xuất hiện và tồn tại được phải đáp ứng được hai
điều kiện trên. Nếu thiếu một trong hai điều kiện này thì tất yếu sẽ không có sản
xuất hàng hóa.

Hai thuộc tính của hàng hóa là: giá trị sử dụng và giá trị

Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người (ví dụ: gạo để ăn, vải để mặc,..)

Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên củahàng hóa quy định, nó
là nội dung vật chất của của cải. Giátrị sử dụng của hàng hóa không phải cho
bản thân người sảnxuất hàng hóa mà là cho người khác, cho xã hội thông qua
traođổi - mua bán. Trong KT hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao
đổi

Giá trị của hàng hóa: là lao động xã hội của người sản xuất hànghóa kết tinh
trong hàng hóa. Chất của giá trị là lao động, lượng củagiá trị là số lượng lao
động của người sản xuất kết tinh trong hànghóa. Giá trị là cơ sở của giá trị trao
đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị. Giá trị là một phạm trù
lịch sử, gắn liền vớinền sản xuất hàng hóa. Giá trị là thuộc tính XH của hàng
hóa. Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản
xuấthàng hóa.

Hai thuộc tính của hàng hóa vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn nhau:

Thống nhất: hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại đồngthời trong
một hàng hóa, tức một vật phẩm phải có đầy đủ hai thuộctính này mới trở thành
hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai thuộc tínhtrên thì vật phẩm không phải là
hàng hóa

Mâu thuẫn: Nếu đứng về mặt giá trị sử dụng thì các hàng hóa khôngđồng nhất
về chất, nhưng với tư cách là giá trị thì hàng hóa lại đồngnhất về chất (đều là
lao động kết tinh trong nó). Quá trình thực hiệngiá trị sử dụng và giá trị không
đồng thời về cả không gian và thờigian. Giá trị được thực hiện trước trong lưu
thông, còn giá trị sử dụngđược thực hiện sau trong tiêu dùng.

Liên hệ thực tiễn: Nước trong tự nhiên không được coi là hàng hóa.
Nhưngkhi nước khoáng trong tự nhiên được sàng lọc, đóng chai và đem bán thì
lạithành hàng hóa. Vì nó có Giá trị sử dụng ,giá trị hàng hóa trong sản phẩm
đóvà được đem trao đổi, mua bán trên thị trường.

3. Thị trường, cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường. Ưu thế và những
khuyết tật của kinh tế thị trường.

Khái niệm thị trường

Hiện nay, khái niệm thị trường được dùng theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.

+ Nghĩa hẹp: thị trường hữu hình - là nơi, khu vực mang tính xác định về không
gian và thời gian để người bán và người mua gặp nhau trao đổi hàng hóa và
dịch vụ.

+ Nghĩa rộng: bao gồm thị trường hữu hình và vô hình - là tổng thể các quan hệ
trao đổi, mua bán nói chung trong xã hội. Ở đó, các chủ thể kinh tế căn cứ vào
gía cả để điều tiết các hoạt động kinh tế của mình nhằm thực hiện giá trị của
hàng hóa.

Khái niệm cơ chế thị trường:

- Là cơ chế tự điều tiết sự vận hành của nền KTTT thông qua sự biến động của
giá cả thị trường, sự cạnh tranh của các chủ thể thị trường và sự biến đổi của
quan hệ cung cầu.

- Theo GS. P.A. Samuelson: Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế,
trong đó, cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua
thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức KT là: Sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào?Sản xuất cho ai?”.

Khái niệm nền kinh tế thị trường

- Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức nền kinh tế trong đó các quá trình sản xuất,
trao đổi, phân phối, tiêu dùng đều thông qua thị trường, đều dựa trên những
nguyên tắc và quy luật của thị trường.

- Các loại hình:

+ Theo trình độ: có KTTT chưa phát triển và KTTT phát triển trên cơ sở sản
xuất lớn xã hội hóa.
+ Theo địa vị chủ đạo của chế độ sở hữu TLSX: có KTTT tư hữu và KTTT
công hữu.

Ưu thế và những khuyết tật của kinh tế thị trường.

Ưu thế:

Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo các chủ thể kinh tế

Nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các
vùng, miền cũng như lợi ích quốc gia

Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu
của con người, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội

Khuyết tật:

Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng khoảng

Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên
không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội

Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc
trong xã hội

4. Các quy luật trong nền kinh tế thị trường. Vị trí, nội dung và tác động của
quy luật giá trị. Ý nghĩa của việc nghiên cứu.

Các quy luật trong nền kinh tế thị trường:

Quy luật giá trị:

- Vị trí: Là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa
- Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên
cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. lượng giá trị của một hàng hóa
cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết
- QLGT hoạt động và phát huy tác dụng qua sự vận động của giá cả xung
quanh giá trị. Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa

Tác động của QLGT


- Điều tiết sx và lưu thông hàng hóa:
 Điều tiết sx: điều hòa, phân bổ các yếu tố sx từ ngành có lợi nhuận thấp sang
ngành có lợi nhuận cao
 Điều tiết lưu thông: điều tiết hàng hóa từ nơi có hóa cả thấp sang nơi có giá cả
cao.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất ld, thúc đẩy llsx pt:
 Người sx muốn thu được lợi nhuận phải làm sao cho tgldcb phù hợp với tgldxh
 Phải cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sx, tăng năng suất lđ
 Thúc đẩy lực lượng sx xã hội phát triển.
- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa giàu nghèo trong xã hội

Quy luật cung cầu

- Là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung và cầu hàng hóa trên thị
trường
- Cung- cầu có mối quan hệ hữu cơ, tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến giá
cả
- Có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa, thay đổi
cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa

Quy luật lưu thông tiền tệ:

Quy luật cạnh tranh

- Là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ gang đua
kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa
- Cạnh tranh trong nội bộ
- Cạnh tranh giữa các ngành

Nội dung: Sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở haophí lao
động xã hội cần thiết.

Yêu cầu:

Trong sản xuất: chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội cần thiết

Trong lưu thông, trao đổi: phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá

Tác dụng:
Điều tiết các quan hệ sản xuất và lưu thông hàng hóa

Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất laođộng

Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèomột
cách tự nhiên

Quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải sự lạc hậu, lỗi thời, kích thích sựtiến bộ,
làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; vừa có tác dụng lựachọn, đánh
đánh giá người sản xuất, đảm bảo sự bình đẳng đối với người sảnxuất

5. Khái niệm, điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá và hai thuộc tính
của hàng hoá sức lao động. Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư và tiền
công. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Ý nghĩa của việc nghiên
cứu lý luận giá trị thặng dư của C. Mác. c

Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một
con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà
con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.

Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá

Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do vệ thân thể, làm chủ được
sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng
hóa. người lao động phải có khả năng chi phối sức lao động ấy, phải làngười
tự do sở hữu năng lực lao động, thân thể của mình và chỉ bán sức laođộng đó
trong một thời gian nhất định.

Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và
tư liệu sinh hoạt. Họ trở thành người “vô sản”. Để tồn tại buộc họ phải bán
sức lao động của mình để sống. người chủ sức lao động không có khả năng
bán cái gì ngoài sức laođộng chỉ tồn tại trong cơ thể của họ. Nói cách khác,
người chủ sức lao độngkhông còn có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình
thực hiện sức lao độngcủa mình, cho nên muốn lao động để có thu nhập
buộc họ phải bán sức lao động của mình cho người khác sử dụng
Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiển biến thành
tư bản. Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá và lưu
thông tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định.

Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao
động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức
độ nhất định nào đó các hình thái sản xuất xã hội cũ (sản xuất nhỏ, phường
hội, phong kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao
động trở thành hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã
làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra
đời của một thời đại mới trong lịch sử xã hội - thời đại của chủ nghĩa tư bản.

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao lao động: thể hiện ra trong quá
trìnhtiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một
hànghóa nào đó. Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá
trịmới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức
laođộng là giá trị thặng dư.

Đó chính là đặc điểm riêng của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động

Giá trị của hàng hóa sức lao động: do số lượng lao động xã hội cần thiết
đểsản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Sản xuất và tái sản xuất sức
laođộng được thực hiện thông qua tiêu dùng cá nhân của công nhân. Bởi
vậy,giá trị sức lao động là giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết
đểsản xuất và tái tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của công nhân
làmthuê. Giá trị của hàng hóa sức lao động bao hàm yếu tố lịch sử và tinh
thần

- Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư và tiền công:
Khái niệm giá trị thặng dư: giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra
ngoàigiá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không
công củacông nhân cho nhà tư bản. Ký hiệu giá trị thặng dư là m.
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra
vàlàm tăng giá trị.

Để có được giá trị thặng dư, nền sản xuất xã hội phải đạt đến một trình
độnhất định. Trình độ đó phản ánh việc người lao động chỉ phải hao phí
mộtphần thời gian lao động (trong thời gian lao động đã được thỏa thuận
muabán theo nguyên tắc ngang giá) là có thể bù đắp được giá trị hàng hóa
sứclao động, bộ phận này là thời gian lao động tất yếu.

Ngoài thời gian tất yếu đó, vẫn trong nguyên tắc ngang giá đã thỏa
thuận,người lao động phải làm việc trong sự quản lý của người mua hàng hóa
sứclao động và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, thời gian đó
làthời gian lao động thặng dư.

Nguồn gốc giá trị thặng dư

Nguồn gốc của giá trị thặng dư: là kết quả của sự hao phí lao động trong sự
thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị

Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản xuất.
Vì tư liệu sản xuất và sức lao động do nhà tư bản mua, nên trong quá trình
sản xuất, người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản
phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.

Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư
bản khi năng suất lao động đạt tới trình độ nhất định – chỉ cẩn một phần của
ngày lao động người công nhân làm thuê đã tạo tra giá trị bằng giá trị sức lao
động của chính mình.

Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng các tư liệu sản xuất và
chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm; và bằng lao động trừu tượng, công
nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó được gọi
là giá trị thặng dư.

Giá trị hàng hóa (W) được sản xuất ra gồm hai phần: giá trị những tư liệu sản
xuất đã hao phí được lao động cụ thể bảo tồn và chuyển vào sản phẩm (giá
trị cũ, ký hiệu c) và giá trị mới (v+m) do lao động trìu tượng của công nhân
tạo ra (lớn hơn giá trị hàng hóa sức lao động). Phần giá trị mới do lao động
sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động, được nhà tư bản thu
lấy mà không trả cho người lao động, được gọi là giá trị thặng dư (m). Như
vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.

Bản chất giá trị thặng dư

3.1. Giá trị thặng dư là kết quả của sức lao động miệt mài:

Các nhà tư bản làm giàu, thu lợi nhuận dựa trên cơ sở thuê mướn người lao
động. Lúc này, người lao động làm thuê để bán sức lao động của mình đổi lấy
tiền công.

Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các nhà tư bản, các ông chủ, người lao động
cũng được xem như những yếu tố sản xuất khác. Và nhà sử dụng lao động
luôn tìm cách sử dụng sao cho tạo ra nhiều sản phẩm nhất có thể. Người lao
động có thể phải làm thêm giờ, họ có thể phải làm tăng lên về sản lượng hơn
so với mức quy định,…

3.2. Toàn bộ các sản phẩm tạo ra thuộc sở hữu của nhà tư bản:

Các hàng hóa, sản phẩm được tạo ra trong quá trình người lao động sản
xuất, thuộc toàn quyền sở hữu của nhà tư bản, của các ông chủ; chứ không
phải của người công nhân. Người công nhân trước khi tham gia vào quá trình
sản xuất, họ được nhà tư bản giao ước, và trả công đúng bằng giá trị hàng
hóa sức lao động.

Vì vậy tất cả hàng hóa mà người lao động tạo đều là của nhà tư bản, và phần
giá trị thặng dư sẽ bị nhà tư bản chiếm đoạt.

Trong xã hội tư bản trước đây, người lao động bị áp bức, và được trả tiền
công rất rẻ mạt; trong khi đó nhà tư bản thì không ngừng giàu có do giá trị
thặng dư. Điều này hình thành nên quan hệ bóc lột, và sự bất công sâu sắc
trong xã hội.
Nhà tư bản bóc lột sức lao động của người lao động cho bản thân họ. Sự bóc
lột càng diễn ra nhiều, thì giá trị thặng dư được tạo ra càng tăng cao. Tạo
nên sự phân hóa giữa giàu và nghèo vô cùng sâu sắc trong xã hội. Người giàu
ngày càng giàu lên vì họ chiếm đoạt được nhiều giá trị thặng dư , còn người
nghèo vẫn hoàn nghèo vì công sức lao động của họ quá đỗi rẻ mạt.

Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư của C. Mác.

- 3.1. Học thuyết giá trị thặng dư là cơ sở khoa học cho việc luận giải tính chất
lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
- 3.2. Học thuyết giá trị thặng dư là cơ sở khoa học vững chắc trong thời đại
ngày nay khi khẳng định nguồn gốc sự giàu có là từ tăng năng suất lao động
- 3.3. Học thuyết giá trị thặng dư là cơ sở khoa học cho việc nhận thức và phát
triển kinh tế thị trường hiện đại
Nguyên nhân hình thành gttd: nguồn gốc từ lao động không công người lđ
làm ra (người cn k đc trả tiền cho lđ của họ)
6. Bản chất và các nhân tố làm tăng quy mô tích lũy tư bản. Các quy luật chung
của tích lũy tư bản.
Bản chất tích lũyTư bản không những được bảo tồn mà còn không ngừng
lớn lên, thể hiện thôngqua tích lũy tư bản trong quá trình tái sản xuất mở
rộng - Để thực hiện tái sản xuất mở rộng phải biến một bộ phận giá trị thặng
dư thành tư bản bất biến phụ thêm vàtư bản khả biến phụ thêm.
-> Do đó tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.
Nghiên cứu tái sản xuất mở rộng cho thấy, nguồn gốc duy nhất của tư bản
tích luỹlà giá trị thặng dư. Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩakhông những trở thành thống trị, mà còn không ngừng mở rộng sự
thống trị đó.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹNhững yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng đến tích lũy tư bản được chia làm bốn nhómchính gồm:
4.1. Trình độ bóc lột sức lao động
Theo tư tưởng của Marx, giá trị thặng dư xuất phát từ giá trị mà sức
lao độngtạo ra. Ở thời kỳ trước, nhà tư bản chọn cách tăng thời gian ngày lao
động, chính làmột cách tăng thời gian lao động thặng dư để tăng giá trị thặng
dư. Tuy nhiên, nókhông kéo dài được lâu bởi gặp nhiều giới hạn như độ dài
của ngày, thể lực côngnhân và sự đấu tranh của họ.
Bên cạnh đó, nhà tư bản còn tăng cường độ lao động. Tăng cường độ
laođộng là hoàn toàn khác so với việc tăng năng suất lao động. Ví dụ như
vẫn côngnghệ đó, thời gian đó, những người lao động thay vì làm việc đúng
với công suấtcủa mình lại bị quản lý thúc đẩy làm nhanh hơn, gấp nhiều lần
sức lực của mìnhbằng cách tăng giám sát, thuê đốc công, trả lương theo sản
phẩm… Hai cách trênthuộc phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Ngoài ra, nhà tư bản còn sử dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng
dưtương đối bằng việc giữ nguyên thời gian ngày lao động và giảm thời gian
laođộng tất yếu. Từ đó thời gian lao động thặng dư sẽ tăng lên. Đây là
phương phápđược sử dụng rộng rãi ở thời đại hiện nay.Tuy nhiên trên thực
tế, để thu được giátrị thặng dư lớn nhất, công nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt
không chỉ thời gian laođộng thặng dư mà còn bị chiếm đoạt một phần lao
động tất yếu, cắt xén tiền côngđể tăng trình độ bóc lột sức lao động
4.2. Trình độ năng suất lao động xã hội
Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu
tiêudùng giảm. Điều này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ: thứ nhất, với một
khối lượnggiá trị thặng dư nào đó, quỹ tích lũy có thể lấn sang quỹ tiêu
dùng, trong khi sự tiêudùng của nhà tư bản không giảm mà còn có thể cao
hơn trước; thứ hai, một lượnggiá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ
cũng có thể chuyển hóa thành một khốilượng tư liệu sản xuất và sức lao
động phụ thêm nhiều hơn trước
Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều yếu tố phụ thêm
chotích luỹ nhờ việc sử dụng vật liệu mới và tạo ra công dụng mới của vật
liệu hiện có như những phế thải trong tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá
nhân của xã hội,những vật vốn không có giá trị. Cuối cùng, năng suất lao
động tăng sẽ làm cho giátrị của tư bản cũ tái hiện dưới hình thái hữu dụng
mới càng nhanh
4.3. Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và sử dụng tư bản đã tiêu dung
Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ
quymô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Còn tưbản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển
vào sản phẩmtheo mỗi chu kỳ sản xuất dưới dạng khấu hao.Ta biết rằng các
thiết bị máy móc(hay các tư liệu lao động) tham gia vào toàn bộ quá trình
sản xuất, tuy nhiên mứcđộ hao mòn của chúng rất ít, chỉ từng chút một chứ
không như nguyên nhiên vậtliệu. Do đó, giá trị của các thiết bị ấy được
chuyển dần vào từng sản phẩm. Sựchênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản
đã tiêu dùng cũng hình thành từ đó
4.4.Quy mô của tư bản ứng trước
Trong công thức M = m'.V, giả sử m' không thay đổi thì khối lượng giá
trịthặng dư có thể tăng khi và chỉ khi tổng tư bản khả biến tăng. Và đương
nhiên tưbản bất biến cũng phải tăng lên theo quan hệ tỷ lệ nhất định. Vì vậy,
muốn tăngkhối lượng giá trị thặng dư phải tăng quy mô tư bản ứng trước.
Đại lượng tư bảnứng trước càng lớn thì quy mô sản xuất sẽ càng được mở
rộng theo cả chiều rộngvà chiều sâu
7. Bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức, địa tô trong nền
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Khái niệm Nguồn gốc Bản chất


Lợi nhuận - Là số chênh Là một phần củagiá - Lợi nhuận thương
thương lệch giữa giá trị thặng dư mà nhà nghiệplà phần chênh
nghiệp bán và giá tư bản sản xuất trả lệch giữa giámua và
mua hàng hoá cho nhà tư bản giá bán, song
thương nghiệp bán giábán không nhất thiết
hàng hoá với đúng hơn giátrị.
giá trị của hàng - Bề ngoài làm
hóa người ta nhầm tưởng
việc mua bánđã tạo ra
lợi nhuận cho nhàtư
bản thương nghiệp
nhưngthực chất là một
phần củagiá trị thặng

Lợi tức là phần - Là một bộ phậngiá - Lợi tức bề ngoài phản
lợinhuận trị thặng dưđược ánhquan hệ giữa tư bản
bình quânmà tạo ra trongsản sở hữuvà tư bản sử
chủ thể xuất dụng song thựcchất
sửdụng tư phản ánh quan hệ
bản trảcho giữatập thể tư bản sở
chủ thể hữu và sửdựng với giai
sởhữu tư bản cấp làm thuê
Địao9 tô Là lợi nhuận - Là một phần của Địa tô thể hiện quan
siêu ngạch dôi giá trị thặng dư hệgiữa hai giai cấp là
ra ngoài lợi đượ tạo ratrong lĩnh nhà tưbản kinh doanh
nhuận bình vực sản xuất mà trong nôngnghiệp và
quân mà nhà nhà kinh doanh tư địa chủ; song, vềthực
tư bản kinh bản nông nghiệp chất nó phản ánh
doanh phải phải trả cho địa quanhệ giữa một bên là
trả fcho chủ để sử dụng nhà tưbản kinh doanh
địachủ vì đã ruộng đất trong nôngnghiệp và
kinh doanh địa chủ với bên ialà
trên ruộngđất công nhân làm thuê
của địa chủ trongnông nghiệp

8. Phân tích các đặc điểm của độc quyền và những biểu hiện mới của nó
trongthời đại ngày nay.
Ngày nay, do sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công
nghệhiện đại, trong nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa phát triển xuất
hiện nhiềungành kinh tế mới, đặc biệt các ngành thuộc «phần mềm» như
dịch vụ, bảo hiểm…ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Để thích ứng với sự biến
đổi đó, phạm vi liên kết,nội dung liên kết, mức độ liên kết được mở rộng ra
nhiều ngành, dưới hình thứccác tổ hợp như : công – nông – thương – tín –
dịch vụ hay công nghiệp – quân sự -dịch vụ quốc phòng…
Cơ chế tham dự của tư bản tài chính cũng có sự biến đổi, cổ phiếu có
mệnhgiá nhỏ được phát hành rộng rãi (cả trong nước và nước ngoài), khối
lượng cổphiếu tăng lên, nhiều tầng lớp dân cư cũng có thể trở thành cổ
đông… kéo theo đó«chế độ tham dự» được bổ sung thêm bằng «chế độ ủy
nhiệm». Các chủ sở hữulớn vừa khống chế trực tiếp vừa khống chế gián tiếp
thông qua biến động trên thịtrường tài chính, buộc các nhà quản lý phải tuân
theo lợi ích của chúng.Để thíchứng với quá trình quốc tế hóa đời sống kinh
tế, các tập đoàn tư bản tài chính thànhlập các ngân hàng đa quốc gia và
xuyên quốc gia, thực hiện việc điều tiết các Concern và Conglomerate xâm
nhập vào nền kinh tế của các quốc gia khác. Sự rađời của các trung tâm tài
chính của thế giới là kết quả hoạt động của các tập đoàntài chính quốc tế
9. Tính tất yếu của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản và nội dung
đảm bảo hài hoà các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển ở Việt Nam.

Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: là nền kinh
tế vậnhành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới
từng bướcxác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh;có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng cộng sản Việt Nam
lãnh đạo.
Tính tất yếu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam
Thứ nhất, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp
vớitính chất phát triển khách quan.
Thứ hai, do tính ưu việt của KTTT trong thúc đẩy phát triển.
Thứ ba, do đó là mô hình KTTT phù hợp với nguyện vọng của nhân
dân mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
1. Về mục tiêu: phát triển LLSX, xây dựng CSVC cho CNXH, thực
hiện “dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
2. Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế: nhiều hình thức sở hữu,
nhiềuthành phần kinh tế, các chủ thể KT đều bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh
cùngphát triển.
3. Về quan hệ quản lý nền kinh tế: Nhà nước quản lý và thực hành cơ
chế quảnlý là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự
lãnh đạocủa ĐCS, sự làm chủ và giám sát của nhân dân.
4. Về quan hệ phân phối: thực hiện nhiều hình thức phân phối, chủ
yếu PP theokết quả lao động, theo hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn
cùng cácnguồn lực khác và PP thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi
xã hội=> đảm bảo công bằng và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân
dân,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
5. Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội: đây
là đặctrưng quan trọng thể hiện tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền
KTTT ởVN. Bởi tiến bộ và công bằng xã hội vừa là điều kiện đảm bảo cho
sự pháttriển bền vững của nền kinh tế, vừa là mục tiêu thể hiện bản chất tốt
đẹpcủa chế độ XHCN.

10. Cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa. Nội dung cơ bản của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Tính tất yếu của hội nhập
kinh tế quốc tế và những hình thức quan hệ kinh tế quốc tế chủ yếu của Việt
Nam hiện nay.

Khái niệm cmcn, cnh:…

Nội dung của CNH-HĐH ở Việt Nam:

Thứ nhất: Nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển mạnh mẽ lực
lượng sản xuất:

Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội nhờ vào việc chuyển nền kinh tế
từchỗ dựa trên kỹ thuật thủ công sang một nền kinh tế dựa vào kỹ thuật cơ
khí.Đồng thời chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh
côngnghiệp.
Áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào những ngành trongnền
kinh tế quốc dân, Thành tựu này sẽ gắn liền với hiện đại hóa và cuộccách mạng
khoa học công nghệ hiện đại.

Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực khi thực hiện công nghiệp hóa,hiện
đại hóa đất nước.

Thứ hai: Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại và đạt hiệu quảcao:

Cơ cấu của nền kinh tế chính là tổng thể hữu cơ giữa những ngành kinh tế.Có 2
loại cơ cấu kinh tế đó là cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinhtế. Trong
khi đó cơ cấu của ngành kinh tế sẽ đóng vai trò quan trọng và cốtlõi nhất.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nghĩa là chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tếkém
hiệu quả, bị tụt hậu sang một nền kinh tế hiện đại và hiệu quả hơn. Xuthế của sự
chuyển dịch này là hướng từ một nền cơ cấu kinh tế nông nghiệpsang cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và sau đó phát triển thành cơcấu kinh tế công,
nông nghiệp và dịch vụ.

Cơ cấu lao động cũng sẽ được chuyển dụng theo hướng gắn với phát triểnkinh
tế tri thức. Đây là một trong những tiền đề làm chi phối về xu hướngchuyển
dịch cơ cấu lao động từng thời kỳ của nước ta.

Thứ ba: Củng cố và làm tăng cường các địa vị chủ đạo trong quan hệ sảnxuất
xã hội chủ nghĩa. Đồng thời tiến tới việc xác lập địa vị thống trị trongmối quan
hệ sản xuất xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dâno Nền kinh tế tri thức là nền
kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập vàsử dụng tri thức giữ vai trò quyết
định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạora của cải, nâng cao chất lượng cuộc
sống.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phải gắn với kinhtế tri
thức, phải tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn vàphổ biến
hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới. Trên cơ sởvà thế
mạnh của đất nước phát triển mạnh những ngành và sản phẩm có giátrị gia tăng
cao dựa nhiều vào tri thức, qua đó góp phần thúc đẩy nhanh quátrình công
nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước

You might also like