You are on page 1of 22

LÝ THUYẾT MÔN

KINH TẾ CHÍNH TRỊ


MÁC – LÊNIN
PHẦN I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH
TRỊ MÁC – LÊNIN

I. Khái quát sự hình thành


Về mặt thuật ngữ:
- Thuật ngữ khoa học kinh tế chính trị xuất hiện vào đầu thế kỉ XVII trong
tác phẩm Chuyên luận về kinh tế chính trị xuất bản năm 1615. Tác phẩm
này chỉ mang tính phác thảo về Kinh tế chính trị.
- Từ thế kỷ XVIII, sự xuất hiện của lý luận A.Smith – nhà kinh tế học nước
Anh thì KTCT trở thành một môn học có tính hệ thống với các phạm trù,
khái niệm chuyên ngành.
Về mặt lịch sử:
- Từ thời cổ đại đến cuối thế kỉ XVIII:
+ Thời kỳ cổ đại – TK XV: Do trình độ lạc hậu chỉ xuất hineej số ít tư
tưởng kinh tế mà không phải là những hệ thống lý thuyết kinh tế hoàn
chỉnh.
+ Chủ nghĩa trọng thương từ TK XV – cuối TK XVIII: Là hệ thống lý
luận KTCT đầu tiên nghiên cứu về sản xuất tư bản chủ nghĩa. Coi trọng
vai trò của thương mại đặc biệt ngoại thương (lưu thông buôn bán).
+ Chủ nghĩa trọng nâu (từ giữa thế kỷ XVII – nửa đầu thế kỷ XVIII):
Nhấn mạnh vai trò của sản xuất nông nghiệp, coi trọng sở hữu tư nhân và
tự do kinh tế.
+ Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh (từ giữa thế kỉ XVII – cuối TK
XVIII): Nghiên cứu các quan hệ cơ bản của nền kinh tế hàng hóa, bước
đầu tìm được những quy luật chi phối đời sống kinh tế của xã hội tư bản.
- Từ sau thế kỉ XVIII - nay:
+ Kinh tế chính trị Mác – Lênin
+ Một số trào lưu: kinh tế chính trị tầm thường,...
Khái niệm: Kinh tế chính trị là một môn khoa học kinh tế có mục đích nghiên
cứu là tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình
hoạt động kinh tế của con người tương ứng với những trình độ phát triển nhất
định của xã hội.
II. Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác - Lênin
- Về mặt lịch sử: Mỗi giai đoạn phát triển, các lý thuyết kinh tế có quan niệm
khác nhau.
+ Chủ nghĩa trọng thương (lưu thông buôn bán hàng hóa)
+ Chủ nghĩa trọng nâu ( nông nghiệp)
+ Kinh tế chính trị cổ điển tư sản Anh (nguồn gốc của của cải và sự giàu có của
các dân tộc)
+ Kinh tế chính trị Mác – Lênin (các quan hệ sản xuất và trao đổi trong phương
thức sản xuất mà các quan hệ đó hình thành và phát triển)
- Về phạm vi tiếp cận:
+ Theo nghĩa hẹp: kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất và trao đổi
trong một phương thức sản xuất nhất định.
+ Theo nghĩa rộng: là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất vật chất
và sự trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài người.
- Đối tượng nghiên cứu của KTCTMLN là các QHXH của sản xuất và trao
đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương
thức sản xuất nhất định.

III. Mục đích nghiên cứu:


- Tìm ra những quy luật chi phối quan hệ giữa người với người trong sản xuất
và trao đổi.
- Giúp các chủ thể vận dụng các quy luật ấy tạo động lực cho con người không
ngừng sáng tạo, góp phần thúc đẩy văn minh và sự phát triển toàn diện của xã
hội thông qua việc giải quyết hài hòa các quan hệ lọi ích.
- Kinh tế chính trị không chỉ là khoa học về thúc đẩy sự giàu có mà hơn thế còn
góp phần thúc đẩy trình độ văn minh và phát triển của toàn xã hội.
- KTCT không phải là khoa học về kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
- Phân biệt được đối tượng nghiên cứu của KTCT với các môn khoa học kinh tế
khác.
IV. Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế:
Quy luật kinh tế:
- Là những mối liên hệ hản ánh bản chất, khách quan, lặp đi lặp lại của các
hiện tượng và quá trình kinh tế.
- Quy luật kinh tế mang tính khách quan.
- Hoạt động thông qua các hoạt động của con người trong xã hội với những
động cơ lợi ích khác nhau, từ đó điều chỉnh hành vi kinh tế.
- Vận dụng đúng các quy luật kinh tế sẽ tạo ra các quan hệ lợi ích kinh tế
hài hòa, từ đó tạo dộng lực thúc đẩy sự sáng tạo của con người trong xã
hội.
- Phân biệt giữa quy luật kinh tế với các chính sách kinh tế. Chính sách
kinh tế cũng tác động vào các quan hệ lợi ích, nhưng sự tác động mang
tính chủ quan.

V. Phương pháp nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác – Lênin
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
- Phương pháp logic kết hợp lịch sử

VI. Các chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin:
- Chức năng nhận thức: góp phần làm nhận thức, tư duy của chủ thể nghiên cứu
mở rộng.
- Chức năng thực tiễn: Cải tạo thực tiễn, thúc đẩy văn minh của xã hội
- Chức năng tư tưởng: Góp phần tọa lập nền tư tưởng cộng sản.
- Chức năng phương pháp luận: Nền tảng cho lý luận khoa học cho việc tiếp cận
các khoa học kinh tế khác.
PHẦN 2: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG, VAI TRÒ
CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

I. Lý luận của C. Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa


1. Sản xuất hàng hóa:
Khái niệm sản xuất hàng hóa:
- Xã hội đã trải qua các kiểu tổ chức hoạt động kinh tế:
+ Sản xuất tự cung tự cấp: Sản phẩm do lao động tạo ra, thảo mãn nhu cầu
trực tiếp của người sản xuất.
+ Sản xuất hàng hóa: Sản phẩm do lao động tạo ra không nhằm phục vụ lợi
ích, nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi mua bán.
- Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
+ Phân công lao động xã hội: là sự phân chia lao động trong xã hội thành
các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của
những người sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. Cơ sở hình thành
dựa trên những ưu thế về tự nhiên, kỹ thuật, năng khiếu, sở trường,... của từng
người cũng như của từng vùng. Vai trò làm cho trao đổi sản phẩm trở thành tất
yếu, làm cho năng suất lao động tăng, sản phẩm thặng dư tăng và trao đỏi sản
phẩm tăng.
+ Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất: Là những người sản
xuất trở thành những chủ thể sản xuất độc lập nhất định, do đó sản phẩm làm ra
thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối. Cơ sở là chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất, hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, sự tách rời giữa quyền sở
hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định. Vai trò làm cho những
người sản xuấ độc lập với nhau.
? Tại sao nói hiến pháp 1992 là cơ sở pháp lý đặt nền móng cho điều kiện đủ để
sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại và phát triển ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới

2. Hàng hóa
Định nghĩa: Hàng hóa là một thứ vật phẩm có thể thảo mãn nhu cầu nào đó của
con người thông qua mua bán.
Đặc trưng: thỏa mãn nhu cầu, thông qua mua bán.
Thuộc tính:
- Giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hóa đó trong việc thỏa mãn nhu cầu
con người.
+ Về số lượng: nhiều loại
+ Nguồn gốc: bắt nguồn từ giá trị sử dụng của vật chất, vật thể cấu tạo nên
hàng hóa đó.
+ Giá trị sử dụng hàng hóa khác giá trị sử dụng của vật thể:
 Giá trị sử dụng của vật gắn với thuộc tính tự nhiên, thuộc phạm trù
vĩnh viễn, con người có thể sử dụng công năng của vật thể đó do trình
độ.
 Giá trị sử dụng của hành hóa thuộc về thuộc tính lịch sử vì sản xuất
hàng hóa chỉ xuất hiện khi có đủ 2 điều kiện nêu trên. Sản xuất hàng
hóa tồn tại thì hàng hóa tồn tại, giá trị hàng hóa tồn tại
 Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng của vật nhưng lại chịu
sự chi phối bởi các quan hệ lợi ích giữa những người sản xuất hàng
hóa với nhau, chi phối sự tồn tại hay không tồn tại, mức độ tồn tại
cũng như sự vận động, đáp ứng nhu cầu của đối tượng nào trong xã
hội.
- Giá trị :
+ Giá trị của hàng hóa trước hết được biểu hiện ra ngoài là giá trị trao đổi.
+ Giá trị trao đổi là cái mà hàng hóa mang lại cho chủ sở hữu hàng hóa
trong quá trình trao đổi. VD 10kg gạo = 1 chiếc áo.
Cơ sở trao đổi giữa gạo và áo là lao động của người may áo và người cấy lúa
căn cứ để trao đổi.
+ Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa đã kết tinh trong
hàng hóa.

3. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
a. Lao động cụ thể
- Khái niệm: là lao động của người sản xuất hàng hóa được xem xét dưới những
ngành nghề chuyên mon nhất định, mỗi lao động cụ thể có mục đihcs riêng, có
đối tượng lao động riêng, có công cụ riêng, có cách thức lao động riêng và kết
quả là cũng riêng.
- Biểu hiện: thông qua sự đa dạng của các ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh
tế.
- LĐCT là cái sinh ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
b. Lao động trừu tượng:
- Khái niệm: là quá trình lao động của người sản xuất hàng hóa đã gạt bỏ tất cả
hình vẻ bề ngoài của nó, chỉ còn lại quá trình hoạt động lao động của con người
hay quá trình tiêu dùng sức lao động một cách chung nhất về sức bắp thần kinh.
- Mọi LĐTT đều giống nhau, chúng chỉ khác nhau về lượng, do vậy nó là cơ sở
để so sánh trong trao đổi giữa các hàng hóa với nhau. Do vậy LĐTT là cái xác
định giá trị của hàng hóa.
- Định nghĩa về giá trị hàng hóa: là LĐTT của người sản xuất hàng hóa đã kết
tinh lại trong hàng hóa.

4. Số lượng giá trị của hàng hóa:


a. Thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết:
- Khái niệm: là mức thời gian cần để bất cứ một lao động nào với mức độ thành
thạo trung bình, cường độ lao động trung bình trong điều kiện sản xuất bình
thường cũng có thể sản xuất hàng hóa đó.
- Lưu ý: Thời gian mỗi người sản xuất đã phải hao phí để sản xuất ra sản phẩm,
tùy thuộc vào trình độ, năng lực và quy mô sản xuất của mỗi người. Nó hình
thành giá trị cá biệt của hàng hóa đó.
- Số lượng giá trị của hàng hóa được xác định bằng thời gian hao phí lao động
xã hội cần thiết.
Tổng thời gian lao động
mà xã hội bỏ ra
Thời gian hao phí lao
động xã hội cần thiết =
Tổng số sản phẩm được
sảm xuất ra trong xã hội
b. Các yếu tố ảnh hưởng tới số lượng giá trị hàng hóa
- Năng suất lao động:
+ Khái niệm: Là phạm trù phản ánh mức độ hiệu quả của việc sử dụng sức
lao động trong quá trình sản xuất. Được tính bằng số sản phẩm làm ra trong một
đơn vị thời gian lao động hoặc số đơn vị thời gian cần thiết để tạo ra một sản
phẩm.
+ Có tác động theo chiều nghịch biến đến số lượng giá trị của 1 đơn vị hàng
hóa, nhưng không làm thay đổi tổng số giá trị mới được tạo ra trong một đơn vị
thời gian lao động.
- Cường độ lao động
+ Khái niệm: Là phạm trù phản ánh mức độ căng thẳng, mức độ khẩn
trương của quá trình lao động. Được xác định bằng số lượng sức bắp thần kinh
bị tiêu tốn đi trong một đơn vị thời gina lao động.
+ Có tác động theo chiều đồng biến đến tổng số giá trị được tạo ra trong
một đơn vị thười gian lao động, nhưng không làm thay đổi số lượng giá trị của
một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra trong đơn vị thời gian đó.
- Trình độ lao động:
+ Lao động đơn giản: là loại lao động không cần trải qua quá trình đào tạo,
luyện tập, chi phối tốn kém cũng có thể tiến hành được.
+ Lao động phức tạp: là loiaj lao động cần trải qua quá trình đào tạo luyện
tập với chí phí tốn kém mới có thể tiến hành được.
+ Trên lý thuyết và trong thực tế, người ta quy đổi trong mọi lao động phức
tạp về thành bội số của những lao động giản đơn.

LƯU Ý:
- Hàng hóa chỉ có 1 loại giá trị.
- Lao động cụ thể và lao động trừu tượng chỉ là hai phương diện để nhìn về
quá trình lao động sản xuất.

CÂU HỎI VỀ TIỀN TỆ:


- Tiền có phải đối tượng nghiên cứu của Mác không
- Vì sao vàng được chọn là vật ngang giá chung cho thế giới hàng hóa
thay cho vật ngang giá mang tính địa phương cục bộ khác.
- Phân tích nguồn gốc, bản chất của tiền.
- Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, số lượng tiền cần thiết trong
lưu thông, số lượng tiền thực tế / hiện có trong lưu thông
II. Tiền
1. Nguồn gốc và bản chất của tiền:
- Nguồn gốc: Tiền là kết quả củ quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi
hàng hóa, là sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao.
- Các loại hình thái:
+ Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên:
 Xuất hiện vào cuối thời kỳ công xã nguyên thủy.
 Đặc điểm bao gồm giá trị của 1 hàng hóa chỉ được biểu hiện ở 1 hàng
hóa khác. Trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, tình cờ, gặp may. Sản
xuất vẫn mag tính chất tự cung tự cấp.
 Vai trò: là mầm mống cho sự xuất hiện của tiền tệ.
 Ví dụ: 1m vải = 10 kg thóc.
+ Hình thái mở rộng hay hình thái đầy đủ:
 Đặc điểm: giá trị một hàng hóa được biểu hiện ở nhiều loại hàng hóa
khác nhau. Tỉ lệ trao đổi đã cố định hơn và dần do lao động quyết
định. Làm thay đổi tập quán sản xuất.
 Vai trò: thay đỏi đã dựa trên lao động hao phí (tức gái trị của hàng
hóa); kích thích thay đổi, đảm bảo công bằng, bình đẳng.
 Hạn chế: có nhiều hàng hóa khác nhau làm vật ngang giá. Trao đổi
chỉ có thể thực hiện được khi có sự trùng hợp kép về nhu cầu. Vẫn là
trao đổi trực tiếp hàng hóa lấy hàng hóa.
 Ví dụ: 1 cái rìu = 20kg thóc = 5m vải = 2 con gà.
+ Hình thái giá trị chung:
 Đặc điểm: giá trị của mọi hàng hóa được biểu hiện ở 1 hàng hóa đóng
vai trò là vật ngang giá chung. Vật ngang giá chung trở thành phương
tiện làm môi giới trong trao đổi.
 Hạn chế: Vật ngang giá chung chỉ mang tính chất địa phương. Vật
ngang giá chung thường không thuần nhất, khó chia nhỏ, khó bảo
quản vậm chuyển.

}
 Ví dụ: 50kg thóc
30m vải = 1 con cừu
5 cái rìu
+ Hình thái tiền:
 Đặc điểm: Giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở 1 hàng hóa
đặc biệt – tiền. Kim loại đóng vai trò tiền tệ tiền và vàng, chọn vàng.
 Lí do chọn vàng: vàng cùng là ahnfg hóa, nó có giá trị và giá trị sử
dụng. Kim loại thuần nhất, dễ chia nhỏ, dễ bảo quản, dễ vận chuyển,
ít hao mòn, có giá trị cao.
 Ví dụ: 20kg thóc = 3g vàng
- Bản chất của tiền: Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình
phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá
chung cho thế giới hàng hóa. Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ
giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.

2. Chức năng của tiền


- Thước đo giá trị:
+ Tiền được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của tất cả các hàng hóa
khác nhau.
+ Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một số lượng tiền nhất định
được gọi là giá cả của hàng hóa.
+ Trên thị trường giá cả hàng hóa còn phục thuộc vào các yếu tố khác:
 Quan hệ cung cầu: cung > cầu thì giá cả < giá trị
Cung < cầu thì giá cả > giá trị
Cung = cầu thì giá cả = giá trị
Mà cung cầu phụ thuộc vào các yếu tố khác.
 Bản thân giá trị đồng tiền.
 Giá trị của hàng hóa.
+ Tiền thực hiện chức năng này khi xác định giá cả của hàng hóa.
+ Khi thực hiện chức năng này không cần phải tiền thực tế, chỉ cần một
lượng tiền tưởng tượng.
- Phương tiện lưu thông:
+ Tiền được dùng làm mô giới cho quá trình trao đổi hàng hóa.
+ Khi tiền chưa ra đời thì trao đổi hàng với hàng
+ Khi tiền ra đời thì lưu thông hàng hóa đơn giản hơn: H – T – H.
+ Ví dụ: người nông dân có gà mang đi bán rồi dùng tiền mua rau, cá.
+ Khi thực hiên chức năng này thi ftieenf không nhất thiết pahir có đầy đủ
giá trị mà chỉ cần tiền kí hiệu giá trị, tức là tiền giấy. Từ đó ít gây tốn kém hơn
và giúp cho trao đổi được tiến hành dễ dàng, thuận lợi hơn, góp phần thúc đẩy
sản xuất phát triển hơn nữa.
- Phương tiện cất trữ:
+ Tiền được rút ra khỏi lưu thông, để dưới dạng giấu với mục đích bảo tồn
giá trị.
+ Tiền cất trữ phải là tiền có giá trị tương đối ổn định: vàng thoi, vàng lá là
sẵn sàng tham gia lưu thông khi cần thiết.
+ Ví dụ: cất trữ vàng trong két sắt.
- Phương tiện thanh toán:
+ Tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng hóa...
+ Mặt tích cực: thúc đẩy lưu thông và sản xuất hàng hóa, giảm lượng tiền
mặt lưu hành trong lưu thông, giảm chi phí in ấn tiền.
+ Mặt tiêu cực: làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những chủ thể trong xã
hội, từ đó gây nguy cơ xảy ra khủng hoảng kinh tế.
- Tiền tệ thế giới:
+ Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia.
+ Tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa các
nước với nhau.
+ Tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được công
nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.
+ Ví dụ: 1USD = 24.000VNĐ (tỷ gái hối đoái).
PHẦN III: THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG

I. Thị trường
1. Khái niệm:
- Hiểu theo nghĩa hẹp: là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa
các chủ thể kinh tế với nhau.
- Hiểu theo nghĩa rộng: là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua
bán àng háo trong xã hội, được hình thanh do những điều kiện lịch sử, kinh tế,
xã hội nhất định.
2. Phân loại:
- Dựa vào đối tượng trao đổi và mua bán: thị trường hàng hóa và thị trường
dịch vụ.
- Dựa vào phạm vi các quan hệ chia thành:
+ Thị trường trong nước: là nơi diễn ra hoạt động mua bán của những người
trong cùng một quốc gia như thị trường nước Việt nam, thị trường nước Anh,...
+ Thị trường thế giới: là nơi diễn ra hoạt động mua bán giữa các nước lớn với
nhau như quần áo, lúa gạo của Việt nam được xuât sáng thị trường Pháp, Anh.
- Dựa vào vai trò của các yếu tố được trao đổi buôn bán chia thành:
+ Thị trường tư liệu sản xuất: là thị trường mua bán các loại tư liệu sản xuất, các
yếu tố sản xuất như máy móc, nguyên vật liệu,...
+ Thị trường tư liệu tiêu dùng: là thị trường mua bán hàng tiêu dùng hay dịch vụ
cho tiêu dùng như lúa gạo, quần áo, thực phẩm,...
- Dựa vào tính chất và cơ chế vận hành, chia thành thị trường tự do, thị trường
có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn
hảo (độc quyền).
3. Vai trò:

II. Nền kinh tế thị trường và một số quy luật của nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm: là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền
kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được
thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của cấc quy luật thị trường.
2. Đặc trưng
- Đa dạng của các chủ thể kinh tế, hình thức sở hữu.
- Thị trường đóng vai trò quyết định.
- Giá cả hình thành theo nguyên tắc thị trường (tức là lấy giá trị xã hội để trao
đổi), cạnh tranh là môi trường, động lực.
- Động lực trực tiếp là lợi ích kinh tế - xã hội.
- Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước, khắc phục accs
khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
3. Quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường
 Quy luật giá trị (...)
- Nội dung: sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên hao phí lao động xã hội
cần thiết. Trong sản xuất phải làm cho hao phí lao động cá biệt phải nhỏ hơn
hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong trao đổi phải lấy giá trị xã
hội hàng hóa để trao đổi.
- Biểu hiện: hoạt động thông qua sự biến đổi giá cả. Giá cả lên xuống qua giá
trị dưới tác động của quan hệ cung cầu. Người sản xuất phải tuân theo mệnh
lệnh giá cả thị trường.
- Tác động:
+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
 Điều tiết là điều hòa phân bổ các yếu tố của quá trình sản xuất giữa các
ngành khác nhau dựa trên quan hệ cung cầu như tư liệu sản xuất và sức
lao động.
 Lưu thông: điều hòa phân bổ hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có
giá cả cao dựa trên sự biến động giá cả thị trường.
+ Kích thích cải tiến kinh tế, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động,
tăng lực lượng sản xuất xã hội. Vì muốn sản xuất phải làm cho hao phí lao động
cá biệt phải nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết thì phải sử
dụng KHKT.
+ Gây sự phân hóa giàu nghèo. Vì các nhà
 Quy luật cung cầu:
- Nội dung: là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung và cầu àng háo trên
thị trường.
- Khái niệm: cung phản ánh khối lượng sản phẩn hàng hóa được sản xuất và
đưa ra thị trường để bán. Cầu phản ánh nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh
toán của xã hội.
- Mối quan hệ cung cầu:
+ Cung tác động đến cầu: thông qua chủng loại, số lượng, chất lượng, quy
cách của sản phẩm để kích cầu.
+ Cầu tăng thì cung tăng, cầu giảm thì cung giảm.
+ Cung – cầu tác động đến giá cả: cung > cầu thì giá giảm, cung < cầu thì
giá tăng, cung = cầu thì giá cả cân bằng.
+ Giá cả ảnh hưởng đến cung và cầu.
- Tác động:
+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ Biến đổi cơ cấu , dung lượng thị trường, quyết định giá cả thị trường.
- Vận dụng:
+ Người sản xuất: điều chỉnh việc sản xuất và kinh doanh theo hướng có lợi
nhất.
+ Nhà nước: Thông qua chính sách, biện pháp kinh tế.

 Quy luật lưu thông tiền tệ:


- Nội dung: là quy luật xác định lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở
mỗi thời kỳ nhất định.
- Công thức:
- Nguyên lý:
+ Do cơ chế lưu thông hàng hóa quyết định.
+ Số lượng tiền được phát hành và đưa vào lưu thông phụ thuộc vào khối lượng
hàng hóa được đưa ra thị trường.
- Ý nghĩa: quy luật giữa mối liên hệ cân bằng giữa hàng hóa và tiền
 Quy luật cạnh tranh
- Khái niệm: là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được
những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích
tối đa.
- Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh:
+ Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự
do sản xuất, kinh doanh.
+ Do điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi chủ thể là khác nhau.
- Mục đích:
+ Giành nguồn nguyên liệu và nguồn lực sản xuất khác nhau.
+ Giành ưu thế về khoa học công nghệ.
+ Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng.
+ Giành ưu thế vầ chất lượng, giá cả hàng hóa và phương thức thanh toán,...
- Nội dung:
- Phân loại:
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh
trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hóa. Biện pháp cải tiến kỹ
thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý sản xuất để giảm giá trị cá biệt, làm giá trị
hàng hóa nhở hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Kết quả hình thành gái trị thị trường
của từng loại hàng hóa.
+ Cạnh tranh giữa các ngành: là cạnh tranh giữa các chủ teher sản xuất kinh
doanh giữa các ngành khác nhau. Biện pháp là tự do di chuyển nguồn lực. Kết
quả nhằm tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất.

PHẦN 4: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TIÊU DÙNG


TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I. Lý luận C. Mác về giá trị thặng dư


3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
a. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối (áp dụng ở giai đoạn
đầu chủ nghĩa tư bản)
- Khái niệm: là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá
thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và
thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
- Biện pháp: Kéo dài thời gian lao động, tăng cường đọ lao động.
- Giới hạn: về thể chất tinh thần của người công nhân (thời gian lao động
tất yếu < ngày lao động <24 giờ. Nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân.
- Ví dụ:
4
TGLDTY = 4 giờ, TDLDTD = 4 giờ m’ = 4 x 100% = 100%

6
TGLDTY = 4 giờ, TDLDTD = 6 giờ m’ = 4 x 100% = 150%

b. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối (áp dụng ở giai đoạn
sau chủ nghĩa tư bản)
- Khái niệm: là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất
yếu do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động
không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
- Biện pháp: muốn giảm thời gian lao động tất yếu thì phải giảm giá trị sức
lao động, từ đó phải giảm giá trị tư liệu sinh hoạt, dẫn đến phải nâng cao năng
suất lao động xã hội.
- Ví dụ:
4
TGLDTY = 4 giờ, TDLDTD = 4 giờ m’ = 4 x 100% = 100%

6
TGLDTY = 2 giờ, TDLDTD = 6 giờ m’ = 2 x 100% = 300%

 Phương pháp sản xuất thặng dư siêu ngạch


- Khái niệm: là giá trị thặng dư thu được bằng cách tăng năng xuất lao
động cận biên làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị
trường của nó.
- Ý nghĩa: Là động lực thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao
động. Là hình thái biến tướng của gái trị thặng dư tương đối.
- Ví dụ: Msn = Gxh – Gcb – 20000 – 15000 = 5000.
c. So sánh các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
 Giữa giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối:
- Giống nhau
- Khác nhau
 Giữa giá trị thặng dư tương đối và siêu ngạch

II. Tiền công


1. Bản chất kinh tế của tiền công
Tiền công không phải là giá trị hay giá cả lao động, lao động không phải
hàng hóa.
- Nếu lao động là hàng hóa thì lao động phải có trước phải được vật hóa,
dẫn đến phải có tư liệu sản xuất, từ đó có tư liệu sản xuất sẽ bán hàng hóa chứ
không bán lao động.
- Nếu lao động là hàng hóa thì hàng hóa đó cũng phải có giá trị, từ đó lao
đọng là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, lao động không có giá trị.
- Nếu lao động là hàng hóa dẫn tới mâu thuẫn: nếu trao đổi ngang giá thì
không có gái trị thặng dư, từ đó phủ nhận quy luật giá trị thặng dư. Nếu trao đỏi
không ngang giá để có giá trị thặng dư thì phủ nhận quy luật giá trị.
- Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện
bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động hay còn gọi là giá cả hàng hóa sức
lao động, nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài thành giá cả của lao động.
- Nguyên nhân:
+ Do đặc điểm của hàng hóa sức lao động: hàng hóa sức lao động chỉ
nhân được GC sau khi lao động cho nhà tư bản.
+ Đối với công nhân và nhà tư bản: đối với công nhân, toàn bộ lao động
cả ngày là phương tiện sinh sống cảu họ nên họ tưởng mình bán lao động.
Nhà tư bản bỏ tiền ra để có lao động nên cái họ mua là lao động.
+ Lượng tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số sản phẩm
sản xuất ra, từd đó dẫn đến tiền công là giá cả của lao động.
2. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản
- Tiền công tính theo thời gian: Là hình thức tiền công mà số lượng của nó
ít hay nhiều tuỳ theo thời gian lao động của người công nhân (giờ, ngày, tháng)
dài hay ngắn. Ví dụ: full time, part time,...
- Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công mà số lượng của nó
phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sả phẩm mà
công nhân đã sản xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành. Ví dụ: 10k /
hộp thì sản xuất được 10 hộp tiền công là 100k. Ý nghĩa giúp nhà tư bản quản lý
thuận lợi hơn, kích thích công nhân lao động tích cực.
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
- Tiền công danh nghĩa: Là số tiền người công nhân nhận được so bán sức
lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công danh nghĩa phụ thuộc vào:
+ Giá trị hàng hóa sức lao động
+ Quan hệ cung cầu về hàng hóa sức lao động
Cung = cầu thì tiền công = gái trị hàng hóa sức lao động
Cung > cầu thì tiền công < giá trị hàng hóa sức lao động
+ Yếu tố chính trị: cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, chính sách điều
tiết của nhà nước.

III. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị
trường
1.hhh

2. Lợi tức:
a. Tư bản cho vay:
Khái niệm: là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ sở hữu nó cho
người khác sử dụng trong một thời gian nhất định nhằm thu thêm một số lời
nhất định.
Công thức: T – T’; trong đó T’ = T+Z
Đặc điểm: quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu. Là loại hàng hóa đặc
biệt. Hình thái tư bản phiến diện nhất song được sùng bái nhất.
Nguồn của tư bản cho vay: Tiền trong qũy khấu hao nhưng chưa đến kỳ
đổi mới, sửa chữa. Phần giá trị thặng dư để tích lũy và mở rộng giá trị sản xuất
nhưng chưa đủ. Tiền mua mua nguyên nhân, vật liệu nhưng tới kỳ phải trả. Tiền
lương nhưng chưa tới kỳ phải trả.
b. Lợi tức:
Khái niệm: là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay pahir trả
cho người cho vay vì đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người cho vay.
Kí hiệu: Z
Nguồn gốc: từ giá trị thặng dư
Giới hạn: 0<Z< P
c. Tỷ suất lợi tức:
Khái niệm: là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và tư bản cho vay.
Kí hiệu: Z’
Phụ thuộc: Tỷ suất lợi nhuận bình quân; tỷ lệ phân chia lợi nhuận bình
quân thành lợi tức và lợi nhuận của tư bản hoạt động; quan hệ cung cầu về tư
bản cho vay.
Z
Công thức: Z’= Tư bản cℎo vay x 100%.
Giới hạn: 0<Z’< P

3. Địa tô tư bản chủ nghĩa:


Tư bản kinh doanh trong nông nghiệp thu được lợi nhuận bình quân P. Tư
bản kinh doanh trong nông nghiệp phải trả một lượng tiền cho địa chủ vì đã thuê
đất của họ. Địa chủ sẽ thu được địa tô.
Khái niệm địa tô: là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi
phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông
nghiệp phải trả cho địa chủ.
Nguồn gốc: từ giá trị thặng dư mà công nhân trong nông nghiệp tạo ra.
Địa tô TBCN Địa tô phong kiến
Giống Đều là kết quả của sự bóc lột đối vưới người lao động.
nhau Đều là quyền sở hũu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế
Khác Về mặt chất: phản ánh quan hệ Về mặt chất: phản ánh quan hệ
nhau giữa 3 giai cấp giữa 2 giai cấp
Địa chủ gián tiếp bóc lột công Địa chủ trực tiếp bóc lột nông
nhân nông nghiệp dân.
Về mặt lượng: chỉ là một phần Về mặt lượng: gồm toàn bộ sản
giá trị thặng dư do công nhân phẩm thặng dư do nông dân tạo
nông nghiệp tạo ra ra, có khi còn lấn sang cả phần
sản phẩm cần thiết

Các hình thức địa tô: địa tô chênh lệch (địa tô chênh lệch I, địa tô chênh lệch
II), địa tô chênh lệch tuyệt đối.
a. Địa tô chênh lệch
Trong nông nghiệp:
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất chính nhưng bị giứi hạn cả về mặt số lượng
và chất lượng.
- Những mảnh ruộng khác nhau lại có độ màu mỡ, vị trí địa lý khác nhau.
- Nhu cầu về hàng hóa nông phẩm lại tặng lên (do dân số tăng, nhu cầu
nâng cao chất lượng cuộc sống...)
 Xã hội phải canh tác trên những mảng ruộng xấu và trung bình
- Giá cả sản xuất chung của hàng hóa nông phẩm được quyết định trên cơ
sở điều kiện sản xuất xấu => nhà tư bản kinh doanh trên đất tốt vfa trung bình
sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch PSN
- Do độc quyền kinh doanh ruộng đất đã nagwn cản sự tự do di chuyển tư
bản từ đất xâu sang đất tốt và trung bình nên lợi nhuận siêu ngạch không bị
mang ra phân phối cho tư bản mà được mang nộp cho địa chủ, từ đó tạo ra địa
tô chênh lệch.
Khái niệm địa tô chênh lệch: là phần địa tô thu được ở trên nhũng ruộn đất
có lợi thế về điều kiện sản xuất (độ màu mỡ của đất đai tốt hơn, vị trí địa lí gần
thị trường, gần đường hơn hoặc ruộng đấ được đầu tư để thâm canh). Nó là số
chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được uy định bởi điều kiện sản xuất trên
ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.
RCL = Giá xả sản xuất chung – Giá cả sản xuất cá biệt
Phân loại: Địa tô chênh lêhcj được phần thành 02 loại
- Địa tô chênh lệch I là địa tô mà đihcj chủ thu được do chỗ cho thuê ruộng
đất có độ màu mỡ tự nhiên thuộc loại trung bìn và tót, có vị trí gần thị
trường hoặc gần đường giao thông.
- Địa tô chênh lệch II là địa tô mà địa chủ thu được do chỗ cho thuê mảnh
đất đã được đầu tư, thâm cacnh và làm tăng độ màu mỡ của đất
 Như vậy:
- Điều kiện để hình thành địa tô chênh lệch: độ màu mỡ và vị trí địa lý
thuận lợi
- Nguyên nhân hình thành; do có độc quyền về kinh doanh đất
- Nguồn gốc hình thành: từ giá trị thặng dư (lao động không công của
người công nhân trong sản xuất tạo ra)
b. Địa tô tuyệt đối
Khái niệm: Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh
doanh trong nông nghiệp đều phải đều phải nộp cho địa chủ, cho dù ruộng đất là
tốt hay xấu. Đó là phần lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân
thu được tính bằng chênh lệch giữa giá trị nông sản và giá cả sản xuất chung.
c
Trong nông nghiêp trình độ kĩ thuật lạc hậu hơn trong công nghiệp => v
c
trong nông nghiệp < v trong công nghiệp.
Kết quả: cùng 1 lượng trung bình ứng trước K như nhau, m’ như nhau thì
giá trị thặng dư thu được trong nông nghiệp > giá trị thặng dư trong công nghiệp
Ví dụ: Có 2 nhà tư bản: nông nghiệp và công nghiệp đều ứng ra 1 lượng
TBK = 100, m’=100%
c 6
của TBCN =
v 4
c 8
của TBCN =
v 2
 Trong nông nghiệp: 60c + 40v + 40m = 140
Trong công nghiệp: 80c + 20v + 20m = 120
PSN = 140 – 120 = 20 => nộp cho địa chủ
 Như vậy:
c c
- Điều kiện hình thành địa tô tuyệt đối: v trong nông nghiệp < v trong
công nghiệp.
- Nguyên nhân hình thành: độc quyền tư hữu về ruộng đất đã ngăn cản sự
tự do di chuyển của tư abrn từ các ngành khác nhau vào nông nghiệp.
- Nguồn gốc: từ giá trị thặng dư

.
PHẦN 5: NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. Khái niệm
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành
theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác
lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có
sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

II. Đặc trưng


- Đặc trưng chung
- Đặc trưng riêng

III. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với
quy luật phát triển khách quan.

- Do tính ưu việc của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển
- Do đó là mô hình

You might also like