You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC


*****

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Câu hỏi tiểu luận: ‘Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng
hóa? Liên hệ với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay?’

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hường

Mã sinh viên: 71DCKT21097

Lớp: 71DCQT03

Khóa: 71

Giảng viên hướng dẫn: Phan Huy Trưởng

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG

I. LÍ THYẾT
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa
2. Liên hệ với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt
Nam
II. LIÊN HỆ, VẬN DỤNG

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ đầu của xã hội loài người, sản xuất xã hội mang tính tự cung tự
cấp, nhu cầu của con người bị gói gọn trong một giới hạn nhất định do sự hạn chế
của lực lượng sản xuất. Chỉ đến khi lực lượng sản xuất phát triển và có những
thành tựu nhất định, nhu cầu của con người mới dần được đáp ứng nhiều hơn. Sự
phát triển của lực lượng sản xuất cũng chính là nhân tố dẫn đến đến sự thay đổi từ
nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa và đỉnh cao là nền kinh tế
thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về hàng hóa của con người được đáp ứng,
thỏa mãn tối đa với số lượng hàng hóa khổng lồ. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường
vẫn tồn tại các hạn chế nhất định, đặc biệt là trong chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa
(TBCN). TBCN xem lợi nhuận là yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến quyền bình
đẳng trong xã hội bị xem nhẹ và sự phân hóa xã hội sâu sắc. Điều này đã được
Mác-Ăngghen nhận biết trong quá trình nghiên cứu về hình thái kinh tế xã hội:
TBCN chắc chắn sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội hoàn thiện hơn, nơi mà con
người có quyền tự do, bình đẳng, văn minh, xã hội công bằng, nền kinh tế phát
triển bền vững – Chủ nghĩa xã hội (CNXH).

Giá trị hàng hóa được xét cả về hai mặt chất và mặt lượng. C.Mác viết ‘chỉ có
lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định
đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy.’ Trong một xã hội có hàng triệu doanh
nghiệp sản xuất ra hàng hóa khác nhau, mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh khác
nhau, họ luôn cạnh tranh nhau trên thị trường nhưng họ đều có thể sản xuất ra các
hàng hóa khác nhau để nhằm đáp ứng nhu cầu của con người

Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn
còn tồn tại các mặt hạn chế nhất định. Chính vì vậy, em đã lựa chọn Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa. Liên hệ với việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay làm đề tài cho bài
tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin của mình.”

3
NỘI DUNG
I. Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa
1.1 Khái niệm giá trị hàng hóa
Gía trị hàng hóa: Là lao động của con người sản xuất ra hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa ấy.

Trong trao đổi, các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi với
nhau là vì chúng có một điểm chung đều là kết quả của sự hao phí lao động. Hay
nói cách khác chúng đều có giá trị.

Khi sản phẩm là hàng hóa, sản phẩm được đặt trong quan hệ giữa người mua và
người bán, trong quan hệ xã hội. Khi đó, lao động hao phí để sản xuất hàng hóa
mang tính xã hội, thể hiện quan hệ xã hội của những người sản xuất. Do đó, giá trị
của hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa.

Gía trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất, trao đổi
hàng hóa và là một phạm trù lịch sử. Khi nào có sản xuất, trao đổi hàng hóa, khi đó
có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị hàng hóa là nội dung, là cơ sở của giá trị trao
đổi, giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị.

1.2 Cơ cấu lượng giá trị của hàng hóa

Đơn vị đo lượng giá trị hàng hóa là thời gian lao động xã hội cần thiết

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian để sản xuất ra một dơn vị hàng
hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, với một cường độ lao động trung bình,
trình độ thành thạo trung bình và trình độ kỹ thuật trung bình.

4
Vậy, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.

Trong trao đổi người trao đổi hàng hóa theo lượng giá trị xã hội. Vì thế, để có
được lợi nhuận và giành được ưu thế trong cạnh tranh người sản xuất, trao đổi
hàng hóa phải luôn đổi mới, sáng tạo nhằm hạ thấp hao phí lao động cá biệt của
một đơn vị hàng hóa xuống thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết.

Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa bao gồm: hao phí lao động quá khứ là
giá trị của các yếu tố tư liệu sản xuất để tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó và
hao phí lao động sống của người lao động kết tinh vào hàng hóa.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa

Một là, năng suốt lao động

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, là hiệu quả của
lao động, được tính bằng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay
số thời gian hao phí để tạo ra một dơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá trị một đơn vị hàng hóa. Khi
năng suất lao động tăng, số sản phẩm tạo ra trong một đơn vị thời gian tăng, nhưng
hao phí lao động trong đơn vị thời gian đó không đổi, vì thế hao phí lao động cho
một đơn vị sản phẩm giảm. Các nhân tố tác động đến năng suất lao động gồm:
trình độ của người lao động; trình độ tiên tiến và mức độ trang bị kỹ thuật, khoa
học, công nghệ; trình độ quản lý; yếu tố tự nhiên.

Như vậy, tăng năng suất lao động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra
nhiều của cải, hạ thấp giá trị hàng hóa, tăng sức cạnh tranh cả về chất lượng và quy
mô.

5
Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh về giá cả là quan trọng nhất. Để cạnh tranh
về giá cả với nhà sản xuất khác thì phải tăng năng suất lao động cá biệt vì nó làm
giảm lượng giá trị cá biệt của một đơn vị hàng hoá xuống thấp hơn lượng giá trị xã
hội của nó > giá cả bán hàng hóa có thể rẻ hơn của người khác mà vẫn thu lợi
nhuận ngang, thậm chí cao hơn.

_Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, tác động theo chiều thuận đến
năng suất lao động: Trình độ khéo léo (thành thạo) của người lao động.

_Mức độ phát triển của khoa học – kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng
những thành tựu đó vào sản xuất.

_Trình độ tổ chức quản lý sản xuất.

_Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.

_Các điều kiện tự nhiên.

Hai là, cường độ lao động

Cường độ lao động là mức độ khẩn trương của hoạt động lao động. Cường độ
lao động tăng chỉ làm tăng tổng giá trị tạo ra trong một đơn vị thời gian, nhưng
không làm thay đổi lượng giá trị một đơn vị hàng hóa. Vì, tăng cường độ lao động
làm tăng tổng hao phí lao động, đồng thời tăng lượng sản phẩm tương ứng trong
một đơn vị thời gian, nên hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm không đổi.

Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của yếu tố: sức khỏe, thể chất, tâm lý, sự
thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động…

Tăng cường độ lao động cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra nhiều sản
phẩm, tăng quy mô của sản xuất, sử dụng có hiệu quả hơn đối với tư liệu lao động,
tăng sức mạnh cạnh về mặt quy mô …

6
Trong thực tế sản xuất hàng hoá TBCN, việc các nhà tư bản áp dụng tăng cường
độ lao động đối với người làm thuê (trong khi không trả công tương xứng) không
nhằm làm giảm lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hoá, không tạo ra khả năng cạnh
tranh về giá mà là nhằm tăng mức độ bóc lột lao động làm thuê.

Cường độ lao động phụ thuộc theo chiều thuận vào:

_Thể chất, tinh thần, kỹ năng, tay nghề, ý thức của người lao động.

_Trình độ tổ chức quản lý.

_Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất

Ba là, tính chất phức tạp của lao động

Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi phải đào tạo một cách có hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng vẫn có thể làm được.

Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải qua đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ
về yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn mới có thể làm được.

Trong cùng một đơn vị thời gian lao động phức tạp tạo ra lượng giá trị lớn hơn
lao động giản đơn. Đây là cơ sở lý luận để xác định mức thù lao cho các loại lao
động khác nhau trong thực tế.

2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
2.1 Một số hạn chế về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Kể từ năm 1986, với đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta chủ trương
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó thừa nhận sự tồn tại và
phát triển của kinh tế tư nhân. Những thành công trong sự phát triển của nên kinh
tế, trong đó có việc đưa Việt Nam ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp, trở
thành nước có thu nhập trung bình, có sự đóng góp rất quan trọng của khu vự kinh
tế này. Tuy nhiên, về sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, nhất là vấn đề năng
7
lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu có một số vấn đề cần được lưu ý như
sau:
Việt Nam đã thành công trong việc phát triển các mối liên kết xuôi trong chuỗi
giá trị toàn cầu, nhưng mỗi liên kết ngược lại kém phát triển. Trong khi các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang lắp ráp, sản xuất
những sản phẩm tương đối cao cấp cho thị trường quốc tế thì hầu hết các doanh
nghiệp trong nước vẫn hướng về thị trường nội địa hoặc chỉ xuất khẩu hàng hóa có
giá trị gia tăng thấp. Trên thực tế, Việt Nam nhập khẩu khoảng 90% giá trị xuất
khẩu và phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Tập trung gia tăng số lượng doanh nghiệp mới, bỏ lỡ cơ hội tăng cường năng
lực cho các doanh nghiệp đang hoạt động, vì thế chưa tận dụng cơ hội của thương
mại từ chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện tại, trong số gần 477.808 doanh nhiệp đang hoạt
động ở gần Việt Nam (số liệu tính đến nay 31/12/2016), doanh nghiệp có quy mô
lớn chỉ chiếm khoảng 3%, còn lại 97% là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ,
trong số đó gần 60% số doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ. Do quy mô nhỏ nên rất
nhiều doanh nghiệp trong nước chưa đủ năng lực cạnh tranh để xuất khẩu sang thị
trường nước ngoài hoặc tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong việc di chuyển lên chuỗi giá trị
nên đã tạo ra hai tầng doanh nghiệp hoạt động tách biệt (doanh nghiệp trong nước
và doanh nghiệp FDI). Nói cách khác, do thiếu vắng các doanh nghiệp tư nhân
Việt Nam có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, nên chuỗi cung ứng ở Việt
Nam đã bị phá vỡ và phân khúc. Không giống Trung Quốc hay Ấn Độ, thị trường
nội địa của Việt Nam chưa đủ lớn để hấp dẫn đầu tư, vì thế nê đặt mục tiêu thu hút
các doanh nghiệp FDI đang tìm kiếm trung tâm sản xuất cho cả khu vực, bên cạnh
đó cần có các doanh nghiệp mạnh trong ngành công nghiệp hỗ trợ đẻ thu hút các
nhà đầu tư. Sự tham gia trong mạng lưới sản xuất chuỗi giá trị toàn cầu còn
thấp so với các nền kinh tế có quy mô tương tự trong khu vực Đông Nam Á.
8
Nghiên cứu của Học viện ngân hàng phát triển Châu Á (ADBI) cho thấy, chỉ có
36% số doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạng lưới sản xuất (bao gồm cả xuất
khẩu trực tiếp và gián tiếp so với con số 60% tại những nền kinh tế phát triển hơn.
2.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong bối cảnh hô ̣i nhâ ̣p kinh tế như hiê ̣n nay, viê ̣c cạnh tranh giữa các doanh
nghiê ̣p trên quy mô toàn cầu là tất yếu khách quan và áp lực cạnh tranh này tác
đô ̣ng lên tất cả các doanh nghiê ̣p chứ không chỉ riêng Viê ̣t Nam. Nếu xét trên góc
đô ̣ vĩ mô: viê ̣c hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quốc tế hay ký kết các hiê ̣p định thương mại tự do
mang lại nhiều cơ hô ̣i cho các doanh nghiê ̣p, nhưng cũng có nhiều thách thức. Ví
dụ như, theo hiê ̣p định gần nhất vừa mới có hiê ̣u lực tại Viê ̣t Nam từ ngày
14/1/2019 là Hiê ̣p định Đối tác toàn diê ̣n và Tiến bô ̣ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) thì có 3 nước lần đầu tiên Viê ̣t Nam có quan hê ̣ hiê ̣p định thương mại tự
do là Canada, Mexico, Peru. Điều này mở ra cơ hô ̣i cho các doanh nghiê ̣p Viê ̣t
Nam tiếp câ ̣n thị trường mới, có cơ hô ̣i đa dạng hóa nguồn nguyên vâ ̣t liê ̣u đầu vào
(như sợi trong ngành Dê ̣t may),… Bên cạnh đó, doanh nghiê ̣p cũng phải đối mă ̣t
với các thách thức, như: về năng lực cạnh tranh còn yếu của mô ̣t số ngành dịch vụ,
quảng cáo, các mă ̣t hàng nông sản như thịt lợn, thịt gà...; về thể chể chính sách của
Viê ̣t Nam chưa hoàn thiê ̣n, chất lượng nguồn lao đô ̣ng chưa cao… Hô ̣i nhâ ̣p là cơ
hô ̣i hay thách thức thì phụ thuô ̣c vào khả năng nắm bắt cơ hô ̣i và khả năng vượt
qua thách thức của Viê ̣t Nam.

Mấu chốt quan trọng đầu tiên để Viê ̣t Nam có thể nâng cao năng lực cạnh tranh
đó chính là cải thiê ̣n chất lượng thể chế - chính sách, cải thiê ̣n môi trường kinh
doanh để hỗ trợ các doanh nghiê ̣p phát triển.

2.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là khi Việt Nam là thành viên của WTO thì
việc nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn của các doanh nghiệp.
9
Một là, nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết về kinh tế – xã hội, văn hóa, luật
pháp… cho các chủ doanh nghiệp, các bộ quản lý và người lao động trong doanh
nghiệp. Như đã nhận xét ở phần trên, hiện còn tới 43,3% chủ doanh nghiệp có trình
độ học vấn dưới trung học phổ thông, số có trình độ thạc sỹ trở lên chỉ chiếm
2,99%. Vì vậy, giáo dục – đào tạo cần trang bị học vấn ở trình độ cử nhân và
những tri thức cơ bản về kinh tế – xã hội, văn hóa, pháp luật… cho các chủ doanh
nghiệp, giám đốc, cán bộ quản lý doanh nghiệp và những người lao động.

Hai là, tăng cường năng lực của chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý
trong các doanh nghiệp về quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược. Trong mọi điều
kiện, doanh nhân cần thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết
(kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ năng quản
lý sự biến đổi, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán và giao tiếp v.v…) để có đủ
sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận nền kinh tế tri thức.

Để có đủ sức cạnh tranh lâu dài và có thể tự tin bước vào kinh tế tri thức, các
doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Trong đó, đặc biệt
chú trọng đến chiến lược cạnh tranh và những kỹ năng mang tính chiến lược như:
Quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, và tính nhạy cảm trong quản lý, phân tích kinh
doanh, dự báo và định hướng chiến lược phát triển…

Ba là, hiện nay đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô nhỏ, vốn ít,
trình độ học vấn, kiến thức kinh doanh, hiểu biết luật pháp (nhất là luật pháp quốc
tế) không cao, trình độ tay nghề của người lao động thấp… Trong điều kiện này,
để thực hiện chiến lược cạnh tranh cần phải và nhất thiết phải thực hiện phương
châm liên kết và hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh
tranh trên thị trường. Sự liên kết và hợp tác không phải là phép tính cộng tổng số
các doanh nghiệp, mà chính là tạo ra sức mạnh bội phần của các nhóm, các tập
đoàn kinh tế cùng sản xuất kinh doanh một (hoặc một số) sản phẩm nhất định và
10
cùng thực hiện chiến lược thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm
trên thị trường.

Bốn là, tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về
vốn, cơ chế, chính sách, luật pháp, xúc tiến thương mại, giáo dục – đào tạo, tư vấn
về thiết bị, công nghệ hiện đại… cho các doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường hơn
nữa vai trò của các hiệp hội, các hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức
chuyên môn, nghiệp vụ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp.

Năm là, xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa có vai trò quan trọng trong
sự phát triển, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế – xã hội. Từ xưa,
cha ông ta đã đúc kết: “Phi trí bất hưng, phi thương bất phú, phi công bất hoạt”.
Ngày nay, trong xã hội hiện đại, quan niệm về giá trị, về lao động sáng tạo, ý thức
cạnh tranh, ý chí làm giàu, sự tín nhiệm xã hội… có ý nghĩa to lớn đối với việc
nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp, nói một cách khái quát là “đạo làm giàu”, tức là làm
giàu một cách có văn hóa: Làm giàu cho bản thân, làm giàu cho doanh nghiệp, làm
giàu cho xã hội và cho đất nước. Sự giàu có về trí tuệ, về của cải và tính năng động
sáng tạo là những giá trị xã hội mà mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp phải có. Vì
vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, tích
cực luôn là động lực thúc đẩy sức sáng tạo và sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp.

III. Liên hệ, vận dụng


Nền kinh tế nước ta hiện nay, các doanh nghiệp trên thị trường không ngừng
tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nhằm đáp ứng
nhu cầu của con người hiện nay. Sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp sẽ
tăng lên khi giá cả hàng hóa của họ thấp hơn giá cả trung bình trên thị trường. Để

11
có lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí
đầu vào, nâng cao chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên nước Việt Nam ta, từ một nước
nông nghiệp với những tập quán canh tác nhỏ lẻ lạc hậu, lại chịu nhiều thiệt hại về
chiến tranh nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển,
nhưng nước vẫn luôn cố gắng để trở thành nước có nền kinh tế hiện đại với mong
muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Với sự thay đổi
của công nghệ sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất làm cho các
doanh nghiệp phải thay đổi cách thức thiết kế, tiếp thị và cung ứng hàng hóa dịch
vụ theo cách mới, doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt cơ hội tận dụng tối đa sự
hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường hội nhập,
phát triển. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh xuất phát từ
nguồn lực, trong đó nguồn lực chủ yếu là công nghệ, trí tuệ đổi mới, sáng tạo hơn,
phát triển một cách hiệu quả nhất, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả
sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trên thị trường nước ta.

12
KẾT LUẬN
Tầm quan trọng của hàng hóa cũng như giá trị của hàng hóa đối với thị trường
tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay. Việc phát triển, đẩy mạnh việc nghiên cứu sản xuất
hàng hóa nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng đang là một
nhiệm vụ và mục tiêu hết sức quan trọng và cấp thiết cho nền kinh tế của nhà nước.
Cùng với việc áp dụng những chính sách, giải pháp của nhà nước thì việc vận dụng
lý luận về lượng giá trị hàng hóa của Mác Lê-nin vào việc phát triển thị trường
hàng hóa là một việc hết sức cần thiết vì nó là cơ sở tiền đề, là định hướng cho sự
phát triển thị trường của hàng hóa một cách ổn định, bền vững. Mỗi doanh nghiệp
cần phải biết nắm bắt cơ hội, chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng
lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ,
chuẩn hóa sản xuất kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của các thị trường
quốc tế. Tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh trong và ngoài nước để phát triển
chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến
tới nấc thang cao hơn. Trong mô hình kinh doanh các chủ thể luôn đặt nhu cầu của
người tiêu dùng lên hàng đầu. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa
doanh nghiệp để tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực luôn là động lực
thúc đẩy sức sáng tạo và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


13
1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lê-nin
2. Luanvan1080
3. Luanvan2s
4. Tapchicongthuong.vn

14

You might also like