You are on page 1of 10

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN:
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ BÀI:
Lý luận của Mác về số lượng giá trị hàng hóa – Giải pháp làm tăng sức cạnh
tranh về giá của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Họ và tên: Nguyễn Đắc Phát


MSSV: 462541
Lớp: ĐCBB02.21-2-21 (N13.TL1)

Hà Nội, 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................... 1
NỘI DUNG .................................................................................................................................................. 1
I. HÀNG HÓA VÀ LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA:................................................................ 1
1. Hàng hóa:......................................................................................................................................... 1
a. Khái niệm hàng hóa: ..................................................................................................................... 1
b. Thuộc tính của hàng hóa: .............................................................................................................. 1
2. Lượng giá trị của hàng hóa: ........................................................................................................... 2
II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG ................................ 2
HÓA: ........................................................................................................................................................ 2
2. Cường độ lao động: ......................................................................................................................... 3
3. Mức độ phức tạp của lao động: ..................................................................................................... 3
III. GIẢI PHÁP LÀM TĂNG SỨC CẠNH TRANH VỀ GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY: ............................................................................................. 4
1. KHÁI NIỆM CẠNH TRANH VỀ GIÁ: ....................................................................................... 4
2. GIẢI PHÁP: .................................................................................................................................... 4
PHỤ LỤC..................................................................................................................................................... 8
MỞ ĐẦU
Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát
triển, quá trình hội nhập kinh tế hiện nay đã trở thành một xu thế tất yếu khách quan.
Việc mở rộng thị trường với chủ thể kinh tế ngoài nước mang đến nhiều cơ hội và cũng
nhiều thách thức, một trong đó sự cạnh tranh về giá. Việt Nam sẽ đối mặt với hành vi
bán phá giá từ các nước xuất khẩu khác và các biện pháp chống bán giá với hàng xuất
khẩu. Đặc biệt với việc xu thế toàn câu hóa, mở cửa thị trường đã tạo tiền đề cho hàng
hóa nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam. Để có thể tìm ra giải pháp để có thể cạnh tranh về
giá, em xin được lựa chọn đề bài: “ Lý luận của Mác về lượng giá trị hàng hóa – giải
pháp làm tăng sức cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam
hiện nay”.
NỘI DUNG
I. HÀNG HÓA VÀ LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA:
1. Hàng hóa:
a. Khái niệm hàng hóa:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán. Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi được đưa
ra nhằm mục đích trao đổi, mua ban trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể và
phi vật thể. Ví dụ: xe máy là một loại hàng hóa vật thể và nó thỏa mãn nhu cầu đi lại,
di chuyển của con người hoặc hàng hóa phi vật thể như một bản nhạc sẽ thỏa mãn nhu
cầu giải trí1.
b. Thuộc tính của hàng hóa:
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa, công dụng đó có thể
thỏa mãn nhu cầu của con người, có thể là nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, nhu cầu
tiêu dùng cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất. Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong sử
dụng hay tiêu dùng. Ví dụ: giá trị sử dụng của chiếc kinh cận là cải thiện tầm nhìn của
người bị cận thị, giúp họ nhìn mọi vật rõ hơn.
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một lượng giá trị sử
dụng này đổi được với một lượng giá trị sử dụng khác. Do đó, giá trị của hàng hoá là
lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh bên trong hàng hoá họ tạo ra. Giá
trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện ra ở bên ngoài của giá trị, giá trị chính là nội dung
và là cơ sở của giá trị trao đổi. Đồng thời, giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những
người sản xuất hàng hoá. Do vậy, giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong kinh
1
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc
gia,2021, tr.37.

1
tế hàng hoá. Ví dụ: giá trị của một cân lúa là thời gian, công sức và trí tuệ mà người sản
xuất phải bỏ ra để sản xuất ra khối lượng lúa đó.
2. Lượng giá trị của hàng hóa:
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị hàng hóa chính là lượng lao động đã hao phí
để tạo ra hàng hóa. Lượng hao phí lao động sẽ được tính bằng thời gian lao động, thời
gian lao động này phải được xã hội công nhận, không thể là thời gian lao động của một
cá nhân hay tổ chức riêng nào đó. Hay nói cách khác lượng giá trị của hàng hóa chính
là thời gian cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong điều kiện bình
thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.
Lượng thời gian đó chính là thời gian lao động xã hội cần thiết. Về mặt cấu thành, lượng
giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao gồm: hao phí lao động quá khứ
(chứa đựng các yếu vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó)
và hao phí lao động mới kết tinh thêm1.
Về bản chất, thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động xã hội trung
bình để sản xuất ra hàng hóa, thời gian lao động xã hội cần thiết sẽ gần với thời gian
lao động cá biệt của người sản xuất. Thời gian lao động xã hội cần thiết ở mỗi khu vực,
cộng đồng là khác nhau bởi trình độ, cường độ lao động và điều kiện khoa học kĩ thuật
không đồng đều giữa các khu vực, cộng đồng đó.
II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG
HÓA:
1. Năng suất lao động:
Năng suất lao động là sức sản xuất của người lao động, được đo bằng lượng sản
phẩm được tạo ra trong một đơn vị thời gian hoặc là khoảng thời gian lao động cần bỏ
ra để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
Khi năng suất lao động tăng lên cũng đồng nghĩa là trong một thời gian lao động,
khối lượng hàng hóa được tạo ra sẽ tăng lên và thời gian lao động cần thiết cũng sẽ
giảm xuống. Từ đó ta biết được là giá trị của hàng hóa tỉ lệ nghịch với năng suất lao
động, cụ thể là khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ
giảm xuống và ngược lại. Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác
như tự nhiên, trình độ trung bình của người sản xuất, trình độ phát triển của khoa học
kĩ thuật, quy mô… nên cách để cải thiện năng suất lao động chính là cải tiến những
điều kiện trên.
1
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc
gia,2021, tr.43.

2
Quan trọng nhất trong cải tiến năng suất là cải thiện con người. Việc nâng cao
thái độ, tác phong làm việc cùng với kiến thức, sự sáng tạo, khả năng quản trị, quản lý
của con người chính là yếu tố cốt lõi. Ngoài ra, cải tiến năng suất là phải nâng cao hiệu
quả sản xuất, từ đó có được chất lượng sản phẩm ngày càng cao cấp, chất lượng dịch
vụ ngày càng tốt hơn và có thể cải thiện chất lượng đời sống xã hội. Ví dụ như hạn chế
gây tác động xấu đến xã hội ( ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên từ hoạt động sản
xuất, khai thác…). Năng suất phát triển phải đi cùng với sự ổn định và phương hướng
lành mạnh.
2. Cường độ lao động:
Cường độ lao động cho biết mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian,
nó cho thấy mức độ khẩn trương, tích cực hay căng thẳng của người lao động. Cường
độ lao động tăng lên thì số lương hoặc khối lượng hàng hóa được tạo ra cũng sẽ tăng
lên và sức lao động hao phí cũng sẽ tăng lên. Do vậy, giá trị của một đơn vị hàng hóa
sẽ không đổi vì bản chất tăng cường độ lao động chỉ là kéo dài thời gian lao động, kéo
dài thời gian lao động thì tất nhiên lượng hàng hóa được sản xuất cũng tăng lên. Tăng
cường độ lao động sẽ làm tăng sức ép lên cơ thể của người lao động trong một đơn vị
thời gian, tăng mức độ khẩn trương, nặng nhọc của công việc.
Cường độ lao động phụ thuộc đặc biệt nhiều vào thể chất và tinh thần của người
lao động. Ngoài ra, nó cũng phụ thuộc vào trình độ tổ chức, trình độ quản trị, quản lý,
quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
Việc tăng cường độ lao động sẽ không mang đến nhiều tác động tích cực hơn
so với việc tăng năng suất lao động bởi vì:
+ Tăng năng suất lao động sẽ thường không có một giới hạn, trong khi tăng cường độ
lao động lại bị giới hạn nhiều bởi thể chất và tinh thần của con người.
+ Tăng năng suất lao động sẽ tăng khối lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian
nhưng hao phí chỉ ở mức trung bình. Tăng cường độ lao động thì ngược lại, tuy khối
lượng sản phẩm có tăng nhưng hao phí lại bị đẩy đến mức tối đa.
3. Mức độ phức tạp của lao động:
Lao động sẽ được chia thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động
giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải
trải qua đào tạo mà cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp đòi hỏi người lao
động phải được đào tạo, phải có chuyên môn, sự thành thạo nhất định để có thể thực
hiện.
Trong cùng một khoảng thời gian, lao động phức tạp sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn
lao động giản đơn bởi lao động phức tạp giống như nhiều lao động giản đơn hợp lại.
3
Một sản phẩm muốn có chất lượng tốt thì nó phải kết tinh được nhiều lao động phức
tạp trong nó, vì vậy sự thành thạo của người lao động rất quan trọng. Người Việt Nam
ta dù có phẩm chất cần cù, chăm chỉ, tiếp thu nhanh những thành tựu mới nhưng nhiều
người lại chưa được đào tạo đầy đủ và đúng đắn. Vậy nên giải pháp dễ thấy nhất chính
là tăng chất lượng đào tạo nghệ, mở nhiều trung tâm, trường dạy nghề và tạo cơ hội cho
người lao động có thể tiếp xúc với khoa học kỹ thuật tiến bộ nhiều hơn. Ngoài ra có thể
phổ biến và liên tục cập nhật thông tin về chất lượng sản phẩm, giá cả, thị trường cho
người lao động. Từ đó họ sẽ có khả năng tạo ra những sản phẩm tốt hơn qua từng ngày
để đáp ứng nhu cầu từ thị trường và hơn nữa cũng trang bị cho họ khả năng thích ứng
trước những biến động.
III. GIẢI PHÁP LÀM TĂNG SỨC CẠNH TRANH VỀ GIÁ CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY:
1. KHÁI NIỆM CẠNH TRANH VỀ GIÁ:
Cạnh tranh về giá (price competition) là hình thức cạnh tranh trong đó các nhà
cung cấp tìm cách thu hút khách hàng bằng cách bán hàng với giá thấp hơn giá bán của
đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh giá cả đặc biệt có lợi cho người tiêu dùng khi nó góp
phần hình thành giá cả phù hợp với chi phí cung ứng, vì điều này hàm ý thị trường hoạt
động một cách có hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực và đẩy các nhà cung ứng kém
hiệu quả, có chi phí cao ra khỏi thị trường1.
2. GIẢI PHÁP:
Thứ nhất, không tham gia vào “cuộc chiến về giá”.
Đây sẽ là giải pháp có độ hiệu quả tuyệt đối nếu tất cả doanh nghiệp đều chọn
hướng đi này. Trong “cuộc chiến” này thì chỉ người tiêu dùng là người được hưởng
nhiều lợi ích nhất, chỉ những bên kinh doanh là thu lại thiệt thòi. Việc bán phá giá thị
trường mang lại lượng khách hàng lớn đột biến trong một khoảng thời gian không dài
nhưng lại làm xói mòn thị trường kinh doanh bởi vì sự cạnh tranh không lành mạnh.
Bán giá rẻ với tần suất thường xuyên hơn cũng tạo một thói quen “chiều chuộng” người
tiêu dùng, khi đó họ sẽ tự mặc định nó là giá sàn của sản phẩm.
Thứ hai, giá rẻ không phải là tất cả và hãy đồng thời bán giá trị cùng với giá
cả của sản phẩm.
Giá bán rẻ có sức hấp dẫn lớn nhưng để khách hàng đưa ra quyết định mua sản
phẩm thì họ lại quan tâm đến chất lượng hơn. Họ đôi khi lại thích giá cao hơn bởi nó
làm họ phần nào yên tâm về chất lượng sản phẩm. Thậm chí vài người tiêu dùng khi

1
“Cạnh tranh về giá là gì? Những chiến lược cạnh tranh về giá hiện nay”, 2022.

4
thấy giá cả thấp còn mang lại nghi nghờ về chất lượng sản phẩm. Tất cả đều mong
muốn một sản phẩm chất lượng tốt với giá hợp lý chứ không một ai muốn mua về một
sản phẩm không tốt với giá rẻ cả. Như vậy khách hàng vẫn đặt giá trị cao hơn giá cả!
Hơn nữa, khi đến ăn tại một nhà hàng cao cấp, khách hàng không chỉ được thưởng thức
những món ăn ngon và tận hưởng không gian sang trọng, nhân viên tận tình, chu đáo,…
Rõ ràng là rất nhiều người vẫn chấp nhận giá cao để có được những trải nghiệm tốt nhất
vì “đắt xắt ra miếng”. Vì vậy, hãy khẳng định thương hiệu và sự uy tín của mình thông
qua chất lượng sản phẩm, nguyên liệu, dịch vụ phục vụ, chăm sóc khách hàng chuyên
nghiệp… Đây là một chiến thuật thường thấy khi tận dụng uy tín của thương hiệu để
hạn chế sự ảnh hưởng trong chiến tranh giá cả1.
Thứ ba, định giá sản phẩm một cách tỉnh táo và khôn ngoan.
Theo thực tế thì không có cách định giá nào là hoàn hảo. Nếu chỉ chăm chăm
cạnh tranh với đối thủ bạn có thể sẽ đi vào cuộc chiến về giá và “cắt máu” để tăng doanh
thu một cách không cần thiết. Hãy phân tích chính xác lợi nhuận mong muốn đồng thời
quan sát đối thủ và nghiên cứu thị trường, kết hợp với chiến lược kinh doanh để không
bị lạc lối bởi các con số do đối thủ, khách hàng, thị trường đem tới. Không chỉ vậy,
thương hiệu cần phải thường xuyên để tâm đến những yếu tố dễ biến động như nhu cầu
thị trường, thị hiếu khách hàng,… Thay đổi giá liên tục cũng sẽ gây khó chịu và hoang
mang cho khách hàng nên cửa hàng cần cân nhắc kĩ đâu là biến động tạm thời, đâu là
thay đổi cần điều chỉnh2.
Thứ tư, sử dụng kết hợp linh hoạt nhiều chiến thuật kinh doanh.
Hãy kết thúc giá của sản phẩm bằng số 9, đây là một cách được đông đảo người
dùng khi kinh doanh, sử dụng số 9 ở cuối sẽ tạo nhầm lẫn cho người tiêu dùng, khiến
họ tin rằng họ đang mua sản phẩm có giá thấp hơn. Ví dụ: một hộp bánh có giá niêm
yết là 99.000đ sẽ cho cảm giác rẻ hơn là 100.000đ dù 2 mức giá chỉ cách nhau đúng
1.000đ.
Ngoài ra, vẫn là cách đánh vào tâm lý ưa chuộng giá rẻ của khách hàng, nhưng
cần linh hoạt hơn thay vì giảm giá hàng loạt. Hãy thực hiện các chương trình khuyến
mãi hấp dẫn hơn như đưa ngay chương trình giảm giá 20% nhưng kèm theo một thông
điệp ấn tượng và có những phần quà tặng giới hạn. Tuy nhiên, chương trình ưu đãi nên
có khoảng thời gian giới hạn trong vài ngày hoặc chỉ áp dụng với số lượng hạn chế để

1
“Những cạm bẫy về giá”, 2022.

2
“Những cạm bẫy về giá”, 2022.

5
thúc đẩy khách hành nhanh chóng ra quyết định chi tiêu mà không làm ảnh hưởng đến
chi phí vận hành của quán quá nhiều.
Thứ năm, Nhà nước bảo vệ doanh nghiệp khỏi tình trạng phải cạnh tranh với
bán phá giá.
Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hành vi chống bán phá trên dựa theo Điều 77 Luật
Quản lý ngoại thương 2017 quy định biện pháp chống bán phá giá như sau:
- Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi
là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa
được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc
đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình
thành của ngành sản xuất trong nước.
- Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn
giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất
khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức
giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
- Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
+ Áp dụng thuế chống bán phá giá;
+ Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất
khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra
của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp
thuận1.

1
Quang Nhật, “Chống bán phá giá là gì? Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá? Trường hợp bán phá
giá có bị phạt không?”, 2022.

6
KẾT LUẬN
Thông qua kiến thức về lý luận của Mác về lượng giá trị của hàng hóa, ta đã có
một cái nhìn về giải pháp cho việc tăng khả năng cạnh tranh về giá của doanh nghiệp
trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Cung cấp cho các doanh nghiệp những giải pháp
kịp thời và hiệu quả sẽ cải thiện sự tự tin của họ khi phải đối mặt với những hoàn cảnh,
biến động về giá của thị trường.
Do vẫn còn những hạn chế nhất định trong tri thức lí luận và hiểu biết thực tiễn
nên bài tập thi sẽ khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp để
hoàn thiện hơn phương pháp học và nghiên cứu môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin.
Em xin chân thành cảm ơn!

7
PHỤ LỤC
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (dành cho bậc đại học hệ không chuyên
lý luận chính trị)
https://ipos.vn/canh-tranh-ve-gia/
https://doanhnhansaigon.vn/khoi-nghiep/danh-cho-startup-tu-chien-luoc-canh-tranh-
gia-den-chien-thuat-dinh-gia-1086150.html
https://dovanphuong.com/hay-canh-tranh-bang-gia-tri.html
https://thebank.vn/blog/21079-canh-tranh-ve-gia-la-gi.html

You might also like