You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Tên đề tài: Phân tích lượng giá trị hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá
Phân tích những biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong hội nhập kinh
tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Phương Lan


Sinh viên : Đỗ Nguyễn Thanh Tâm
Lớp : QH21A2
Mã số sinh viên: 21510501739

TPHCM, ngày , tháng , năm 2022

LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ

1) Định nghĩa hàng hóa


- Hàng hóa là là sản phẩm của lao động, có công dụng để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con
người, thông qua trao đổi mua bán.
- Có 2 loại hàng hóa:
+ Hàng hóa hữu hình: Thỏa mãn nhu cầu về vật chất của con người như lương thực, quần áo, tư liệu
sản xuất, bút viết , dụng cụ học tập…
+ Hàng hóa vô hình: Thỏa mãn nhu cầu về tinh thần của con người như dịch vụ giáo dục, dịch vụ vận
tải, khám chữa bệnh, dịch vụ ngân hàng,…
2) Hai thuộc tính của hàng hoá
2.1) Giá trị sử dụng của hàng hoá
Giá trị sử dụng :Là công dụng của hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
Đặc điểm:
o Được kết hợp giữa thuộc tính tự nhiên của sản phẩm và lao động cụ thể của con
o người ở một ngành nghề chuyên môn nhất định.
o Được phát hiện dần do tiến bộ của KH-KT
o Do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định nên GTSD là phạm trù vĩnh viễn.
o Là nội dung vật chất của của cải.
o GTSD đồng thời là vật mang giá trị trao đổi.

2.2) Giá trị trao đổi


- Giá trị trao đổi: Là quan hệ về số lượng, thể hiện tỉ lệ trao đổi giữa GTSD của hàng hóa này với GTSD
của hàng hóa khác.
- Giá trị hàng hóa được xét về cả mặt chất và mặt lượng: Chất giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng
của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản
xuất ra hàng hóa quyết định. 

Như vậy, bản chất của giá trị là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Giá trị
hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù
có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị
trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung là cơ sở của trao đổi.

Lượng giá trị: Là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
Lượng giá trị hàng hóa không đo bằng thời gian hao phí lao động cá biệt mà đo bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hộ cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất hàng hóa, với trình độ thành
thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, trong những điều kiện trung bình của xã hội.
Thời gian lao động cá biệt là thời gian lao động của từng nhà sản xuất riêng biệt.
Trong thực hành sản xuất, người sản xuất thường phải tích cực đổi mới, sáng tạo nhằm giảm thời
gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình xuống mức thấp hơn mức hao phí trung
bình cần thiết. Khi đó sẽ có được ưu thế trong cạnh tranh.
Cùng sản xuất áo, nhưng có người mất 5h để làm ra cái áo, người khác lại mất 6h, nhưng có người
chỉ mất 4 h do sự khác nhau về trình độ tay nghề, cách thức sản xuất, dây chuyền máy móc…

3) Cấu thành của lượng giá trị Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản
xuất ra bao hàm
+ Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
+ Máy móc, thiết bi, nhà xưởng
+ Hao phí lao động của người công nhân

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ

Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc, những nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời gian
hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của
hàng hóa.

 Một là, năng suất lao động.


Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Được đo bằng số sản phẩm sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Khi tăng năng suất lao động, sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiết trong một đơn vị
hàng hóa. Cho nên, tăng năng suất lao động, sẽ làm giảm lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa.
Năng suất lao động có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với giá trị trong một đơn vị hàng hóa.
Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ khéo léo (thànhthạo) trung bình
của người công nhân; Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ;Mức độ ứng dụng những
thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; Trình độ tổchức quản lý; Quy mô và hiệu suất
của tư liệu sản xuất; Các điều kiện tự nhiên.nên để tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu
tố trên.
Ví dụ : Ngày xưa áo quần may bằng tay, bây giờ áo quần may bằng máy (cho thấy ta có thể phân
biệt thời đại qua năng suất lao động)
Người nông dân cải tạo dất để nâng cao năng suất thu hoạch gạo ( thay đổi điều kiện tự nhiên của
sản xuất)
● Thứ hai, cường độ lao động.
Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian, nó cho
thấy mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất.
Cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức lao
động hao phí cũng tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hoá là không đổi vì thực
chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo dài thời gian lao động.
Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao động
không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động.
So sánh việc tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống và khác nhau như thế nào?
Giống nhau
- Khi tăng cả năng suất lao động và cường độ lao động thì đều tạo ra nhiều sản phẩm hơn
Khác nhau
Tăng năng suất lao động
-Giảm hao phí sức lao động để sản xuất ra một sản phẩm và làm giảm giá trị sản phẩm
-Thay đổi cách thức lao động, làm giảm nhẹ hao phí lao động
-Tăng năng suất lao động là vô hạn.
-Có tác dụng tích cực và không ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

Tăng cường độ lao động


-Hao phí lao động sản xuất ra một sản phẩm nhưng không thay đổi và không ảnh
phẩm hưởng đến giá cả sản phẩm.
-Cách thức lao động không đổi, hao phí sứclao động không thay đổi.
-Tăng cường độ lao động là có giới hạn, bị giới hạn bởi sức khoẻ của con người.
-Tăng quá mức sẽ gây tai nạn lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người

➢ Tăng năng suất lao động sẽ có ý nghĩa tích cực hơn đối với sự phát triển kinh tế

Vd: một công ty tạo ra được 16 sản phẩm/ 8h/ công nhân ( trị giá 80 đô la) và khi tăng cường độ lao
động lên 1,5 lần thì thời gian lao động tăng lên 1,5 lần ( 8x1,5=12h), sản phẩm tăng lên 1,5 lần
(16x1,5=24 sản phẩm) nhưng tổng giá trị sản phẩm thì không đổi là 5đô/ sản phẩm
* Ví dụ: Cùng sản xuất một chiếc áo như nhau nhưng do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, năng
suất lao động khác nhau, nên thời gian hao phí để sản xuất ra một chiếc áo cũng khác nhau. Người
thợ may 1 mất 2 tiếng để may xong 1 chiếc áo, những cũng chiếc áo đó người thợ may 2 chỉ mất 1
tiếng để may xong, đó là sự khác nhau về trình độ tay nghề, cách thức sản xuất, dây chuyền máy
móc trong hoàn cảnh của 2 người thợ may.

Ba là, tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động.
Tính chất của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa.Theo tính chất của
lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
+ Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trải
qua đào tạo không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ
năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.(bán hàng nhỏ, tạp vụ, phát tờ rơi…).
+ Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn
lành nghề nhất định mới có thể thực hiện được(bác sĩ, kỹ sư, luật sư,…).
Mức độ phức tạp của lao động ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa và
tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian. Trong
cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Vì vậy nó là cơ sở
lý luận để chủ quản lý và người lao động đưa ra mức thù lao phù hợp trong thời gian tham gia các
hoạt động kinh tế.

Ý nghĩa của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
 Năng suất lao động:
- Việc nâng cao trình độ, mức độ khéo léo của người lao động sẽ giúp tăng năng suất lao động, giảm
thời gian lao động xã hội cần thiết, từ đó giảm lượng giá trị của sản phâm, giảm giá thành, tăng sức
cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới
- mức độ phát triển của khoa học kĩ thuật công nghệ và việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật
và công nghệ vào sản xuất giúp tăng đáng kể năng suất lao động cũng như nâng cao chất lượng sản
phẩm làm tăng sức cạnh tranh
- Nâng cao trình độ quản lí góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. Quản lý tốt
thì nhân viên và nhân công có định hướng và làm tốt, từ đó giúp tăng năng suất lao động
- Việc nâng cao quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao
động
- cải tạo điều kiện tự nhiên tại các đồng cỏ có năng suất thấp sẽ giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng của
sữa bò, tăng hiệu quả chăn nuôi; cải tạo đất phèn đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giúp đưa
diện tích lớn đất vào sản xuất lúa 2-3 vụ…
 Mức độ phức tạp:
mức độ phức tạp của lao động cũng mang ý nghĩa to lớn đối với khả năng cạnh tranh của hàng hóa
Việt Nam, đây là yếu tố quyết định tới sản lượng và cả chất lượng của hàng hóa. mức độ phức tạp
càng cao thì lượng giá trị cũng càng tăng.
Sức cạnh tranh của hàng hóa trong hội nhập kinh tế quốc tế
1.1) Cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nằm giành
giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hoàng hóa để từ đó thu được
nhiều lợi ích nhất cho mình. Trong nền sản xuất hàng hóa thì sự cạnh tranh là một tất yếu khách
quan giữa người tiêu dùng vàn gười sản xuất là yêu cầu thường xuyên đối với những người sản xuất
hàng hóa.
Các loại cạnh tranh
Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường, người ta chia cạnh tranh làm ba loại:
Cạnh tranh giữa người bán và người mua
Cạnh tranh giữa người mua và người mua
Cạnh tranh giữa người bán và người bán
Dù diễn ra dưới nhiều hình thức nhưng cạnh tranh vẫn đóng vai trò quan trọng và là một trong
những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải thường xuyên
năng động, nhạy bén, thường xuyên cải thiện kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ nâng
cao tay nghề, hoàn thiện tổ chức quản lý… Thực tế cho thấy, ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu
hiện độc quyền thì ở đó thường trì trệ, bảo thủ, kém phát triển.
➢ Để đạt được lợi ích cũng như đặc điểm hàng hóa nhu cầu khác nhau thì cạnh tranh xuất hiện trên
thị trường là tất yếu khách quan. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đặc biệt là trong thời
đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
1.2) Sức cạnh tranh hàng hóa trong hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế là việc mở cửa kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế quốc gia gắn liền với kinh tế
khu vực và thế giới, là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất do phân
công lao động quốc tế. Có thể nói rằng hội nhập kinh tế là quy luật tất yếu khách quan đối với sự
phát triển kinh tế của quốc gia, là xu thế gắn liền với quá trình tự do hóa thương mại cũng như hội
nhập, tạo điều kiện cho mỗi nước khẳng định vị trí mình trên thương trường thế giới, tăng uy tín và
vị thế quốc gia; giúp các nước nghèo phát triển.
- Ta có thể nhận thấy với thị trường ngày càng lớn và mang tính toàn cầu, mọi quốc gia đều tích cực
mang, giới thiệu hàng hóa đến bạn bè quốc tế vì tất cả đều có nhu cầu tăng giá trị, làm giàu cho đất
nước. Cũng vì lợi ích và nhu cầu khác nhau của mỗi quốc gia thì quy luật cạnh tranh xuất hiện là điều
không thể tránh khỏi. Bởi vậy Việt Nam không muốn hàng hóa bị thua lỗ không còn cách nào khác
phải tham gia tăng cường tính cạnh tranh với thị trường quốc tế.

2) Các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trong hội nhập kinh tế quốc tế
2.1) Thực tiễn sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
+ Ưu điểm:
Có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ
Nguyên vật liệu rẻ, lại rất dồi dào
+ Nhược điểm:
Nền kinh tế nước ta mang nặng tính tự cung tự cấp, quan liêu bao cấp
Cơ cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội còn kém
hầu hết doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có nhiều điều kiện để đầu tư sản xuất, khó
cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài
nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp, chủ yếu là lao động thủ công, tác phong công
nghiệp còn hạn chế

2.2) Những biện pháp đã được nhà nước ứng dụng


- Lan tỏa thói quen sử dụng hàng Việt: Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
- Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao
- Duy trì sức cạnh tranh, “chống độc quyền” Việt Nam hướng tới nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, trong đó quốc doanh là chủ đạo, vừa đảm bảo thị trường có đủ “tự do”, nhưng vẫn
có thể điều tiết nền kinh tế tránh tự diễn biến cực đoan, ví dụ như độc quyền.
- Khai thác “lợi thế so sánh” (là một nguyên tắc trong kinh tế học, phát biểu rằng: quốc gia sẽ thu
được lợi ích nếu biết chuyên môn hóa, tập trung sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có
lợi thế tương đối về chi phí, tức sản xuất rẻ và hiệu quả hơn nước khác).
- Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh:
+ Giảm thuế, tiền thuê đất
+ Giảm thắt chặt chi tiêu
+ Hỗ trợ vốn nhà nước và kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài
+ Huy động nguồn nhân lực
2.3) Đề ra giải pháp

- Về phía Nhà nước :


+ Đưa ra chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất nâng cao chất
lượng và hạ giá thành sản phẩm
+ Đưa ra các chính sách phù hợp sao cho hàng ngoại nhập không ảnh hưởng xấu đến cạnh tranh với
hàng nội địa; đồng thời để hàng xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ nhiều cơ hội hợp tác, hội nhập hiệu quả, đẩy mạnh xuất
khẩu và nâng cao vị thế hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.
+ Chú ý phát triển hoàn thiện việc sửa đổi pháp luật cạnh tranh hiện hành.
+ Nhà nước cần nhanh chóng định hướng đưa ra các quản lí về giá cả
+tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước trên quan điểmthúc đẩy cạnh tranh lành
mạnh, bảo đảm sự công bằng.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội.
+ Giản lược, tối ưu hóa các loại thủ tục pháp lý trong kinh doanh; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên, vốn đầu tư.
+ cần chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệuquả phối hợp chính sách, nhất là giữa chính sách
tiền tệ, chính sách tài khóa, thươngmại và giá cả
+ Phát huy vai trò chủ đạo của khu vực quốc doanh, tránh làm thất thoát, lãng phí tài nguyên.

- Về phía doanh nghiệp:


+Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh nói chung, các chính sách về cạnh tranh
+ tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và dài hạn như xây dựng và quảng
bá thương hiệu; xây dựng những kênh phân phối mới, các sản phẩm mới; khai thác lợi thế cạnh
tranh của riêng mình
+ chủ động tiếp cận và áp dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghệ 4.0
+ cần góp vốn đầu tư thay đổi đồng điệu dứt điểm từng dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến
những mẫu sản phẩm quan trọng, tránh góp vốn đầu tư lan man. Dây chuyền máy móc văn minh sẽ
làm ra nhiều loại sản phẩm hơn, đồng đều hơn, giảm bớt sức lao động chân tay trong mỗi mẫu sản
phẩm
+ Nâng cao trình độ lao động, đầu tư máy móc, khoa học kỹ thuật, cải tiến quy trình sản xuất
+ nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao trình độ quản trị,chất lượng sản phẩm, có chiến lược phát
triển kinh doanh, thị trường và thương hiệu;phát triển nguồn nhân lực, chú trọng lực lượng lao động
có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, nhất là kiến thức về kinh doanh số và ngoại ngữ…
+ Tận dụng nguồn nguyên - vật liệu địa phương để giảm chi phí vận chuyển, từ đó cạnh tranh hơn về
giá
+ Không ngừng nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, hiểu và đáp ứng thị
trường tốt hơn
+ Đảm bảo sản xuất thân thiện với môi trường để phát triển lâu dài và bền vững, tạo ra nhiều giá trị
hơn cho xã hội
+ phải cạnh tranh lành mạnh, ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất, giá
trị cho sản phẩm

- Về phía người tiêu dùng :


+ cần có cái nhìn đúng đắn và chính xác về hàng hóa, sản phẩm mình sử dụng, tìm hiểu và xem xét kĩ
lưỡng trước khi thêm vào giỏ hàng
+Nếu phát hiện những sản phẩm,hàng hóa là sản phẩm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh có
thể lên án và vận động người tiêu dùng khác không sử dụng, tạo sức ép cho doanh nghiệp vi phạm,
từ đóđẩy lùi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Các biện pháp khác


+ Mỗi chợ cần có những cửa hàng chuyên bán hàng Việt Nam
+ Cha mẹ cần dùng hàng Việt Nam để làm gương cho con cái
+ Đưa hàng Việt Nam về vùng sâu, vùng xa
+ Cuộc vận động cần được quảng bá rộng rãi
+ Diễn đàn trên báo chí để người tiêu dùng phản ảnh chất lượng hàng Việt
+ Cần phải xây dựng thương hiệu cho hàng Việt Nam
+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu hàng Việt Nam

Ví dụ: Có 4 nhóm người sản xuất cùng làm ra một loại mũ thời trang. Nhóm I hao phí sản xuất cho 1
đon vị mũ là 3 giờ và làm được 100 đơn vị sản phẩm; tương tự, nhóm II là 5 giờ và 600 đơn vị sản
phẩm; nhóm III là 6 giờ và 200 đơn vị sản phẩm; nhóm IV là 7 giờ và 100 đơn vị sản phẩm . Hãy tính
thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra một đơn vị hàng hóa.
Trong ví dụ sản xuất mũ này, thì Nhóm 1 và nhóm 2 có lợi thế cạnh tranh so với nhóm 3, nhóm 4; do
thời gian hao phí lao động cá biệt của họ ít hơn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra 1
đơn vị mũ.

You might also like