You are on page 1of 6

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

DHung: Mở bài (giới thiệu về nhóm...)


PH: Ở buổi học trước ta đã tìm hiểu về các khái niệm, hàng hóa là sản phẩm của lao động có
thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán, giá trị hàng hóa là
sự kết tinh của hao phí lao động của người sản xuất vào bên trong hàng hóa. Mà hao phí lao
động càng cao thì giá trị hàng hóa sẽ càng lớn và ngược lại. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục
đến với nội dung lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng của chúng.
I. LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA:
DHung: Lượng của giá trị hàng hóa sẽ được tính bằng lượng lao động hao phí để tạo ra
hàng hóa. Mà lượng lao động hao phí được tính bằng thời gian lao động. Trong đó thời gian
lao động để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa cùng loại là khác nhau ở những người sản xuất
khác nhau, cho nên không thể sử dụng thời gian lao động cá biệt để đo lường giá trị, từ đó
mà lượng giá trị được tính bằng mức thời gian lao động mà xã hội chấp nhận, đó là thời gian
lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất
ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện trung bình của xã hội với trình độ thành
thạo trung bình, trình độ trang thiết bị trung bình, cường độ lao động trung bình.
PHau: Ví dụ: Cùng sản xuất một cái áo, có người mất 1 giờ, có người mất 2 giờ, có người
lại mất 3 giờ. Do sự khác biệt về trình độ tay nghề, cách thức sản xuất, dây chuyền máy
móc,...Nên mỗi người sẽ hoàn thành một sản phẩm với một thời gian khác nhau, đây chính là
thời gian lao động cá biệt. Nếu chỉ căn cứ vào thời gian lao động để quy ra giá trị hàng hóa
thì những người lười biếng, tay nghề kém mất nhiều thời gian để tạo ra một sản phẩm, mà
sản phẩm lại có giá trị hơn thì không hợp lý. Nên người ta sử dung đơn vị đo lường là
TGLĐXHCT. TGLĐXHCT được tính bằng tổng thời gian lao động cá biệt chia cho tổng sản
phẩm. Ở ví dụ này thì TGLĐXHCT là [(1+2+3)]:3=2h/sp. Như ví dụ trên ta thấy được thời
gian lao động xã hội cần thiết quyết định lượng giá trị hàng hóa, nên trong thực tiễn
TGLĐXHCT đã trở thành căn cứ để người sản xuất phải thường xuyên tích cực đổi mới,
sáng tạo nhằm giảm thời gian lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình. Người sản xuất
nào có thời gian lao động cá biệt thấp hơn thời gian lao động xã hội cần thiết, thì sẽ có được
ưu thế trong cạnh tranh về giá.
DHung: Khi xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra
bao hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu
dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) và hao phí lao động mới kết tinh thêm. Vì vậy, cấu thành
lượng giá trị hàng hóa bao gồm hai bộ phận: giá trị cũ tái hiện và giá trị mới.
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA
PHau:Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nhất định là đại lượng
biến đổi theo sự phát triển của sản xuất hàng hóa dưới tác động của các nhân tố chủ yếu bao
gồm năng suất lao động, cường độ lao động, tính chất của lao động (mức độ phức tạp của lao
động).
DHung: Về năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động,
được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời
gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
PHau: Ngày xưa cày ruộng bằng trâu, ngày nay cày ruộng bằng máy cày. Nên thời gian cày
ruộng ở thời nay nhanh hơn rất nhiều lần so với thời xưa, cũng có thể nói năng suất lao động
bây giờ cao hơn xưa.
DHung Năng suất lao động tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một
đơn vị hàng hóa giảm xuống từ đó lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm. Do đó, lượng
giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Nên trong kinh tế
thị trường, cạnh tranh về giá cả là quan trọng nhất. Để cạnh tranh về giá cả với nhà sản xuất
khác thì phải tăng năng suất lao động cá biệt vì nó làm giảm lượng giá trị cá biệt của một
đơn vị hàng hoá xuống thấp hơn lượng giá trị xã hội của nó. Từ đó, giá cả hàng hóa có thể rẻ
hơn của người khác mà vẫn thu lợi nhuận ngang, thậm chí cao hơn.ĐẠI LƯỢNG GIÁ TRỊ
CỦA MỘT HÀNG HÓA THAY ĐỔI THEO TỈ LỆ THUẬN VỚI LƯỢNG LAO ĐỘNG
THỂ HIỆN TRONG HÀNG HÓA ĐÓ VÀ TỈ LỆ NGHỊCH VỚI SỨC SẢN XUẤT CỦA
LAO ĐỘNG ĐÓ.(giáo trình KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN trang 44)

PHau: Nếu một doanh nghiệp đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại làm tăng năng suất, rút
ngắn thời gian tạo ra sản phẩm, tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn thì giá cả sản
phẩm sẽ giảm xuống và khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận với sản phẩm và doanh nghiệp cũng
sẽ có nhiều lợi nhuận hơn. Đầu những năm 2000 thì 40 triệu mới có thể mua được một chiếc
xe máy, nhưng hiện nay chỉ cần 20 đến 30 triệu hoặc thậm chí là 10 mấy triệu cũng đã có thể
mua được một chiếc xe. Khi khoa học công nghệ phát triển, năng suất lao động tăng lên thì
việc srạo ra một chiếc xe máy nhanh hơn, thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết tạo ra
một chiếc xe sẽ ít đi, đồng nghĩa với lượng giá trị của xe sẽ giảm, giá cả xe cũng sẽ giảm.
DHung: Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ khéo léo (thành
thạo) trung bình của người công nhân: Theo C. Mác, người lao động có trình độ thành thạo
càng cao, thì NSLĐ càng cao. Điều này xảy ra đối với cả người lao động thủ công và cả
những người lao động bằng máy móc. Mức độ thành thạo của người lao động sẽ được nâng
lên khi người lao động được đào tạo hoặc được làm một công việc nào đó thường xuyên, loại
bỏ những động tác thừa, làm cho hoạt động của người lao động trở nên trơn tru, liền mạch và
tiêu tốn ít thời gian hơn. Do đó, với độ dài ngày lao động như nhau, trình độ thành thạo của
người lao động càng cao, thì NSLĐ càng tăng.
PHau: Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, mức độ ứng dụng những thành
tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất: C.Mác cũng nói rằng: “máy móc là phương
tiện mạnh nhất để tăng NSLĐ”. Tại sao phải là máy móc? NSLĐ trong các ngành sản xuất ra
máy móc để sản xuất ra tư liệu sản xuất, cũng như ngành sản xuất ra máy móc để sản xuất ra
tư liệu sinh hoạt có xu hướng tăng lên, vì thế mà giá trị của máy móc cũng sẽ dần dần giảm
xuống, theo đó, giá trị của hàng hóa dịch vụ cũng sẽ giảm theo. Như vậy, giá trị hàng hóa rẻ
đi không chỉ vì NSLĐ tăng lên, mà còn bởi NSLĐ sản xuất ra máy móc đó tăng lên.
DHung: Trình độ tổ chức quản lý; quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất; các điều kiện tự
nhiên: C. Mác khẳng định: “NSLĐ gắn liền với những điều kiện tự nhiên”. Điều kiện tự
nhiên mà C. Mác nhắc đến ở đây gồm 2 loại lớn: Loại thứ nhất là các loại tài nguyên dùng
làm tư liệu sinh hoạt, như: khí hậu, mức độ màu mỡ của đất đai, những dòng nước...; Loại
thứ hai đó là những tài nguyên dùng làm tư liệu lao động, như: thác nước chảy xiết, sông
ngòi mà thuyền bè có thể đi lại được, gỗ, kim loại, than đá... Những điều kiện tự nhiên thuận
lợi và nguồn nguyên liệu trong tự nhiên phong phú (sông nhiều cá, nhà máy gần nguồn cung
cấp nguyên liệu…), thì việc khai thác cũng thuận lợi hơn, tiêu tốn ít công sức hơn, và do đó,
giá trị của chúng cũng giảm xuống, hay NSLĐ đã tăng lên nhờ vào sự dồi dào của các loại
tài nguyên thiên nhiên.
DHung: Nhân tố thứ hai Cường độ lao động. Cường độ lao động là mức độ khẩn trương,
tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất.
PHau: Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra
tăng lên, nhưng thời gian lao động xã hội cần thiết không đổi, vì vậy giá trị của một đơn vị
hàng hóa vẫn không đổi. Như vậy, sự thay đổi của cường độ lao động không tác động đến
lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.
DHung: Một công ty tạo ra được 16sp/ 8 công nhân ,tổng giá trị sản phẩm là 800.000VNĐ,
giá trị mỗi sản phẩm là 50.000VNĐ và khi tăng cường độ lao động lên 1,5 lần thì thời gian
lao động tăng lên 1,5 lần (8 x 1,5 = 12h,) sản phẩm tăng lên 1,5 lần 16 x 1,5 = 24sp và thu
được 1.200.000VNĐ nhưng giá trị của 1 sản phẩm sau khi tăng cường độ lao động lên 1,5
lần vẫn không thay đổi (1.200.000 : 24 =50.000)
PHau: Cường độ lao động phụ thuộc theo chiều thuận vào: Thể chất, tinh thần, kỹ năng, tay
nghề, ý thức của người lao động; Trình độ tổ chức quản lý; Quy mô và hiệu suất của tư liệu
sản xuất. => Việc tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động đều dẫn đến lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. Nhưng chúng khác nhau là tăng năng
suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng
lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Tăng năng suất lao động có
thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kỹ thuật, do đó nó gần như là một yếu tố có “sức sản
xuất” vô hạn, còn tăng cường độ lao động phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của
người lao động, do đó, nó là yếu tố của “sức sản xuất” có giới hạn nhất định, làm cho lượng
sản xuất ra tăng lên trong một đơn vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không
đổi. Chính vì vậy, tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn tăng cường độ lao động
đối với sự phát triển kinh tế.
DHung: Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn
và lao động phức tạp.Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường
không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Ví dụ: phục vụ, rửa bát, lao
công…Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể tiến
hành được. Ví dụ: Bác sĩ, giáo viên…
PHau: Trong cùng một thời gian, thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản
đơn. Như trong cùng 1 giờ lao động mà người kĩ sư sẽ tạo ra giá trị cao hơn so với thợ xây
nhà. Vì vậy, tính chất của lao động là cơ sở lý luận để chủ quản lý và người lao động đưa ra
mức thù lao phù hợp trong thời gian tham gia các hoạt động kinh tế. Lao động phức tạp thực
chất là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá tình trao đổi hàng hóa, mọi lao động
phức tạp đều được quy về lao động đơn giản trung bình và điều đó được quy đổi một cách tự
phát sau những hoạt động sản xuất hàng hóa, hình thành những hệ số nhất định thể hiện trên
thị trường.

III. Thông qua việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hóa, các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần làm gì để dành ưu thế trong cạnh tranh và phát
triển.
DHung: Việc nghiên cứu cho ta biết mức độ tác động của các nhân tố đến lượng giá trị hàng
hoá, từ đó có những biện pháp làm thay đổi các nhân tố để đạt hiệu quả sản xuất cao, đem lại
lượng giá trị lớn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tạo ưu thế
trong cạnh tranh và phát triển các doanh nghiệp Việt Nam như:

PHau: Ứng dụng khoa học – công nghệ vào quá trình sản xuất: lựa chọn công nghệ thích
hợp, sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở tiết kiệm chi phí; đầu tư đổi mới đồng bộ
dứt điểm từng dây chuyền công nghệ những sản phẩm quan trọng, tránh đầu tư lan man, hạ
giá thành sản phẩm; tiếp thu công nghệ mới và đồng bộ giúp tăng đáng kể năng suất lao
động cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh.
Ví dụ, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đưa vào hoạt động siêu nhà máy ở Bình
Dương với việc áp dụng robot từ chăn nuôi bò sữa, chuẩn bị thúc ăn cho bò đến việc vắt sữa
và đóng gói sản phẩm. Hiện nay các sản phẩm sữa của Vinamilk đã được xuất khẩu đến
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ và ngày càng được khẳng định thương hiệu, uy tín trên
trường quốc tế. Bên cạnh đó thành tựu trong công nghệ sinh học với việc tạo ra giống lúa
ST25 trồng bằng phương pháp Organic, sản xuất theo công nghệ Châu Âu đã giúp cho gạo
ST25 trở thành loại gạo ngon nhất thế giới, khả năng cạnh tranh cũng như giá trị đem lại rất
cao.

DHung: Nâng cao trình độ, mức độ khéo léo của lao động: không chỉ ảnh hưởng đến hiệu
quả làm việc của riêng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ
thuật vào sản xuất, giúp tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động xã hội cần thiết, từ
đó giảm lượng giá trị của sản phẩm, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm
Việt Nam trên thị trường thế giới.
Thực tế ở Việt Nam, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục thống kê năm 2020, học nghề là 4,71%,
trung cấp chuyên nghiệp 4,7%, cao đẳng 3,82%, đại học trở lên 11,12%. Ta có thể thấy tỉ lệ
lao động qua đào tạo và lao động có trình độ cao vẫn còn khá thấp.
Từ đó, cần thực hiện một số giải pháp sau để nâng cao chất lượng người lao động: Cải cách
giáo dục đào tạo, ưu tiên tập trung cho các ngành đòi hỏi khoa học kỹ thuật, công nghệ cao,
đào tạo lao động đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0; cơ sở đào tạo cần
đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo nghề cho công nhân lao động, tăng cường
gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, chú trọng đào tạo kiến thức kỹ năng mềm (ngoại ngữ, tin
học, kĩ năng giao tiếp, ý thức, thái độ đối với công việc…), Chính phủ có những chính sách,
quy định để hỗ trợ người lao động nâng cao trình độ.

DHung: Nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực doanh nghiệp các phương diện tài chính,
công nghệ, nhân lực, quản lý: Đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được các
tiêu chuẩn chất lượng cao nhất có thể. Việc cải thiện chất lượng sản phẩm và phát huy tiềm
năng không chỉ làm tăng giá trị của hàng hóa mà còn tạo lòng tin từ phía khách hàng và giúp
tăng cường uy tín của thương hiệu. Bên cạnh đó sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, thân
thiện với môi trường, cũng là cách thu hút khách hàng tiếp cận với sản phẩm, hàng hóa của
mình.

PHau: C.Mác khẳng định: “NSLĐ gắn liền với những điều kiện tự nhiên”. Tận dụng các yếu
tố về tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên sẵn có, giá rẻ ở trong nước để đưa vào chế
biến, đặt nhà máy ở nơi có vị trí địa lí thuận lợi (như gần nguồn nguyên liệu để giảm chi phí
vận chuyển, gần các trục giao thông quan trọng, gần nơi tiêu thụ như các chợ, trung tâm
thương mại…). Về tư liệu sản xuất, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, cập nhật
những máy móc hiện đại, vật liệu đang thịnh hành cũng như giữ cho môi trường nhà xưởng
luôn trong lành. Hơn thế, cần quan tâm đến yếu tố người lao động: đảm bảo tiền lương, xây
dựng chế độ phúc lợi, chế độ bảo hiểm y tế phù hợp…Ngoài ra việc cải tạo điều kiện tự
nhiên cũng là một trong những nhân tố hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao
động, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Việc cải tạo các đồng cỏ năng suất thấp sẽ giúp
nâng cao giá trị dinh dưỡng của sữa bò, tăng hiệu quả chăn nuôi; cải tạo đất phèn đất mặn ở
Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giúp đưa diện tích lớn đất vào sản xuất lúa 2-3 vụ…

DHung: Nâng cao quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất: có ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất lao động, đem lại hiệu quả rất lớn trong việc giảm lượng giá trị sản phẩm, tăng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế.
Nổi bật nhất là việc sử dụng các nhà máy sản xuất có quy mô lớn như nhà máy sản xuất điều
hoà Daikin ở Hưng Yên có quy mô 210000m2, nhà máy Intel ở khu công nghệ cao Thành
phố Hồ Chí Minh có quy mô 16000m2… Cùng với đó là việc đưa vào sử dụng máy móc
hiện đại có hiệu suất cao đem lại năng suất sản xuất rất lớn như nhà máy lọc dầu Nghi Sơn
hoạt động với công suất 200000 thùng dầu thô/ngày.

PHau: Tiến hành tổ chức quản lý, có nhiều mô hình tổ chức quản lý sản xuất khác nhau: một
trong những mô hình được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất là mô hình Lean với mục
tiêu ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu và chi phí hơn được công ty Việt Tiến
chuyên sx áo sơ mi, quần jean, quần kaki cũng như quần áo jean đã áp dụng Lean từ năm
2007, kể từ khi áp dụng mô hình này, năng suất lao động công ty tăng hơn 30% so với trước.

DHung: Trong một giá trị như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản
đơn. Vì thế các nhà làm kinh tế cần phải chú trọng đầu tư vào những ngành lao động phức
tạp đòi hỏi nhiều chất xám, và để làm được điều này thì cần: Nâng cao chất lượng nguồn lao
động bằng việc mở các trường dạy nghề, tập huấn kỹ thuật cho người lao động tiếp cận với
những tiến bộ của khoa học công nghệ… bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kĩ năng, tay nghề;
nâng cao trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất khoa học cho người lao động; Phổ biến
cho công nhân các kiến thức liên quan đến chất lượng sản phẩm, giá cả thị trường và kiến
thức về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; Đồng thời mở rộng quảng bá, tiếp thị hàng
Việt để đông đảo người dân tiếp cận với hàng trong nước, loại bỏ tâm lí “sính ngoại” của
nhiều người. Mở những gian hàng giới thiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, đưa hàng việt về
nông thôn, tổ chức các tuần lễ khuyến mãi với các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước.
Và đặc biệt phải xây dựng thương hiệu cho hàng Việt để có vị thế trên thị trường.

PHau:Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì giá trị sản phẩm cũng là cái để các doanh nghiệp
canh tranh với nhau trước quan điểm thích “giá cả vừa ý” của khách hàng Việt chính vì thế
việc tăng lượng giá trị hàng hóa để giá trị của hàng hóa giảm là việc tối ưu nhất mà các
doanh nghiệp đang hướng tới cũng như là cách để thu hút khách hàng và đem lại lợi nhuận
cho công ty.

DHung: Kết bài, xin chào, cảm ơn!

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO


(1) Lê Anh Dũng, ngày (2015), Kênh Sinh Viên, Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá
trị hàng hoá, truy cập từ https://bitly.com.vn/40205t truy cập ngày 22/10/2021.
(2) PGS.TS Nguyễn Văn Hậu, ThS Trần Thị Lan Anh, ngày (2020), Quản lý nhà nước,
Nâng cao sức cạnh tranh của nLn kinh tế từ việc cải thiện năng suất lao động, truy
cập từ https://bitly.com.vn/w1qglx truy cập ngày 22/10/2021.
(3) Trung tâm thông tin công nghệ và thương mại, ngày (2021), Bộ Công thương Việt
Nam, Xu hướng tiêu dùng hiện đại làm thay đổi mô hình kinh doanh của doanh
nghiệp trong t?nh h?nh mới, truy cập từ https://bitly.com.vn/5o511y truy cập ngày
22/10/2021.
(4) TS. Doãn Công Khánh ngày (2019), Tạp chí cộng sản Nâng cao năng lực cạnh tranh
cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: thực hiện các giải pháp, truy cập từ
https://bitly.com.vn/wxsqry truy cập ngày 22/10/2021.
(5) Tổ chức lao động quốc tế (2015), Tại sao năng suất lao động lại quan trọng trong
bối cảnh hội nhập kinh tế ?, truy cập từ https://bitly.com.vn/lzd9w4 truy cập ngày
22/10/2021.
(6) Mai Quý (2020), Tập trung nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân lao động, Lao
động thủ đô, truy cập từ https://bitly.com.vn/oukakh, truy cập ngày 21/10/2021.
(7) Thanh Hà (2021), Người “mở đường” xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số, Hà Nội
mới, truy cập từ https://bitly.com.vn/hh6f52, truy cập ngày 21/10/2021.
(8) Hải Ngô (2021), Vinamilk xuất khẩu sữa hạt và sữa đặc sang Trung Quốc, Nhân dân
https://bitly.com.vn/fu5e0l, truy cập ngày 21/10/2021.

You might also like