You are on page 1of 2

LHọ và tên: Ngô Thế Cường

STT:17

Câu 1:Lượng giá trị hàng hóa là gì? Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng tới giá trị hàng hóa? Cho ví dụ
minh họa. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này.

Bài làm

+Lượng giá trị hàng hóa:

-Lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa. Lượng thời gian hao
phí này được tính bằng thời gian lao động.

-Thời gian lao động này là thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là
thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã
hội với trình độ thành thạo trung bình của người lao động.

-Ví dụ: Người thợ mộc mất 6 giờ để làm ra 1 cái bàn thì lượng giá trị ở đây là 6 giờ

+Những nhân tố ảnh hưởng tới giá trị hàng hóa:

Tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian lao động xã hội cần thiết đều ảnh hưởng tới lượng giá
trị hàng hóa.

-Năng suất lao động:

Năng suất lao động là sức sản v của lao động nó được đo bằng lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1
thời gian hoặc lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng
lên tức là thời gian lao động cần thiết để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm giảm xuống tức là lượng giá trị
hàng hóa giảm xuống. Năng suất lao động tỉ lệ nghịch với lượng giá trị của hàng hóa.

Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ thành thạo trung bình của người công
nhân,mức độ phát triển của khoa học kĩ thuật, mức độ ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản
xuất,trình độ tổ chức quản lý , quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên.

-Ví dụ: Năng suất lao động của người thợ mộc là 5 cái bàn trên 1 tiếng đồng hồ làm việc tức lượng
giá trị lao động là 12 phút. Khi năng suất lao động tăng lên thành 6 cái bàn trên 1 tiếng đồng hồ thì
lượng giá trị giảm xuống còn 10 phút

-Cường độ lao động:

Là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn
trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.

-Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hướng tới lượng giá trị của hàng hóa. Theo mức độ phức
tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động phức tạp và lao động giản đơn.

Ý nghĩa thực tiễn:

Bài 2:

Ta có tư bản khả biến bằng 25% tư bản bất biến => v/c=25%=1/4. Nhà tư bản đầu tư 50 tỷ USD nên
ta có

v=10 tỷ USD c=40 tỷ USD


Trình độ bóc lột là 300% nên ta có m'=m/v x100%=300% => m=3v=30 tỷ(USD)

Tổng giá trị mới do công nhân làm ra là:m+v=40 tỷ(USD). Vì có 10000 công nhân nên lượng giá trị
mới do 1 công nhân làm ra là 40 tỷ:10000=4 triệu usd

- Giá trị mới là phần lao động trừu tượng( biểu hiện ở sự hao phí lao động sống trong quá
trình sản xuất ra sản phẩm) có vai trò làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm, đây là bộ phận giá
trị mới trong sản phẩm (ký hiệu là v + m).
- Giải thích: vì ngoài thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm người lao động còn phải
làm thêm 1 phần thời gian không công cho đủ số thời gian theo hợp đồng phần lao động đó
tạo ra giá trị mới dôi ra

You might also like