You are on page 1of 2

Họ và tên: Đào Thu Phương MÔN THI: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Ngày sinh: 11/7/2003


Mã sinh viên: 21A710100299
Khoa: Tiếng Anh – Trường ĐH Mở HN

ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1 (7 điểm): Em hãy phân tích nguồn gốc của giá trị thặng dư?

Câu 2 (3 điểm): Em hãy cho biết: Kéo dài thời gian lao động của
công nhân có tăng năng xuất lao động không? Tại sao?

Bài làm:

Câu 1: Nguồn gốc của giá trị thặng dư

Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản
xuất. Vì tư liệu sản xuất và sức lao động do nhà tư bản mua, nên trong quá
trình sản xuất, người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản
và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.

Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư
bản khi năng suất lao động đạt tới trình độ nhất định – chỉ cẩn một phần
của ngày lao động người công nhân làm thuê đã tạo tra giá trị bằng giá trị
sức lao động của chính mình.

Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng các tư liệu sản xuát và
chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm; và bằng lao động trừu tượng, công
nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó được
gọi là giá trị thặng dư.

Giá trị hàng hóa (W) được sản xuất ra gồm hai phần: giá trị những tư liệu
sản xuất đã hao phí được lao động cụ thể bảo tồn và chuyển vào sản phẩm
(giá trị cũ, ký hiệu c) và giá trị mới (v+m) do lao động trìu tượng của công
nhân tạo ra (lớn hơn giá trị hàng hóa sức lao động). Phần giá trị mới do lao
động sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động, được nhà tư
bản thu lấy mà không trả cho người lao động, được gọi là giá trị thặng dư
(m). Như vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.

Câu 2:

- Theo em việc kéo dài thời gian lao động của công nhân không tăng năng
xuất lao động . Vì tăng năng suất lao động thì làm giảm hao phí sức lao động
để sản xuất ra một sản phẩm và làm giảm giá trị sản phẩm giảm giá thành sản
phẩm. Tăng năng suất lao động do thay đổi cách thức lao động, làm giảm nhẹ
hao phí lao động,
- Thực tế khi phải làm việc nhiều giờ trong ngày, sức khỏe NLĐ giảm sút dẫn
đến năng suất lao động giảm, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu và DN
chính là người chịu thiệt hại. NLĐ được chăm lo tốt, được tạo điều kiện nghỉ
ngơi, tái tạo sức lao động tốt thì năng suất lao động tăng, mà năng suất lao
động sẽ làm nên giá trị. Từ phía người lao động, tăng giờ làm giảm năng suất
lao động do người lao động hưởng lương theo thời gian chứ không theo sản
phẩm.
- Hơn nữa năng suất lao động trước hết phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử
dụng lao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, như máy móc và công
nghệ, và lượng máy móc và công nghệ mà một người lao động đó được sử
dụng.

You might also like