You are on page 1of 2

I.

Giá Trị Được Tạo Ra Nhờ Lao Động


1. Giá trị của hàng hóa.
Trong triết học thì giá trị hàng hóa được xác định là một thước đó, một
phạm trù thuộc tính cơ bản của hàng hóa. Nó được xem là lao động hao
phí của người sản xuất để làm ra nó và đã được kết tinh vào trong hàng
hóa. Giá trị hàng hóa chính là công sức của người sản xuất để có thể tạo
ra hàng hóa, giá trị hàng hóa ở đây chính là những giá trị lao động mà
người sản xuất đã bỏ ra. Để nắm được giá trị hàng hóa là gì thì ta phải
hiểu được giá trị trao đổi là gì vì khi hàng hóa xuất hiện thì nhất định nó
phải đi kèm với giá trị sử dụng, trong kinh tế hàng hóa thì giá trị sử dụng
chính là những cái mang giá trị trao đổi. Đơn giản thì một vật nếu muốn
được gọi là hàng hóa thì chúng phải được sản xuất ra mới mục đích buôn
bán, trao đổi, tức vật đó phải có giá trị trao đổi thì mới có thể được xác
định là hàng hóa.
2. Giá trị của hàng hóa được tạo ra nhờ lao động.tạo thành
Như đã trình bày ở nội dung phía trên, giá trị hàng hóa do lượng hao phí
lao động trừu tượng để sản xuất ra hàng hóa quyết định và hao phí lao
động thường được tính theo đơn vị thời gian để tạo ra sản phẩm hàng hóa.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sẽ được căn cứ dựa trên cơ sở là công năng
của hàng hóa đó đối với con người. Có thể thấy một mặt hàng khi sản
xuất ra có thể mang trong mình một hoặc nhiều công dụng nhưng nó sẽ
chỉ có thể có một giá trị sử dụng duy nhất. Tất cả các sản phẩm hàng hóa
đều được xác định là kết quả từ quá trình sản xuất thông qua hoạt động
lao động của con người, là sản phẩm của quá trình lao động, có lao động
kết tinh vào trong đó để tạo ra hàng hóa. Tóm lại, con người bỏ ra thời
gian, sức lực, trí tuệ để có thể tạo ra những sản phẩm, hàng hóa đem lại
giá trị sử dụng cao trên thực tế sử dụng.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa.
– Năng suất lao động:
Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến đó là năng suất lao
động, nghĩa là năng lực của người sản xuất. Chúng sẽ đươc xác định
bằng số lượng sản phẩm được tạo ra trong một đơn vị thời gian nhất định,
hay nói cách khác đó chính là khoảng thời gian để có thể chế tạo ra một sản
phẩm hoàn chỉnh.
Do vậy, khi năng suất lao động tăng thì đồng nghĩa với việc số lượng sản
phẩm được tạo ra cũng sẽ tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, lượng giá trị
sản phẩm có thể sẽ bị giảm đi kèm theo đó là năng suất lao động sẽ tỷ lệ nghịch
với lượng hàng hóa được tạo ra.
– Cường độ lao động:
Cường độ lao động cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hàng
hóa, đây chính là mức độ hao phí lao động được xác định trên một
đơn vị thời gian nhất định. Nếu cường độ lao động tăng thì sẽ theo số
lượng sản phẩm tạo ra cũng tăng, giá trị của hàng hóa vẫn được giữ nguyên.
Nếu tăng cường độ lao động hay kéo dài thời gian lao động thì sẽ
làm ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa. Bởi thời gian lao động kéo dài
sẽ vô hình chung ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, từ đó kết quản
hoàn thành công việc sẽ không đảm bảo về chất lượng.
– Mức độ phức tạp của lao động:
Mức độ phức tạp của lao động cũng tạo ra những ảnh hưởng nhất
định đến lượng giá trị của hàng hóa. Độ phức tạp của hàng hóa sẽ
thường được chia ra thành lao động đơn giản và lao động phức tạp.
Lao động đơn giản thực chất đấy chính là sự hao phí lao động một
cách đơn giản mà người lao động nào cũng có thể thực hiện được.
Còn lao động phức tạp thì đòi hỏi người lao động phải trải qua quá
trình đào tạo, huấn luyện để có thể trở thành người lao động có tay
nghề, có trình độ chuyên môn cao, lao động phức tạp luôn đem lại giá
trị hàng hóa cao hơn so với lao động đơn giản.

You might also like