You are on page 1of 3

Hai thuộc tính của hàng hóa; lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh

hưởng đến lượng giá trị hàng hóa


 Hàng hóa: là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi và mua bán trên thị trường.
 Hai thuộc tính của hàng hóa:
+ Giá trị sử dụng:
- Khái niệm: là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người.
 Đặc điểm:
 Do thuộc tính tự nhiên của hàng hoá quyết định và là nội dung vật chất
của của cải, vì vậy giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
 Chỉ được thực hiện khi còn người sử dụng hay tiêu dùng hàng hoá.
 Là thuộc tính gắn liền với hàng hoá, là giá trị sử dụng cho người mua, tức
là giá trị sử dụng cho xã hội
+ Giá trị:
 Khái niệm: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng
hoá
 Đặc điểm:
 Chỉ được biểu hiện qua bên ngoài thông qua giá trị trao đổi. Giá trị trao
đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị, giá trị là nội dung, cơ sở của trao
đổi.
 Ví dụ: 1m vải = 1kg giấy
Hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có
cơ sở chung nào đó. Vì các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng nên
không thể lấy giá trị sử dụng để đo lường các hàng hóa. Các hàng hóa
khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so sánh được
với nhau trong khi trao đổi đó là: các hàng hóa đều là sản phẩm của lao
động, sản phẩm của lao động là do lao động xã hội hao phí để sản xuất ra
hàng hóa đó. Thực chất các chủ thể khi trao đổi hàng hóa với nhau là trao
đổi lao động chứa đựng trong hàng hóa.
 Trong ví dụ trên, giả sử người thợ dệt làm ra được 1m vải mất 5 giờ, người
làm giấy làm ra 1 kg giấy cũng mất 5 giờ. Trao đổi 1m vải lấy 1kg giấy
thực chất là trao đổi 5 giờ lao động sản xuất ra 1m vải với 5 giờ lao động
sản xuất ra 1 kg giấy. Như vậy, hao phí để sản xuất ra hàng hóa là cơ sở
chung của trao đổi gọi là giá trị hàng hóa.
 Đi từ định nghĩa giá trị trao đổi nêu trên, ta rút ra được khái niệm giá trị
hàng hóa như sau: Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản
xuất kết tinh trong hàng hoá.
 Đặc trưng của giá trị hàng hóa:
 Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa, biểu thị mối quan hệ giữa những
người sản xuất và trao đổi hàng hóa.
 Giá trị là một phạm trù lịch sử, nghĩa là nó chỉ tồn tại ở những phương
thức sản xuất có sản xuất và trao đổi hàng hóa.
→ Hai thuộc tính của hàng hóa là sự thống nhất của các mặt đối lập
Sự thống nhất thể hiện ở chỗ: Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng
hóa. Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội),
nhưng không có giá trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí
tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hóa. Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao động kết tinh),
nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể thỏa mãn nhu cầu nào của con người, xã hội)
cũng không trở thành hàng hóa.
Sự đối lập thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất (vải mặc, sắt thép, lúa
gạo…). Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là
“những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là
lao động đã được vật hoá ( vải mặc, sắt thép, lúa gạo… đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động
trong đó).
Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và
thời gian: Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước; Giá trị sử dụng
được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng.
 Lượng giá trị hàng hóa: là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra hàng hoá đó. Lượng hao phí lao động được tính bằng thời gian lao động xã hội
cần thiết ( là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều
kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung
bình)
 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
 Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất
ra một đơn vị sản xuất.
CT: w = (1) 60sp/1p
w: năng suất lao động
qi: số lượng người sản xuất i sx trong thời gian i
ti: thời gian lao động của nsx i sx qi sản phẩm
Tác động: NSLĐ tăng - sản lượng/1 đơn vị thời gian tăng
- thời gian cần thiết/1sp giảm
- lượng giá trị hàng hóa giảm
NSLĐ giảm: - sản lượng/ 1 đv thời gian giảm
- thời gian cần thiết/ 1sp tăng
- lượng giá trị hàng hóa tăng
→ NSLĐ -tỷ lệ nghịch với lượng giá trị hàng hóa
- Phụ thuộc vào - Trình độ người lao động
 KH-KT ứng dụng vào quá trình sản xuất
 Điều kiện tự nhiên
 Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất

 Cường độ lao động: là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản
xuất ( Không ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa)
 Mức độ phức tạp của lao động
 Lao động giản đơn: là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
 Lao động phức tạp: là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá
trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên
môn nhất định.( là lao động giản đơn nhân bội lên)
→ Trong cùng một đơn vị thời gian như nhau, lđ phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn
so với lđ giản đơn→ Là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản lý và người lao động xác
định mức thù lao cho phù hợp với tính chất lao động.

You might also like