You are on page 1of 28

CHƯƠNG 2:

Câu 1: Xét về mặt bản chất, năng suất và cường độ lao động là giống nhau
Đây là câu nhận định sai.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản
xuất.
Tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn
vị thời gian tăng lên, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ được giảm xuống.
Còn tăng cường độ lao động làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên trong một đơn
vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.
Câu 2: Khi tiền rút ra khỏi lưu thông, lúc này nó sẽ thực hiện hiện chức năng là
phương tiện thanh toán
Đây là câu nhận định sai.
Tiền rút ra khỏi quá trình lưu thông sẽ đi vào cất trữ, tức khi tiền rút ra khỏi lưu
thông sẽ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ,có tác dụng dự trữ tiền cho lưu
thông, sẵn sàng tham gia lưu thông.
Tiền làm phương tiện thanh toán trong trường hợp tiền được dùng để trả nợ, trả
tiền mua chịu hàng hóa…
Câu 3: Dù là lao động giản đơn hay lao động phức tạp thì đều có tính hai mặt là cụ
thể và trừu tượng
Đây là câu nhận định đúng
Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống,
chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào
tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định.
Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình
thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa
về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
Theo C.Mác, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa
có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động.
Vd: Công việc bán tờ rơi là lao động giản đơn, nó mang tính cụ thể ở chỗ nó có ích trong
việc quảng bá thương hiệu dưới một hình thức cụ thể là phát tờ rơi, đồng thời nó mang

1
tính trừu tượng ở chỗ công việc này nó cũng mang lại hao phí sức lao động nói chung
của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
Tương tự với giáo viên, bác sĩ là lao động phức tạp,....
=> Vậy dù là lao động giản đơn hay lao động phức tạp thì đều có tính hai mặt là cụ thể và
trừu tượng
Câu 4: Hàng hóa có hai thuộc tính vì có hai loại lao động khác nhau kết tinh trong
hàng hóa
Đây là câu nhận định sai.
Theo C.Mác, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa
có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động.
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định.
Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình
thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa
về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
Hàng hóa có hai thuộc tính là vì mọi lao động của người sản xuất hàng hóa đều có hai
mặt nêu trên chứ không phải là vì có hai loại lao động khác nhau kết tinh trong hàng hóa
Câu 5: Xét về mặt bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, giống với mọi thứ
hàng hóa
Đây là câu nhận định đúng.
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi, mua bán.
Về bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản
xuất và trao đổi hàng hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa
Vậy tiền giống với mọi thứ hàng hóa khác đều là sản phẩm của lao động.
Câu 6: Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ
sở kết hợp giá trị cá biệt và giá trị xã hội
Nhận định trên Sai.
Giải thích:
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất
và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.
=> Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở
giá trị xã hội hay phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã
hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt.

2
- Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị
trường, muốn được xã hội thừa nhận sản phẩm thì lượng giá trị của một hàng hóa
cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Trong sản xuất, người tiến hành sản xuất phải có sự hao phí sức lao động cá biệt
của mình nhỏ hơn hoặc bằng với mức hao phí sức lao động xã hội cần thiết, thì
mới đạt được lợi thế trong cạnh tranh.
- Ví dụ: Để sản xuất ra một cái áo, người sản xuất A phải tốn hao phí sức lao động
cá biệt là 5$/ sản phẩm. Tuy nhiên, hao phí sức lao động xã hội tức là mức hao phí
lao động trung bình mà xã hội chấp nhận chỉ là 4$/ sản phẩm. Như vậy, nếu bán ra
thị trường theo mức hao phí sức lao động cá biệt là 5$ thì người sản xuất A không
bán được hàng, quy mô sản xuất bị thu hẹp.

Câu 7: Giá trị sử dụng của mọi hàng hóa đặc biệt đều giống nhau
Nhận định trên Sai.
Giải thích:
- Hàng hóa đặc biệt là những loại hàng hóa, sản phẩm mang tính chất riêng biệt, kể
cả những sản phẩm không hiện hình như dịch vụ, sức lao động,…
- Một số hàng hóa đặc biệt như:
+ Hàng hóa sức lao động với điều kiện người lao động phải được tự do và chủ động
chi phối sức lao động của mình. Họ có thể bỏ sức lao động ra để đổi lấy giá trị nào
đó.
+ Hàng hóa có tính chất nguy hiểm như: hàng hóa dễ gây cháy nổ, có tính chất
phóng xạ,…
+ Hàng hóa có giá trị cao như: vàng, kim cương, đá quý,…
+ Hàng hóa sử dụng công nghệ cao
+ Hàng hóa cần có chế độ bảo quản riêng như: vacxin, thuốc, dược phẩm,…
- Giá trị sử dụng của một hàng hóa là công dụng của nó hay khả năng thỏa mãn nhu
cầu nào đó của người mua.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa có các đặc trưng:
+ Do thuộc tính cơ, lý, hóa, sinh học của vật chất quyết định
+ Là phạm trù vĩnh viễn
+ Chỉ thể hiện khi tiêu dùng
+ Hàng hóa có thể có một hay nhiều công dụng
=> Như vậy, tùy loại hàng hóa mà nó có những công dụng hay khả năng thỏa mãn
nhu cầu của người mua khác nhau. Ví dụ như: Vàng sẽ có công dụng là có tính
dẫn điện tốt còn thuốc có tác dụng điều hòa (tăng cường hoặc ức chế) một hoặc
một vài chức năng nào đó của cơ thể chứ không tạo ra chức năng mới.

3
Câu 8: Hàng hóa dịch vụ và hàng hóa thông thường là hoàn toàn giống nhau
Nhận định trên Sai.
Giải thích:
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con
người và trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi (mua bán).
- Trong đời sống hiện thực, nhu cầu con người rất đa dạng nên hàng hóa tồn tại dưới
nhiều hình thức khác nhau như: hàng hóa thông thường, hàng hóa đặc biệt, hàng
hóa hữu hình, hàng hóa vô hinh, hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng.
- Hàng hóa thông thường còn được gọi là hàng hóa cần thiết, là hàng hóa có nhu cầu
tăng lên khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên. Hàng hóa thông thường không
đề cập đến chất lượng của hàng hóa. Nó đề cập tới mức độ cầu đối với hàng hóa
đó khi tăng hoặc giảm thu nhập. Nói cách khác, nếu lương tăng, cầu đối với hàng
hóa thông thường sẽ tăng. Trong khi ngược lại, lương giảm hoặc bị sa thải sẽ dẫn
đến giảm cầu hàng hoá thông thường.
Ví dụ: quần, áo, giày dép, balo….
- Dịch vụ là một loại hàng hóa, nhưng đó là loại hàng hóa vô hình.
Đặc điểm:
+ Giá trị của dịch vụ cũng là lao động xã hội tạo ra dịch vụ
+ Giá trị sử dụng của dịch vụ không phải là phục vụ trực tiếp người cung ứng
dịch vụ.
+ Dịch vụ là hàng hóa không thể cất trữ
+ Việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời.
Ví dụ: Bài giảng của thầy Đông, hướng dẫn viên du lịch….
=> Như vậy, nói hàng hóa dịch vụ và hàng hóa thông thường hoàn toàn giống
nhau là không đúng.
Câu 9: Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ thuận với lượng giá trị của
một đơn vị hàng hóa
Nhận định trên Sai
Giải thích:
- Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa, được
tính bằng thời gian lao động
- Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao
phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần
thiết trong 1 đơn vị hàng hóa.

4
=> Năng suất lao động tăng lên sẽ làm cho lượng giá trị trong 1 đơn vị hàng
hóa giảm xuống hay năng suất lao động tỉ lệ nghịch với lượng giá trị của 1
đơn vị hàng hóa.
Ví dụ 1: Ngày lao động là 8 giờ sản xuất được 8 sản phẩm, hay để sản xuất 1 sản
phẩm thì phải hao phí 1 giờ lao động.
- Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong
sản xuất.
Tăng cường độ lao động là tăng mức khẩn trương trong lao động, hay kéo dài
ngày lao động.
=> Cường độ lao động tăng lên thì khối lượng hàng hóa tăng lên, tổng giá trị
hàng hóa tăng lên nhưng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa không đổi
Lấy dữ liệu như ví dụ 1 thì khi cường độ lao động tăng lên thì ngày lao động là 10
giờ sản xuất ra được 10 sản phẩm, đồng nghĩa với việc để sản xuất ra 1 sản phẩm
thì phải hao phí 1 giờ lao động => mức độ tiêu hao sức lực để sản xuất ra 1 đơn vị
hàng hóa trong trường hợp này là không đổi.
Câu 10: Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản
phẩm, có thể chia tư bản thành hai loại là tư bản bất biến và tư bản khả biến
Nhận định trên Sai.
Giải thích: Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản
phẩm, có thể chia tư bản thành hai loại là tư bản cố định và tư bản lưu động
- Chu chuyển của tư bản là tuần hoàn của tư bản được xét với tư cách là quá trình
định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.
- Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động
tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần từng
phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn
Hao mòn của tư bản cố định gồm: hao mòn hữu hình (sự mất mát về giá trị sử
dụng và giá trị) do sử dụng và tác động của tự nhiên gây ra, và hao mòn vô hình
(sự mất giá thuần túy) do sự tăng lên của năng suất lao động sản xuất tư liệu lao
động và sự xuất hiện của những thế hệ tư liệu lao động mới có năng suất cao hơn.
- Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động,
nguyên, nhiên, vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển 1 lần, toàn phần
vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất

Câu 11: Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản
phẩm, có thể chia tư bản thành hai loại là tư bản cố định và tư bản lưu động [LIÊN]
Nhận định đúng.
5
Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động
tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần, từng phần
vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.
Ví dụ: máy móc, thiết bị, chi phí sử dụng đất, cổ phiếu, vốn liên doanh,...
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động,
nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển ngay một lần và toàn bộ
vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.
Ví dụ: nguyên vật liệu, hàng tồn kho, các khoản nợ phải thu,...
Và nhờ đó, Căn cứ vào sự khác nhau trong phương thức (đặc điểm) chu chuyển về
mặt giá trị nhanh hay chậm của các bộ phận tư bản để phân chia tư bản sản xuất thành tư
bản cố định và tư bản lưu động.
Câu 12: Tư bản bất biến và các bộ phận của nó chuyển toàn phần giá trị của nó
sang sản phẩm mới [LIÊN]
Nhận định đúng.
Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị
được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị
sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, tư bản bất biến là giá trị của những tư liệu sản xuất được
sử dụng, là bộ phận lao động quá khứ đã được kết tinh trong máy móc, nguyên, nhiên vật
liệu.
Ví dụ: Khi chuyển 10kg bông thành sợi, chỉ có giá trị 10kg bông và hao mòn máy
móc khoảng 2 USD chuyển sang giá trị sản phẩm mới.
Câu 13: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường
[LIÊN]
Nhận định đúng.
Vì theo khái niệm nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường, trong đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa đều thông qua thị trường
chịu sự ảnh hưởng, điều tiết của các quy luật thị trường.
Ví dụ: Nền KT Thị trường là nền KT tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp muốn
đứng vững trên trị trường thì cần phải liên tục đổi mới về sản phẩm, tổ chức quản lý,...
Câu 14: Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ nghịch với tổng lượng giá
trị của hàng hóa [LIÊN]
Nhận định sai.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, nó được đo bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian lao động
hao phí để tạo để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa.

6
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương của lao động hay mức độ hao phí của
lao động.
Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cùng trong một đơn vị thời gian lao động
nhưng khối lượng.Hàng hóa sản xuất gia tăng lên làm cho thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Như vậy, giá trị của hàng hóa tỉ lệ
nghịch với năng suất lao động. Ngược lại, tăng cường độ lao động là ta mất vẫn trương
trong lao động thực chất giống như kéo dài ngày lao động, cho nên tăng cường độ lao
động thì khối lượng hàng hóa tăng lên, tổng giá trị hàng hóa tăng lên nhưng giá trị một
đơn vị hàng hóa không đổi.
Ví dụ:
Ngày lao động là 8 giờ sản xuất được 8 sản phẩm hay để sản xuất một sản phẩm
phải hao phí một giờ lao động. Năng suất lao động tăng lên trong 8 giờ, sản xuất được 16
sản phẩm hay để sản xuất ra một sản phẩm, chỉ phải hao phí 1/2 giờ lao động.
Cường độ lao động tăng lên nên số lượng sản phẩm tạo ra là 12 trường hợp này
giống như việc kéo dài ngày lao động thành 12 giờ. Như vậy, tăng cường độ lao động,
lượng sản phẩm tăng lên, tổng giá trị hàng hóa tăng lên và mức độ tiêu hao sức lực để sản
xuất ra một đơn vị hàng hóa trong trường hợp này là tương đương với trước đó.
Vì vậy, chỉ có năng suất lao động tỉ lệ nghịch với tổng lượng giá trị của hàng
hóa, còn cường độ lao động tỉ lệ nghịch tổng lượng giá trị của hàng hóa.
Câu 15: Giá trị trao đổi và giá trị là hoàn toàn giống nhau [LIÊN]
Nhận định sai.
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong
hàng hoá.
Giá trị trao đổi là một quan hệ tỷ lệ về lượng giữa những giá trị sử dụng của các
hàng hóa khác nhau có thể trao đổi cho nhau.
Ví dụ: 1 mét vải = 10kg thóc.
Thực chất trao đổi hàng hóa chính là sự so sánh lao động giữa những người sản
xuất hàng hoá với nhau. Vì vậy, giá trị biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản
xuất hàng hoá.
Ta có giá trị là nội dung, là cơ sở quyết định giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ
là hình thái biểu hiện của giá trị. Vì vậy nếu nói giá trị trao đổi và giá trị hoàn toàn giống
nhau là sai.
Câu 16: Bằng lao động cụ thể người công nhân đã tạo ra giá trị mới là 20 USD
Nhận định Sai
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng

7
riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo
ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái
bàn, cái ghế, đối tượng lao động là gỗ, phương pháp của anh ta là các
thao tác về cưa, về bào, khoan, đục; phương tiện được sử dụng là cái
cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao động là tạo ra cái bàn, cái
ghế.
Trong quá trình sản xuất, lao động cụ thể của người sản xuất có vai trò bảo tồn và di
chuyển giá trị của tư liệu sản xuất vào sản phẩm, đây là bộ phận giá trị cũ trong sản phẩm
(ký hiệu là c), còn lao động trừu tượng (biểu hiện ở sự hao phí lao động sống trong quá
trình sản xuất ra sản phẩm) có vai trò làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm, đây là bộ phận
giá trị mới trong sản phẩm (ký hiệu là v + m).

Câu 17: Quy luật giá trị có những chức năng to lớn đối với sự phát triển của nền
kinh tế
Nhận định Đúng

- Quy luật giá trị có các chức năng sau: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng
hóa trên thị trường; Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sx nhằm tăng
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm; phân hóa những người sản xuất
thành những người giàu, người nghèo một cách tự nhiên.
- Chức năng thúc đẩy cải tiến kỹ thuật giúp cho việc tăng năng suất lao động
để có thể tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường từ đó phát
triển nền kinh tế.

Câu 18: Lượng giá trị xã hội của hàng hóa là một đại lượng cố định, không thay đổi
Nhận định sai
Lượng giá trị của hàng hóa là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn
vị hàng hóa

Lượng giá trị xh của hàng hóa có thể thay đổi phụ thuộc vào lượng thời gian hao phí lao
động xã hội cần thiết để sx ra đơn vị hàng hóa

Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa: NSLĐ, CĐLĐ, tính chất của lao
động sản xuất hàng hóa

8
Câu 19: Tất cả hàng hóa đặc biệt đều giống nhau ở đặc điểm không do hao phí lao
động trực tiếp tạo ra
Nhận định sai
Hàng hóa có tính chất cháy nổ nguy hiểm cũng được xem là hàng hóa đặc biệt như thuốc
nổ hay pháo. Và chúng là do hao phí lao động trực tiếp tạo ra từ những người có chuyên
môn.
Thương hiệu hay danh tiếng là kết quả của sự nỗ lực của sự hao phí sức lao động của
người nắm giữ thương hiệu, thậm chí của nhiều người

Câu 20: Quy luật giá trị thể hiện sự hoạt động của nó thông qua sự vận động của giá
cả thị trường
Nhận định đúng
QLGT hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá
trị dưới tác động của quan hệ cung – cầu. Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị
hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả
thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị

Câu 21: Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó
Nhận định trên là nhận định đúng
Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt được sử dụng làm vật ngang giá chung để biểu hiện
và đo lường giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác và thực hiện trao đổi giữa chúng
Chức năng của tiền tệ cô đọng thành 3 chức năng gồm: Chức năng đo lường giá trị, chức
năng phương tiện trao đổi, chức năng phương tiện dự trữ giá trị.
Giải thích vì về mặt bản chất, tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò là vật ngang
giá chung để đo lường giá trị của các hàng hóa khác, làm phương tiện để trao đổi hàng
hóa, dịch vụ. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa. Ta có thể thấy, về mặt bản
chất, tiền tệ thể hiện đầy đủ qua 3 chức năng. Từ đó có thể cho thấy bản chất của tiền tệ
được thể hiện qua 3 chức năng.
Câu 22: Lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá. Điều này được hiểu là
giá cả có thể tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó
Nhận định trên là nhận định đúng
Trong trao đổi hàng hóa phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù
đắp được chi phí chí người sản xuất (chi phí hợp lý) và đảm bảo hoạt động sản xuất đó có
lãi để tiếp tục tái sản xuất.
Sự tác động, vận hành của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả
hàng hoá. Vì giá trị là tiền đề của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị.
Vì vậy nên phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa. Điều này có thể cho thấy giá cả có thể
tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó

9
Câu 23: Khi số lượng hàng hóa cung cấp và thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi
lượng giá trị xã hội của hàng hóa
Nhận định đúng
Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí tạo ra hàng hóa. Lượng lao động
hao phí được tính theo thời gian lao động (phút; giờ; ngày; tháng,…).
Được biết, số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường nhiều hay ít không ảnh hướng đến
thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần để sản xuất một hàng hóa trong điều
kiện sản xuất trung bình, với trình độ thành thạo trung bình. Thực tế, thời gian lao động
xã hội cần thiết là thời gian lao động cá biệt của người sản xuất cung cấp đại bộ phận
hàng hóa trên thị trường quyết đinh. Hơn hết, do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn
thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại lượng không cố định.
Vì vậy số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường nhiều hay ít không ảnh hưởng đến
lượng giá trị của hàng hóa.
Vì vậy, Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đối thì chưa kết luận được
lúc này

CHƯƠNG 4,5,6.
Câu 1: Độc quyền trong nền kinh tế thị trường vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật
Nhận định trên là nhận định đúng
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất
và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận
độc quyền cao.
Vì độc quyền là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung sản xuất ở mức độ cao. Do đó, các
tổ chức độc quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về tài
chính trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động KH-KT, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ
thuật. Đồng thời, vì lợi ích độc quyền, hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng chế chỉ
được thực hiện khi vị thế độc quyền của chúng không có nguy cơ bị lung lay. Đôi khi
mặc dù có khả năng tạo ra nguồn lực, nhưng các tổ chức không tích cực thực hiện, theo
đó ít nhiều kìm hãm tiến bộ KH-KT
Câu 2: Quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
Nhận định trên là nhận định đúng
Quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bị chi phối và quyết
định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là

10
nền kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng hóa các loại hình sở hữu và do vậy thích ứng
với nó là các loại hình phân phối khác nhau.
Thực hiện nhiều hình thức phân phối ở nước ta sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và tiến bộ xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống xã hội.
Câu 3: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa có những đặc trưng
giống, vừa có những đặc trưng khác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
Nhận định trên là nhận định đúng
Kinh tế thị trường định hướng XHCN có những điểm giống và khác với kinh tế thị trường
TBCN.

Sự giống nhau biểu hiện ở chỗ, xuất phát từ tính khách quan của nó. Cả hai kiểu kinh tế thị
trường này đều chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống các qui luật : qui luật giá trị,
qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật lưu thông tiền tệ … Đồng thời, cả nền kinh tế thi
trường ở các nước TBCN và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đều là các nền kinh tế hỗn
hợp, tức là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết ( quản lí ) của nhà nước. Tuy nhiên, sự can thiệp
của nhà nước ở các nền kinh tế là khác nhau. Không có nền kinh tế thị trường thuần tuý (hoàn
hảo) chỉ vận hành theo cơ chế thị trường.

Câu 4: Trong nền kinh tế thị trường, tồn tại một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản.
❖ Đúng
❖ Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế: là sự thiết lập những tương tác giữa
con người với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh
tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới với mục tiêu xác lập các lợi
ích kinh tế trong mối quan hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất
định.
❖ Giải thích:
➢ Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
■ Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi ích kinh tế chặt
chẽ với nhau.Trong cơ chế thị trường, những người sử dụng
lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của nhau, từ đó tạo ra
sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ.
■ Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng
lao động liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau.
❖ Ví dụ: Trong quan hệ chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng
lao động làm cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân. Trong cơ chế thị
trường, đội ngũ này đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế. Xã hội
nên cần được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.

11
Câu 5: Một trong những nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
đã thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
❖ Đúng
❖ Khái niệm của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là quá trình quốc gia
đó thực hiện gắn kết với nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa
trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.
❖ Giải thích:
➢ Về mặt nội dung cơ bản Việt Nam đã thực hiện đa dạng hóa các hình
thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
➢ Về hình thức, Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các
hoạt động kinh tế đối ngoại như: Ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp
tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ,...
■ Ví dụ: Công ty Vingroup đã đầu tư nước ngoài (Mỹ) với số
tiền lên đến 300 triệu USD.
➢ Về mức độ hội nhập kinh tế quốc tế thì tiền trình hội nhập kinh tế
được chia thành các mức độ từ cơ bản đến nâng cao: Thỏa thuận
thương mại ưu đãi (PTA), khu vực mậu dịch tự do (FTA), liên minh
thuế quan (CU),...
■ Ví dụ: Việt Nam ký hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA)
năm 2011. Lúc này thể hiện sự phát triển của Việt Nam trên
trường quốc tế, phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp.
Câu 6: Một trong các nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hóa hiện đại hóa ở Việt
Nam là từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất.
❖ Đúng
❖ Khái niệm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn
diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử
dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển
của công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
❖ Giải thích:
➢ Trong nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đang từng
bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Với mục tiêu nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì vậy phải
củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất chủ nghĩa, tiến
tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn
bộ nền kinh tế.

12
Câu 7: Một trong những phương thức cơ bản thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ
lợi ích chủ yếu trong nền kinh tế thị trường là theo nguyên tắc thị trường. (Trang 93)
Câu 8: Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động vừa thống nhất, vừa
mâu thuẫn (Giống câu 4)
Câu 9: Các quan hệ lợi ích kinh tế vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau (giống
câu 4)
Câu 10: Hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát
triển của nền kinh tế Việt Nam
Đây là nhận định đúng vì
Về kinh tế, mở rộng thị trường thúc đẩy thương mại phát triển nhưng lại tạo sự
cạnh tranh gay gắt giữa LĐ nội địa và LĐ quốc tế
Về chính trị, tác động mạnh mẽ tới hội nhập chính trị, QLNN khó có thể kiểm soát
Về văn hóa – xã hội, tạo tiền đề để hội nhập về văn hóa, tiếp thu những giá trị tinh
hoa của thế giới nhưng lại tăng nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc
Về an ninh quốc phòng, giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình nhưng
tạo ra thách thức trong việc giữ trọn chủ quyền quốc gia và chống khủng bố.
Câu 11: Nguyên tắc cơ bản thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ
yếu trong nền kinh tế thị trường là hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã
hội (hông biết làm)
Câu 12: Một trong các nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam là xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên
tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Câu 13: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tồn tại đa dạng
hình thức sở hữu; thành phần kinh tế; loại hình phân phối.
KTTT ĐHXHCN là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng
thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh, có sự điều tiết của nhà nước do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.
Đúng vì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang
trong giai đoạn hội nhập về nền kinh tế thế giới trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư
nhân là động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được khuyến
khích phát triển.

13
Câu 14: Quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động vừa thống
nhất, vừa mâu thuẫn
Người lao động là người có đủ thể lực, có khả năng lao động, khi họ bán sức
lao động sẽ nhận được tiền lương tiền công và chịu sử quản lý, điều hành của
người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động là chủ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, là những người
trả tiền cho những người lao động
Đúng vì họ có mâu thuẫn ở chỗ người sử dụng lao động luôn muốn giảm tới
mức thấp nhất các khoản chi phí trong đó có vấn đề tiền lương của người lao động
để tăng lợi nhuận. Và họ thống nhất với nhau ở chỗ cả hai đều có sự phụ thuộc vào
nhau: NLĐ thì phụ thuộc vào tiền lương của doanh nghiệp chi trả, NSDLĐ thì cần
sức lao động của những người mà họ đã thuê.
Câu 15: Độc quyền trong nền kinh tế thị trường vừa có những tác động tích cực,
vừa có những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần
lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc
quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao
Đây là nhận định đúng vì:
Về mặt tích cực, độc quyền cung cấp khả năng to lớn trong việc nghiên cứu
và triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật vì các tổ
chức độc quyền có khả năng tập trung các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực về tài
chính để phục vụ mục đích kinh tế của mình trong nền kinh tế thị trường.
Về mặt tiêu cực thì độc quyền làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt
hại cho người tiêu dùng và xã hội. Độc quyền tạo ra sản xuất lớn, có thể giảm chi
phí sản xuất, giảm giá cả hàng hóa nhưng độc quyền luôn áp đặt giá bán hàng hóa
cao, giá mua thấp, thực hiện trao đổi không ngang giá, gây thiệt hại cho người tiêu
dùng và xã hội

CHƯƠNG 3
Câu 1: Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt [LIÊN]
Nhận định Đúng.
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con
người và trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi, buôn bán.

14
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực và trí lực của con người, là khả năng lao
động của con người.
Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện là người lao động là công
dân tự do, họ không có tư liệu sản xuất và các của cải khác. Trong điều kiện đó, họ phải
bán sức lao động của mình để kiếm sống.
Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính như mọi hàng hóa thông thường là
Giá trị và giá trị sử dụng nhưng lại có những đặc điểm riêng.
Giá trị hàng hóa sức lao động xác định bằng số lượng lao động xã hội cần thiết để
sản xuất và tái sản xuất ra nó nhưng được quy về giá trị toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần
thiết để tái tạo ra năng lực lao động của chính người lao động và duy trì cuộc sống của
gia đình họ. Giá trị hàng hóa, sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ, nó bao
hàm cả yếu tố tinh thần văn hóa và yếu tố lịch sử, phụ thuộc hoàn toàn vào mấy cảnh lịch
sử của từng thời kỳ.
Với hàng hoá sức lao động, giá trị của hàng hoá sức lao động được biểu hiện trong
quá trình sử dụng là giá trị của nó không những được bảo tồn mà đồng thời tạo ra một giá
trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động. Trong khi đó, giá trị sử dụng
của hàng hoá thông thường sẽ mất đi sau quá trình tiêu dùng, sử dụng.
Do đó, có thể thấy, điểm đặc biệt của hàng hoá sức lao động là giá trị sử dụng
chính là nguồn gốc để tạo ra giá trị, vì những giá trị mới mà nó tại ra đều lớn hơn giá trị
của bản thân nó. Như vậy, hàng hoá sức lao động sẽ tạo ra giá trị thặng dư khi được đem
vào sử dụng và chỉ có hàng hoá sức lao động mới có thể tạo ra giá trị thặng dư.
Tham khảo: Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt
(laodongvietnam.vn)
Câu 2: Giá trị của hàng hóa sức lao động do giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết quyết
định. [LIÊN]
Nhận định đúng.
Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản
xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra
năng lực đó, người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định.
Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được
quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy.
Diễn đạt theo cách khác, giá trị của hàng hóa xuất lao động, được đo lường gián tiếp
thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động.
Ví dụ: Nhu cầu của công nhân về ăn uống, sinh hoạt phí của gia đình,... nó sẽ
thành giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết của công nhân đó để tái sản xuất ra sức lao động
mới.

15
Vì vậy, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cũng góp phần quyết định đến giá trị hàng
hóa sức lao động.
Câu 3: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và mọi loại hàng hóa là giống
nhau [LIÊN]
Nhận định sai,
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu
của người mua.
Với hàng hoá sức lao động, giá trị của hàng hoá sức lao động được biểu hiện trong
quá trình sử dụng là giá trị của nó không những được bảo tồn mà đồng thời tạo ra một giá
trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động. Trong khi đó, giá trị sử dụng
của hàng hoá thông thường sẽ mất đi sau quá trình tiêu dùng, sử dụng.
Do đó, có thể thấy, điểm đặc biệt của hàng hoá sức lao động là giá trị sử dụng
chính là nguồn gốc để tạo ra giá trị, vì những giá trị mới mà nó tại ra đều lớn hơn giá trị
của bản thân nó. Như vậy, hàng hoá sức lao động sẽ tạo ra giá trị thặng dư khi được đem
vào sử dụng và chỉ có hàng hoá sức lao động mới có thể tạo ra giá trị thặng dư.
Ví dụ: Giá trị sử dụng của hàng hóa thông thường như cái nón, cái áo chỉ dùng để
mặc và đội lên đầu. Nhưng giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cụ thể là sức lao
động của người công nhân không những tạo ra được sản phẩm mới mà còn tạo ra những
giá trị khác lớn hơn giá trị ban đầu mà công ti trả cho họ, làm sản sinh ra lượng giá trị
mới cho công ti.
Câu 4: Thông hàng hóa (mua, bán thông thường) Không tạo ra giá trị tăng thêm xét
trên phạm vi xã hội [LIÊN]
Nhận định đúng,
Trong lưu thông (Trao đổi, mua bán):
Dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá trị mới và do
đó không tạo ra giá trị thặng dư.
Trường hợp trao đổi ngang giá (mua bán đúng giá trị) chỉ là sự chuyển hoá hình
thái giá trị từ H - T và ngược lại. Do đó, tiền không lớn lên, giá trị không tăng thêm.
Trao đổi không ngang giá: Mua rẻ (thấp hơn giá trị) thì có lợi trong khi mua. Nhưng khi
bán, bán thấp hơn giá trị thì chịu thiệt thòi. Bán đắt (cao hơn giá trị): cái được lợi khi là
người bán thì sẽ chịu thiệt khi là người mua. Mua rẻ, bán đắt: điều này chỉ giải thích sự
làm giàu của những thương nhân cá biệt chứ không giải thích sự làm giàu của tư bản nói
chung. Như vậy trao đổi không ngang giá thì giá trị không tăng thêm.
Ngoài lưu thông (xét hai nhân tố) không có sự tiếp xúc hàng tiền: Nhân tố (T)
tiền: “tiền” tự nó không lớn lên. Xét nhân tố (H) hàng: Hàng ngoài lưu thông tức là vào
tiêu dùng:

16
+ Tiêu dùng vào sản xuất, tức là tư liệu sản xuất. Vậy giá trị của nó chuyển
dịch dần vào sản phẩm - không tăng lên.
+ Tư liệu tiêu dùng, tiêu dùng cho cá nhân - cả giá trị và giá trị sử dụng
đều mất đi.
Như vậy cả trong lẫn ngoài lưu thông xét tất cả các nhân tố thì T không tăng
thêm.
Câu 5: Tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng tỉ lệ thuận với lạm phát [LIÊN]
Nhận định sai,
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa, tư liệu tiêu
dùng mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa.
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao
động. Đó là lượng tiền mà người công nhân nhận được hàng tháng hoặc hàng tuần.
Lạm phát chính là sự tăng giá một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ và sự mất
giá trị của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác ở phạm vi nền kinh tế của một quốc
gia hoặc trong phạm vi thị trường toàn cầu. Nói cách khác lạm phát chính là sự mất giá
của đồng tiền.
Do đó, khi có lạm phát xảy ra, số lượng hàng hóa mà người công nhân mua được
bằng tiền công danh nghĩa sẽ giảm xuống. Lạm phát càng cao thì tư liệu sản xuất lẫn
hàng hóa mua được sẽ càng ít đi vì đồng tiền bị mất giá.
Ví dụ: Khi bình thường thì người công nhân mua 2 lít xăng tốn 40k. Nhưng khi có
lạm phát xảy ra, với 40k đó, người công nhân chỉ mua được 1,2 lít xăng. Có thể thấy
được số lượng xăng mà người công nhân mua giảm xuống dù cùng một giá như vậy.
Vì vậy tiền công thực tế sẽ phải thay đổi theo chiều hướng tỉ lệ nghịch với lạm
phát.
Câu 6: Tiền công thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào tiền công danh nghĩa [LIÊN]
Nhận định sai,
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao
động. Đó là lượng tiền mà người công nhân nhận được hàng tháng hoặc hàng tuần.
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa, tư liệu tiêu
dùng mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa.
Tiền công danh nghĩa là giá cả hàng hóa sức lao động. Nó có thể tăng lên hay
giảm xuống tùy theo sự biến động trong quan hệ cung - cầu về hàng hóa sức lao động
trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên,
nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền công thực tế
giảm xuống hoặc tăng lên.
Ví dụ: Lương của người công nhân vẫn giữ nguyên là 4 triệu nhưng giá cả hàng
tiêu dùng, tiền xăng, thức ăn,... tăng thì số lượng tư liệu tiêu dùng đó sẽ giảm mà không

17
hề phụ thuộc vào tiền công danh nghĩa mà phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của thị
trường.
Vậy tiền công thực tế không phụ thuộc hoàn toàn vào tiền công danh nghĩa.
Câu 7: Ngày lao động bao gồm thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động
thặng dư [LIÊN]
Nhận định đúng,
Ngày lao động là khoảng thời gian người lao động làm việc trong một ngày.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là khoảng thời giờ lao động cần phải tiêu tốn
để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã
hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và
một cường độ lao động trung bình trong xã hội ở thời điểm đó.
Thời gian lao động thặng dư là khoảng thời gian mà người lao động dùng để sản
xuất ra nhiều hơn mức cần thiết.
Ngày lao động phải bao gồm cả thời gian lao động xã hội cần thiết và thời gian
lao động thặng dư. Vì nếu chỉ bao gồm thời gian lao động cần thiết thì người lao động chỉ
làm đúng phần công việc theo tiền lương của họ, không thể nào sản xuất ra được giá trị
thặng dư cho nhà tư bản ấy. Và không có giá trị thặng dư thì sẽ khó tạo nên thu nhập cho
các nhà tư bản. Vì vậy, khi tính về thời gian của ngày lao động, các nhà tư bản thường
tính cả thời gian lao động xã hội cần thiết và thời gian lao động thặng dư.
Ví dụ: Ngày làm việc 8h, nhưng trong 5h, người công nhân đã làm ra lượng hàng
hóa cần thiết và đúng với số tiền công mà nhà tư bản trả cho họ, nhưng họ phải làm tiếp 3
tiếng nữa. Và đó chính là thời gian lao động thặng dư để tạo ra giá trị thặng dư nằm ngoài
tiền công mà nhà tư bản mong muốn.
Câu 8: Bản chất của tích lũy tư bản là kết quả của quá trình tập trung tư bản
[LIÊN]
Nhận định sai,
Tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản.
Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất, mở rộng tư bản chủ nghĩa
thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản
xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua
thêm nguyên - vật liệu, trang bị thêm máy móc, thiết bị,...
Do đó, khi thị trường thuận lợi, nhà tư bản bán được hàng hóa, giá trị thặng dư sẽ
ngày càng nhiều, nhà tư bản trở nên giàu có hơn. Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa không những trở thành thống trị, mà còn không ngừng mở rộng sự
thống trị đó.
Trung tư bản là sự tăng lên của quy mô tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô
tư bản xã hội do hợp nhất các tư bản cá biệt vào một chỉnh thể tạo thành tư bản cá biệt

18
lớn hơn. Tập trung tư bản có thể thực hiện thông qua sáp nhập các tư bản cá biệt với
nhau.
Nhờ có quá trình tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những
trở thành thống trị, mà còn không ngừng mở rộng sự thống trị đó và làm tăng tập trung tư
bản. Vì vậy tập trung tư bản là hệ quả của tích lũy tư bản. Bản chất của tích lũy tư bản
không là kết quả của quá trình tập trung tư bản.
Câu 9:Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào cấu tạo hữu cơ của tư bản và tỷ suất
giá trị thặng dư
Câu 10: Nguồn gốc của giá trị thặng dư là từ tiêu dùng hàng hóa sức lao động
Câu 11: Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là hai khái niệm hoàn toàn khác
nhau
Câu 12: Tuần hoàn tư bản là nội dung còn chưa chuyển tư bản là hình thức của sự
vận động của tư bản
Câu 13:Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng tư
bản cố định và tư bản lưu động
Câu 14: Lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức cho vay đều là một phần của giá trị
thặng dư trong sản xuất
Câu 15:Tỷ suất giá trị thặng dư tỷ lệ thuận với quy mô tích lũy tư bản
Câu 16: Dịch vụ và tư bản cho vay đều là hàng hóa đặc biệt
Nhận định Đúng
Dịch vụ là một loại hàng hóa vô hình, khác với những loại hàng hóa vật thể hữu hình như
bàn, như gà, như gạo,
Ví dụ: dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân, dịch vụ trông xe, dịch vụ dạy kèm , dịch vụ taxi,
dịch vụ lau dọn nhà cửa, dịch vụ môi giới….
Dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt vì:
Thứ nhất, dịch vụ là hàng hóa vô hình, không cầm nắm, cân đo đong đếm được như hàng
hóa dạng vật lý thông thường. Việc đánh giá dịch vụ cũng mang tính chất tương đối, phần
nhiều mang tính chất chủ quan. Ví dụ: dịch vụ cắt tóc, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ
khám chữa bệnh…
Thứ hai, phần lớn dịch vụ là hàng hóa không thể cất trữ. Việc sản xuất và tiêu dùng hàng
hóa dịch vụ phải diễn ra đồng thời.
Ví dụ: Với dịch vụ khám chữa bệnh, khi bác sĩ bỏ hao phí lao động thì bệnh nhân cũng là
người sử dụng dịch vụ ngay tại thời điểm đó; với dịch vụ nhà hàng, khi người phục vụ
nhà hàng phục vụ thực khách, cũng là lúc khách sử dụng dịch vụ ngay lúc đó.
Tư bản cho vay là một loại hàng hóa đặc biệt vì:
+ Nhà tư bản chỉ bán quyền sử dụng mà không bán quyền sở hữu
+ Giá trị sử dụng và giá trị không bị mất đi mà còn tăng thêm lợi tức

19
+ Giá cả của tư bản cho vay là lợi tức
Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt, vì khi cho vay người bán không mất quyền sở
hữu, còn người mua chỉ được mua quyền sử dụng trong thời gian nhất định.

Câu 17: Lợi nhuận bằng giá trị thặng dư khi mua và bán hàng hóa đúng giá trị
Sai. Vì giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công
nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm không (ký hiệu là m). Còn lợi nhuận là số tiền lời
mà nhà tư bản thu được do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí tư bản.
(ký hiệu là p).
Câu 18: Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt (câu 1 chương 3)
Đúng. Vì khi sử dụng hàng hóa sức lao động thì phần giá trị mới được tạo ra luôn lớn hơn
phần giá trị sức lao động đó.
Hàng hoá sức lao động, giá trị sử dụng chính là nguồn gốc để tạo ra giá trị, vì
những giá trị mới mà nó tại ra đều lớn hơn giá trị của bản thân nó. Như vậy, hàng hoá sức
lao động sẽ tạo ra giá trị thặng dư khi được đem vào sử dụng và chỉ có hàng hoá sức lao
động mới có thể tạo ra giá trị thặng dư.
Câu 19: Giá trị của hàng hóa sức lao động do giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết quyết
định.
Nhận định Sai
Giá trị của hàng hóa sức lao động: do lượng lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra nó
quyết định, Nhưng do sức lao động tồn tại như 1 năng lực của con người. Để tái sx ra
năng lực đó thì con người cần tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định (ăn, mặc,
giáo dục, y tế, giải trí,...). Vì vậy, giá trị sức lao động của họ bằng giá trị của toàn bộ các
tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần.
Câu 20: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và mọi loại hàng hóa là giống
nhau (câu 3 chương 3)
Nhận định Sai.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của sức lao động có
thể thỏa mãn nhu cầu của người mua vào quá trình sản xuất.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người.
Vì Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và mọi loại hàng hóa đều nhằm thỏa
mãn nhu cầu của con người mua để sử dụng vào quá trình sản xuất. Nhưng khi sử
dụng nó có thể tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, đó chính là nguồn gốc của
thặng dư. Còn giá trị sử dụng hàng hóa thông thường sẽ mất đi sau thời gian sử
dụng.

20
Câu 21: Lưu thông hàng hóa (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng
thêm xét trên phạm vi xã hội.

Câu 22: Tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng tỉ lệ thuận với lạm phát

Nhận định Sai

Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa, tư liệu tiêu
dùng mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa.
Sai. Vì tiền công thực tế tỉ lệ nghịch với giá cả hàng hóa nên khi có lạm phát nghĩa
là giá cả hàng hóa tăng lên thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống.
Câu 23: Tiền công thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào tiền công danh nghĩa.

Nhận định Sai

- Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa, tư liệu
tiêu dùng mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa.

- Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao
động. Đó là lượng tiền mà người công nhân nhận được hàng tháng hoặc hàng tuần.
Sai. Vì Tiền công thực tế còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa chứ không phụ thuộc
hoàn toàn vào tiền công danh nghĩa
Câu 24: Người lao động bao gồm thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động
thặng dư
Nhận định trên Sai.
Giải thích:
Câu 25: Bản chất của tích lũy tư bản là kết quả của quá trình tập trung tư bản

Câu 26: Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào cấu tạo hữu cơ của tư bản và tỷ suất
giá trị thặng dư

Câu 27: Nguồn gốc của giá trị thặng dư là từ tiêu dùng hàng hóa sức lao động
Nhận định trên Sai.
Giải thích:

Câu 28: Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là hai khái niệm hoàn toàn khác
nhau.

21
Câu 29: Tuần hoàn tư bản là nội dung, còn chu kỳ tư bản là hình thức của sự vận
động của tư bản

Câu 30: Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng tư
bản cố định và tư bản lưu động.

Câu 31: Lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức cho vay đều là một phần của giá trị
thặng dư trong sản xuất.

Câu 32: Tỷ suất giá trị thặng dư tiêu dùng và quy mô tích lũy tư bản
Tỷ suất giá trị thặng dư tiêu dùng
Quy mô tích lũy tư bản
Câu 33: Dịch vụ và tư bản cho vay đều là hàng hóa đặc biệt
Nhận định Đúng
Dịch vụ là một loại hàng hóa vô hình, khác với những loại hàng hóa vật thể hữu hình như
bàn, như gà, như gạo,
Ví dụ: dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân, dịch vụ trông xe, dịch vụ dạy kèm , dịch vụ taxi,
dịch vụ lau dọn nhà cửa, dịch vụ môi giới….
Dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt vì:
Thứ nhất, dịch vụ là hàng hóa vô hình, không cầm nắm, cân đo đong đếm được như hàng
hóa dạng vật lý thông thường. Việc đánh giá dịch vụ cũng mang tính chất tương đối, phần
nhiều mang tính chất chủ quan. Ví dụ: dịch vụ cắt tóc, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ
khám chữa bệnh…
Thứ hai, phần lớn dịch vụ là hàng hóa không thể cất trữ . Việc sản xuất và tiêu dùng
hàng hóa dịch vụ phải diễn ra đồng thời.
Ví dụ: Với dịch vụ khám chữa bệnh, khi bác sĩ bỏ hao phí lao động thì bệnh nhân cũng là
người sử dụng dịch vụ ngay tại thời điểm đó; với dịch vụ nhà hàng, khi người phục vụ
nhà hàng phục vụ thực khách, cũng là lúc khách sử dụng dịch vụ ngay lúc đó.
Tư bản cho vay là một loại hàng hóa đặc biệt vì:
+ Nhà tư bản chỉ bán quyền sử dụng mà không bán quyền sở hữu
+ Giá trị sử dụng và giá trị không bị mất đi mà còn tăng thêm lợi tức
+ Giá cả của tư bản cho vay là lợi tức
Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt, vì khi cho vay người bán không mất quyền sở
hữu, còn người mua chỉ được mua quyền sử dụng trong thời gian nhất định.

22
[2/6] Chương 2 + 3
Câu 1: Lượng giá trị xã hội của hàng hóa là một đại lượng cố định, không thay đổi.
Nhận định trên Sai.
Giải thích
Lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm trong kinh tế chính trị Marx-Lenin chỉ
về một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa
đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời
gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần không cố định do trình độ lao động trung bình, cường độ
lao động trung bình, điều kiện trang bị kỹ thuật trung bình của xã hội là khác nhau và
thay đổi theo sự phát triển của LLSX. Khi thời gian lao động cần thiết của xã hội thay đổi
thì lượng giá trị xã hội của hàng hóa cũng sẽ thay đổi theo. Vì thế, lượng giá trị xã hội
của hàng hóa là một đại lượng không cố định.

Câu 2: Tất cả hàng hóa đặc biệt đều giống nhau ở đặc điểm không do hao phí lao
động trực tiếp tạo ra.
Nhận định trên SAI
Câu 3: Không phải bất cứ bộ phận nào của tư bản bất biến đều dịch chuyển giá trị
vào sản phẩm mới như nhau.
Câu 4: Quy luật giá trị thể hiện sự hoạt động của nó thông qua sự vận động của giá
cả thị trường.
Câu 5: Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó.
Nhận định trên Đúng
Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt được sử dụng làm vật ngang giá chung để biểu hiện
và đo lường giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác và thực hiện trao đổi giữa chúng
Chức năng của tiền tệ cô đọng thành 3 chức năng gồm: Chức năng đo lường giá trị, chức
năng phương tiện trao đổi, chức năng phương tiện dự trữ giá trị.
Giải thích vì về mặt bản chất, tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò là vật ngang
giá chung để đo lường giá trị của các hàng hóa khác, làm phương tiện để trao đổi hàng
hóa, dịch vụ. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa. Ta có thể thấy, về mặt bản
chất, tiền tệ thể hiện đầy đủ qua 3 chức năng. Từ đó có thể cho thấy bản chất của tiền tệ
được thể hiện qua 3 chức năng.
Câu 6: Lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá. Điều này được hiểu là
giá cả có thể tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó.
Đây là nhận định đúng

23
Trong trao đổi hàng hóa phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù
đắp được chi phí chí người sản xuất (chi phí hợp lý) và đảm bảo hoạt động sản xuất đó có
lãi để tiếp tục tái sản xuất.
Sự tác động, vận hành của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả
hàng hoá. Vì giá trị là tiền đề của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị.
Vì vậy nên phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa. Điều này có thể cho thấy giá cả có thể
tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó.

Câu 7: Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi
lượng giá trị xã hội của hàng hóa.
Đây là câu nhận định sai.
Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa.
Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc, những nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời
gian hao phí xã hội cần thiết, tể sản xuất ra một đơn vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá
trị của đơn vị hàng hóa. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa gồm : Năng suất lao
động, cường độ lao động, và tính chất phức tạp của lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm
sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm.
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất
Tính chất phức tạp của lao động được thể hiện qua việc chia lao động thành lao động giản đơn
và lao động phức tạp
Số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường không ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội
cần thiết để sản xuất ra hàng hóa, không phản ánh năng suất lao động, cường độ lao động, hay
tính chất phức tạp của lao động.
Vậy số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi không làm thay đổi lượng giá trị xã hội
của hàng hóa.

Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động là tìm ra
chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
Đây là câu nhận định đúng
Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là “Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng
không thể xuất hiện từ bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời
không phải trong lưu thông". Tức, lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không tạo ra giá
trị và giá trị thặng dư.
Để giải quyết mâu thuẫn chung của công thức tư bản cần tìm cho thị trường 1 loại hàng hóa mà
việc sử dụng nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, hàng hóa đó là sức lao động.

24
C. Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh
thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đé đem ra vận dụng mỗi
khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”
Giống với các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính: Giá trị và giá trị sử
dụng.
Hàng hóa sức lao động là sự tổng hợp về thể lực và trí lực của con người có thể sử dụng trong
quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất.
Giá trị sử dụng sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng (sử dụng) sức lao đông, tức là quá
trình lao động để sản xuất ra 1 loại hàng hóa ,1 dịch vụ nào đó. Trong quá trình lao động, sức lao
động tạo ra 1 lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị mới đó dư ra so với
giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.
=> Đó là điểm khác biệt với hàng hóa thông thường vì sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả
giá trị hay giá trị sử dụng đều biến mất theo thời gian. Vì vậy, hàng hóa sức lao động chính là
chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản
Câu 9: Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều dựa
trên tiền đề tăng năng suất lao động xã hội
Đây là câu nhận định đúng
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động
tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong các ngành sản xuất vật liệu sinh
hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó mà tăng được thời gian lao động thặng dư
ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động và cường độ lao động vẫn như cũ
Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư được thu được do áp dụng công nghệ mới
sớm hơn các doanh nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị
trường của nó. Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản
ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Hoạt động riêng lẻ đó của từng nhà tư
bản đã dẫn đến kết quả làm tăng năng suất lao động xã hội, hình thành giá trị thặng dư
tương đối.
Vậy việc sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều dựa trên
tiền đề tăng năng suất lao động xã hội
Câu 10: Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản gắn liền với sự chuyển hóa sức lao
động thành hàng hóa

Câu 11: Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư
tuyệt đối và tương đối.
Đây là câu nhận định sai
Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư được thu được do áp dụng công nghệ mới
sớm hơn các doanh nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị
trường của nó

25
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động
tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong các ngành sản xuất vật liệu sinh hoạt
để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó mà tăng được thời gian lao động thặng dư ngay
trong điều kiện độ dài ngày lao động và cường độ lao động vẫn như cũ
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động quá giới
hạn thời gian lao động tất yếu. Nghĩa là ngày lao động kéo dài ra trong khi năng suất lao
động, giá trị sức lao động (tiền công) và thời gian lao động tất yếu không đổi.

Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến
kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Hoạt động riêng lẻ đó của từng nhà tư bản đã dẫn đến
kết quả làm tăng năng suất lao động xã hội, hình thành giá trị thặng dư tương đối. Vì vậy,
giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

Vậy giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối
nhưng không là biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt đối
Câu 12: Tiết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản
sẽ giúp làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
Đây là câu nhận định đúng
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng
trước (ký hiệu là p').
Tư bản bất biến (ký hiệu là c) là Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất
mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn
vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất.
Tổc độ chu chuyển của tư bản là số lần mà một tư bản ítíức ứng ra dưới một hình thái nhất định
quay trỏ về dưới rình thái đó cùng vổi giá trị thặng dư tính trong một đơn vị thời gian nhất định.
Trong điểu kiện tư bản khả biến không đổi, nếu giá trị thặng dư giữ nguyên, tiết kiệm tư
bản bất biến làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn thì tỷ lệ giá trị thặng dư hằng năm tăng lên,
do đó, tỷ suất lợi nhuận tăng.
Câu 13: Lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư
Đây là câu nhận định đúng
Lợi nhuận (P) là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa (G) và chi phí sản xuất tư bản chủ
nghĩa (K)
Giá trị thặng dư (m) là phần giá trị mới do lao động của người công nhân tạo ra trong sản
xuất và thuộc quyền của chủ đầu tư.
C. Mác khái quát: “Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng
trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận” .

26
Điều đó có nghĩa, lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên
bề mặt nền kinh tế thị trường.
Câu 14: Lợi nhuận và giá trị thặng dư là hoàn toàn giống nhau
- Đây là câu nhận định SAI
- Lợi nhuận (k) là phần chênh lệch giữa giá trị thặng dư hàng hóa (G) với chi phí
sản xuất tư bản chủ nghĩa (k).
- Giá trị thặng dư (m) là phần giá trị mới do lao động của người công nhân tạo ra
trong sản xuất và thuộc quyền của chủ đầu tư.
- Ngoài ra giá trị thặng dư và lợi nhuận có điểm giống nhau nhưng chúng ko hoàn
toàn giống, bên cạnh đó cũng còn tồn tại phương diện khác nhau: phạm trù giá trị
thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả của sự chiếm
đoạt lao động không công của công nhân, còn phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là
một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.
Câu 15: Tư bản công nghiệp nhường một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương
nghiệp theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân.
- Câu nhận định trên là SAI
- Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, do sự phân công lao động xã hội,
xuất hiện bộ phận chuyên môn hóa việc kinh doanh hàng hóa. Bộ phận này được
gọi là tư bản thương nghiệp.
- Tư bản công nghiệp nhường một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp
không theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân mà theo số chênh lệch giữa giá bán và
giá mua hàng (cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị của hàng hóa).
Câu 16: Tiết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản
sẽ giúp làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
❖ Câu nhận định trên là Đúng
❖ Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản
ứng trước (ký hiệu là p’)
❖ Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị
được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào
giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất (ký hiệu là
c).
❖ Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường
xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.
❖ Trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng tỷ suất của lợi nhuận thì việc tiết
kiệm tư bản bất biến và nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản là những việc quan
trọng vì nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng cao thì tỷ suất giá trị thặng dư
càng tăng lên, do đó dẫn đến tỷ suất lợi nhuận cũng tăng. Còn với tiết kiệm tư bản

27
bất biến thì trong điều kiện tư bản khả biến không đổi, giá trị thặng dư vẫn giữ
nguyên, tiết kiệm được tư bản bất biến cũng làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
Câu 17: Xét về mặt chất, giá trị thặng dư với lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp,
lợi tức cho vay là khác nhau. (Trong đề thi học phần)
Câu 18: Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo
hữu cơ của tư bản.
Câu nhận định trên đúng - Trang 114 giáo trình
Câu 19: Quan hệ cung - cầu về hàng hóa có ảnh hưởng quyết định đến tỷ suất giá trị
thặng dư và tỷ suất lợi nhuận.
Câu nhận định trên SAI - coi câu 16 + 18 để trả lời về tỷ suất giá trị lợi nhuận.
Câu 20: Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư vừa được
tạo ra trong lưu thông, vừa không được tạo ra trong lưu thông.
❖ Câu nhận định trên là Đúng
❖ Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người
bán sức lao động (người lao động làm thuê) tạo ra và thuộc về nhà tư bản (người
mua hàng hóa sức lao động) (ký hiệu là m).
❖ Giải thích:
➢ Lý luận giá trị đã chứng minh rằng: Giá trị của hàng hóa do lao động của
những người sản xuất hàng hóa tạo ra trong sản xuất. Nhưng nhìn vào công
thức T-H-T’ người ta dễ lầm tưởng rằng tiền tệ cũng tạo ra giá trị khi vận
động trong lưu thông.
➢ Thực chất thì bản thân tiền, dù ở ngoài hay ở trong lưu thông, cũng không
tự lớn lên được. Tiền không thể sinh ra tiền là điều hiển nhiên.
➢ Còn lưu thông thuần túy, dù diễn ra ở bất cứ hình thức nào, kể cả việc mua
rẻ bán đắt, cũng không làm tăng thêm giá trị, không tạo ra giá trị thặng dư;
ở đây chỉ có sự phân phối lại lượng giá trị có sẵn trong xã hội mà thôi bởi
nếu mua rẻ thứ này thì sẽ lại phải mua đắt thứ kia; bán đắt thứ này thì lại
phải bán rẻ thứ khác, vì tổng khối lượng hàng và tiền trong toàn xã hội ở
một thời gian nhất định là một số lượng không đổi.
➢ Tuy vậy, không có lưu thông cũng không tạo ra được giá trị thặng dư. Do
đó, mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư không do
lưu thông đẻ ra nhưng lại được tạo ra thông qua lưu thông. Sở dĩ như vậy vì
nhà tư bản tìm được trên thị trường một loại hàng hóa đặc biệt có khả năng
tạo ra giá trị thặng dư cho mình. Đó là hàng hóa sức lao động.

28

You might also like