You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TIẾNG ANH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Hà Nội tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................3
1. Lượng giá trị hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá
trị hàng hoá.........................................................................................4
1.1 Lượng giá trị hàng hoá..............................................................4
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị sản xuất của hàng
hoá.....................................................................................................4
1.2.1 Năng suất lao động.................................................................4
1.2.2 Cường độ lao động................................................................5
1.2.3 Mức độ phức tạp của lao động..............................................5
2. Ý nghĩa của lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng
đến lượng giá trị hàng hóa đến vấn đề nghiên cứu đối với năng lực
cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới..........6
2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa:.............6
2.2. Ý nghĩa của các nhân tố ảnh hưởng đối với năng lực cạnh
tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.................6
2.2.1. Năng suất lao động:..............................................................6
2.2.2. Mức độ phức tạp:..................................................................7
KẾT LUẬN.........................................................................................9

2
MỞ ĐẦU
Chúng ta đã biết được quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản
xuất và trao đổi hàng hóa. Do đó mà ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở
đó có sự xuất hiện của quy luật giá trị. Mọi hoạt động của các chủ thể kinh tế
trong sản xuất và lưu thông hàng hóa đều chịu sự tác động của quy luật này.
Quy luật giá trị là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế chu kì, phân
hóa giàu nghèo, những cuộc cạnh tranh không lành mạnh…Chính vì thế chúng
ta cần nghiên cứu về quy luật giá trị, tìm hiểu vai trò và tác động của nó tới nền
kinh tế, đặc biệt là trong thời kì phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta
hiện nay.

3
1. Lượng giá trị hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá
trị hàng hoá.

1.1 Lượng giá trị hàng hoá


Trong kinh tế chính trị Mác-Lênin, lượng giá trị của hàng hóa là một đại lượng được
đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao
đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của
người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.Giá trị của hàng
hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian
lao động xã hội cần thiết.
Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động. Thời gian lao động
này phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của đơn vị sản xuất
cá biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó trong những điều kiện trung bình của xã hội với trình độ thành thạo trung
bình,trình độ trang thiết bị trung bình, cường độ lao động trung bình. Thời gian lao
động xã hội cần thiết có thể thay đổi.
Trong thực tế, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa thường
trùng hợp với thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất loại hàng hóa đó
trên thị trường. Người sản xuất thường phải tích cực đổi mới, sáng tạo nhằm giảm thời
gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình xuống mức thấp hơn mức
hao phí trung bình cần thiết. Khi đó sẽ có được ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị sản xuất của hàng hoá.
Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng
hóa cũng sẽ biến đổi. Dưới đây là các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị sản xuất của
hàng hoá :
1.2.1 Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một
đơn vị hàng hóa giảm xuống từ đó lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm. Do đó,
lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội
Giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.Năng suất lao động lại phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công
nhân; Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ;Mức độ ứng dụng những

4
thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; Trình độ tổ chức quản lý; Quy
mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất; Các điều kiện tự nhiên.

Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh về giá cả là quan trọng nhất. Cần tăng năng suất
lao động cá biệt vì nó làm giảm lượng giá trị cá biệt của một đơn vị hàng hoá xuống
thấp hơn lượng giá trị xã hội của nó qua đó có thể cạnh tranh giá cả với nhà sản xuất
khác. Từ đó giá cả bán hàng hóa có thể rẻ hơn của người khác mà vẫn thu lợi nhuận
ngang, thậm chí cao hơn.
1.2.2 Cường độ lao động
Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời
gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị
thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng
lên.
Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra
tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng,tuy nhiên thời gian lao động
xã hội cần thiết không đổi, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi. Tăng
cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao
động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.
Cường độ lao động phụ thuộc theo chiều thuận vào: Thể chất, tinh thần, kỹ năng, tay
nghề, ý thức của người lao động; Trình độ tổ chức quản lý; Quy mô và hiệu suất của tư
liệu sản xuất.
Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống nhau là đều dẫn đến lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. Nhưng chúng khác nhau là
tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn
vị thời gian tăng lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Tăng
năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kỹ thuật, do đó, nó gần như
là một yếu tố có "sức sản xuất" vô hạn, còn tăng cường độ lao động, làm cho lượng
sản phẩm sản xuất ra tăng lên trong một đơn vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị
hàng hóa không đổi.Để tăng cường độ lao động cần phụ thuộc vào thể chất và tinh
thần người lao động do đó nó là yếu tố có giới hạn nhất định.
Vậy nên để phát triển kinh tế,nên tập trung vào tăng năng suất lao động hơn là cường
độ lao động.
1.2.3 Mức độ phức tạp của lao động
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng
hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn
và lao động phức tạp.

 Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không cần phải
trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được.
 Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể
tiến hành được.

5
Mức độ phức tạp của lao động ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến lượng giá trị của một đơn
vị hàng hóa và tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng
một đơn vị thời gian. Lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân lên
do đó trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động
giản đơn. Vì vậy nó là cơ sở lý luận để chủ quản lý và người lao động đưa ra mức thù
lao phù hợp trong thời gian tham gia các hoạt động kinh tế.

2. Ý nghĩa của lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng
đến lượng giá trị hàng hóa đến vấn đề nghiên cứu đối với năng lực
cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.

2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa:
Nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa cho biết thời gian lao động xã hội cần thiết
giản đơn trung bình để sản xuất ra một hàng hóa là thước đo lượng giá trị hàng hóa và
từ đó xác định được giả cả của hàng hóa nào cao hơn của hàng hóa nào.
Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là vô cùng cần thiết, cho phép chúng ta
có cái nhìn sâu sắc về giá trị thực sự của sản phẩm và dịch vụ. Nó là cơ sở để xác định
giá cả, cải tiến quá trình sản xuất và định hình chiến lược kinh doanh hiệu quả.
2.2. Ý nghĩa của các nhân tố ảnh hưởng đối với năng lực cạnh tranh của hàng hóa
Việt Nam trên thị trường thế giới
Việc nghiên cứu cho ta biết mức độ tác động của các nhân tố đến lượng giá trị
hàng hoá, từ đó có những biện pháp làm thay đổi các nhân tố để đạt hiệu quả sản xuất
cao, đem lại lượng giá trị lớn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường.
2.2.1. Năng suất lao động:
-Thứ nhất là trình độ lao động: vTrình độ hay mức độ khéo léo của lao động
không những làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của riêng cá nhân mà còn ảnh
hưởng đến hiệu quả làm việc của cả tập thể, cả dây chuyền. Ngoài ra, trình độ lao động
cũng ảnh hưởng tới khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Vì vậy,
việc nâng cao trình độ của người lao động sẽ góp phần giúp tăng năng suất lao động,
giảm thời gian lao động xã hội cần thiết, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh và sức
hút của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới.
Theo thông tin tại hội thảo quốc tế “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt
Namtrong tình hình mới” đến hết quý II/2021, lực lượng lao động của Việt Nam là
khoảng 51,1 triệu người, trong đó tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 26,1%. Số lao
động chưa qua đào tạo, chưa được công nhận trình độ kỹ năng (kỹ năng, đào tạo) là
73,9%. Ta có thể thấy tỉ lệ lao động qua đào tạo và lao động có trình độ cao vẫn còn
khá thấp, năng suất lao động chưa cao. Từ đó cần thực hiện một số giải pháp sau:

6
+ Cải cách giáo dục đào tạo, ưu tiên tập trung cho các ngành đòi hỏi khoa học
kỹthuật, công nghệ cao, đào tạo lao động đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng Công
nghiệp 4.0.
+ Cơ sở đào tạo cần đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo nghề cho
côngnhân lao động, tăng cường gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, chú trọng đào tạo
kiến thức kỹ năng mềm (ngoại ngữ, tin học, kĩ năng giao tiếp, ý thức, thái độ đốivới
công việc…)
+ Chính phủ cần có những chính sách, quy định để hỗ trợ người lao động nâng
cao trình độ.
-Thứ hai, mức độ phát triển của khoa học kĩ thuật công nghệ và việc áp dụng
các thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất: giúp tăng đáng kể năng
suất lao động cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh.
Vừa qua, Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lần đầu
công bố kết quả nghiên cứu, ứng dụng đề tài nhân bản thành công lợn ỉ bằng kỹ thuật
cấy chuyển nhân tế bào soma mô tai. Đây là bước tiến vượt bậc của các nhà khoa học
trong lĩnh vực nhân bản động vật, đồng thời khẳng định, nâng cao vai trò, vị thế nền
khoa học - công nghệ của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới; là tiền đề mở ra
các hướng nghiên cứu mới về ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
-Thứ ba là trình độ quản lí: Nâng cao trình độ quản lí cũng là một trong những
biện pháp tối ưu nhất trong việc nâng cao năng suất lao động. Các doanh nghiệp hàng
đầu là các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong quản lí nguồn nhân lực, trong việc
tổ chức sản xuất, quản lí doanh nghiệp cùng với việc quảng bá sản phẩm, marketing,…
-Thứ tư là quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất: Việc nâng cao quy mô và
hiệu suất của tư liệu sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động. Nổi bất
nhất là việc sử dụng các nhà máy sản xuất có quy mô lớn như nhà máy Samsung
Electronic Vietnam Thái Nguyên, nhà máy Intel ở khu công nghệ cao Thành phố Hồ
Chí Minh có quy mô 16000m2,… Cùng với đó là việc đưa vào sử dụng máy móc hiện
đại có hiệu suất cao đem lại năng suất sản xuất rất lớn như nhà máy lọc dầu Nghi Sơn
hoạt động với công suất200000 thùng dầu thô/ngày. Từ đó đem lại hiệu quả rất lớn
trong việc giảm lượng giá trị sảnphẩm, tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
-Thứ năm là cải tạo điều kiện tự nhiên: Cải tạo điều kiện tự nhiên cũng là một
trong những nhân tố hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, nhất là
trong sản xuất nông nghiệp. Việc cải tạo môi trường chăn nuôi giúp cho gia súc, gia
cầm có môi trường sống tự nhiên, phát triển lành mạnh, đặc biệt là hạn chế các loại
bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng.
2.2.2. Mức độ phức tạp:
Vì lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn
trongcùng một đơn vị thời gian lao động như nhau. Các nhà kinh tế cần phải chú trọng
đầu tư vào những ngành lao động phức tạp đòi hỏi nhiều chất xám. Do đó mức độ
phức tạp của lao động cũng mang ý nghĩa to lớn đối với khả năng cạnh tranh của hàng

7
hóa Việt Nam, đây là yếu tố quyết định tới sản lượng và cả chất lượng của hàng hóa.
Mức độ phức tạp càng cao thì lượng giá trị cũng càng tăng. Muốn làm được điều này
thì phải nâng cao trình độ công nhân, nâng cao tay nghề và áp dụng những biện pháp
tiên tiến.

8
KẾT LUẬN

Lượng giá trị của hàng hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
hàng hóa là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu kinh tế và thương mại.
Lượng giá trị của một sản phẩm không chỉ phản ánh giá trị tương đối của nó trên
thị trường, mà còn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị
trường quốc tế.
Việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa giúp các
doanh nghiệp và chính phủ của Việt Nam có cái nhìn sâu hơn về cách cải thiện
chất lượng và giá trị của sản phẩm của họ. Các yếu tố như chất lượng sản phẩm,
công nghệ sản xuất, chi phí sản xuất, quy trình quản lý, và sự đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển đều có thể ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
Nếu Việt Nam muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị
trường thế giới, việc nghiên cứu và cải thiện các yếu tố này là rất quan trọng.
Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các
sản phẩm từ các quốc gia khác và có thể tiếp cận được nhiều thị trường quốc tế
hơn. Hơn nữa, việc tăng cường giá trị hàng hóa có thể mang lại lợi ích kinh tế
lớn cho quốc gia, bằng cách tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho
người dân.
Tóm lại, nghiên cứu về lượng giá trị hàng hóa và các yếu tố ảnh hưởng
đến nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Việc cải thiện giá trị hàng hóa
không chỉ là một vấn đề kinh tế mà còn mang tính chiến lược, giúp đảm bảo sự
bền vững của sự phát triển kinh tế của quốc gia.

You might also like