You are on page 1of 4

Nhóm sinh viên:

Lê Thị Quỳnh Hoa – 205 380 101 4080

Cao Nguyễn Thế Huy – 205 380 101 4091

Đinh Quang Huy – 205 380 101 4092

Nguyễn Thu Hà – 205 380 101 4066

Câu hỏi: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị xã hội của hàng hóa.
Liên hệ với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra hàng hóa, vì vậy những nhân tố ảnh hưởng tới thời gian lao động xã hội cần
thiết thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.

Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hoá
cũng là một đại lượng không cố định. Sự thay đổi lượng giá trị của hàng hoá tùy thuộc
vào những nhân tố sau:

Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá là:

 Năng suất lao động


 Cường độ lao động
 Mức độ phức tạp của lao động
1) Năng suất lao động:

Khái niệm: “ Là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản
phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian, hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm.”

- Năng suất lao động xã hội tăng > Số lượng hàng hoá được sản xuất ra trong
cùng 1 đơn vị thời gian tăng; nghĩa là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra 1 đơn vị hàng hoá giảm > lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm.
Ví dụ: Một người lao động trong một ngày sản xuất ra 15 sản phẩm có tổng giá trị là
60 USD, như vậy giá trị của 1 sản phẩm là 4 USD. Khi năng suất lao động tăng lên 2
lần thì giá trị 1 sản phẩm sẽ giảm đi 2 lần, là 2 USD. Đồng thời số lượng sản phẩm
sản xuất ra cũng tăng lên 2 lần, là 30 sản phẩm, nên giá trị tổng sản phẩm làm ra trong
1 ngày vẫn là 60 USD.

 Sự thay đổi của năng suất lao động tác động theo tỷ lệ nghịch đến lượng GT
của một đơn vị hàng hóa nhưng không tác động đến TỔNG lượng giá trị của
TỔNG số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ, tác động theo chiều THUẬN đến NSLĐ:
 Trình độ khéo léo (thành thạo) của người lao động.
 Mức độ phát triển của khoa học – kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng
dụng những thành tựu đó vào sản xuất.
 Trình độ tổ chức quản lý sản xuất.
 Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
 Các điều kiện tự nhiên.
2) Cường độ lao động:

 Khái niệm: “ Cường độ lao động là mức độ hao phí lao động của người lao động
trong một đơn vị thời gian, được tính bằng số calo hao phí trong 1 đơn vị thời gian.”

- Cường độ lao động tăng > mức độ hao phí lao động tăng > tổng số hàng hoá
được sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị thời gian tăng ĐỒNG THỜI với sự tăng
của tổng lượng hao phí > nên lượng hao phí lao động để sản xuất ra 1 đơn vị
hàng hoá không đổi > lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá không đổi.

Ví dụ: Khi cường độ lao động tăng lên 1,5 lần thì giá trị 1 sản phẩm vẫn giữ nguyên
là 4 USD. Đồng thời số lượng sản xuất ra cũng tăng lên 1,5 lần là 22,5 sản phẩm, nên
giá trị tổng sản phẩm làm ra trong 1 ngày là 90 USD.
 Như vậy, sự thay đổi của CĐLĐ KHÔNG tác động đến lượng GT của MỘT
đơn vị hàng hóa NHƯNG NÓ tác động theo tỷ lệ THUẬN đến TỔNG lượng
giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian.
- Cường độ lao động phụ thuộc theo chiều thuận vào:
 Thể chất, tinh thần, kỹ năng, tay nghề, ý thức của người lao động.
 Trình độ tổ chức quản lý.
 Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
 Mức độ phức tạp của lao động:
3) Mức độ phức tạp của lao động

Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng
hoá. Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn
và lao động phức tạp.

Ảnh hưởng theo tỷ lệ THUẬN đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa bằng TỔNG
lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị thời gian

 Liên hệ với nền kinh tế Việt Nam hiện nay:

Khả năng cạnh tranh về giá của doanh nghiệp Việt Nam vẫn được nhìn nhận là tương
đối thấp.  Giá thành của nhiều hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam cao hơn giá cả của
hàng hoá và dịch vụ cùng loại của nhiều nước trong khu vực.

Nguyên nhân căn bản khiến năng lực cạnh tranh về giá của doanh nghiệp Việt Nam
thấp là do giá cả đắt đỏ trong khi đó chất lượng hàng hóa chưa cao, chưa tương xứng
với giá khi so với hàng ngoại. Vì vậy với tâm lý dùng hàng chất lượng tốt và giá cả
hợp lý ,người tiêu dùng hướng tới hàng hóa nước ngoài. Lý do khiến cho giá cả đắt
đỏ, chất lượng lại thấp là do năng suất lao động chưa cao. Một loạt các nguyên nhân
khiến cho năng suất lao động Việt Nam thấp đó là:
Trước hết là việc tổ chức lao động chưa khoa học, phần nhiều chúng ta quản lý doanh
nghiệp theo thói quen và sự tùy tiện. Nhiều khi vì người mà đẻ ra việc, chứ chưa chắc
đã vì việc mà phải chọn người.

      Thứ hai, nằm ở hệ thống đào tạo lao động thiên về việc “dạy lý thuyết bơi hơn là
dạy kỹ năng bơi”. Chúng ta đào tạo ra nhưng lao động thao thao bất tuyệt về lý thuyết
nhưng đến khi làm lại không làm được việc.

      Thứ ba, lao động Việt Nam thường làm nhanh nhưng không sâu. Học hỏi khá
nhanh và tự mãn ngay về điều đó. Cuối cùng, cái gì cũng có vẻ làm được nhưng ít khi
có cái làm đến nơi, đến chốn, làm ra được nhiều sản phẩm nhưng chất chất lượng
không cao.

      Thứ tư, các doanh nghiệp Việt nam không có đủ kinh khí để đổi mới công nghệ.
Bởi muốn tăng năng suất thì phải có công nghệ mới. Sự hạn chế về khoa học – kỹ
thuật, công nghệ khiến cho năng suất lao động chưa cao và chất lượng chưa tốt.

      Thứ 5, áp lực cạnh tranh ở nước ta nơi có nơi không. Trong một số lĩnh vực độc
quyền như điện lực ,xăng dầu… tăng năng suất lao động không bằng tăng giá. Một số
doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào việc tăng giá thành để thu lợi nhuận.

Mặt khác, mức độ phức tạp của lao động chưa cao cũng là một trong những nguyên
nhân chính khiến cho năng lực cạnh tranh về giá của doanh nghiệp Việt nam thấp. Nói
một cách đơn giản là lao động Việt Nam có trình độ tay nghề, chuyên môn, kỹ năng,
kỹ xảo chưa cao, độ thành thạo còn hạn chế…do tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp.
Với nguồn nhân lực như vậy nên hàng hóa Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là gia công.
Còn các doanh nghiệp nước ngoài, với nguồn nhân lực đông đảo, trình độ tay nghề
cao, chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo cộng với khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo ra
một sức mạnh to lớn cho doanh nghiệp nước ngoài, vượt xa hẳn các doanh nghiệp
Việt Nam.

You might also like